Chớ nên vì ngượng ngùng khi mắc phải lỗi lầm nhỏ mà mãi che giấu, khiến chúng biến thành tội ác lúc nào không hay.

Khổng Tử

 
 
 
 
 
Tác giả: Thiên Minh
Thể loại: Truyện Ngắn
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 378 / 0
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
,
I am sorry to hear the bad news (you called me early this morning) that your wife just passed away. It s really a shock to me. I hope you will get a ticket to fly back to Vietnam today for her funeral. Hope every thing works out for you.
Please remember whatever happens, you still need to take a good care of yourself, ok?
All the best to you, mate!
Minh”
Ðó là email của tôi gởi lại cho N sau khi biết tin T (vợ N) vừa mới qua đời sau một tuần lễ hôn mê vì tai nạn. Mặc dù… “tôi lấy làm đau buồn khi nghe hung tin từ điện thoại của N gọi cho tôi vào sáng sớm. Ðây quả thật là một cú sốc đến với tôi…”, nhưng tôi còn tái bút thêm để khuyên nhủ N, là cuộc đời thì ngắn ngủi, và quá đổi vô thường, nên vừa thấy đó là đã mất đó, không biết đâu mà lường được. Chính vì thế, N nên lấy đó để được an ủi đôi phần, và mong N vơi đi được niềm đau thương trong hiện tại!
Tôi nhớ lại, mới tháng trước là đám cưới của N và T, vậy mà tháng sau lại là đám tang của T, để rồi trong vòng mười tiếng nữa đây, N sẽ có mặt ở Việt Nam, bên cạnh cỗ quan tài để tiễn đưa T về bên kia thế giới…
- o O o -
Trong lúc N ngồi đợi ở phi trường trước lúc về lại Việt Nam, tôi và N đã nói chuyện thêm với nhau qua điện thoại. Tâm trạng của N thật sự rối bời, đúng là một nỗi-buồn xé nát tâm-can (heart-broken). N rất lo lắng là khi trở về Việt Nam thì sẽ chứng kiến hình hài của T giờ chỉ còn là một cái xác không hồn, vô tri vô giác. Gia đình cho biết là sẽ chờ N trở về để nhìn T lần chót! Không ngờ cuộc tình của hai người lại kết thúc quá bất chợt và lắm bi thương, để bây giờ là kẻ ra đi và người ở lại…
Ngày hôm đó vào sở làm việc mà đầu óc tôi chợt nhớ đến chuyện đâu đâu. Tôi nhớ lại, cũng những ngày này gần hai tháng trước tôi và N cùng lên đường rời khỏi Australia, tôi đi Mỹ, N về Việt Nam cưới vợ. Mỗi người đều có những niềm vui riêng đang chờ đón, tuy nhiên bọn tôi vẫn thường liên lạc với nhau. Phải nói rằng, so với tôi thì N có nhiều đề tài “đáng nói” hơn. Vì dù sao về Việt Nam cưới vợ cũng… vui hơn, nhất là “chuyện Việt Nam” thì nói hoài cũng không bao giờ… hết. Bởi thế, bọn chúng tôi vẫn thường xuyên trao đổi thông tin với nhau là vậy đó! Nhớ lại, sau lúc tôi và N đi rồi thì nhận được email của L Trần từ Úc gởi đến chúng tôi. Trong email bạn ấy viết như vầy:
“Ngoảnh lại chỉ còn mình tôi ở Úc, mấy ông mỗi người một nơi tận chân trời góc biển, cách xa nửa vòng trái đất. N đúng là… “hậu sinh khả úy” mới đi chùa mà đã thấm nhuần tư tưởng của Bụt. Lý vô thường là vậy, “vạn vật vô thường, mới còn đó mà đã mất đi, đi rồi nhưng cũng sẽ trở lại, quay lại rồi cũng sẽ mất đi…” (from email của N đã viết). Ðúng đấy N à, ở đời mọi việc đều do duyên, khi tụ khi tan. Mới hôm nào chúng mình ăn chung ở Phố Nướng (Sydney), thế mà hôm nay mỗi người một nẻo, đó cũng là do duyên mà có được phải không!?”.
