Tôi luôn cố gắng làm những gì tôi chưa biết và nhờ đó, tôi có thể làm được những điều tưởng như ngoài khả năng của mình.

Pablo Picasso

 
 
 
 
 
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 798 / 2
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
NTS) Nhiều ý kiến cho rằng, làm nhà hài hòa phong thủy chủ yếu ở cách bố trí và trang trí cho phù hợp. Điều này không sai nhưng chưa đủ, bởi muốn trang trí hoàn thiện, ngôi nhà phải có phần xương cốt vững chắc, đạt các tiêu chuẩn về xây dựng cũng như phong thủy cơ bản, tránh tình trạng “xây nhà từ nóc”. Phần thô của nhà vì thế cần được tính toán kỹ lưỡng để đạt được các yêu cầu phong thủy mong muốn.
Quan tâm đến phần chìmNgười xưa xem long mạch, đào giếng, đắp nền... kỹ càng cẩn thận vì ý thức rõ về sự bền vững và điều kiện sống tốt hay xấu của mỗi ngôi nhà luôn bắt nguồn từ nền đất. Quan niệm “nhà cao cửa rộng” xuất phát từ điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu nhiệt đới nóng ẩm gió mùa của Việt Nam. Dù làm nhà theo kiểu cách nào, thì phần nền nhà để ở sau khi hoàn thiện luôn phải cao hơn bên ngoài sân hay thềm, hiên. Khi chọn thế đất nếu gặp vùng thấp trũng, luôn luôn phải đắp đất tôn nền và đánh dốc thoát nước về phía trước và chung quanh để tạo thế “tứ thủy triều môn”. Nhưng nếu tôn nền quá cao theo lối “trừ hao” thì sẽ gây trở ngại cho sử dụng, vì phong thủy đã xác định “cao lên một tấc đã là núi, thấp xuống một tấc đã là nước. Khi tạo chênh lệch cao độ một cách vừa phải, dẫn truyền hợp lý từ thấp lên cao, tránh lệch đột ngột sẽ đem lại sự chuyển vận của nguồn khí (hình 1).
Cần phân biệt rõ nền với móng, dù móng có to lớn mà nền xử lý không đúng cách, hoặc móng không phù hợp với nền thì nhà vẫn bị lún, sụp nguy hiểm. Dù làm bất kỳ loại móng nào, đế móng không được nằm trên nền đất thiếu ổn định (như đất không chân, đất bùn) mà phải được đặt trên nền đất chắc bằng các biện pháp phù hợp (hình 2: móng cọc).
Nếu nhà làm trên nền vườn, ruộng có nhiều cây thì phải đào sạch gốc rễ trước khi làm móng. Trong nhà ở thông thường nên trồng cây trong chậu hoặc giàn hoa leo (hình 3), tránh các loại cây cổ thụ, rễ lớn, để giảm nguy cơ nứt tường lún nền.
Giải pháp đồng bộ
Chớ xem thường phần tường rào, dù thấp cũng cần xử lý nền móng (ví dụ ép cọc, làm móng và đà kiềng cho tường rào đủ kiên cố). Thông thường phần tường rào hay cổng hay xảy ra sự cố bởi nhiều tác động như xe chạy bên ngoài, mưa nắng thường xuyên... Nhà đang ở mà phần tường rào bị lún sụp chính là phạm vào một trong những điều Ngũ Hư, gây mất ổn định Nội Khí.
Cần chú ý các tuyến ống cấp thoát nước phải làm chắc chắn và kiểm tra kỹ trước khi lấp nền để tránh rò rỉ hoặc bị nứt vỡ dưới nền. “Nhất thủy nhì hỏa” các tác động của nước luôn khó lường nên khi làm nhà cần tránh đặt gần bờ sông, ao hồ kênh rạch. Dẫu rằng tụ thủy trước nhà là tốt nhưng đó phải là nước được kiểm soát (bờ kè, gia cố bờ bao) và có khoảng cách nhất định (hình 4).
Một số nhà trong các vùng đất yếu chọn giải pháp ép cọc và đúc bê tông toàn bộ nền tầng trệt nhằm đạt sự ổn định cho phần nền móng, chính là sự ổn định cho toàn ngôi nhà sau này.
Bài: KTS Hà Anh Tuấn.
Ảnh: Nguyễn Hưng
Phần Thô Của Nhà Phần Thô Của Nhà - Phong Thủy Nhà Ở