A book is like a garden carried in the pocket.

Chinese Proverb

 
 
 
 
 
Tác giả: Vũ Văn Sang
Thể loại: Truyện Ngắn
Biên tập: Vũ Văn Sang
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 730 / 0
Cập nhật: 2015-07-15 15:21:49 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
in hãy đọc truyện một cách thư thái..tôi tin rằng bạn sẽ cảm nhận được khu vườn ấy.
Tôi đặt từng bước chân, từng bước chân đi vào một khu vườn xanh mát…
Trong khu vườn hoa muôn sắc, ngát hương của Bụt để lại. Ngoài một số bông hoa ta thường thấy thì có một bông hoa rất đặc biệt đó là hoa “Bát Nhã”.
Khoảnh vườn để trồng những bông hoa này rất rộng, có cây cao cây thấp, đủ hương săc, các loài ong bướm thường ghé thăm. Tuy đa dạng như vậy, tất cả các bông hoa này thường có cái tên khá giống nhau và bắt đầu bằng chữ “Không” ví dụ như “Không sinh-Không diệt” “Không đến không đi” “Không trái-Không phải” “Không trên – Không dưới”…Trải qua một thời dài mấy trăm năm, số loài hoa này cũng phải lên tới 600.
Tuy dập dìu ong bướm ghé thăm, nhưng hiếm có con lại đậu được lâu, vì nó bị kẹt vào cái tên của những loài hoa đó. Hoa gì cũng “Không”, nếu Không nghĩa là chẳng có, mà chẳng có thì có mà hay, có gì cần phải đậu?
Nhân một chuyến đi thăm vườn hoa ấy, tôi được người trông vườn chỉ dẫn:
“Không ở đây nằm trong từ “Không gian” nghĩa trống rõng cháu ạ, chứ không phải “Không có”. Nhiều người hiểu lâm từ này quá. Tuy nhiên nó còn còn nhiều ý nghĩa khác như cháu thấy đấy, hơn 600 loài hoa cơ mà nhưng căn bản vẫn có nghĩa là trống rỗng”
Ông ngấp một ngụm trà, xé một tờ lịch giơ lên trước mặt tôi rồi nói:
“Tờ lịch này KHÔNG. Cháu hiểu gì không?”
“Dạ thưa Ông, cháu không hiểu ạ”
“Rõ rồi, giờ ông bảo cháu tờ lịch này TRỐNG RỖNG, cháu có hiểu không?”
“Dạ thưa Ông, cháu vân chưa hiểu ạ”
Ông nở một nụ cười, chậm rãi nhấp một ngụm trà, vẫn kiên nhẫn tìm cách nói cho tôi hiểu:
Tâm con người thường xuyên miên man, nó như con khỉ chuyền cành ấy. Nên có ít cơ hội nhìn sâu sắc vào một sự vật, mặc dù cũng là đôi mắt ấy. Chính vì thế trong gia tài Bụt để lại một cái thang có tên là BÁT CHÁNH ĐẠO. Cái thang ấy có tám bậc, và mỗi bậc lại có một cái tên:
- “Chánh kiến” là những kiến thức đúng đắn thông qua nghe nhìn, đài báo, sách, mạng ta có được
- “Chánh tư duy” từ nấc thang chánh kiến, chúng ta tư duy, suy nghĩ, phân tích, đắn đo về điều học được. Nó có áp dụng được trong cuộc sống không? Cho bản thân ta thoát khỏi ưu phiền hay không …?
- “Chánh ngữ” là những lời ta nói, ta viết đều đem lại niềm vui, như hoa tươi mát cho mọi người
- “Chánh nghiệp” là những hoạt động từ thiện, giúp đỡ mọi người, có thể dù chỉ bằng ý hay lời nói
- “Chánh mạng” trên nền tảng bốn nấc thang trước, ta có một nghề nghiệp ổn định, cuộc sống chân chính. Câu “Có thực mới vực được đạo” có thể có ý đó. Bụng ta mà đói thì ta tu sao, phải không cháu?
- “Chánh tinh tấn” khi ta luộc một nồi khoai, nếu lửa to quá cũng không được, khoai sẽ bét, mà lửa yếu thì thì khoai sượng. Chánh tin tấn cũng vậy, là sự nỗ lực, là sự khẩn thiết dụng tâm trong đời sống hàng ngày, để gìn giữ được 5 bậc thang đã bước qua.
- “Chánh niệm” có rất nhiều ý nghĩa, nhưng để đơn giản cháu có thể hiểu đó là nguồn năng lượng đem tâm miên man, lang thang, suy nghĩ vẩn vơ về với thân. Để ta tiếp xúc được nhiều với hiện tại. Chúng ta có năm cửa sổ giác quan, cộng với “ý thức-ta biết ta đang suy nghĩ gì là sáu”. Sáu cái này như sáu cái bóng đèn kết nối vào một bình ác quy. Thì cả sáu cái bóng đều mờ, và thời gian dùng không được lâu. Thiền tập hay tất cả các phương pháp tập để có “Niệm lực” là những phương pháp đóng bót các cửa sổ giác quan lại, ta tháo bớt một số bóng đèn. Như vậy bóng đèn còn lại sẽ sáng hơn, và sử dụng được lâu hơn. Cũng như ánh sáng phân tán qua kính lúp, nó được hội tụ để đốt cháy một que diêm. Như một mặt trời làm tan chảy những bông tuyết. Năng lượng của chánh niệm bằng việc thực tập, bằng cách gieo vào mảnh đất tâm những phước lành sẽ giúp ta nhìn sâu vào hiện tại, thấy được hạnh phúc có mặt.
