In reading, a lonely quiet concert is given to our minds; all our mental faculties will be present in this symphonic exaltation.

Stéphane Mallarmé

 
 
 
 
 
Tác giả: Sưu Tầm
Thể loại: Giáo Dục
Biên tập: Nguyen Thanh Binh
Upload bìa: Thanh Minh Le
Số chương: 28
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1150 / 16
Cập nhật: 2017-01-29 18:19:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Hội Bạch Hạc
àng Bạch Hạc, (nay thuộc tỉnh Phú Thọ) hàng năm mở hai kỳ hội Xuân, kỳ đầu từ mồng 3 đến hết mồng 5 tháng giêng, kỳ sau từ mồng 10 đến 13 tháng ba.
Bạch Hạc chính là Phong Châu, kinh đô nước Văn lang đời Hùng Vương.
Hùng Vương đô ở Châu Phong
Ấy nơi Bạch Hạc, hợp dòng Thao Giang.
Đặt tên là nước Văn Lang,
Chia mười lăm bộ bản chương cũng liền.
(Đại Nam quốc sử diễn ca)
Bạch Hạc nằm bên tả ngạn sông Lô, theo danh từ địa phương còn gọi là sông Thao, t rông sang thành phố Việt Trì. Muốn tới Bạch Hạc, du khách hoặc dùng xe lửa, đường hà Nội đi Lào Cai, đến ga Bạch Hạc, cách Hà Nội chừng bảy chục cây số, xe lửa sẽ ngừng nơi đây trước khi đi qua cầu sông lô để sang Việt Trì, hoặc du khách có thể đi theo đường bộ, quốc lộ số 2 đường hà Nội đi Tuyên Quang, Hà Giang, thẳng tới Bạch hạc, quốc lộ số 2 cũng đi qua cầu Việt Trì trên sông Lô như đường sắt.
Đình làng Bạch Hạc trông thẳng ra sông Lô, trên một khu đất cao vừa trang nghiêm vừa thanh tịnh. Nơi đây thờ Thổ Lệnh đại vương, một vị thiên tướng đã xuất hiện xuống đất Phong Châu vào đời nhà Đường. Thần tích ghi rằng về đời Đường khi Lý Thường Minh làm Thứ sử Giao Châu, một hôm nhàn du đến đây ngắm phong cảnh, nằm mộng thấy từ trên trời bay xuống hai thiên tướng.
Hai thiên tướng này là hai anh em ruột. Lý Thường Minh mời hai vị thi tài, ai hơn sẽ ở lại hưởng hương khói của dân làng Bạch Hạc. Đức Thổ lệnh đại vương là anh, bước một bước qua sông và một bước nữa thì lui về chỗ cũ. Ngài bước mạnh đến nỗi in hằn vết chân lên một tảng đá, nơi đây khi hàng năm trong kỳ hội tháng ba có cuộc đua thuyền, thuyền bắt đầu khởi hành.
Theo lời dân chúng, ở bên kia sông cũng có một vết chân như vậy, nhưng vì lâu năm bị đất phù sa che lấp đi. Tảng đá về mé sông Bạch Hạc, dân làng còn ghi được và cất giữ ở đình làng. Vết chân dài một thước, rộng năm tấc.
Em đức Thổ lệnh đại vương là đức Thạch Khanh đại vương được dân làng Thọ Sơn, huyện Hạc Trì tỉnh Phú Thọ thờ phụng. Do sự liên hệ huynh đệ giữa hai vị thần linh, dân hai làng Bạch Hạc và Thọ Sơn có tục giao hiếu với nhau trong những kỳ tế lễ hội hè của hai làng.
Hội Bạch Hạc với hai kỳ tháng giêng và tháng ba mỗi năm, nhiều cổ tục được nhắc lại, nhưng đáng chú ý nhất, ở đây có cuộc thi thuyền trên sông Lô và tục cướp cầu. Còn n hững tục khác như chơi cờ bỏi, tế lễ thì cũng không khác gì ở những ngày hội xuân, hội Thu khác miền Bắc.
Tục cướp cầu diễn ra trong thời kỳ hội mồng ba tháng giêng. Đây là một thú vui đặc biệt của dân làng và hàng năm, trong ngày hội, dân chúng các xã lân cận đã kéo nhau tới đây rất đông để xem và đôi khi cũng tham dự cuộc cướp cầu.
Mỗi năm dân làng cử một người may bộ cầu để tung cho dân làng cướp trong dịp hội. Được cử may bộ cầu là một điều vinh dự trong dân xã, thường là hương chức trong làng. Bộ cầu gồm một quả cầu mẹ và tám quả cầu con. Mỗi quả cầu gồm một nắm bông bọc trong vải ngũ sắc có thêu chỉ mầu sặc sỡ. Một sợi chỉ được đính vào quả cầu, một đầu chỉ buộc vào một ngành tre. Mỗi quả cầu đều có dải buông thõng, dải hoặc khâu bằng lụa màu, hoặc kết bằng chỉ sặc sỡ.
