The man who does not read good books has no advantage over the man who can't read them.

Mark Twain, attributed

 
 
 
 
 
Tác giả: Lê Anh
Thể loại: Tùy Bút
Biên tập: Quoc Anh Le
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 2
Cập nhật: 2023-04-27 23:29:14 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
hà văn Dương Thu Hương được Viện Hàn Lâm Pháp vinh danh, trao giải thưởng Cino Del Duca thế giới với giá trị khá lớn, lên đến 200 000 euros cách đây vài ngày. Vậy là bao nhiêu năm sống lưu vong trong nghèo khổ của bà ở Paris đã được đền đáp xứng đáng.
Tuy nhiên, người có công đưa các tác phẩm nổi tiếng của bà đến với công chúng Pháp phải kể đến nhà văn, dịch giả Phan Huy Đường (1945-2019). Những lời khen độc giả Pháp dành cho tác phẩm như văn hay, chữ tốt là công lao phần nhiều của dịch giả Phan Huy Đường. Một số lời khen như vậy được các báo chí, nhất là báo chí Việt Nam ở hải ngoại dẫn lại khi nói về giải thưởng năm nay. Đối với người đọc đại chúng, để đọc được trọn vẹn một tác phẩm dài thì văn phong, chữ nghĩa đóng vai trò rất quan trọng. Giá như Viện Hàn Lâm Pháp có đôi lời vinh danh cả nhà văn, dịch giả Phan Huy Đường thì công bằng hơn.
Các tác phẩm của nhà văn Dương Thu Hương, cả tiếng Việt lẫn tiếng Pháp có thể tìm thấy dễ dàng trong các thư viện ở Pháp, nơi tôi thường lui tới trung bình vài tuần một lần để mượn và trả sách. Tôi thích đọc các tác phẩm của thế hệ trước, phải kể đến như Nam Cao, Nhất Linh, Dương Thu Hương, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Huy Thiệp, Khải Hưng,.... Tất cả đều hay và có chất lượng văn chương hơn hẳn những tác phẩm trên văn đàn Việt Nam hiện tại. Nổi trội nhất đối với tôi là nhà văn Vũ Trọng Phụng, người mà tôi đang bỏ công sưu tầm tất cả các bài viết, truyện ngắn, tiểu thuyết của ông. Giá trị văn chương của ông theo tôi là vượt thời gian, không cần có yếu tố chính trị hay thời sự gì mà vẫn hay.
Ra nước ngoài cũng có nhiều tác giả nổi trội, như nhà văn Thuận, dù giống như Phở việt đem bán ở Pháp đã có chút phù hợp với khẩu vị người Tây.
Trở lại với nhà văn, dịch giả Phan Huy Đường, tôi bị ấn tượng với slogan "Ăn mày văn chương". Câu này được tác giả giải thích là viết văn thì phải có người đọc. Được đọc là phần thưởng quý giá nhất dành cho người viết. Nguyên văn "Tác phẩm và văn chương hình thành trong quá trình đọc của độc giả". Vì thế mà cũng cần phải đi xin, ăn mày người đọc. Cá nhân tôi thấy đúng, đồng cảm.
Văn phong Phan Huy Đường rất giản dị, dễ hiểu. Mà lại là số ít, cực ít nhà văn Việt viết được trực tiếp bằng tiếng Pháp một cách thông thạo, còn hay hơn cả người bản xứ. Cứ nhìn các nhận xét của độc giả dành cho các tác phẩm của Dương Thu Hương thì thấy. Có một chi tiết thú vị, bác Phan Huy Đường trước đây cũng là lập trình viên, sau vì đam mê văn chương mà bỏ nghề đi làm nhà văn, dịch giả sống ở ngoại ô Paris. Giá mà tôi cũng có đủ tài năng, can đảm vượt được ra khỏi cơm áo, gạo tiền như bác.
Các tác phẩm của Dương Thu Hương mà không phải do Phan Huy Đường dịch khả năng là kém hay đi rất nhiều. Nếu nội dung lại không có yếu tố chính trị nữa thì khó mà được biết đến. Quan điểm ngây thơ của tôi là vậy. Trên hết mọi chuyện, cứ người Việt được giải thế giới gì đó là sướng rồi. Là cơ hội tốt để thế giới biết vẫn có một dân tộc Việt Nam nhỏ bé tồn tại, có đóng góp gì đấy cho nhân loại. Chúc mừng nhà văn Dương Thu Hương.