Rồi mấy tuần sau thì là một email khác của L Trần gởi tiếp cho chúng tôi:
“Việc gì rồi cũng đến và rồi cũng đi qua, người sắp lên xe bông thì đã lên xe bông. Người đi qua Mỹ thì cũng sắp rời Mỹ (adieu USA), và nếu vô thường chưa đến thì chúng mình sẽ gặp lại tại Sydney vào một buổi đẹp trời?!” …
Không biết sao, khi đọc lại những lời này, tôi cảm thấy “ứng nghiệm” làm sao! Mặc dù chuyện “vô thường”, tức chuyện qua đời của T (vợ N) không trực tiếp liên hệ tới chúng tôi, nhưng nó đã ảnh hưởng rất nhiều và sâu đậm đến cuộc đời của N, có thể là từ bây giờ và mãi mãi về sau. Tôi tự hỏi, không lẽ trong thế giới “nhỏ bé” của ba thằng bạn chúng tôi, mà chuyện “vô thường” cũng xảy đến nữa sao?!. Nếu quả đúng như vậy, thì thế giới rộng lớn bao la kia sẽ còn biết bao điều “vô thường” đang chờ đợi?!
Tuy là nói vậy, chứ thật ra, ngoài chuyện “bi quan” thì chúng tôi (lúc đó) cũng có nhiều điều “lạc quan” hơn. Chẳng hạn như, trong lúc tôi đang ở Mỹ thì L Trần cũng đã sưu tập được mấy câu thơ “hay”, gọi là “chí lý” để tặng cho N. Tôi biết, ý của L Trần chỉ muốn đùa cho vui, nhưng sẵn dịp cũng “dặn dò” N, là hãy ráng “giữ thân” chứ đừng… “lạng quạng”. Mấy câu thơ này khi tôi đọc lên đã làm các anh chị tôi (cùng vài người bạn ở San Jose) lấy làm đắc ý:
“Chưa đi chưa biết Sài Gòn,
Ði rồi mới biết không còn đồng xu
Nghĩ lại mới thấy mình ngu,
Thằng lớn xài ít… thằng cu xài nhiều”
- o O o -
Phần tôi lúc đó vì đang đi chơi bên Mỹ nên chỉ nhắc chừng N mỗi khi có dịp. Tôi cũng đùa với N là về Việt Nam lần này để lo cưới vợ, thì hãy “đàng hoàng” chứ đừng có… “léng phéng” với ai. Ý của tôi muốn khuyên N, là nếu đã quyết định việc gì, thì phải lo cho xong, đâu vào đấy!
Ðể trả lời cho sự “lo lắng” của chúng tôi, N cũng “tiếu lâm” và cho biết:
- Don’t worry, hí hí… kỳ này đã có T rồi thì không còn thời gian đâu để đi tìm… “của lạ”!
Mà quả thật là đúng như vậy, vì khi về lại bên đó thì N & T đã “quấn quít” với nhau rồi. Trong một email gửi chúng tôi, cho thấy N rất là happy và thích đùa giỡn nữa, nhất là N đã bắt chước lối hành văn theo kiểu “xin báo cáo sự việc như sau”, rồi N mở đầu: “Tôi tên là N xin được báo cáo cùng quý vị là kế hoạch A đã hoàn thành, còn kế hoạch B thì không cần xài tới nữa”…vv…vv… Lối viết này “y chang” như “phong cách” ngôn ngữ ở quê nhà (hay dùng trong giấy tờ hành chánh). Nhất là N còn kết thúc email bằng câu “kính chào đoàn kết và xây dựng” với chúng tôi, thì thiệt tình là… “không hiểu nổi”!?. Không biết “him” copy mấy cái idea này từ đâu để gửi cho chúng tôi. Tôi đoán, chắc là từ những giấy tờ bảo lãnh cho T. Ðiều này thực sự cũng làm chúng tôi ngạc nhiên, vì mới về lại Việt Nam có mấy ngày thôi, mà “him” đã “thấm nhuần” tư tưởng quê hương, để “nắm bắt” thật nhanh rồi… “đưa vào sử dụng”!!
- o O o -
Những ngày sau đám cưới, N và T đi Vịnh Hạ Long hưởng tuần trăng mật với nhiều kỷ niệm khó quên. Nhiều hình ảnh du lịch ở những thắng cảnh nổi tiếng ngoài miền Bắc được N kèm theo email và gởi đến chúng tôi để cùng chia xẻ. Từ Vịnh Hạ Long với cảnh hai người đứng trên ferry (phà) và những hòn núi bao bọc ở chung quanh trông rất là hùng vĩ. Ðến Hà Nội với chùa Trấn Quốc có tháp cao 10 tầng màu đỏ sậm, rồi cầu Thê Húc với mặt nước lặng yên, hững hờ không gợn sóng… Tấm hình nào cũng cho thấy hai bạn thật vui tươi và hạnh phúc bên nhau sau ngày hôn lễ.
