From my point of view, a book is a literary prescription put up for the benefit of someone who needs it.

S.M. Crothers

 
 
 
 
 
Tác giả: Giả Bình Ao
Thể loại: Tiểu Thuyết
Upload bìa: Hải Trần
Số chương: 50
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2840 / 52
Cập nhật: 2016-03-04 10:47:10 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 11 -
ôm sau Ngưu Nguyệt Thanh ra cửa hàng bán kẹo ở chợ Đền Lão Quan đặt mua bánh ga tô chúc thọ, lại có ý bảo sư phụ dùng bơ sữa đúc dòng chữ chúc mừng bà Uông bảy mươi đại thọ, lại mua một trượng lụa Tô Châu, một cahi rượu Song Cầu, một gói thịt dê ướp sấy, một ký đường đỏ, nửa ký chè Long Tỉnh. Nhưng Trang Chi Điệp lại ngần ngừ không muốn đi. Ngưu Nguyệt Thanh nói:
- Anh không đi, nếu vợ chồng Uông Hy Miên hỏi thì em biết trả lời như thế nào?
Trang Chi Điệp nói:
- Hôm nay ở đó chắc đông người, nhốn nháo lắm. Anh cũng chẳng thiết nói chuyện với bọn họ. Nếu Uông Hy Miên hỏi, cứ bảo thị trưởng hẹn anh đi họp, quả thật không đi đượ.
Ngưu Nguyệt Thanh nói:
- Người ta mời anh đi là để làm đẹp cho nhà họ Uông. Uông Hy Miên thấy anh không đến sẽ giận, em hỏi người ta vay tiền, nếu khẳng khái thì không sao, nếu có khó khăn, thì em biết làm thế nào? Anh không muốn đi thật, hay chê em đi làm anh xấu hổ, thì em cũng không đi luôn.
Trang Chi Điệp nói:
- Đàn bà như em chỉ được cái lắm chuyện. Anh viết một bức tranh chữ em mang theo. Bà già chắc chắn sẽ vui vẻ.
Nói rồi trải giấy viết câu thơ "Tịch dương vô hạn hảo, nhân gian trọng vãn tình" (nắng chiều rực rỡ vô hạn, nhân gian coi trọng tình nghĩa những năm cuối đời). Viết xong thúc giục Ngưu Nguyệt Thanh đi ngay.
Ngưu Nguyệt Thanh vừa đi, Trang Chi Điệp liền có ý định đến nhà Chu Mẫn, ngẫm nghĩ nên đem cái gì cho Đường Uyển Nhi. Lục lọi một lúc lâu trong tủ ở buồng ngủ, chỉ có mấy cái bánh điểm tâm và kẹo, liền sang buồng mẹ vợ, định lấy một mảnh lụa hoa trong tủ tường. Bà mẹ vợ đòi ngồi nói chuyện, càu nhàu bố anh lúc tờ mờ sáng đã về đây cau có bà hỏi mới sáng bảnh mắt ra đã tức giận cái gì vậy. Bố anh bảo:
- Tôi không trông coi được chúng nó, các ngươi cũng không trông coi chúng nó ư?
Trang Chi Điệp hỏi:
- Chúng nó là ai hả mẹ?
Bà già đáp:
- Mẹ cũng hỏi chúng nó là ai, con rể của chúng ta, một nhân vật nổi tiếng như thế, ngồi ngang hàng với thị trưởng ăn cơm, đứa nào dám đến nạt nộ con ông? Bố anh bảo, chẳng phải hai vợ chồng nhỏ mới đến cạnh nhà, cãi giành nhau suốt ngày suốt buổi, làm khổ ông không sao yên giấc, ăn ngủ cũng chẳng ngon, mẹ nghĩ rồi, bố anh không nói dối đâu, hôm nay anh đã không đi ăn cỗ, thì thế nào cũng phải đi thăm bố, quả thật có nhà bên cạnh quấy rối ấy, thì lấy một cái chêm đào đóng xuống đó.
Nói xong bà già đi ra sân lấy con dao chặt một đoạn cành đào. Trang Chi Điệp vừa tức vừa buồn cười, vội dìu mẹ vợ vào, vót ba bốn đoạn cành đào, đống ý đi thăm mộ bố vợ. Vốn định an ủi mẹ vợ cho yên tâm rồi đi, nào ngờ bà chị kết nghĩa của Ngưu Nguyệt Thanh ở ngoại ô sang thăm, đem cho bà già một túi kê. Bà già mừng lắm cười cười nói nói rồi oà khóc, trách cô con gái này không nhớ bà, hỏi bố con làm gì mà sáu tháng một năm không đến thăm bà, bây giờ nhà quê giàu có rồi, liền quên chị em cũ, chị em cũ nào có định vay mượn tiền đâu cơ chứ. Người chị kết nghĩa vội giải thích, bố chị nhận khoán lò gạch ngói của làng, tuy ông không lao động chân tay được, nhưng ông là thợ đốt lò có tên tuổi, màu lửa hoàn toàn do ông điều khiển, quả thật không bỏ đi được. Bà già liền bảo:
- Bây giờ không bỏ đi được, thế sao ngày trước dăm ba ngày lại mò đến, ăn rồi, uống rồi, lúc về còn đem theo một bao tải ngô sắn, vậy là có thời giờ rảnh hả?
Bà nói tới mức người chị kết nghĩa lúc thì đỏ mặt lên, lúc thì tái nhợt đi. Trang Chi Điệp liền xoa dịu, bảo mẹ già rồi đầu óc đã lẫn cẫn, nói lung tung vớ vẩn suốt ngày. Người chị kết nghĩa nói:
- Tôi có trách người già đâu? Bà nói cũng đúng đấy, ngày ấy nhà chúng tôi đông con, đời sống túng bấn lắm, hoàn toàn nhờ bà cô cứu tế.
Liền nói với bà giả:
- Cô ơi, cô mắng bố cháu là phải lắm. Bố cháu cũng bảo lâu lắm không lên thăm cô. Chờ mười ngày nữa, trong xã tổ chức hội chùa, có đoàn kịch lớn về biểu diễn lúc ấy bố cháu thế nào cũng sai cháu lên đón cô về xem.
Bà già bảo;
- Trong thành phố có "Dị tục xã", "Tam nghĩa xã", "Thượng hữu xã", chồng em chị đi xem kịch có mua vé bao giờ đâu mà tôi lại về quê xem kịch hả?
Người chị kết nghĩa nói:
- Cô ơi xem kịch trong rạp khác với xem kịch ở bãi, hơn nữa ở nhà quê đã giàu lên. Bố cháu bảo đón cô về để được trông nom hầu hạ cô tử tế.
Bà già bảo:
- Như vậy thì tôi đi, nhưng chị chỉ mời cô sao không mời chú hả?
Người chị kết nghĩa tái mét mặt đưa mắt nhìn thẳng vào Trang Chi Điệp. Trang Chi Điệp bảo:
- Bà cứ nói như thế đấy. Lúc thì nói tiếng người, lúc thì nói tiếng ma.
Người chị kết nghĩa nói:
- Có mời chứ cô, thế nào cũng mời cả chú nữa.
Bà già bảo:
- Chi Điệp ơi, thế là tốt rồi. Anh và chị nuôi đi thăm bố anh nhé? Trừng trị cái nhà bên cạnh một trận thì bố anh mới chịu đi.
Trang Chi Điệp chẳng biết làm cách nào đành bảo để bà chị ăn một chút rồi hãy đi. Bà chị bảo không đói, song vẫn ăn một ít bánh và hoa quả Trang Chi Điệp đưa ra rồi hỏi trong nhà cái tủ lạnh này bao nhiêu tiền, cái máy radio cát sét kia bao nhiêu tiền, hỏi cả cái tủ tổ hợp, cái tủ để đầu giường và cái đèn bàn để trên tủ, ngắm nghía có vẻ thèm thuồng đáo để. Khi hai người đi ra cửa thì đột nhiên bà già bảo chị kết nghĩa ở lại hỏi cái này đã, cứ để Trang Chi Điệp đi trước. Trang Chi Điệp chờ ở sân một lúc, thì người chị kết nghĩa đi ra, mặt đỏ bừng bừng. Trang Chi Điệp hỏi:
- Mẹ tôi lại nói cái gì thế?
Người chị kết nghĩa đáp:
- Bà hỏi thuốc em Ngưu Nguyệt Thanh mang sang đã uống chưa, có dấu hiệu gì không,dặn bảo chồng chị không được uống rượu nữa. Chị bối rối quá, có lòng đưa con sang đây hưởng sung sướng, song lại lo mình không sáng dạ, bôi xấu các em.
Trang Chi Điệp ngay lúc đó chẳng biết nói gì hơn, ậm ừ cho qua chuyện, rồi lảng sang chuyện khác, liền kể những chuyện mẹ vợ hay lú lẫn âm dương. Người chị bảo:
- Bà cao tuổi lắm rồi, tránh sao khỏi những chuyện lẩn thẩn. Nhưng người ta một khi già đi lại thông hiểu cõi âm cõi dương, cũng không hiểu cho những lơi nói ấy là lung tung vớ vẩn được đâu. Trong thôn chị cũng thường có những chuyện như thế.
Trang Chi Điệp nhăn nhó bảo:
- Không ngờ chị cũng giống mẹ tôi.
Hai người ngồi xe máy "Mộc lan" ra cổng thành phía bắc, đến thẳng bờ nương ở phía tây di chỉ Hán thành. Trời nóng nực vô cùng, xe máy đỗ ở đầu đường, người đẫm mồ hôi, bước qua vạt đất lổn nhổn, khi đi đến bên dốc bờ mương, từ xa xa đã nhìn thấy tấm bia đá. Người chị kết nghĩa khóc oà lên trước tiên. Trang Chi Điệp hỏi:
- Sao lại khóc thế chị?
Người chị kết nghĩa nói:
- Không khóc, chú sẽ tức giận không nói, mà hồn ma ở chung quanh lại cười giễu chú.
Liền khóc thêm ba tiếng nữa mới thôi. Điều khiến Trang Chi Điệp ngạc nhiên là ở bên trái ngôi mộ cũ của bố vợ, quả nhiên có một nấm mồ mới, cỏ tranh ở trên vẫn chưa mọc, giấy chăng của vòng hoa, bị nước mưa xối trôi trong bùn đất, liền nghĩ bụng "Đây chắc là nhà bên cạnh mới đến mà bố đã nói". Trống ngực đập dữ dội. Người chị kết nghĩa đã quỳ xuống đốt giấy tiền, lẩm bà lẩm bẩm nói liên hồi. Trang Chi Điệp đi lên bờ mương, hỏi thăm một người dân đang đào đất, xem trong mộ mới là người nào. Người dân nói, một tháng trước, có hai vợ chồng trẻ họ Tiết ở trại Tiết Gia mang con vào thành phố, bị một xe tải cán chết cả nhà ngoài ngã ba, đã đem xác về đây chôn chung một mộ. Trang Chi Điệp sợ tái mặt biết lời mẹ vợ nói không sai, vội vàng ra đóng cọc đào chung quanh ngôi mộ mới, kéo người chị kết nghĩa quay về luôn.
Từ mộ bố trở về, bà mẹ vợ được người chị kết nghĩa đón ra ngoại thành. Trang Chi Điệp cũng thấy đã muộn, dự đoán Ngưu Nguyệt Thanh cũng ăn trưa ở nhà Uông Hy Miên rồi mới về, liền ăn qua quýt mấy thứ. Nghĩ lại quang cảnh trên ngôi mộ, không còn dám nhận định mẹ vợ nói vớ vẩn lung tung nữa, liền cố hết sức thu gom những lời nói hoang đường mà mẹ vợ đã nói ngày thường ghi hết vào một quỷên sổ nghiền ngầm đi nghiền ngẫm lại. Lúc này, trời bỗng dưng u ám, gió thổi cửa sổ đập phành phạch, dường như sắp mưa to, Trang Chi Điệp vội vàng đóng cửa sổ lại rồi ra sân cất quần áo, chăn đệm phơi nắng, chờ đến một tiếng đồng hồ,vẫn chưa có một giọt mưa, mà mây đen nghìn nghịt đây trời, trong chốc lát đã biến thành những hình thù hết sức kỳ lạ. Trang Chi Điệp ngồi một mình trước cửa sổ, nhìn lâu lắm, chợt thấy mây đen càng đùa càng nhiều, cuối cùng là một hình tượng giống người mà không phải người, hơn nữa còn xoã tóc ra chạy, nhất là hai chân để trần to sù sù, gần như phân biệt rõ năm ngón chân cong lên và cả những đường vân hình cáid đấu hình cái mẹt trên ngón chân. Trước cảm thấy thú vi, định ghi lại hình tượng đó, song ngay một lúc không tìm được câu chữ thích hợp, liền cứ thế vẽ theo, nhưng bất thình lình cảm thấy sợ hãi. Quay sang nhìn vào buông ngủ của mẹ vợ càng thêm bối rối không yên, liền khóa cửa đi sang khu nhà ở của Hội văn học nghệ thuật.