Bình thường chúng ta vẫn cứ có chánh niệm, không phải là không có, nhưng nó như bóng đèn sáng yếu và chập chờn. Không giúp chúng ta thắp sáng được bóng đêm. Cùng là một lùm cây trong đêm tối mịt mờ, nhưng khi mặt trời thức dậy, ta lại thấy lùm cây đó xanh tươi với những đóa hoa vàng rực rõ. Chánh niệm giúp ta có những cái nhìn như thế.
“Chánh định” đây là nấc thang cuối cùng, đưa người mê lầm ra khỏi căn phòng thiếu ánh sáng. Tại sao suốt từ nãy nấc thang nào cũng có từ “chánh” cháu biết không? Chánh nghĩa là thẳng, còn tà thì ngược lại nghĩa là cong. Giống như chiếc đũa cháu cho vào bát nước ấy, cháu nhìn chiếc đũa cong thì đó là một cái nhìn sai lệch “Tà Kiến”. Trong cuộc sống, nhiều khi cái sai và đúng nó lẫn vào, nên rất khó phân biệt được đâu là chánh và tà. Cái này còn phụ thuộc vào phước duyên của mỗi người. Bụt dạy có 5 mức của định, nhưng để dễ hiểu cháu hình dung “Chánh niệm là đèn sáng”, thời gian đèn sáng được bao nhiêu thì đó chính là định. Đèn càng sáng, và càng được lâu, ta càng có cơ hội nhìn và hiểu những thứ có mặt ngay xung quanh ta. Khi chúng ta càng có HIỂU, thì tình THƯƠNG lại càng lớn, và cháu có thể gọi đó là Tuệ.
“Tuy phân chia thành các bậc thang như thế, nhưng mỗi cánh đều đã có mặt trong nhau. Ví dụ: Khi ta có chánh kiến thì ta có chánh tư duy…hoặc khi ta có chánh niệm thì cũng có chánh kiến..chánh định. Tất cả đều nằm trong cái thang đó.”
“Suốt từ nãy nghe ông nói, cháu có hiểu không?”
“Dạ hiểu một chút ạ”
“Ông cháu mình như có duyên. Cháu đến chơi, Ông kể chuyện. Vừa rồi nó hơi đi lan man một chút về cái thang Bát chánh. Nhưng Bụt xác quyết trong Kinh. Đó là con đường duy nhất để làm lắng dịu mọi khổ đau, để hạnh phúc có mặt. Dù có vạn bài kinh với các tên gọi khác nhau đi chăng nữa cũng không đi ra ngoài cái thang này”
Nhìn những tia năng buông xuống ngoài vườn, muôn hoa đua nở, chím hót ríu rít. Mải lắng nghe Ông kể chuyện, tôi chợt giật mình khi thấy Ông nâng ấm chè rót cho tôi.
“Để cháu rót Ông ạ. Để Ông rót, cháu ngại quá…”, tôi luống cuống.
“Đã lâu rồi cũng không có ai ghé thăm khu vườn này, mặc dù cửa luôn được mở. Hôm nay có cháu ghé chơi, Ông cũng vui lắm. Ông rót trà cho cháu thì đâu có sao!”
Thời gian dường như dừng lại, tôi có cảm giác đó khi nhìn vào Ông, vì nơi ông có sự yên lắng lạ thường. Một cám giác ấm áp như tia nắng ở ngoài khu vườn, nhưng nó rất nhẹ. Ông bảo tôi:
“Cháu ngồi thẳng lưng lên. Mắt cháu có thể nhắm, có thể mở khẽ nhìn khu vườn. Bắt đầu thả lỏng toàn thân, xem vai lưng có chỗ nào gồng cứng không. Từ từ ta nhận diện hơi thở đang ra vào cơ thể. Ta không gọi là “tập thở” mà tập “để ý vào hơi thở” “để ý toàn thân”. Trong kinh Bụt dạy 16 hơi thở, và những hơi thở này thuộc về những hơi thở đầu nhưng giúp ta rất nhiều. Ta phát hiện ra các chỗ đau nhức trên cơ thể và tập cách buông nó. Ta có thể làm như này bất cứ lúc nào ta muốn, ta thích”
Lúc đầu, tôi có cảm giác điều này hơi khó, nhưng chỉ sau vài hơi thở, lưng thẳng, quan sất hơi thở vào ra, tập buông lỏng, một chút cảm giác nhẹ nhõm, man mát cũng đã có trong tôi. Tôi chợt hiểu ra một điều đơn giản, hạnh phúc luôn có mặt trong phút giây hiện tại, trong từng hơi thở, trong từng tia nắng, mà ta chưa tiếp xúc được. Tôi đang có một đôi mắt để nhìn khu vườn ấy, tôi cũng đang có một trái tim khỏe mạnh, một lá phổi để thở…điều này quả thực là hạnh phúc vô cùng mà biết bao người mơ ước.