Giải thưởng tương tự như VinFuture Prize, có nghĩa là của một tổ chức độc lập với nhà nước. Phải chăng vì thế mà Đại Sứ Quán Pháp tại Việt Nam cũng không có thông cáo gì. Dù sao nước Pháp cũng chả ra gì nhỉ, bất bình đẳng khi đưa tin. Nhớ ngày Giáo sư Trịnh Xuân Thuận cũng được giải này năm 2012 thì thông tin đầy trên trang của Bộ ngoại giao Pháp.
Vinh danh cần công bằng, mà lên án cũng cần công bằng!
Paris 25/04/2023
TÁI BÚT: Vì cái quan điểm ngây thơ của tôi, mà một ông giáo sư, tổng biên tập báo Diễn Đàn Forum, có tôn chỉ vì tự do, dân chủ ví tôi là con bò, nhai lại luận điểm của tuyên giáo. Tôi đã có bức thư ngỏ như dưới đây gửi ông ta và sau đó tôi nhận được lời xin lỗi.
Kính gửi Ông X,
Tôi đã định không viết gì, nhưng nghĩ im lặng thì không phải với ông, người đã bỏ ra thời gian để viết nhận xét, có gắn tên tôi. Theo văn hóa Việt Nam, khi nhận được gì từ người hơn tuổi thì cũng phải có đôi lời đáp lễ, như thế mới thể hiện được sự tôn trọng, có trước có sau. Dù chúng ta đều sống ở Pháp, nhưng lại đang giao tiếp với nhau bằng tiếng Việt, nên tôi mạo muội vẫn coi ông là người Việt.
Chỉ vài dòng nông nổi của tôi thôi, mà ông đã cho tôi được ngang hàng với những người trong ban Tuyên Giáo. Quả là cái ân huệ lớn quá, tôi không dám nhận. Tại sao ư? Những người trong ban tuyên giáo họ được học hành, đào tạo bài bản, là những người viết lách, lý luận chuyên nghiệp. Còn tôi chỉ là một lập trình viên, chưa từng làm ngoài chuyên môn. Thế mà chỉ vài dòng nêu suy nghĩ của mình đã được ông nâng cao tôi lên ngang với họ. Thử hỏi làm sao tôi dám nhận?
Ông là người hay chữ, thích tranh luận. Tôi nhớ có lần ông phê phán thói tranh luận của người Việt, rằng: không chú ý tới nội dung tranh luận, mà lại đi công kích con người. Phải, chính ông đấy ạ. Nếu tôi nhớ không nhầm, ông còn viện dẫn cả câu danh ngôn: "Tôi có thể không đồng ý những điều anh nói, nhưng tôi có thể chết để bảo vệ quyền anh được nói những điều đó". Vậy mà lần này chỉ một dòng viết ra ông đã nhắm ngay vào cá nhân tôi? Bảo tôi là dùng luận điệu tuyên giáo, là nhai lại? Tôi không phải là con bò, thưa ông.
Trước đây, tôi đã từng rất khâm phục những người như ông, luôn đấu tranh vì tự do ngôn luận cho Việt Nam, cho người Việt, trong đó có tôi, được công khai bày tỏ chính kiến của mình. Vậy mà hôm nay chỉ vì suy nghĩ của tôi trái với quan điểm của ông mà ông đã vội mạt sát tôi. Tôi đồ rằng hôm nay ông không còn là ông nữa. Hoặc có lẽ ông đã tuổi cao sức yếu mà quên mất mình đã từng đấu tranh vì lý tưởng gì. Hoặc đơn giản là trong lúc ông nóng giận vì những câu non dạ của tôi mà đâm ra viết những lời nhận xét có phần hấp tấp, vội vàng chăng?
Tôi tự hỏi nếu ông có quyền lực trong tay, liệu hôm nay ông có tống tôi vào tù vì tội bất đồng chính kiến không?
Để trả lời chính thức cho sự chụp mũ của ông cho tôi, quy cho tôi là nhai lại luận điệu của tuyên giáo, mà có lẽ ông luôn chụp mũ cho tất cả những người dám phát biểu trái với quan điểm của ông, thưa ông, tôi không phải con bò đi nhai lại, tôi cũng không phải con cừu phải đi theo lề trái hay lề phải. Tôi là người tự do. Còn ông đang bám lấy cái lề của ông mà quy chụp cho người khác thế nào thì tôi không dám phán xét!
Ông đã đọc đến đây. Có nghĩa là ông đã bỏ thêm vài giây quý giá trong phần đời còn lại của mình cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn và chúc ông mạnh khỏe, luôn minh mẫn.
Kính thư!
Lê Quốc Anh
Phan Huy Đường Phan Huy Đường - Lê Anh