Buổi chiều Ngưu Nguyệt Thanh không về, buổi tối cũng không về. Khoảng mười giờ đêm, có một người đến nhắn tin, bảo phu nhân nhờ nói với Trang Chi Điệp là Bà Uông cứ một mực giữ phu nhân ở lại không cho về, cùng ngồi chơi mạt chược ở bên đó. phu nhân cũng đã mời bà Uông và vợ Uông Hy Miên ngày mai sang chơi nhà, hai người đã nhận lời.
Trang Chi Điệp nói:
- Như thế có nghĩa là bảo tôi sáng mai đi chợ sắm thức ăn chứ gì?
Người kia nói:
- Ý của phu nhân là thế thưa ông.
Tiếp theo đưa Trang Chi Điệp một bảng kê mua thức ăn. Trang Chi Điệp xem, thì có các món thịt lợn một ký, xương sườn nửa ký, cá chép một con, ba ba một con, cá mực nửa ký, sâm biển nửa ký, ngó sen một nửa ký, hẹ vàng một ký, quả đậu nửa ký, đậu hà lan nửa ký, cà chua một ký, cà một ký, nấm tươi một ký, rượu uống Quế hoa một chai, Sevenup bảy hộp, đậu phụ một ký rưỡi, rau dưa Triều Tiên mỗi thứ một phần tư ký, thịt dê một ký, thịt bò ướp nửa ký, trứng muối năm quả, gà quay một con, vịt quay một con, gan lợn chín, dạ dày dồi hun khói thành phẩm, mỗi thứ một phần tư ký, ngoài ra đem từ nhà mẹ ở Song Nhân phủ sang một chai rượu Ngũ lương, mười chai bia, một gói lạc rang, một gói nâm hương, một gói mộc nhĩ, một bát gạo nếp, một túi táo tàu, một gói miến. Mua thêm, nửa ký lạp sường, một ký dưa chuột, một hộp đậu hà lan, một hộp anh đào, một lạng rau tơ, ba lạng hạt sen và một hộp măng.
Trang Chi Điệp nói:
- Phiền toái thế này, thật chẳng bằng ra nhà hàng đặt một hai mâm có phải hơn không?
Người đưa tin nói:
- Phu nhân dự đoán ông sẽ bảo thế, nên đã bảo tôi dặn ông, đây là phu nhân Uông Hy Miên đến chơi nhà, ăn ở nhà hàng, thì ăn núi uống biển, làm sao có không khí bằng ở nhà, hơn nữa còn để nói chuyện.
Trang Chi Điệp nghĩ bụng:
- Bà xã mình cứ tưởng mình mê vợ Uông Hy Miên thật sao?
Trang Chi Điệp tiễn người nhắn tin ra về liền nghĩ, đã chiêu đãi tại nhà thế này, thì sao không nhân thể mời hai vợ chồng Mạnh Vân Phòng và hai vợ chồng Chu Mẫn cùng đến cho vui, một là cho Ngưu Nguyệt Thanh xem mình đâu có ý với vợ Uông Hy Miên, hai nữa cũng để Đường Uyển Nhi đến thăm gia đi1nh, quyết định như thế, ngay trong đêm gọi điện cho Triệu Kinh Ngũ, hẹn sáng mai đến giúp, ra chợ phố hàng than, mua rau xanh và các món thức ăn này.
Buổi sáng dậy thật sớm, Trang Chi Điệp đi xe máy đến nhà Chu Mẫn ở số 8 Phố Tự, ngõ Lô Đăng. Đường Uyển Nhi đã dậy trang điểm trước gương. Chu Mẫn ngồi xổm dưới giàn nho đánh răng bọt trắng đầy mồm, thấy Trang Chi Điệp đi vào mừng quýnh cà kê. Đường Uyển Nhi nghe thấy, hai tay còn trên đầu vội ra đón, mặt đỏ lên, hỏi một tiếng, song đi sang một bên, vẫn tiếp tục vấn tóc. Chu Mẫn nói:
- Đầu vẫn chưa chải xong ư? Sao không rót nước mời thầy giáo Điệp hả?
Đường Uyển Nhi trở lại bình tĩnh tự nhiên, vội vàng đi rót trà. Nước trà nóng quá, hai tay thay nhau bưng đến, vừa đặt cốc xuống, đã vẩy vẩy tay kêu xuýt xoa, lại e thẹn mỉm cười với Trang Chi Điệp. Trang Chi Điệp hỏi:
- Có sao không?
Đường Uyển Nhi đáp:
- Không sao.
Nhưng ngón tay lại ngậm ở mồm. Ngủ một đêm thoả mãn, sáng dậy lại trang điểm tử tế, khuôn mặt Đường Uyển Nhi càng trắng trẻo mịn màng, mặc chiếc áo sơ mi cộc tay cổ tròn màu cánh sen bó sát người, bên dưới là chiếc váy mini chật cứng, làm nổi cái lưng thon cao, mũi chân thì dài như cái dùi. Trang Chi Điệp hỏi:
- Hôm nay em đi đâu thế?
Đường Uyển Nhi đáp:
- Em đâu có đi đâu?
Trang Chi Điệp hỏi:
- Vậy sao ăn diện tươi tỉnh thế?
Đường Uyển Nhi đáp:
- Có quần áo gì đâu mà ăn diện, chỉ son phấn một chút ấy mà. Ngày nào ở nhà em cũng làm thế, trang điểm một tí, bản thân cũng tươi tỉnh. Nếu có khách đến thăm, đón tiếp người ta cũng là tôn trọng khách. Thầy giáo Điệp cười chúng em tầm thường phải không?
Trang Chi Điệp nói:
- Sao lại cười? Thế mới giống đàn bà chứ! Quần áo này cũng là diện lắm rồi!
Trang Chi Điệp nói và chợt cảm thấy chột dạ, đôi giày da mà Đường Uyển Nhi đi trên chân chính là đôi giày da anh tặng hôm nào, Đường Uyển Nhi cũng nhận ra điều đó, liền nói to:
- Thầy giáo Điệp ạ, bộ quần áo này đều là quần áo cũ của năm năm trước, chỉ có đôi giày là mới. Thầy xem, đôi giày của em có được không?
Trang Chi Điệp thấy yên tâm, biết Đường Uyển Nhi nói như vậy, một là để Chu Mẫn nghe, hai nữa là để ám chỉ cho mình: em đã không để lộ chuyện tặng đôi giày. Trang Chi Điệp cũng nói:
- Được đấy! Thật ra, quần áo giày tất không có chuyện đẹp xấu, mà là xem ai mặc.
Chu Mẫn hái một chùm nho ở ngoài sân đi vào nói:
- Cô ấy là cái giá quần áo, bao nhiêu là giày dép ra đấy, lại cứ mua đôi này, có mới nới cũ, lại xếp xó không đi nữa.
Trang Chi Điệp hớn hở trong lòng. Tại sao Đường Uyển Nhi không nói với Chu Mẫn nguồn gốc của đôi giày, hơn nữa lại còn nói dối rất tự nhiên trước mặt Chu Mẫn, vậy thì cô ấy có ý kia với mình không? Liền bảo:
- Chu Mẫn này, hôm nay mình đến sớm tìm cậu thế này là có ý mời các cậu trưa nay đến nhà mình ăn cơm. Có chuyện tày đình thì các cậu cũng phải gác lại, không đi không được đâu. Mình còn mời mẹ và phu nhân của họa sĩ Uông Hy Miên, có cả vợ chồng Mạnh Vân Phòng. Mình phải đi ngay, không ở đây chơi được lâu, còn phải sang nhà anh Phòng, sau đó bận ra chợ mua sắm.
Đường Uyển Nhi hỏi:
- Thầy mời chúng em ư? Lại vinh dự được thế ư?
Trang Chi Điệp đáp:
- Lần trước mình chẳng đến ăn cơm ở đây là gì?
Đường Uyển Nhi nói:
- Quả thật khó nói quá! Chúng em chỉ mong đến để biết nhà, cũng là để gặp mặt cô Thanh. Nhưng mời đông người thế, chúng em là cái thá gì, e sẽ làm xấu mặt thầy giáo.
Trang Chi Điệp nói:
- Đã là bạn rồi đừng có nói khác đi. Uyển Nhi ơi, em nhờ cô Tiệp tặng nhà mình một chiếc vòng ngọc phải không?
Đường Uyển Nhi đáp:
- Thế nào, cô Thanh không chịu nhận sao?
Trang Chi Điệp đáp:
- Đâu có phải không chịu nhận, chỉ có điều ngay cái mặt cũng không nhìn thấy, thì nhận không món quà làm gì?
Đường Uyển Nhi nói:
- Ôi, có đáng gì cho cam, anh Chu Mẫn đã tặng chị Hạ Tiệp một vòng ngọc để cám ơn thầy giáo Phòng đã giới thiệu chúng em với thầy, em nghĩ đã tặng chị Tiệp một cái, thì thế nào cũng phải tặng cô Thanh một cái, liền nhờ chị Tiệp chuyển giúp.
Trang Chi Điệp liền móc túi lấy ra một gói vải bảo:
- Cô Thanh của em bảo anh tặng lại một vật kỷ niệm, không hiểu các cậu có thích hay không?
Đường Uyển Nhi liền cầm trước,vừa giở ra vừa nói:
- Cô Thanh đã có lòng như thế, thì tặng cục đất em cũng thích.
Giở ra xem, thì là một cái gương đồng cổ, liền reo lên một tiếng ái chà:
- Mau mau lại mà xem anh Mẫn ơi!
Chu Mẫn cũng đến xem, bảo;
- thầy giáo Điệp này, thầy làm em khó xử quá! Đây là vật quý hiếm vô giá.
Trang Chi Điệp nói:
- Vô giá có giá cái gì, để chơi ấy mà!
Đường Uyển Nhi lại cầm gương lên soi, trước đây nghe người ta bảo có gương đồng, cứ nghĩ gương đồng thì soi sao được, nào ngờ lại sáng bóng như kính thế này. Liền bỏ luôn cái đĩa tranh bày trên bàn đặt gương đồng lên giá tranh ấy. Rồi cứ soi cứ ngắm vuốt mãi. Chu Mẫn bảo:
- Xem kìa, em cứ xí xa xí xớn!
Đường Uyển Nhi bảo:
- Em đang nghĩ chiếc gương đồng này ngày xưa là của người đàn bà nào, chị ta soi gương, dán hoa cắt giấy trang kim lên trán như thế nào nhỉ?
Nói rồi bĩu mồm bảo tiếp:
- Chu Mẫn này, mấy viên ngói diềm mái, em thu gom trước kia anh chẳng coi ra cái gì hết, vứt lay vứt lắt, nhét chỗ này một hòn, nhét chỗ kia một viên, lại còn đánh vỡ tan của người ta một viên nữa cơ chứ! Chiếc gương này là bảo bối của em đấy nhá, đặt vào đây, anh đừng có động vào đấy!
Chu Mẫn bảo:
- Anh đâu có không hiểu thế nào là nặng nhẹ sang hèn kia chứ?
Rồi nhìn Trang Chi Điệp có phần nào ngượng ngùng. Đường Uyển Nhi liền giục:
- Anh Chu Mẫn ơi, vậy thì anh thay thầy giáo Điệp chạy đi thông báo cho thầy giáo Phòng, rồi về mua một ít quà, chưa biết chừng hôm nay là ngày sinh của thầy giáo Điệp, hay ngày sinh của sư mẫu cũng nên.
Trang Chi Điệp nói:
- Chẳng phải sinh nhật của ai cả, ăn uống là chuyện vặt, cái chính là họp mặt bạn bè.
Chu Mẫn sẵn sàng chuẩn bị đi. Trang Chi Điệp cũng định ra về, Chu Mẫn bảo:
- Có em đi báo, thầy cứ bình tĩnh, để Đường Uyển Nhi ra phố mua mấy cái bánh hấp vào óc đậu phụ về đã, chắc là thầy chưa ăn lót dạ buổi sáng.
Trang Chi Điệp cũng ngồi lại, bảo vậy thì mình nghỉ một lát sẽ đi. Chu Mẫn vừa ra khỏi cổng, Đường Uyển Nhi liền ra đóng cổng, nhưng quay về nói;
- Thầy giáo Điệp ạ, em đi mua cho thầy mấy cái bánh hấp nhé?
Trang Chi Điệp bỗng mất tự nhiên, đứng lên rồi lai ngồi xuống bảo:
- Tôi không quen ăn lót dạ buổi sáng, em cần ăn thì cứ mua cho em.
Đường Uyển Nhi liền cười bảo:
- Thầy không ăn thì em cũng không ăn nữa.
Đôi mắt nhìn chằm chằm Trang Chi Điệp. Trang Chi Điệp thấy toàn thân rạo rực, sống mũi toát mồ hôi hột, song cũng dũng cảm nhìn Đường Uyển Nhi. Đường Uyển Nhi liền ngồi ngay trước mặt Trang Chi Điệp. Chiếc ghế rất nhỏ, một bên chân duỗi ra đàng sau còn bên chân kia thì từ từ ngả xuống mũi chân chấm đất. Chiếc giày ở nửa chân nửa tuột ra để lộ nửa gót chân sau song song với chiếc ghế. Trang Chi Điệp lại một lần nữa ngắm nghía đôi giày da nhỏ nhắn xinh xinh kia.