Trở về Sài Gòn sau tuần trăng mật, hai bạn ấy tiếp tục những ngày hoa mộng bên nhau trước khi N trở về lại Úc. Họ níu kéo những ngày phép ngắn ngủi của N để được bên nhau yêu thương gắn bó. Họ thực thập đời sống vợ chồng son… thật là trọn vẹn. Ngày ngày quấn quít bên nhau, họ ngây ngất cho một hạnh phúc đến tận trời mây… tưởng chừng như sẽ không bao giờ kết thúc. Họ hy vọng ở ngày đoàn tụ sẽ bên nhau, để chung hưởng cuộc sống lứa đôi. Ðể cùng xây dựng tổ uyên ương ấm êm, mãi mãi cận kề nhau, không bao giờ ngăn cách nữa…
- o o o -
Nhưng hỡi ơi, thực tế lại phũ phàng, định mệnh lại quá khắt khe, để rồi những ngày hạnh phúc ấm êm kia sẽ không bao giờ trở lại với N và T sau lần chia tay ấy. Vì một tai nạn giao thông đã cướp đi sinh mạng của T xảy ra đúng một tháng 5 ngày, sau khi hai người đã thành gia thất. Một tuần lễ nằm hôn mê trong bệnh viện, hình như T muốn nấn ná lại thế gian này, muốn níu kéo những ngày hạnh phúc bên N mà T vừa có được. Trong lúc đó, thì bên nước Úc xa xôi, lòng N cũng xốn sang như “dầu sôi lửa bỏng”. Ðây cũng là một niềm hối hận lớn lao đối với N sau này, vì đã không bay về kịp lúc, để cận kề bên người yêu trong cơn thập tử. Trong những giờ phút tuyệt vọng đó, tất cả mọi người đều cầu nguyện cho T, hy vọng T sẽ mau chóng hồi phục. Ngoài N ra, thì ba mẹ của T cũng là những người thương yêu T nhiều nhất. Tất cả mọi người đều không muốn T ra đi trong khi tuổi đời còn quá trẻ. Hơn nữa hạnh phúc lứa đôi đang chờ đón để T cùng N xây dựng tương lai trong những ngày sắp tới. Trong nỗi đau thương tột cùng đó, mặc dù đang nằm yên bất động nhưng những dòng lệ của T đã trào dâng thay cho câu trả lời từ tiếng cầu xin của mẹ:
- “T ơi, con hãy ráng sống đi, nếu mẹ có chết được thay con, thì mẹ cũng vui lòng ra đi để con ở lại…”
Có phải chăng đây chính là nước-mắt-cuộc-đời của một kiếp người vốn được sinh ra, và bây giờ sắp sửa lìa đời để giã từ trần thế? Giã từ một cuộc đời màu hồng trước mặt, với thật nhiều hy vọng ở tương lai. Không những chỉ một mình T mà ngay cả Phạm Kiều T cũng thế. Hai cô bạn thân này đã cùng chịu chung một số phận không may, oan nghiệt, để cùng chết đi vì một tai nạn thương tâm khi tuổi đời vừa tròn 22 và 21. Cả hai đang chờ để được người yêu bảo lãnh ra đi với tương lai đầy hứa hẹn (T thì sang Úc, còn Phạm Kiều T thì sang Mỹ). Nhưng hỡi ơi, trời cao sao mà cay nghiệt quá, đã quá khắt khe biến giấc mộng đoàn tụ yêu thương thành nỗi đoạn trường cách ngăn đôi bờ giữa sinh-ly và tử-biệt…
- o O o -
Khi N về đến nơi thì xác thân của T đã được đặt nằm yên trong cỗ quan tài, nhưng đã có một lớp kính phủ bên trên để mọi người được nhìn T lần cuối. N đến gần, mà lòng cảm thấy đau đớn, xót xa đến tận cùng sâu thẳm. N nghẹn lời khi nhìn T với dòng máu khô còn đọng trên bờ môi và bên gò má. Gương mặt của T vẫn còn thoáng hiện nét ngây thơ như một đóa hồng vừa mới e lệ nở hoa, nhưng đã vội tả tơi vì phong ba vùi dập…
Thế là hết, N kêu thầm: “Tại sao mới đây có một tháng vui vẻ hạnh phúc đến trời mây, mà bây giờ lại đau buồn, mất mát, khổ đau đến cùng tận. Từ trên trời rơi xuống địa ngục trong vòng có một tháng mà thôi thì làm sao chịu nổi hở trời…”.