Khẽ cầm tờ lịch lên, Ông quay trở lại câu hỏi lúc ban đầu. Ông tiếp tục chậm rãi, nói cho tôi:
“Giống như một bóng đèn sáng, đem soi vào một căn phòng tối. Quán cũng vậy là soi sét, soi chiếu trên một đối tượng, ta để tâm dừng trên đó. Cũng có nhiều người chưa hiểu, cho rằng Thiền Quán là làm tăng vọng tưởng, làm tăng sự suy nghĩ. Chúng ta không thể quan, khi đèn chưa đủ sáng, khi chúng ta chưa dừng được tâm. Mục đích dừng tâm, để ta đưa tâm đó lên một đối tượng soi chiếu. Như nhà nghiên cứu, nhìn một vật qua ống kính hiển vi”
“Ý Ông nói, để cháu hiểu về cái nhìn tờ lịch này là TRỐNG RỖNG phải không?”
“Đúng thế, cháu ạ. Giống hệt khi cháu nhìn một đám mây, cháu có cái hiểu là trời sắp mưa. Ở đây không có gì là phép màu, hay cao siêu gì cả. Nó rất gần gũi và thực tế. Tờ lịch này cũng vậy, nếu cháu nhìn kĩ, cháu sẽ thấy có rất nhiều yếu tối không phải giấy làm ra nó như mây, mưa, nắng, máy cắt, máy in, nhà in, người thợ…v.v…Chỉ cần bỏ đi một yếu tố là tờ lịch này “vắng mặt-không có”. Vắng mặt ở đây là tờ lịch đang ở một trạng thái biểu hiện khác. Cái nghĩa KHÔNG – là TRỐNG RỖNG nó là như thế đấy cháu ạ. Ngày nay khi khoa học phát triển, người ta đã thấy được điều đó. Nếu ta phóng đại tờ giấy lên hàng triệu lần thì bên trong nó là khoảng không, có nước, có các phẩn tử….
Ông lấy một bao diêm, quẹt nhẹ, một ngọn lửa nhỏ xuất hiện. Sau một lát tờ lịch giờ chỉ còn là một chút tro tàn vương trên mặt đất, rồi cuốn theo những cơn gió nhẹ bay theo gió, có cái lẩn mất vào khu vườn. Ông ho nhẹ vài tiếng, tiếng ho của thời gian, rồi Ông bảo tôi: “Tờ lịch ấy còn không cháu?” “Dạ, mất rồi ạ”
Ông mở một nụ cười hiền hậu: “Liệu một cái đang có, mà trở thành không, được không cháu?”
“Dạ không ạ”, tôi trả lời
“Đúng cháu ạ, một cái đã có rồi, thì mất làm sao được, đó chính là không sinh-không diệt. Cũng như tờ giấy này, phần tro tàn trở về đất, thành dinh dưỡng cho cây, phần nước bay hơi hòa mình vào những đám mây nhỏ. Và sau vài ngày, nó lại có mặt trong một thân cây khác. Rồi một tờ giấy khác, hay một bông hoa khác lại có mặt…Từ tờ lịch này, cháu tập nhìn vào một chiếc lá, hay một đám mây, hay bất cứ thứ gì, nó đều như vậy. Thậm chí cả những thiên hà, những ngôi sao hay hành tinh này cũng đều vậy…”
Từ “vô thường” bao lâu nay tôi học,mà giờ nghe Ông nói tôi mới chợt hiểu. Cũng như một câu thơ mà một người Anh gửi cho tôi chiều qua.
Thế giới ta đang sống
Chỉ tồn tại thoáng qua
Như ánh trăng sáng ấy
Trong vốc nước tay ta
Khẽ mở mắt tỉnh dậy, thì ra là một giấc mơ. Tôi khẽ tiếc vì chưa được nghe Ông kể hết, một người trông vườn hiền hậu. Mồ hôi nhễ nhại, ướt cả lưng, hóa ra nhà mất điện. Có những lúc tôi thây cuộc đời cũng như một giấc mơ, hiện hữu đó, nhưng tan biến đó. Như mây bay gió thổi, như bong bóng trên hè phố. Như ánh trăng ghé thăm con sông làm quán trọ. Nhưng cái nhìn này, không phải là một cái nhìn tiêu cực. Nó giúp tôi luôn ý thức rằng “Ai cũng như tờ lịch kia, đã về, đã tới, hạnh phúc luôn có mặt trong hiện tại. Ta trân trọng cuộc sống này nhiều hơn”.
Ông Lão Trông Vườn Ông Lão Trông Vườn - Vũ Văn Sang