Đường Uyển Nhi nói:
- Đôi giày này rất vừa đi ra phố, người cứ nhẹ bâng.
Trang Chi Điệp đưa tay ram song lại hươ thành nửa vòng tròn ở lưng chừng, rồi lại đỡ dưới cằm mình, có phần nào không ngồi yên. Đường Uyển Nhi dừng một lát, cúi đầu co chân vào, gọi:
- Thầy giáo Điệp!
Trang Chi Điệp đáp;
- Hả?
Ngẩng đầu lên thì Đường Uyển Nhi cũng ngẩng lên nhìn anh. Hai người lại không nói gì nữa. Trang Chi Điệp lúng túng nói:
- Đừng gọi tôi là thầy giáo.
Đường Uyển Nhi hỏi:
- Thế em gọi bằng gì?
Trang Chi Điệp bảo:
- Cứ gọi thẳng tên, gọi thầy giáo xa lạ quá!
Đường Uyển Nhi hốii:
- Vậy thì mở mồm thế nào?
Chị ta đứng dậy, song không biết làm gì, liền đi đến chỗ bàn sờ mó chiếc gương đồng, nói:
- Nghe thầy giáo Phòng nói thầy giáo Điệp thích thu gom đồ cổ, mà lại đem tặng chúng em chiếc gương đồng đẹp thế này ư?
Trang Chi Điệp bảo:
- Chỉ cần em cảm thấy nó đẹp là anh vui rồi. Em họ Đường, đây cũng là đồ vật của thời kỳ Đường Khai Nguyên, em giữ nó càng thích hợp. Em vừa xem độ sáng bóng của mặt gương, chứ chưa xem kỹ hoa văn ở đàng sau gương đâu.
Đường Uyển Nhi bèn lật gương ra xem, mới nhìn rõ, ở dưới núm sau gương có một con uyên ương mồm ngậm dải lụa đứng trên hoa sen, phía trên núm là một đôi hạc tiên xoè cánh, cổ cúi xuống lại ngậm dải lụa có nút đồng tâm. Còn ở chỗ gờ hẹp đường hoa văn răng lược lồi lên, có một vòng hoa văn khắc dòng chữ "Nhân đức trong sáng, tuổi thọ kéo dài, chí lý thủy chung, lấy điều tốt làm gương, hoàn thiện bản thân, nhìn son phấn mà nên dáng nết, phân biệt trắng đen xấu đẹp, hoa nở bông xoè, trăng trong tròn vành vạnh".
Đường Uyển Nhi xem xong, ánh mắt bừng lên rạng rỡ, hỏi:
- Chiếc gương này tên là gì?
Trang Chi Điệp đáp:
- Gương đồng có hai con hạc ngậm dải lụa uyên ương có đường hoa văn khắc chữ.
Đường Uyển Nhi nói:
- Vậy thì sư mẫu sao chịu tặng gương này cho em cơ chứ?
Trang Chi Điệp bỗng chốc ngắc ngứ, không sao nói được.
Nhưng Đường Uyển Nhi đã đỏ mặt, trên trán lấm tấm có những giọt mồ hôi nhỏ li ti, lại hỏi:
- Thầy giáo nóng hả?
Rồi đứng lên tự lấy que gỗ chống cánh cửa sổ. Cửa sổ là cửa sổ kỉêu cũ, nửa dưới cố định, nửa trên chúng tôi đóng mở. Que gỗ chống mấy lần không vững, kiễng chân hai tay nâng lên, thì lưng eo của Đường Uyển Nhi thót lại dài ra, một nửa lưng nõn nà lộ hẳn ra dưới gấu áo sơ mi. Trang Chi Điệp vội chạy đến giúp, que gỗ vừa chống xong, nào ngờ "sầm" một tiếng, que chống lại rơi xuống, cánh cửa đẩy ra liền đóng chặt. Đường Uyển Nhi giật mình, khẽ kêu lên, Trang Chi Điệp vừa kịp đỡ người chị ta sắp ngã, thì cả tấm thân kia ngã vào lòng Trang Chi Điệp một cách ngon thơm như có lắp trục quay ở bên dưới. Trang Chi Điệp lật cánh tay ôm luôn, hai cái mồm liền dính chặt vào nhau, chẳng cần giải thích gì hết và cứ như thế, cứ thể thở hổn hển lâu lắm, (tác giả cắt đi hai mươi ba chữ).
Trang Chi Điệp nhấc miệng ra, nghẹn ngào nói:
- Đường Uyển Nhi ơi, cuối cùng anh đã ôm được em. Anh thích em vô cùng, thật đấy Đường Uyển Nhi ạ!
Đường Uyển Nhi rối rít nói:
- Em cũng thê, em cũng thế!
Nhưng chị ta lại sụt sịt khóc, nước mắt lưng tròng. Trang Chi Điệp nhìn Đường Uyển Nhi khóc, trong lòng càng yêu thương vô hạn, đưa tay lau nước mắt cho Đường Uyển Nhi, rồi lại đưa miệng hôn vào cặp mắt đẫm lệ. Đường Uyển Nhi liền cười sằng sặc, giãy giụa không cho hôn, hai cái mồm lại dính vào nhau, tất cả sức lực dồn cả vào mút lưỡi.
Bất giác, cả bốn bàn tay cùng một lúc nắm bóp trên thân thể đối phương. Tay Trang Chi Điệp như con rắn luồn xuống dưới, cái váy chật quá, tay cứ cuống quýt lên, chỉ nắm được cạp váy. Đường Uyển Nhi liền cởi cúc váy ở sau lưng ra (tác giả lược bỏ mười một chữ).
Trang Chi Điệp nói:
- Hôm tặng giày cho em, anh rất muốn sờ vào chân em.
Đường Uyển Nhi bảo:
- Em đã nhận ra, muốn anh sờ lắm, nhưng anh đã dừng lại.
Trang Chi Điệp hỏi:
- Thế sao em không ra hiệu bật đèn xanh?
Đường Uyển Nhi đáp:
- Em không dám.
Trang Chi Điệp nói:
- Anh cũng không có gan. Từ hôm gặp em, trong lòng đã yêu em, cảm thấy có duyên với nhau. Nhưng em là người đàn bà đầu tiên anh đón tiếp, trong lòng lại sợ, chỉ muốn mà thôi, chỉ cần em có một chút bày tỏ, thì anh sẽ dũng cảm vô cùng.
Đường Uyển Nhi nói:
- Anh là danh nhân, em cứ tưởng anh không để ý đến cơ đấy!
Trang Chi Điệp đặt Đường Uyển Nhi mềm nhũn như sợi bún lên giường, bắt đầu cởi bỏ xi líp, tụt luôn cả tât ny lông dài xuống dưới đầu gối. Cặp chân trắng nõn nà bày ngồn ngộn ra trước mặt, trong cảm giác của Trang Chi Điệp, đó là làn da mịn màng của cây xuân liễu đã bóc vỏ bên sông Hoàng ở Đồng Quan thời còn bé, là cây hành già đã bóc vỏ trong nhà bếp. Đường Uyển Nhi định tháo giày ra và bỏ hẳn tất ở chân, Trang Chi Điệp bảo, anh thích nhất đi giày cao gót như thế này, liên giơ hai chân ấy lên, đứng ở cạnh giường (tác giả cắt bỏ ba trăm bảy mươi chín chữ).
Trang Chi Điệp đã mặc xong quần áo, nhưng Đường Uyển Nhi vẫn nằm như chết tại chỗ. Trang Chi Điệp đặt chị ta nằm ngay ngắn, rồi ngồi hút thuốc trên ghế xa lông đối diện giường nằm ngắm nghía, thưởng thức mãi trạng thái ngủ của người ngọc.
Đường Uyển Nhi mở mắt nhìn Trang Chi Điệp dường như hơi xấu hổ, cười không thành tiếng, vẫn chưa có sức bò dậy. Trang Chi Điệp liền nhớ tới câu thơ Đường miêu tả Dương Quý Phi tắm xong người mệt lử, nhận ra đấy chẳng phải là tắm xong, mà hoàn toàn là miêu tả cảnh tượng sau cuộc giao hoan.
Đường Uyển Nhi bảo:
- Anh khoẻ thật đấy!
Trang Chi Điệp hỏi:
- Anh khoẻ ư?
Đường Uyển Nhi bảo:
- Em chưa bao giờ được thoải mái như thế này.
Trang Chi Điệp đã không tỏ ra tự hào, mà còn thật thà bảo:
- Noài Ngưu Nguyệt Thanh ra, em là người đàn bà đầu tiên anh tiếp xúc. Hôm nay quả thật hơi kỳ lạ, anh chưa bao giờ dai sức thế này. Thật đấy, chung đụng với Ngưu Nguyệt Thanh anh cứ bảo mình bất lực, chẳng ra hồn đàn ông nữa.
Đường Uyển Nhi bảo:
- Đàn ông chẳng người nào bất lực đâu, nếu có thì toàn là chuyện của đàn bà.
Trang Chi Điệp nghe vậy, không kìm giữ nổi, lại lao đến, ôm chặt Đường Uyển Nhi. Đột nhiên gục đầu vào lòng chị ta khóc lóc và nói:
- Anh cám ơn em, Đường Uyển Nhi ạ. Đời này kiếp này anh không quên được em!
Đường Uyển Nhi đỡ Trang Chi Điệp dậy, khe khẽ gọi:
- Anh Điệp!
Trang Chi Điệp đáp:
- Hả?
Đường Uyển Nhi nói:
- Em vẫn gọi anh là thầy giáo hay hơn.
Trang Chi Điệp hỏi:
- Em cười anh đáng thương quá phải không?
Đường Uyển Nhi đáp:
- Luôn mồm gọi anh là thầy giáo, đột nhiên không gọi nữa, chẳng phải là dở sao? trước mặt người ta, em gọi anh là thầy giáo, khi chỉ có hai người em gọi anh là anh Điệp được chứ?
Hai người lại ôm, lại hôn một lúc, thì Đường Uyển Nhi bắt đầu mặc quần áo, chải đầu, kẻ lại lông mày, lông mi, bôi môi son, bảo:
- Anh Điệp ơi, bây giờ em là người của anh rồi. Hôm nay mời vợ Uông Hy Miên, chắc chắn người ấy phải như tiên, em đi quả thật có xấu mặt không đấy?
Trang Chi Điệp nói:
- Em cứ đi, em sẽ biết thế nào là lòng tự tin của em.
Đường Uyển Nhi nói:
- Nhưng em sợ.
Trang Chi Điệp nói:
- Sợ cái gì?
Đường Uyển Nhi nói:
- Liệu chị Thanh có hoan nghênh em không?
Trang Chi Điệp đáp:
- Chuyện ấy còn xem cách ứng xử của em như thế nào.
Đường Uyển Nhi nói:
- Em tin em có thể ứng xử được, nhưng trong lòng cứ ngài ngại. Hơn nữa, ăn mặc như thế này, chị ấy sẽ cười cho.
Trang Chi Điệp nói:
- Bộ này cũng đẹp đấy. bây giờ không kịp rồi, không thì anh đưa tiền để em mua một bộ thời trang loại xịn mà mặc.
Đường Uyển Nhi nói:
- Em không tiêu tiền của anh đâu. Em chỉ cần anh ở đây xem em mặc bộ nào hay hơn.
Nói rồi mở tủ, mặc thử tất cả các loại một lượt. Trang Chi Điệp lại tỏ ra sốt ruột, chờ chọn xong bộ váy áo màu đen, liền ôm hôn một lúc, rồi hấp ta hấp tấp ra về trước.
Khi về đến nhà, thì Triệu Kinh Ngũ đã mua xong toàn bộ thức ăn. Bởi khóa cửa nên xếp hẳn một đống ở ngoài, nhưng người thì mất hút. Trang Chi Điệp mở cửa, đang thu dọn thì Ngưu Nguyệt Thanh và vợ Uông Hy Miên đã đến nhà. Nhìn thấy Chi Điệp đang ngồi xổm mổ cá trong bếp, vợ Uông Hy Miên reo lên:
- Ái chà, em hạnh phúc quá! Nhà văn lớn như vậy xuống bêp mổ cá chiêu đãi cô em cơ đấy!
Ngưu Nguyệt Thanh nói:
- Được rồi, anh đừng ra vẻ nữa. Chị Miên ơi, nhà em bên này không thể bì với nhà chị bên ấy được, chị chọn một chỗ sạch sẽ ngồi chơi, nói chuyện với Chi Điệp, em phải vào bếp mới được.
Trang Chi Điệp hỏi:
- Hy Miên đâu? Sao không thấy đến nhỉ? Hay là ngồi xe thuê cùng bà mẹ đến hả?
Ngưu Nguyệt Thanh nói:
- hôm nay Hy Miên đi Bắc Kinh, vé đã mua từ mấy hôm trước, anh ấy không thể đến được. Bà mẹ tối hôm qua còn nói cười vui vẻ bảo sẽ đi, sáng nay dậy kêu chóang đầu, có thể tối hôm qua vui quá chơi mạt chược tới nửa đêm, nên bị mệt. Bà bảo quả thật bà không thể đi được, có cái gì ngon ngon, cuối cùng đem về cho bà một chút, coi như bà đã đến dự.