Và khi mọi người kéo N tránh ra để nắp quan tài đóng lại, thì cũng là lúc những dòng lệ của N tự động trào tuôn. N khóc nức nở, tức tưởi như một bé thơ, nấc lên từng cơn vì trong lòng chất chứa niềm đau thương vô bờ bến… Ðấy chính là giây phút sinh tử biệt ly, thiêng liêng của kẻ ra đi và người ở lại. Ðấy cũng chính là nước-mắt-cuộc-đời để tiễn biệt người yêu về miền miên viễn…
- o O o -
Ngày trở lại Australia tâm trạng của N cảm thấy chán nản não nề, tất cả mọi hy vọng cho một tương lai tốt đẹp cùng T, đều đã tan thành mây khói. Có còn chăng bây giờ, là những hình ảnh của T trong lễ thành hôn với nụ cười hân hoan của ngày vu qui xuất giá. Rồi cũng chính hình ảnh đó, một tháng sau đã trở nên hình hài vô tri trong quan tài giá lạnh. Càng nghĩ, lòng của N càng cảm thấy muôn vạn xót xa. Ðúng là vô thường không làm sao mà hiểu nổi. Những ngày đầu đi làm trở lại N đã khóc thầm trong lúc ngồi trên xe lửa, những dòng nước mắt tự động trào tuôn không làm sao mà kềm chế được. Ðã hơn sáu tháng qua đi, mà nỗi đau buồn của N vẫn không hề thuyên giảm. N tiếp tục cuộc sống cho “qua-ngày-đoạn-tháng”, để hy vọng thời gian dần trôi sẽ vơi đi niềm nhớ thương T luôn còn nguyên vẹn. N đã minh họa bức ảnh của T đứng tại cửa phòng chờ N đi làm về mỗi ngày, để hai người cùng tâm tình với nhau, mặc dù là trong tưởng tượng. Buổi cơm chiều nào N cũng thầm kêu T về để cùng ăn với N cho vơi đi niềm nhớ. Bất cứ chuyện vui buồn gì tối tối N cũng tâm sự trước tấm ảnh của T, để gọi là chia xẻ. N nguyện với lòng mình là sẽ “ở vậy” không quen biết với ai, ít nhất cũng vài ba năm, để chứng tỏ N trọn tình với T, là người vợ hiền… mà giờ đây không còn nữa. N biết rằng, trong tương lai sẽ không dễ tìm được người thay thế T, vì hình bóng của T đã khắc đậm trong tim… thì khó lòng mà phôi pha theo ngày tháng!?
Những ngày tiếp theo N đã trở lại thăm cô Hồng và lưu lại với gia đình cô một thời gian. Chính cô Hồng là người đã hỗ trợ cho N và T rất nhiều, có thể nói, là ngay từ những ngày đầu quen biết với nhau.
- o O o -
Lúc sau này N thường tâm sự, là không biết ông Trời có chuyện gì muốn nhắn nhủ với “him” không, mà sao đành mang T ra đi quá sớm!? Tại sao hai người vừa mới đến với nhau mà đã vội vã chia lìa? Tại sao định mệnh lại quá khắt khe? Ðây có phải là… cái-duyên-tan-họp hay không, hay chỉ là “nỗi oan nghiệt” trời “dành” riêng cho N mà không là người khác?!
Cũng nhờ có học thêm Phật pháp ở chùa, nên N hiểu được rằng trong cuộc đời này, mọi người rồi cũng đến hồi “mãn nghiệp” để ra đi. Nhưng trong trường hợp T… “mãn kiếp” trong tay của N, thì thật là lạ quá! Vì thời gian hai người ở bên nhau thật vô cùng ngắn ngủi, rồi lại chia tay. N lo sợ rồi đây không biết tương lai sẽ như thế nào, liệu có còn chuyện gì sẽ xảy ra (nữa không?) trong những ngày sắp tới?!
N thường tự hỏi và tự an ủi mình (khi dựa vào một lý luận rất đỗi lơ mơ) nhất là vào những khi buồn chán:
“Không lẽ con trai đến 31 tuổi là đến hồi…“vận xui” như người ta thường nói tới, và T đã đến để gánh lấy cái vận xui ấy. Rõ ràng nàng đã đánh đổi cuộc đời của nàng bằng… một-kiếp-người ngắn ngủi… Vì khi cuộc vui của hai người chưa tàn, thì định mệnh lại ngang trái… tách lìa nhau…??!”
Nước Mắt Cuộc Ðời Nước Mắt Cuộc Ðời - Thiên Minh