Trang Chi Điệp bảo:
- Thế thì tiếc quá, bà chưa đến nhà tôi bao giờ.
Vợ Uông Hy Miên nói:
- Bà không đến cũng hay, sớm muộn gì mình cũng được tự do, bà già có mặt, bọn mình nói chuyện không tự nhiên.
Ngưu Nguyệt Thanh cười, bảo:
- Hôm nay có một mình ở đây, chị cứ việc tự nhiên thoải mái.
Nói xong tháo giày cao gót, mặc tạp dề, đẩy Trang Chi Điệp và vợ Uông Hy Miên vào phòng sách ngồi nói chuyện.
Trang Chi Điệp mời vợ Uông Hy Miên ngồi vào phòng sách, hỏi:
- Sao gầy đi thế?
Vợ Uông Hy Miên sờ lên mặt bảo, gầy đi đấy, gầy tới mặt chẳng còn ra hình thù gì nữa. Trang Chi Điệp bảo, gầy nhưng mà xinh ra, có lẽ giảm béo nên thon thả ra chăng?
Vợ Uông Hy Miên nói:
- Người già cây héo còn giảm béo cái gì? Từ đầu năm đến giờ suốt ngày không sao tươi tỉnh lên được, hơi một tí là sợ lạnh, cảm cúm, uống bao nhiêu thuốc cũng không ăn thua. Tháng trước có một thầy thuốc khám bệnh cho và bảo bệnh của em là một nồi nước đun không sôi, uống thuốc gì cũng không có tác dụng, là bệnh hậu sản, phải chửa đẻ, chửa đẻ sẽ làm cho các chức năng của cơ thể được một dịp điều chỉnh lớn mới khá lên được. Nhưng bây giờ còn chửa đẻ cái gì nữa? Có muốn chửa cũng không chửa được!
Trang Chi Điệp nói:
- Người ta thường bảo, năm chín còn bế, sáu mươi còn bồng, chị mới bao nhiêu tuổi? Nếu quả thật định đẻ một đứa con, thì tôi chịu trách nhiệm lo cho một chỉ tiêu!
Vợ Uông Hy Miên nói:
- Anh còn trẻ hơn chúng em, định sinh con sao không sinh một đứa đi?
Vợ Uông Hy Miên nói một cách vô tình, song Trang Chi Điệp lại đỏ mặt, giữa lúc ấy Ngưu Nguyệt Thanh từ trong bếp sang gian nhà đối diện lấy gia vị ớt hoa nghe được câu chuyện ở bên này, liền mở mành đi vào, bảo:
- Chị Miên ơi, bọn em quyết định phải nuôi một đứa con, trước kia anh Chi Điệp cứ mải với sự nghiệp, sợ có con sẽ phân tán tư tưởng. Bây giờ xem ra không có con hai người lớn ở trong nhà trống vắng lạnh lùng quá. Em khuyên anh ấy, văn chương viết đến bao giờ cho đủ, danh tiếng thì cũng tương đối rồi!
Vợ Uông Hy Miên vội nói:
- Phải rồi! phải rồi!
Trang Chi Điệp bỗng chốc ngồi đực mặt ra, chỉ biết cười ruồi. Ngưu Nguyệt Thanh liếc chồng một cái, bảo:
- Anh Chi Điệp, sao ngồi thừ ra thế, chỉ biết nói chuyện suông, không lấy hoa quả ra tiếp chị Miên được sao?
Trang Chi Điệp vội vàng lấy trái cây ra mời vợ Uông Hy Miên. Chợt nhớ ra đi gọi điện cho Triệu Kinh Ngũ, hỏi cậu ta tại sao lại bỏ về, mau mau đến giúp sắp thức ăn.
Giữa lúc ấy, tiếng loa trong sân thổi phù phù ba lần, một giọng nói cất lên oang oang:
- Trang Chi Điệp xuống tiếp khách! Trang Chi Điệp xuống tiếp khách!
Vợ Uông Hy Miên hỏi:
- Ai đang gọi vậy?
Trang Chi Điệp nói:
- Ngán thấy mồ, cái bà Vị gác cổng, tinh thần trách nhiệm thì có đấy, nhưng mà cứng ngắc quá, gọi mình xuống tiếp khách như thế có khác nào mình là một con điếm.
Vợ Uông Hy Miên cười vui vẻ tới mức nét mặt hơi nhăn lại. Trang Chi Điệp định đi ra cửa xuống thì Ngưu Nguyệt Thanh ở trong bếp gọi:
- Hôm nay nhà có khách quí, không tiếp ai nữa đấy, bảo với bà Vị anh đi vắng.
Trang Chi Điệp nói:
- Anh mời cả bọn Mạnh Vân Phòng và Chu Mẫn cũng đến.
Ngưu Nguyệt Thanh im lặng một lát rồi nói:
- Anh giỏi kế hoạch đấy. Thế cũng được, mời cả đến cho vui.
Song khe khẽ nói, Mạnh Vân Phòng cái mồm cứ toang toác, anh ta có mặt thì chẳng nói được chuyện gì đâu, việc mượn tiền nói thế nào nhỉ?
Trang Chi Điệp nói:
- bây giờ em nói với chị ấy đi.
Ngưu Nguyệt Thanh bảo:
- Gặp khó khăn trục trặc anh lại co vòi vào hả?
Trang Chi Điệp cười bỏ đi. Ngưu Nguyệt Thanh liền xách phích nước sôi đi vào phòng sách, rót nước cho vợ Uông Hy Miên, cười cười nói nói rồi hỏi mượn tiền. Vợ Uông Hy Miên đã vui vẻ đồng ý luôn. Chợt ở hành lang dồn dập tiếng bước chân, rồi nghe giọng Mạnh Vân Phòng sang sảng:
- Chị Miên đâu rồi nhỉ?
Ngưu Nguyệt Thanh và vợ Uông Hy Miên thôi nói chuyện, đi ra đón Mạnh Vân Phòng đã bước vào cửa, cất tiếng chào:
- một năm nay không gặp, cứ bảo chị già đi, nào ngờ chị còn trẻ hơn Hạ Tiệp, chi còn để bọn tôi sống không đấy? Bây giờ tôi đã biết sức sáng tạo của Uông Hy Miên dồi dào như thế, thì ra suối nguồn không già đâu!
Vợ Uông Hy Miên nói;
- Cái mồm quạ của anh, không dèm pha được em thì không có chuyện để nói hả. nếu anh lọt mắt em thì đổi cho Hy Miên.
Mạnh Vân Phòng liền nói với Hạ Tiệp;
- Anh bằng lòng,chắc chắn em còn bằng lòng hơn anh. Một bức tranh của Hy Miên bán khoảng một ngàn đồng, sung sướng hơn sống với anh nhiều.
Hạ Tiệp trừng mắt nhìn chồng, cũng cười bảo:
- Uông Hy Miên chẳng để ý đến em đâu. Anh làm đầu bếp cho chị Miên còn được đấy!
Vợ Uông Hy Miên bước tới véo vào miệng Hạ Tiệp, hai người quấn quýt với nhau thân thiết như trẻ nhỏ. Mạnh Vân Phòng ngồi xuống uống trà, mắt vẫn còn nhìn người đàn bà kia, bảo:
- Chị Miên ơi, tôi bảo chị trẻ chị vẫn không tin. Chi Điệp ơi, anh cũng nhìn xem ngọn lửa trên đầu chị Miên cao bao nhiêu?
Vợ Uông Hy Miên giật mình hỏi:
- Trên đầu có lửa ư?
Mạnh Vân Phòng đáp:
- Động vật nào cũng có ngọn lửa trên đầu, ngọn lửa to hay nhỏ, sáng hay mờ, biểu hiện sự dài ngắn mạnh yếu của sức sống.
Trang Chi Điệp nói:
- Chị không biết anh Phòng hiện giờ đang học khí công hay sao?
Vợ Uông Hy Miên đáp:
- Có nghe nói, quả nhiên là đạo thần.
Mạnh Vân Phòng nói:
- Thế nào là đạo thần? tôi đã thông thạo "Mai hoa dịch số", "Đại lục nhâm", "Kỳ môn độn giáp", "Hoàng cực kinh thế sách ẩn", cũng đã đọc ba lần, ra ngoài báo cáo ba lần "Kinh dịch". Hiện giờ đang đọc "Thiệu tử thần sô". Đây là quyển sách trời thông hiểu quyển sách này, thì biết tường tận kiếp trước mình lột xác từ con gì, sau khi chết lại biến thành con gì, đẻ con trai hay con gái.
Trang Chi Điệp nói:
- Theo anh thì tất cả đều có định số, vậy thì chẳng phải phấn đấu làm gì nữa.
Mạnh Vân Phòng nói:
- Định số đương nhiên là có nhưng cũng không có nghĩa sống trên đời không cần phấn đấu. Mình đã nghiền ngẫm rồi, chính là nhấn mạnh phấn đấu trong định số mới làm cho cuộc sống được trọn vẹn đầy đủ. Cuốn "Thiệu tử thần số" nguyên bản, lưu truyền trong ngoài nước rất hiếm, mà chìa khóa để mở cuốn sách này, vốn có một quyển, hiện nay có thể nói đã mất tích trong đó có sáu chữ số, mình coi như chuyển dịch được hai chữ số. Chuyện này xin đừng có cười, đại sư Trí Tường ở chùa Dựng Hoàng cũng phải bó tay. Hiện giờ những người nghiên cứu quyển sách này như điên.
Ngưu Nguyệt Thanh liền đi vào nói:
- Vân Phòng ơi, anh đừng thao thao bất tuyệt ở đây nữa, nhiệm vụ của anh hôm nay vẫn là làm đầu bếp đấy nhé!
Mạnh Vân Phòng nói:
- Xem nhé, đấy là định số của mình, sau này có làm chủ tịch nước cũng phải nấu cơm.
Nói rồi đi xuống nhà bếp. Thấy Mạnh Vân Phòng đã đi khỏi, vợ Uông Hy Miên nói với Trang Chi Điệp:
- Chi Điệp này, sao anh không nói với em chuyện ấy nhỉ?
Trang Chi Điệp hỏi:
- Chuyện gì?
Vợ Uông Hy Miên nói:
- Còn chuyện gì à? Nếu hôm qua nói ở nhà em, thì có phải hôm nay đã đem đến không nào!
Trang Chi Điệp nói:
- Chuyện ấy hoàn toàn do Ngưu Nguyệt Thanh cầm trịch. Nhờ chị giúp đỡ nhé!
Hạ Tiệp không hiểu chuyện gì, hỏi:
- Có chuyện gì mà lấp la lấp lửng thế?
- Trang Chi Điệp im lặng, vợ Uông Hy Miên nói:
Trang Chi Điệp cũng nói:
- Ám hiệu như cũ!
Hạ Tiệp bĩu môi:
- Cứ tí toáy với nhau đi! Mình sẽ mách với Ngưu Nguyệt Thanh cho mà xem!
Nói xong thấy buồn lòng, biết bọn họ cố ý nói đùa đánh lạc hướng, coi mình là người ngoài, liền hỏi sao vợ chồng Chu Mẫn không đến, trong nhà có cờ năm quân không. Đường Uyển Nhi mà đến, nhất quyết lần này phải thắng cô ta. Vừa dứt lời, thì có người gõ cửa. Người đàn bà vừa đứng dậy đi mở cửa vừa chửi đổng:
- Con ranh này ra bộ gớm nhỉ, những người làm thầy giáo, làm sư mẫu đều đã đến, bọn bay còn nhởn nhơ bây giờ mới vác mặt đến, chắc là còn đú đởn ở nhà một chầu mới chịu đi chăng?
Cửa mở ra lại là Triệu Kinh Ngũ đứng lù lù, đằng sau còn có một cô gái xinh đẹp xách một cái túi to mặt đỏ ửng, lập tức che miệng chạy vào gọi Trang Chi Điệp. Trang Chi Điệp đi ra, cũng hết sức sửng sốt. Cô gái xinh đẹp lên tiếng:
- Thưa thầy giáo Điệp, em đến xin nhận việc.
Ngay tức thì Trang Chi Điệp tỏ ra lúng túng, đứng trơ ra như phỗng. Triệu Kinh Ngũ liền nói:
- Liễu Nguyệt vừa sang tìm em, bảo là đã thôi việc ở gia đình bên ấy, định đến đây. Em bảo để hôm khác, hôm nay nhà thầy giáo Điệp mời cơm khách. Nhưng Liễu Nguyệt vừa nghe đã hớn hở bảo, chẳng phải lúc này đang cần em có mặt hay sao? em nghĩ cũng đúng, liền dẫn cô ấy đến.
Trang Chi Điệp liền một tay xách túi to, một tay dẫn Liễu Nguyệt xuống bếp gặp Ngưu Nguyệt Thanh, bảo:
- Ngưu Nguyệt Thanh này, em xem ai đây? Mấy hôm trước anh đã nói với em tìm một người giúp việc trong nhà, thì hôm nay Triệu Kinh Ngũ đã dẫn đến.
Ngưu Nguyệt Thanh nhìn cô gái liền cười bảo:
- Hôm nay thế nào ấy nhỉ? Định mở hội nghị người đẹp ở gia đình mình ư?
Chỉ một câu nói này đã làm Liễu Nguyệt thấy nhẹ nhõm cả người liền cất tiếng:
- Thưa cô Thanh, từ nay trở đi xin cô luôn luôn chỉ bảo.
Đôi mắt lúng liếng nhìn bà chủ mới của mình có dáng người tầm thước, hơi béo, để kiểu tóc ngắn thời thượng, song lại dùng cái cặp tóc nhựa rẻ tìền, khuôn mặt vuông to, sống mũi thẳng, đôi mắt to tròn, chỉ có điều trên mặt thấp thoáng những chấm tàn hương.
Ngưu Nguyệt Thanh hỏi:
- Em tên gì?
Liễu Nguyệt đáp:
- Thưa Liễu Nguyệt ạ!
Ngưu Nguyệt Thanh nói:
- Ta là Ngưu Nguyệt Thanh, em là Liễu Nguyệt, khéo quá cùng một chữ Nguyệt.
Liễu Nguyệt nói:
- Như vậy em vào ở nhà ta đây là phải lắm!
Ngưu Nguyệt Thanh vui thích bảo:
- Quả là duyên phận! Liễu Nguyệt này, bây giờ em đã biết nhà chúng tôi thế này, nếu bảo nặng nhọc thì không nặng nhọc đâu, chỉ có điều khách khứa nhiều, biết trông coi, biết tiếp khách là được, khi chưa vào cửa thì là người ngoài, vào cửa rồi thì là người trong nhà, thầy giáo Điệp của em suốt ngày bận mải với sự nghiệp ở bên ngoài, hai chị em mình sống với nhau.
Liễu Nguyệt nói;
- Chị cả nói như thế thì Liễu Nguyệt em được rơi vào tổ ấm hạnh phúc. Chỉ có điều em xuất thân nhà quê, thô vụng cả người lẫn nết, chi e đối xử với khách có sai sót, người ta mắng em không sao, song ảnh hưởng đến thanh danh của gia đình lớn. Chị cứ coi em là đứa em gái hoặc là bố mẹ của em, chỉ bảo mọi điều. Em làm không được, chị cứ nói mắng cũng được, đánh cũng được.
Liễu Nguyệt nói một thôi, càng làm cho Ngưu Nguyệt Thanh thêm vui sướng. Rồi cô lấy chiếc cặp tóc vấn mái tóc ra phía sau thành đuôi ngựa và xắn tay áo lên đi rửa rau. Ngưu Nguyệt Thanh ngăn lại, bảo;
- Hượm đã nào, vừa mới chân ướt chân ráo đến đây, mồ hôi chưa kịp khô, ai bắt em làm việc ngay cơ chứ?
Liễu Nguyệt đáp;
- Chị tốt quá, em không thể so bì với khách được, sở dĩ hôm nay em đến là biết có đông người, cần làm việc. nếu không em lấy lý do gì mà đến mới được chứ?
Ngưu Nguyệt Thanh nói:
- Thế thì cũng phải nghỉ lấy hơi đã chứ.
Trang Chi Điệp liền dẫn Liễu Nguyệt đi làm quen với những người khách thường lui tới. rồi xem nhà ở. Liễu Nguyệt nhìn phòng khách rất to, trên bức tường "Thượng Đế vô ngôn" do ông chủ viết được đặt trong khung kính rìa đen treo ở giữa, cảm thấy đã từng đọc câu này ở đâu, nghĩ mãi mới nhớ ra là trong quyển sách của Trang Chi Điệp mà mình đã đọc. Nguyên văn câu nói ấy là "Trăm ma hung dữ, mà thượng đế cứ nín thinh". Ở đây đã lược bỏ bốn chữ đầu tiên, một là thích hợp treo ở phòng khách hơn, hai là để con người suy nghĩ nghiền ngẫm, trong lòng cảm thấy rút cục nhà văn khác hẳn người thường. Trên tường sát cửa vào dựng bốn bức bình phong chạm hoa phượng bay. Trước bình phong là một chiếc bàn gỗ đen hình bầu dục kiểu Hồng Kông, hai bên có hai chiếc ghế tựa cao màu đen. Dưới tấm biển "Thượng đế vô ngôn", đặt một dãy ghế xa lông lượn góc bằng da thật của Iltalia. Góc phía nam có một bộ giàn loa bốn mảnh màu đen, bên cạnh là một cái giá thấp bằng thép thuỷ tinh, ở trên là chiếc tivi, ở dưới là đầu video cassette. Chiếc tivi được phủ bằng một chiếc khăn lụa hoa màu nhạt, bên cạnh để một bình sứ Diệu Châu bụng lồi màu đen cắm một bó hoa nhựa rất to, trông vui mắt, làm nổi sự trang nhã giữa bưc tường màu trắng và đồ đạc trong nhà màu đen. Liễu Nguyệt thốt lên, suy cho cùng thì gia đình có tri thức thanh cao hơn, đâu có giống như gia đình coi trẻ kia đầy nhà hoa lá tầm thường. Phía nam phòng khách là hai gian buồng, một gian là buồng ngủ của chủ nhân, nền nhà trải thảm len màu vàng nhạt, hia giường đệm mút cá nhân, mỗi đầu giường có một cái tủ thấp. Sát tường chính là cái tủ tổ hợp màu đồng cổ, sát cửa sổ lại là một dãy tủ thấp, rèm cửa sổ nhung the màu hoa hồng chùng chấm đất, máy điều hoà nhiệt độ lắp ở sàn cửa sổ. Trên tường giữa hai cái giường là một bức ảnh quần áo cưới rất to, còn sau cửa ra vào lai là một khung kính rất đẹp, bên trong lắp bức tranh màu cá mỹ nhân. Điều Liễu Nguyệt cảm thấy thích thú là trong phòng ngủ của vợ chồng tại sao lại kê hai cái giường cá nhân, cặp mắt nhìn Trang Chi Điệp một cách nghi ngờ. Trang Chi Điệp hiểu ý, nói:
- Giường này có thể tách có thể gộp lại làm một.
Liễu Nguyệt liền cười khanh khách. Tiếng cười này đã làm cho vợ Uông Hy Miên và Hạ Tiệp ở phòng khách chạy ra. Liễu Nguyệt ngượng đỏ mặt. Trang Chi Điệp giới thiệu xong, Hạ Tiệp liền kéo luôn Liễu Nguyệt vào phòng sách ngắm nghía rồi nói:
- Đây là một công chúa chứ đâu phải người giúp việc, - hỏi tiếp – em quê ở đâu?
Liễu Nguyệt đáp:
- Thưa người Thiểm Bắc ạ.
Vợ Uông Hy Miên nói:
- Tôi biết ở đấy có hai câu "Đá suối trong than lò nguội, gái Mễ Chỉ, trai Tuy Đức", em chắc chắn là người Mễ Chỉ.
Liễu Nguyệt gật đầu nói:
- Chị Miên quả thật có tri thức.
Vợ Uông Hy Miên nói:
- Người có tri thức là chủ nhân của em, em xem phòng khách của người ta đây này.
Liễu Nguyệt quay đầu nhìn, gian phòng không lớn, ngoài cửa chính và cửa sổ, phàm là những chỗ có tường đều là giá sách cao tận trần nhà, hai tầng trên xếp đầy những đồ cổ cao thấp to nhỏ. Liễu Nguyệt chỉ nhận ra siêu đất đời Tây Hán, kho lương gốm, bếp gốm, bình gốm đời Đông Hán, ngựa ba màu, tượng màu đời Đường. Những thứ khác chỉ biết là lọ cổ, bát cổ mâm đồng đầu Phật, không biết là đồ cổ thời nào. Bảy tầng dưới đều là sách, không có cánh cửa kính chốt ngầm, sách cũng không có một quỷên bọc da, xanh xanh đỏ đỏ trông rất đẹp. Mỗi tầng tấm giá sách thò ra bốn tấc bỏ trống lại xếp từng thứ gồm các loại ngói điểm mái, rìu đá, hòn đá quái lạ các màu, khắc gỗ, tượng đất, tượng bột, đồ đan bằng tre, đồ ngọc, đèn chiếu, giấy cắt và đồ chơi mười hai con vật khắc bằng gỗ đào hạt, còn có một đôi giày cỏ. Rèm cửa sổ đóng kín, trước cửa sổ là chiếc bàn làm việc rất to, ở giữa bàn cho một bức tượng điêu khắc chủ nhân bằng đồng, hai bên xếp sách báo thành chồng cao cao. Dưới giá sách sát vào cửa ra vào kê một chiếc bàn vuông, bên trên xếp đầy bút, mực và giấy, gầm bàn có một chậu sứ to. Thanh hoa cắm đầy những tờ tranh chữ cuộn lại với kích thước dài ngắn khác nhau. Giữa phòng, cũng tức là trước bộ ghế xa lông đặt một chiếc bàn nhỏ dân gian, chất gỗ hảo hạng, công nghệ cầu kỳ, trên bàn có một hòn gạch tường thành sù sì. Trên hòn gạch là chiếc lư hương to bằng đồng thau dầy nặng. Bên cạnh lư hương đặt một bức tượng người hầu gái đời Đường, tóc búi cao vút lên, nét mặt ửng đỏ, mắt phượng mày ngài, thân hình béo tốt, mặc chiếc áo ngắn chật màu đỏ, khoác chiếc khăn màu tím nhạt, hai tay bắt chéo trước bụng, nên khuôn mặt xinh đẹp muốn cười mà chưa cười, chưa cười mà ngậm cười. Liễu Nguyệt vừa nhìn thấy bức tượng người hầu gái đời Đường này đã vui vẻ nói:
- Hình như cô ta đang cựa quậy.
Trang Chi Điệp lập tức hớn hở bảo:
- Liễu Nguyệt có cảm giác tốt đấy, lập tức nhìn ra được ngay!
Liền đốt một nén nhang trong lư hương, từ lỗ lư hương bốc lên ba luồng khói mảnh, bay thẳng lên nóc nhà như mây trắng đang bay, nói:
- Bây giờ lại nhìn xem!
Mọi người ai cũng bảo:
- Càng nhìn cô ta càng bồng bềnh tor^I đến với anh đấy.
Hạ Tiệp liền nói:
- Quả tình là duyên số. Các bạn nhìn xem cô hầu đời Đường này giống Liễu Nguyệt không? Cặp mắt đôi mày quần thật nặng theo Liễu Nguyệt.
Liễu Nguyệt nhìn kỹ, cũng cảm thấy giống lắm, liên nói một câu:
- Em đẻ theo dáng người ta chăng?
Nói xong xấu hổ nép vào khung cửa im lặng.
Trang Chi Điệp nói:
- Liễu Nguyệt này, ngày thường em và chị em ở nhà. Lúc nào rảnh có thể vào phòng này đọc sách.
Hạ Tiệp nói:
- Ở phòng sách của anh là điện kim loan của hoàng đế, người thường không được vào. Hôm nay tôi được nhờ vinh dự của chị Miên, mới vào ngồi đây được một lúc. Liễu Nguyệt vừa mới đến đã được ưu đãi lớn như thế.
Trang Chi Điệp cũng đỏ mặt đáp:
- Từ nay trở đi Liễu Nguyệt là người nhà tôi mà!
Hạ Tiệp càng bám rịt không buông, nói:
- Ái chà, nói thân mật quá nhỉ, người nhà anh phải không? – bước đến ghé sát vào tai Trang Chi Điệp khẽ bảo – Thuê mướn người giúp việc, nhưng không phải vợ bé đâu nhé. Anh đừng có phạm sai lầm đấy.
Trang Chi Điệp ngượng chín mặt. Liễu Nguyệt không nghe thấy họ nói gì song biết rõ có liên quan đến mình nên chủ nhà xấu hổ, liền nói:
- Cho em xem sách, em không học làm nhà văn được đâu. Hàng ngày vào đây quét dọn vệ sinh, hít thở không khí ở đây cũng đủ rồi.
Ngoài cửa lại nghe có người đang nói:
- Quét dọn vệ sinh nhưng không được đánh chết muỗi dâu nhé, muỗi hút máu của thầy giáo Điệp thì muỗi cũng là trí thức, để chúng tôi đến, đốt chúng tôi, chúng tôi cũng thành trí thức rồi.
Mọi người quay đầu nhìn, một thiếu phụ xinh đẹp đang đứng trước cửa phòng sách, đàng sau thiếu phụ và Chu Mẫn, nụ cười tươi rói, xách một túi quà. Trang Chi Điệp đứng phắt dậy, đứng lên rồi nhưng không nói gì. Người thiếu phụ liếc anh một cái thật nhanh, cười hì hì, nói:
- Thưa thầy giáo Điệp, chúng em đến muộn, thầy giáo không giới thiệu cho chúng em sao?
Trang Chi Điệp lập tức hoạt bát hẳn lên, nhận gói quà của Chu Mẫn, mời hai người vào phòng sách lần lượt giới thiệu từng người. Khi nói đến, đây là phu nhân của Uông Hy Miên một hoạ sĩ lớn, thì chị Miên liền bảo:
- Có giới thiệu thì giới thiệu tôi, chứ tôi không bám vào vinh quang của Uông Hy Miên đâu nhé!
Liền đưa tay ra bắt tay Đường Uyển Nhi trước và nói:
- Dưới gầm trời này lại có người trắng như trứng gà bóc như thế này, nếu tôi là đàn ông, tôi sẽ lao vào cướp lấy em, không tiếc phải bỏ mạng đâu nhé!
Câu nói ấy làm cho Đường Uyển Nhi ấp úng, nét mặt bỗng dưng tiu nghỉu, cho đến khi Trang Chi Điệp giới thiệu chị ta với Liễu Nguyệt, mới dần dần tươi tỉnh lại, nhưng không bao giờ nhìn thẳng vào vợ Uông Hy Miên, chỉ ríu ra ríu rít nói chuyện với Liễu Nguyệt, thậm chí còn kéo tay Liễu Nguyệt năn nắn bóp bóp, lại còn rút một chiếc cặp tóc màu đỏ trên đầu mình cặp lên đầu Liễu Nguyệt, bảo:
- Sao mình vừa mới gặp Liễu Nguyệt đã thân thế này nhỉ, cứ cảm thấy đã gặp nhau ở đâu rồi. Cô em bé bỏng ơi, em phải nhớ chị nhé, sau này chị có đến xin gặp thầy giáo Điệp, em chớ có đóng kín cổng đấy nhé!
Liễu Nguyệt nói:
- Chị là đồng hương, là bạn của thầy giáo Điệp, nếu em không mở cổng, thì chị kiện lên thầy giáo Điệp thì khuôn mặt này hoàn toàn do chị bóp.
Từ nãy đến giờ Hạ Tiệp vẫn im lặng, cuối cùng đã lên tiếng:
- Nói xong chưa hả con ranh? Tôi luôn chờ chơi cờ với cô đấy.
Đường Uyển Nhi nói:
- Xin chị chớ sốt ruột, em còn phải đi gặp mặt cô đã chứ!
Liễu Nguyệt nói:
- Em cũng xuống bếp đây, em dẫn chị cùng đi.
Xuống bếp, Liễu Nguyệt nói:
- Thưa chị, có khách đến, chị nghỉ tay đi tiếp chuyện, để em giúp việc cho thầy giáo Phòng.
Chu Mẫn vội vàng giới thiệu Đường Uyển Nhi với Ngưu Nguyệt Thanh. Ngưu Nguyệt Thanh hấp tấp phủi tro bụi trên người, vừa ngẩng đầu lên đã nhìn thấy một người tươi rói đang đứng trước mặt chợt sững người. Liễu Nguyệt xinh thì xinh thật không tìm ra chỗ nào không thoả đáng trên nét mặt, còn Đường Uyển Nhi mắt nhỏ và sâu, trán cũng hơi hẹp, song da thịt thì như tẩy trắng, nhẵn bóng một cách vô hình. Ngưu Nguyệt Thanh nhìn mái tóc chải vấn đàng sau, chân tóc dày đặc, cứ tưởng là tóc giả, khi nhìn rõ là mái tóc đẹp trời cho, liền cất giọng:
- Đường Uyển Nhi đấy à, tuy mình mới gặp lần đầu, nhưng tên em thì tai nghe gần như đã thành kén! Cứ bảo để thầy giáo Điệp của em dẫn mình đi thăm em, song chẳng làm sao đi nổi, sống theo vi.danh nhân này, anh ấy bận từ sáng đến tối, mình cũng bận, song cũng không biết bận những gì! Nhưng nói đi thì cũng phải nói lại, mình là con cua không càng, không bận mải phục vụ người ta, thì còn làm được gì? Người đời vẫn bảo, đàn bà sống nhờ đàn ông, ăn cơm của người ta, chạy theo người ta mà!
Mạnh Vân Phòng nói:
- Câu ấy chưa nói hết, ăn cơm của người ta, chạy theo người ta, đêm sờ đạn pháo của người ta.
Ngưu Nguyệt Thanh nói:
- Anh chỉ được cái nói tục, chẳng cần nói Đường Uyển Nhi gọi anh là thầy giáo, người ta cũng là đàn bà con gái còn son trẻ, không sợ mất thể diện sao?
Mạnh Vân Phòng nói:
- Lúc mới quen nhau gọi là thầy giáo, chị cứ tưởng mình là thầy giáo thật sao? Dăm ba hôm quen rồi, thì hằm bà lằng cho mà xem! Khi Chi Điệp chưa nổi tiếng, chẳng phải cũng cung kính gọi tôi là thầy giáo đó sao? Hiện giờ thế nào? Năm kia gọi ông Phòng, năm ngoái gọi Vân Phòng, lúc này là thằng đầu bếp nấu nướng đó thôi! Chị bảo Đường Uyển Nhi là con gái son trẻ, Đường Uyển Nhi chưa từng trải cái gì nào? Tháng trước tôi đi giảng "kinh dịch" ở huyện Hoa ^mùi dưới chân núi Hoa, dọc đường dài xe chạy liên tục, lâu lắm xe mới đỗ lại, mọi hành khách trong xe dồn cả xuống đi tiểu tiện, một chàng trai vừa bước xuống cửa xe đã vén ra tương luôn, đàng sau có hai mẹ con bước xuống, bà mẹ ngăn con gái lại liền bảo, cậu này chẳng ra sao cả, có đái thì cũng tránh người chứ! Chàng trai đáp, mẹ ơi, mẹ ngần ấy tuổi rồi, trước mặt mẹ, con chẳng phải là đứa trẻ con hay sao? Có gì đâu cơ chứ? Cô gái kia liền bũi môi, bảo, anh mà là trẻ con ư? Anh đánh lừa ai vậy? Anh nhìn xem cái của nợ kia màu sắc gì? Anh coi tôi là kẻ ngoài nghê phải không nào?
Ngưu Nguyệt Thanh giơ ngay cái cán chổi gõ vào đầu Mạnh Vân Phòng, kéo Đường Uyển Nhi ra khỏi bếp nói:
- Kệ anh ta, anh càng nói càng được thể.
Hai người ngồi xuống ghế xa lông, Ngưu Nguyệt Thanh liền cám ơn Đường Uyển Nhi tặng vòng tay, chợt nhớ đến Trang Chi Điệp đã từng nói trên mặt Đường Uyển Nhi chưa hề có một nếp nhăn, liền nhìn xem, quả nhiên không có, bèn hỏi thường ngày dùng loại kem bôi mặt nào, bôi son phấn nào và nói:
- Em đã gặp chị Miên bao giờ chưa? Chị ấy bảo mình ban ngày lấy dưa chuột thái ra từng miếng đắp lên mặt mươi lăm phút để da hút lấy nước cất dưa, ban đêm đi ngủ bôi lòng trắng trứng lên mặt, lòng trắng trứng khô đi, sẽ kéo da mặt căng ra, như vậy sẽ có ít nếp nhăn.
Đường Uyển Nhi nói:
- Em không làm thế! Có nhiều dưa chuột và trứng gà như thế em để ăn vẫn hơn, đấy là cách làm của người ta có tiền có thì giờ, em chỉ dùng một số mỹ phẩm vớ vẩn ấy mà.
Ngưu Nguyệt Thanh nói:
- Bây giờ chị đã biết, em có sắc đẹp trời cho. Chị làm sao bì với em được. Hơn nữa trong nhà này chị bận mải mọi việc đối nội đối ngoại, chẳng còn tâm tính, cũng chẳng có thì giờ đâu mà ngồi xoa mặt bóp chân.
Đường Uyển Nhi liền cất to giọng:
- Chị Thanh quả là người thảo hiền, chị luôn luôn nói sống cho thầy giáo Điệp, thật ra ở ngoài ai chẳng biết có người nội trợ tài giỏi như chị mới có thành tựu của thầy giáo Điệp. Đi ra ngoài, ai cũng bảo đây là phu nhân của Trang Chi Điệp, đó là người ta tôn trọng và khen ngợi chị đấy!
Lời nói của Đường Uyển Nhi đương nhiên vọng vào phòng đọc sách. Vợ Uông Hy Miên nghe lọt vào tai từng câu từng chữ, nét mặt sa sầm lại, khẽ hỏi Hạ Tiệp:
- Con đành hang mỏ đỏ này đang chê cười mình đấy, mình đâu có làm phật lòng nó chứ?
Hạ Tiệp cười, ghé tai nói rõ chuyện Chu Mẫn và Đường Uyển Nhi bỏ chạy ra thành phố, vợ Uông Hy Miên liền kêu lên:
- Trời ơi, vừa nãy mình nói câu đó quả là vô tình, cô ta đã thù mình như vậy sao? Con người tai ác vậy bỏ đi thì bỏ đi, tay đàn ông thì khỏi nói, chứ đứa con liền khúc ruột mà cuối cùng cũng bỏ được kia ư?
Cứ thế nói nhiều chuyện chẳng đâu vào đâu, chuông đồng hồ tự động điểm mười bốn tiếng, Ngưu Nguyệt Thanh kéo bàn ăn ở phòng khách, Mạnh Vân Phòng đặt lên bàn tám món nóng, tám món nguội, bốn món thịt, bốn món rau, các loại rượu và nước uống, bảo mọi người rửa mặt rửa tay ngồi vào mâm. Mạnh Vân Phòng không uống rượu, không ăn thịt cá, tuyên bố một mình anh bận xào nấu ở dưới bếp, cuối cùng xào ít rau tự ăn, bèn không ngồi vào mâm. Mọi người liền bảo "Vậy thì vất vả cho anh quá", rồi bảo nhau nâng cốc. Trang Chi Điệp chạm ly với vợ Uông Hy Miên trước, rồi đến Hạ Tiệp, sau đó là Chu Mẫn, Đường Uyển Nhi, Triệu Kinh Ngũ, cuối cùng là Liễu Nguyệt. Liễu Nguyệt hỏi:
- Chạm cả với em ư? Em phải chúc rượu ông chủ chứ!
Trang Chi Điệp nói:
- Trên mâm cỗ không phân biệt tuổi tác, cấp chức.
Liễu Nguyệt nói:
- Như thế cũng chưa đến phiên em, anh chạm ly với chị đã, rồi em mới chạm.
Ngưu Nguyệt Thanh nói:
- Quả thật chúng tôi chưa cụng ly bao giờ.
Mọi người liền bảo:
- Thế thì hôm nay hai người chúc rượu nhau đi ngoặc tay nhau cùng uống.
Ngưu Nguyệt Thanh nói:
- Nào thì ngoặc tay, chồng già vợ già chúc nhau một chén cho mọi người cùng vui.
Liền ngoặc luôn tay cầm cốc vào cánh tay Trang Chi Điệp. Mọi người lại cười vui vẻ. Đường Uyển Nhi cũng cười, nhưng không thành tiếng, đưa mắt nhìn Liễu Nguyệt, trách cô ta lắm mồm nhiều lời lấy lòng chủ. Liễu Nguyệt cười hớn hở, cũng đưa mắt nhìn Đường Uyển Nhi. Đường Uyển Nhi lại tỉnh bơ, quay đầu đi chỗ khác, nhìn một con ruồi bay lên từ chậu hoa ở bệ cửa sổ. Con ruồi ấy đến đỗ trên đỉnh vành tai của Trang Chi Điệp. Trang Chi Điệp một tay nâng chén rượu, tay kia lại bị Ngưu Nguyệt Thanh luồn vào không động đậy được, liền lắc đầu đuổi ruồi, song con ruồi không bay đi, Đường Uyển Nhi nói thầm trong lòng, nếu là ý trời, thì con ruồi có thể từ tai anh ấy bay đỗ lên đầu ta, quả nhiên con ruồi bay đi, đậu trên đỉnh đầu Đường Uyển Nhi. Người đàn bà này biết ý mỉm cười, ngồi yên không hề động đậy. Nhưng Chu Mẫn đã nhìn thấy, thổi một cái. Con ruồi bay qua bay lại trên mâm cỗ, Đường Uyển Nhi bực tức lườm chồng. Hạ Tiệp đã nhìn thấy tất cả, liền bảo:
- Thấy hai vợ chồng già người khóa tay nhau uống rượu, hai anh chị son trẻ này cũng ngứa ngáy rồi đây!
Đường Uyển Nhi cười gạt phắt luôn;
- Đừng có thêm thắt nữa, để cho thầy giáo và cô Thanh uống nào – liền giơ tay đập con ruồi đậu trên đĩa móng giò. Cái đập ấy đã làm con ruồi rơi thẳng vào chén rượu của Ngưu Nguyệt Thanh.
Khi Ngưu Nguyệt Thanh luồn tya vào cánh tay chồng sắp sửa uống chén rượu, thì vùng trên hai lông mày Đường Uyển Nhi tối sầm lại, trong lòng chua xót cay đắng. Chị ta suy nghĩ, Ngưu Nguyệt Thanh tuy có cao tuổi,song ngũ quan không có cái nào là không tiêu chuẩn, xứng đáng là cái tướng có phúc sung sướng, người ta đồn đại gần xa phu nhân Trang Chi Điệp xinh đẹp cũng là danh bất hư truyền. Nhưng Đường Uyển Nhi cảm thấy năm giác quan cái nào cũng tiêu chuẩn của vị phu nhân này, bố trí trên khuôn mặt kia, lại ít nhiều có phần cứng nhắc, chẳng khác nào toàn là món ăn sang xào lẫn với nhau, chưa hẳn sẽ có vị ngon. Thế là lại nghĩ, ngoài làn da trắng ra, mắt mình không to bằng mắt chị ta, mũi không thẳng như chị ta, mồm cũng hơi to hơn, nhưng phối hợp lại với nhau, thì cảm giác tổng thể của mình lại hay hơn chị ta. Lúc này, nhìn thấy con ruồi rơi vào chén rượu, ai nấy bỗng chốc ngẩn người, im lặng, trong lòng Đường Uyển Nhi mừng rơn, nhưng nét mặt lại cười, bảo:
- Cô Thanh ơi, có uống thì uống chén to đổi cho em nhé!
Rồi đưa chén rượu của mình cho Ngưu Nguyệt Thanh, đổi chén rượu của Ngưu Nguyệt Thanh, hất nhẹ xuống gầm bàn. Trang Chi Điệp và Ngưu Nguyệt Thanh đã uống xong chén rượu ngoặc cánh tay, Ngưu Nguyệt Thanh rất cám ơn Đường Uyển Nhi, đích thân cầm chai rượu, rót đầy cho Đường Uyển Nhi, nói:
- Đường Uyển Nhi này, ở đây đều là người quen, mình cũng chẳng cần mời mọc nữa, em và Liễu Nguyệt mới đến còn lạ nước, lạ cái, không nên.
Đường Uyển Nhi nói:
- Ở nhà cô đây, em không thật làm gì? Mượn hoa dâng Phật, em xin được chúc cô một chén, lần trước co6 không đến nhà em, mấy hôm nữa em sẽ mời cô đến nhà em uống nữa.
Hai người lại uống một chén. Ngưu Nguyệt Thanh không uống được rượu, hai chén vào mặt đã đỏ bừng bừng, định vào buồng trong soi gương.
Đường Uyển Nhi nói:
- Đỏ mặt càng xinh đẹp, còn đồng đều hơn đánh má hồng là đàng khác.
Xong ba tuần rượu, chỉ còn Chu Mẫn, Triệu Kinh Ngũ và Trang Chi Điệp là uống được. Đàn bà con gái không ai còn uống được nữa. Trang Chi Điệp nói:
- Hôm nay đến đây là để uống rượu, các bạn không uống nữa không được, chúng mình phải chơi tửu lệnh mới được, cứ theo luật lệ cũ, luân phiên nhau đọc thành ngữ nhé!
Liễu Nguyệt nói;
- Quả thật em đã được mở rộng tầm mắt!
Đường Uyển Nhi hỏi:
- Mở rộng tầm mắt thế nào?
Liễu Nguyệt trả lời:
- Trước khi đến đây, em nghĩ gia đình tri thức này son như thế nào? Sau khi đến thấy anh chị chuyện gì cũng nói, giống y như người thường, nhưng đã ngồi vào mâm cỗ thì lại khác. Trước đây em thấy trên mâm cỗ, nếu không oản tù tì, thì chơi trò đánh hổ, đâu có chuyện đọc thành ngữ. Đọc thành ngữ như thế nào cơ?
Trang Chi Điệp nói:
- Thật ra đơn giản thôi. Một người đọc lên một câu thành ngữ, người tiếp theo lấy chữ cuối của thành ngữ làm chữ đầu tiên của thành ngữ mới, hoặc là chữ đồng âm cũng được. Cứ thế mà chơi, anh nào không nói được, thì phạt uống rượu.
Liễu Nguyệt nói:
- vậy thì em xuống bếp làm thay để thầy giáo Phòng lên chơi.
Ngưu Nguyệt Thanh nói:
- Liễu Nguyệt này, lớp trẻ các em, cô cậu nào chẳng tốt nghiệp phổ thông trung học cơ chứ, làm gì không đối được? nếu nói không đối được chỉ có một mình tôi.
Mạnh Vân Phòng ở trong bếp nói xen vào:
- Người ta thường bảo, muốn biết chơi, thì ngủ với sư phụ. Chị có đối được không nào?
Ngưu Nguyệt Thanh lại mắng Mạnh Vân Phòng. Trang Chi Điệp liền tuyên bố bắt đầu. Câu thành ngữ đầu tiên là Gia tân mãn đường! Khách đến đầy nhà.
Tiếp theo là Triệu Kinh Ngũ:
- Đường nhi hoàng chi (Cứ việc đường hoàng)
Sau đó đến Chu Mẫn:
- Chi hồ giả dã (những ngữ trợ thường dùng trong văn ngôn, biểu thị lời nói hoặc bài văn không rõ ràng rành mạch)
Tiếp đến Liễu Nguyệt nói:
- Diệp công háo rồng (Diệp công tử rất thích rồng, trong nhà chỗ nào cũng vẽ rồng. Rồng ở trên trời biết thế, liền đến nhà Diệp, đầu rồng từ cửa sổ nhìn vào, đuôi rồng đã thò vào trong nhà. Diệp công tử vừa nhìn thấy đã sợ hết vía, mặt tái mét không còn một giọt máu nào).
Tiếp theo là Hạ Tiệp:
- Rồng hành vũ thi (rồng đi mưa đến).
Tiếp theo là vợ Uông Hy Miên:
- Thời bất đãi ngã (thời gian thế thời không chờ ta)
Hạ Tiệp bảo:
- Thế không được rồi, thi có đồng âm với thời đâu, hơn nữa thành ngữ này tự sáng tác.
Trang Chi Điệp bảo:
- Được đấy! Được đấy!
Tiếp đến là Đường Uyển Nhi, hầu như khó quá, mắt nhìn thẳng vào Trang Chi Điệp, làm ra vẻ suy nghĩ, đột nhiên nói:
- Ngã hành ngã tố (ta cứ làm theo ý mình)
Trang Chi Điệp bảo:
- Được.
Đến lượt Ngưu Nguyệt Thanh nói:
- Tố, tố là cái gì nhỉ? Tô hoa bố (chất vải hoa)
Mọi người cười ầm lên:
- Tố hoa bố không được, mời uống rượu.
Ngưu Nguyệt Thanh liền uống hết chén rượu. Bắt đầu vòng khác do chị nói trước, chị bảo:
- Bây giờ nghĩ ra rồi. Tố bất tương thức (vốn không quen biết) thì tôi nói luôn tố bất tương thức.
Trang Chi Điệp nói:
- Thức thời độ thế.
Triệu Kinh Ngũ nói:
- Thế bất lưỡng lập (thế không đội trời chung)
Chu Mẫn nói:
- Lập chi bất khởi (Không đứng lên được)
Liễu Nguyệt nói:
- Khởi tử hồi sinh (chết đi sống lại)
Hạ Tiệp nói:
- Sinh bất phùng thời (đẻ không gặp thời)
Vợ Uông Hy Miên nói:
- Thập kim bất muội (nhặt được vàng không lấy)
Đường Uyển Nhi nói:
- Muội muội ca ca (em em anh anh)
Trang Chi Điệp giật nảy người, Đường Uyển Nhi liền cười, mọi người cùng cười, Đường Uyển Nhi vội vàng sửa lại:
- Mỹ khai nhãn tiếu (mặt mày hơn hở)
Trang Chi Điệp bảo:
- Được.
Ngưu Nguyệt Thanh nói:
- Tiêu liễu tựu hảo (cười được là tốt)
Mọi người nói:
- Thế không được. Câu ấy không phải thành ngữ, chị uống chén nữa đi, lại bắt đầu.
Ngưu Nguyệt Thanh bảo:
- Tôi đã nói tôi không đối được mà. Chai rượu này tôi uống cả mất thôi. Đường Uyển Nhi ngồi ở phía trên tôi, cô em rặt nói những câu khó đối, tôi phải đổi chỗ mới được.
Liễu Nguyệt nói:
- chị cả ơi, chị ngồi phía sau em, em sẽ không gây khó dễ cho chị, để Đường Uyển Nhi gây khó dễ cho thầy giáo Điệp vậy.
Ngưu Nguyệt Thanh đã đứng dậy ngồi ở phía dưới Liễu Nguyệt, nói:
- Vẫn bắt đầu từ tôi nhé: phúc như Đông hải (phúc như bỉên đông)
Hạ Tiệp nói:
- Hải khóat thiên không (Thao thao bất tuyệt)
Vợ Uông Hy Miên nói:
- Không cốc tiêu thanh ( tiếng tiêu trong hang vắng)
Đường Uyển Nhi nói:
- Thanh danh lang tịch (Thanh danh bê bối)
Trang Chi Điệp nói:
- Tích trọng nan phản (thói xấu lâu ngày khó sửa)
Triệu Kinh Ngũ nói:
- Phản phúc vô thường (quay quắt như trở bàn tay)
Chu Mẫn nói:
- Trường tiên vi cập (roi dài không tới)
Liễu Nguyệt nói:
- Ngập ngập khả nguy (nguy ngập đến nơi)
Ngưu Nguyệt Thanh nghĩ một lát, nghĩ mãi không ra, lại bưng chén rượu lên uống. ai cũng bảo là chủ nhân chân thật lắm, nhưng bữa cỗ này là để đãi mọi người, mà chủ nhân cứ uống tì tì. Ngưu Nguyệt Thanh cũng cười, cười mãi, cười mãi rồi mềm nhũn người ra, hai tay bấu lấy mép bàn, nhưng hai chân vẫn trượtj xuống dưới gầm bàn. Trang Chi Điệp bảo:
- Say rồi! Say rồi!
Câu nói chưa dứt, thì quả nhiên đã trượt ngã xuống gầm bàn. Mấy người cuống quýt chạy đến đòi cho uống dấm, hoặc uống trà.
Trang Chi Điệp bảo:
- Dìu vào giường ngủ một giấc là khỏi thôi mà. Hôm nay chủ nhà dẫn đầu say trước, tiếp theo ai thua không được ăn gian đâu nhé. Chị Hạ Tiệp đến lượt chị rồi đấy!
Mạnh Vân Phòng ăn xong món rau tự xào nấu ở trong bếp đi ra, nói:
- Các cậu hôm nay thế nào vậy? Tựu lệnh rặt nói những thành ngữ xúi quẩy. thế này nhé, anh nào chị ấy hãy quét tuyết trước cửa nhà mình đi, tất cả đều nâng chén chạm nhau uống hết, mình bưng thức ăn nóng và cơm tẻ lên để mọi người cùng ăn.
Tất cả đều đứng dậy, uống cạn chén rượu, mặt ai cũng tươi rói như hoa đào, chỉ có một mình Chu Mẫn trắng bệch. Mạnh Vân Phòng liền bưng thức ăn nóng sốt bày lên bàn. Ăn đến lúc no, thì có món canh cá băm viên bưng lên. Anh chị em đổ xô vào múc canh, Trang Chi Điệp nói:
- Trên mâm cỗ hôm nay, Ngưu Nguyệt Thanh kém nhất, đương nhiên Nguyệt Thanh phải uống say, mọi người thử bình xem ai đối đáp tốt nhất, thì người ấy được uống hớp canh nóng đầu tiên.
Hạ Tiệp nói:
- Anh định cho Đường Uyển Nhi uống trước, chúng tôi không phản đối đâu, việc gì phải bày ra trò ấy.
Đường Uyển Nhi nói:
- Em nói đâu hay bằng chị Tiệp, chị Tiệp là đạo diễn, thành ngữ chứa đầy bụng.
Mạnh Vân Phòng nói:
- Ồ thì ra đầy một bụng thành ngữ kia à, mình cứ chê bà xã bụng dưới to ra, còn bảo bà xã ngày nào cũng dậy sớm luyện tập cơ đấy!
Hạ Tiệp liền bước tới véo tai Mạnh Vân Phòng mắng:
- Được rồi thì anh chê tôi béo. Khai thật đi, đã phải lòng cô nào thắt đáy lưng ong rồi hả?
Mạnh Vân Phòng bị véo tai, song vẫn gắp thức ăn đưa lên mồm nói:
- Phu nhân của mình yêu thương mình bằng cách đánh chửi đấy các bạn ạ!
Đường Uyển Nhi nói:
- Để em xem nào, trong số mấy anh đây, anh nào tai to hơn?
Liền đưa mắt nhìn Trang Chi Điệp, mọi người chỉ biết cười thầm, Trang Chi Điệp phớt tỉnh, muôi canh cá băm viên đầu tiên không múc cho Đường Uyển Nhi, mà dành cho vợ Uông Hy Miên, vợ Uông Hy Miên húp xong canh, liền lấy khăn thơm lau miệng, bảo chị đã ăn no.
Chị Miên đặt bát xuống, thì Đường Uyển Nhi và Hạ Tiệp cũng bỏ bát đũa. Liễu Nguyệt liền đứng lên bưng cho mỗi người một đĩa hạt dưa, rồi tự thu bát đĩa, bưng xuống rửa ở bếp. Trang Chi Điệp bảo mọi người tuỳ ý, ai muốn nghỉ, thì vào giường trong nhà kia đối diện phòng sách nằm nghỉ, ai muốn đọc sách, thì vào phòng sách mà đọc. Vợ Uông Hy Miên xin một cốc nước sôi, uống mấy viên thuốc. Chị bảo uống nhiều rượu, đi nghỉ một lúc.
Hạ Tiệp đòi đánh cờ với Đường Uyển Nhi, cứ khăng khăng kéo Chu Mẫn đi làm trọng tài. Trang Chi Điệp và Mạnh Vân Phòng ngồi trong phòng khách. Mạnh Vân Phòng nói:
- Chi Điệp này, còn một chuyện nữa phải hỏi anh. Tập tài liệu của thầy Tuệ Minh hôm trước, anh giao cho Đức Phúc, Đức Phúc đã nhanh chóng xin thị trưởng phê chuẩn. Bây giờ am ni cô đã đòi lại tài sản nhà cửa bị chiếm dụng, đang mở rộng xây cất lại. Tuệ Minh cũng trở thành người cầm trịch ở đó, chị ấy rất cám ơn anh, đã mấy lần yêu cầu mời anh đến am ni cô uống trà đấy.
Trang Chi Điệp nói:
- Anh chàng Hoàng Đức Phúc này tế nhị lắm, nếu đi am ni cô, có thể để Đức Phúc đi cũng tốt.
Mạnh Vân Phòng nói;
- Chuyện ấy không được đâu, chỉ e anh ấy không chịu.
Trang Chi Điệp bảo:
- Tôi định mời anh ấy, anh ấy cũng ít nhiều nể mặt tôi chứ.
Mạnh Vân Phòng nói:
- Nếu anh ấy đi được, thì còn một việc lớn nữa, mười phần ăn chắc đến tám chín. Ở chỗ góc đông bắc am ni cô, ban đầu cũng có ý định thu hồi cùng một thể trong lần này, nhưng ở đấy đã xây một ngôi nhà năm tầng, người ở đều là những gia đình hỗn tạp. Ý của thị trưởng không muốn để am ni cô thu hồi ngôi nhà này, bởi vì không thể nào bố trí nhà ở cho những gia đình ấy. Thầy Tuệ Minh cũng đồng ý. Chỉ có điều một căn hộ riêng ba phòng trên gác năm không có người ở. Thầy Tuệ Minh muốn giao căn hộ ấy cho họ, làm nơi ở tạm thời của khách ngoài giới Phật đến am ni cô. Thị trưởng có phần không muốn. Tôi định thế này, nếu căn hộ ấy thị trưởng đã cho am ni cô, mà am ni cô lại nhường cho chúng mình, thì ngày thường anh nào cần sáng tác cần yên tĩnh dăm bữa nửa tháng sẽ đến đấy, còn có thể quy định ngày họp mặt hội thảo ở đấy nữa. Như vậy chẳng phải sẽ trở thành một sa lông, một phòng khách của nghệ sĩ đó sao?
Trang Chi Điệp nghe vậy, nét mặt hớn hở nói:
- Đây là một chuyện tuyệt vời không gì bằng. Tôi sẽ nói với Đức Phúc, có lẽ giải quyết êm xuôi – lại hạ thấp giọng khẽ nói – nhưng anh phải giữ kín đấy nhé. Ngoài những anh em làm văn nghệ, không được nói với ai hết. Nhớ kỹ, không được nói với bà xã nhà tôi, không thì mình ngồi viết ở đấy, nhà có khách, bà ấy lại sai người đến tìm.
Mạnh Vân Phòng đáp:
- Mình hiểu điều đó.
Trang Chi Điệp nói:
- Còn một việc nữa, tôi cần anh đấy, anh biết xem bói thật chứ?
Mạnh Vân Phòng bèn nói bừa:
- "Kỳ môn", "Độn giáp", mình không dám nói nắm chắc, nhưng quẻ nạp giáp thông thường thì ăn nói được.
Trang Chi Điệp nói:
- Anh cứ bô lên thế làm gì, nếu anh bói được thật thì bói cho tôi một quẻ.
Mạnh Vân Phòng hạ thấp giọng:
- Chuyện gì thế? Anh cũng định bảo tôi xem bói phải không?
Trang Chi Điệp đáp:
- Xin anh đừng hỏi chuyện này vội, tới lúc đó không có chuyện gì, sẽ không nói cho anh biết, nếu có chuyện thật, thì thế nào cũng nhờ anh giúp đỡ.
Mạnh Vân Phòng lại bảo việc này cần có loại cỏ Thi, bói linh nghiệm nhất là dùng cỏ Thi. Anh đã nhờ người lấy từ Hà nam về một bó cỏ Thi, chỉ có điều là để ở nhà. Trang Chi Điệp nói:
- Chuyện này khả năng của anh không làm được nên kiếm cớ chứ gì?
Mạnh Vân Phòng bảo:
- Vậy thì được, lấy que diêm thay cỏ Thi.
Lập tức lấy từ bao diêm ra bốn mươi chín que, bảo Trang Chi Điệp hai tay chắp chữ thập úp xuống. Sau đó lại để anh tuỳ ý chia thành hai đống, tự di chuỷên que này, di chuỷên que kia, gộp chung lại, lấy số lẻ một bên, số còn lại bảo Trang Chi Điệp chia thành hai đống tùy ý. Cứ thế làm sáu lần, miệng lẩm bẩm liên tục âm dương, âm già dương non, một lúc sau ngẩng lên nhìn Trang Chi Điệp hỏi:
- Chuyện gì mà phức tạp thế?
Trang Chi Điệp đáp:
- Anh là thầy bói, anh còn không biết chuyện gì ư?
Mạnh Vân Phòng nói:
- Với thế của anh mấy năm qua, là người "Đỏ" tới mức đái ra máu, tại sao đây là quẻ "khốn" nhỉ? Anh thử nói ngày tháng năm sinh xem nào!
Trang Chi Điệp nói ra từng con số. Mạnh Vân Phòng nói:
- Anh là mệnh thuỷ, thế còn được. chuyện này, nếu điều cần hỏi là chuyện vật, thì vật là mộc, mộc trong khung vuông là chữ khốn. Nếu cần hỏi chuyện người, thì người trong khung vuông là chữ tù.
Trang Chi Điệp mặt xám ngoét, nói:
- Đương nhiên là chuyện người.
Mạnh Vân Phòng nói:
- chuyện người tuy là chữ tù, có tai hoạ ngồi nhà lao hoặc quản chế song đáng quý là anh mệnh thủy. Tù có nước là chữ bơi, có nghĩa là anh phù du được cứu. Nhưng cho dù là biết bơi, e rằng bơi tốt thì được cứu. Bơi tồi thì khó nói đấy.
Trang Chi Điệp nói:
- Anh toàn nói vớ vẩn.
Nói xong đứng dậy rót nước vào cốc cho Mạnh Vân Phòng, nhưng trong lòng hốt hoảng. Hạ Tiệp và Đường Uyển Nhi đã chơi ba ván cờ, ván nào Đường Uyển Nhi cũng thua, đã thua lại không phục, cứ giữ rịt Hạ Tiệp chơi tiếp. Trong phòng ngủ chợt rú lên một tiếng "Á" kinh hãi. Trang Chi Điệp rót xong nước, đang đặt ấm lên bếp than, nghe tiếng kêu, chưa đặt bằng ấm, nước đã oà ra rơi vào lòng bếp, làm tắt ngấm ngọn lửa, hơi nước và tro bụi bay mù mịt cả buồng bếp. Anh chẳng buồn nhấc ấm không ra, chạy ngay vào buồng ngủ. Ngưu Nguyệt Thanh mồ hôi mồ ke6 vã ra ướt đầm, dang ngồi nghiêng trên tấm thảm nền nhà, chiếc chiếu cói trên giường cũng đã tuột xuống đất, một góc chiếu bị đè gãy dưới thân Ngưu Nguyệt Thanh. Mọi người đều chạy vào, hỏi làm sao. Ngưu Nguyệt Thanh vẫn chưa hoàn hồn, nói:
- Tôi vừa qua một giấc ác mộng.
Nghe nói nằm mơ, ai nấy thở phào nhẹ nhõm, liền cười bảo:
- Chị đã thu mất hồn của chúng tôi, ăn của chị một bữa cơm, quả tình không đủ để chị doạ cho một mẻ.
Ngưu Nguyệt Thanh cũng ngượng nghịu bò dậy, đầu tiên soi gương vấn lại mái tóc, nói:
- Nằm mơ sợ quá đi mất.
Mạnh Vân Phòng hỏi:
- Mơ như thế nào? Bọn giặc Nhật tiến vào làng phải không?
Ngưu Nguyệt Thanh đáp:
- Tính lại một cái thì quên mất rồi.
Mọi người lại cười ồ. Ngưu Nguyệt Thanh lắc đầu thật thà nói:
- Ít nhiều tôi vẫn mang máng nhớ một số. Hình như tôi và Trang Chi Điệp dang ngồi trên xe đột nhiên xe bốc khói, có ai đó hét trên xe có thuốc nổ, sắp nổ đấy! Hành khách đều nhảy khỏi xe. Tôi và anh Chi Điệp nhảy xuống chạy. Anh Chi Điệp chạy nhanh lắm, tôi bảo anh ấy đợi, anh ấy không đợi. Tôi chạy lên một vách núi, không việc gì, xong anh ấy đến bảo tôi: chúng mình mạng to đấy. Tôi cứ tỉnh khô, trong giờ phút mấu chốt, anh chỉ lo cho bản thân anh ư?
Vợ Uông Hy Miên và Hạ Tiệp nhìn Trang Chi Điệp, Trang Chi Điệp hỏi:
- Nhìn tôi làm gì, hình như tôi làm thế thật sao?
Mọi người lại được một trận cười. Ngưu Nguyệt Thanh lại nói:
- Tôi nói xong đẩy anh ấy một cái, không ngờ đã đẩy anh ấy ngã xuống vực.
Hạ Tiệp nói:
- Được rồi, được rồi, thế là hoà cả làng, chẳng bên nào bị thiệt. Anh ấy bỏ chị chạy lấy người, chị cũng đẩy anh ấy từ trên vách núi xuống. Theo tôi, chị làm chủ nhân đã say trước, lúc tỉnh lại thấy xấu hổ, liền bịa chuyện để điều chỉnh thế thì khó xử chứ gì?
Ngưu Nguyệt Thanh nói:
- Tôi sợ chết đi được, chị còn trêu đùa. Ai say hả? Có giỏi mình lại uống một vòng nữa?
Trang Chi Điệp bảo:
- Mọi người ai cũng biết tài giỏi của em rồi. Tôi đề nghị hiếm có dịp gặp mặt đông đủ thế nàym, mình chụp ảnh kỷ niệm nhé?
Đường Uyển Nhi hưởng ứng đầu tiên. Chờ Triệu Kinh Ngũ chụp xong cho Trang Chi Điệp và Ngưu Nguyệt Thanh tấm đầu tiên, chị ta liền đứng sát vào sau hai người, cứ đặt đầu lên vai Ngưu Nguyệt Thanh nói:
- Cứ để như thế này, chụp cho chúng tôi một tấm.
Tiếp theo phối hợp với nhau, cả một cuộn phim, cứ xạch xạch, chụp hết trong chốc lát.
Chu Mẫn đứng xem vui vẻ náo nhiệt một lúc, trong lòng sốt ruột, liền nói với Trang Chi Điệp và Ngưu Nguyệt Thanh, anh vào làm việc ở toà soạn tạp chí, không dám trễ nãi nhiều, liền cáo từ để đi đến toà soạn
Bởi uống hơi nhiều, buổi chiều lại không thể đi làm đúng giờ, dọc đường đến cơ quan, Chu Mẫn bước gấp lắm, mặt anh mỗi lúc một nóng bỏng. Giữa đường anh mua một chái nước mát mơ chua, uống vào cảm thấy mát mẻ đi nhiều. Vừa bước vào cổng chính của sở văn hoá, liền thấy trong sân một đám người túm tụm bàn luận cái gì đó. Chu Mẫn mới đến sở văn hoá, lại là hợp đồng tạm thời, một lòng một dạ cải tà quy chính ở đây, đứng cho vững chân, xây lại cuộc sống, cho nên nhanh chân nhanh tay, dẻo mồm khéo miệng, đối với ai cũng tỏ ra lễ phép. Nghe trong đám người có ai đó nói:
- Nhắc đến Tào Tháo, Tào Tháo đến liền, anh chàng này đấy!
Chu Mẫn mỉm cười định đi thì một người đến gần bảo:
- Chu Mẫn ơi, anh được đấy!
Chu Mẫn hỏi:
- Được cái gì ạ? Mong anh quan tâm giúp đỡ nhiều hơn.
Người ấy bảo:
- Anh sao khách sáo thế? Quả là cũng đã học được ngón đòn của Trang Chi Điệp. Ông Điệp thường hay bảo với người ta không viết lách gì, nhưng vài ngày không gặp mặt, đã cho ra một cuốn tiểu thuyết. Anh càng khen ông ấy viết hay, anh ấy càng bảo viết lung tung vớ vẩn. Nhưng nói thật, Trang Chi Điệp viết hay thì có hay, song quả chưa có tác phẩm nào khiến cán bộ ở sở văn hoá tranh nhau đọc và bàn cãi. Còn anh chỉ một bài, đã xôn xao ầm ĩ cả lên.
Phế Đô Phế Đô - Giả Bình Ao Phế Đô