Sáng ngày mồng ba Tết, dân làng tới nhà vị Hương chức được chỉ định may cầu để rước bộ cầu ra đình. Đám rước long trọng có cụ Tiên chỉ trong làng cầm hương, các nam nữ thanh niên đi theo, có phường bát âm cử nhạc điểm theo tiếng chiêng trống rất oai nghiêm. Chín mẹ con quả cầu bầy trên long đình do bốn thanh niên khiêng. Rước tới đình, cả bộ cầu được kính cẩn đặt lên bàn thờ thay cho bộ cầu năm trước. Kế đó là lễ tế cầu. Tế cầu xong là cuộc tung cầu để dân làng và cả dân thiên hạ cùng chen nhau cướp. Cầu tung từng ba quả một, mỗi lần tung đều do một vị hương chức hoặc một vị bô lão đảm nhiệm.
Đầu tiên là ông Tiên Chỉ, thời Pháp thuộc khi không có ông Tiên Chỉ, do ông niên trưởng trong làng, - tung quả cầu Mẹ và hai quả cầu Con. Vị này trước hết phải đọc một bài văn chúc, đại khái ca tụng phong cảnh của làng, dân phong và nhất là sự linh thiêng của Đức Thành Hoàng đã che chở cho dân được thịnh vượng, làng xã được yên bình. Sau bài văn chúc ba cành tre được giơ cao theo nhịp trống thờ. Khi tiếng trống dứt, dân làng hò reo ầm ĩ. Dứt hồi hò reo, vị Tiên Chỉ lại đọc một bài văn chúc thứ hai cầu cho dân chúng trong xã gặp được mọi sự tốt lành. Tiếp theo bài văn chúc thứ hai lại là một hồi trống và một loạt hò reo ầm ĩ. Sau đó vị Tiên Chỉ hoặc niên trưởng tháo ba quả cầu buộc ở ngành tre ra, buộc lại với nhau làm một rồi tung lên để dân chúng xô nhau cướp. Bộ ba quả cầu không kịp rớt xuống đất đã có người đỡ, nhưng liền đó, người đỡ được ba quả cầu lại bị người khác chen đẩy giằng mất. Họ xô lấn nhau, họ chen chúc nhau, họ cười, họ gọi nhau ơi ới, người này ngã, người kia reo, cho đến khi một người nắm chặt được bộ cầu, sự ồ ạt mới ngừng.
Sáu quả cầu sau đó do hai vị chức sắc hoặc bô lão khác mỗi người tung ba quả, nhưng lần này, không còn hai bài văn chúc, chỉ có trống đánh nhịp và mọi người hò reo. Mọi người lại xô đẩy chen lấn nhau như lần thứ nhất. Họ tin rằng cướp được quả cầu sẽ gặp may mắn. Họ tranh nhau rất hăng hái, đàn ông, đàn bà, thanh niên nam nữ đều dự cuộc, không phân biệt người thân kẻ lạ, người gần kẻ xa, người sang kẻ hèn.
Cướp được cầu, dù một quả hay bộ ba quả, có thể đem về nhà làm kỷ niệm, hoặc để thờ tại đình. Thường thường dân làng Bạch Hạc, cướp được cầu, họ vẫn mang tới đình để thờ cho tới năm sau. Tục cướp cầu, tuy chỉ là một cổ tục cử hành hàng năm theo nghi thức cổ truyền, nhưng đây chính là một cổ tục đề cao tinh thần thượng võ, chứng tỏ người dân Việt Nam luôn luôn sẵn sàng bất khuất nó đã khiến dân tộc Việt Nam được tự chủ với bốn nghìn năm lịch sử.
Cuộc thi thuyền hàng năm làng Bạch hạc tổ chức vào ngày rã đám trong kỳ hội từ mồng Mười đến Mười Ba tháng ba, tổ chức ngay trên dòng sông Lô để dân xã và khách trẩy hội từ thập phương tới có thể đứng hai bên bờ sông dự xem.
Làng có bốn giáp: Bộ Đầu, Tiểu Hạc, Đông Nam và Thần Chúc. Mỗi giáp có một chiếc trải dài bằng gỗ chò, dài hơn hai chục thước, rộng chừng thước rưỡi, đóng bằng nguyên cả cây gỗ theo chiều dài. Chiếc trải có năm chục bơi chèo ở hai bên; đầu trải uốn thành rồng và đuôi trải cũng lượn khúc như đuôi rồng.
Để dự cuộc bơi trải các giáp đều kén những dân đinh khoẻ mạnh sung vào những tay bơi, mỗi giáp năm chục người cho chiếc trải, nhưng giáp nào cũng kén một số người dự khuyết. Ngoài những tay bơi, mỗi giáp còn phải kén ba người, ba người này thường là các bậc đàn anh trong giáp, một người đứng đầu thuyền cầm cờ hiệu, một người đứng giữa gõ một chiếc trống khẩu để giữ nhịp cho những tay chèo, và ở cuối thuyền, một người ngồi cầm lái. Mỗi bên mạn thuyền là hai mươi lăm tay chèo, đây là những tay trai lực lưỡng đã được hàng giáp lựa chọn, và đã có luyện tập cùng với ba vị đàn anh điều khiển chiếc trải. Trong lúc bơi, họ vừa chèo vừa hò reo.
Người đứng đầu thuyền cầm cờ hiệu, và đồng thời cầm trịch cho chiếc thuyền bơi. Người này trước hết phải luôn luôn đứng cho cân, tự giữ lấy thăng bằng, đừng vì mình mà thuyền thiên lệch, gây khó khăn cho các tay bơi. Đứng trên thuyền cho vững, mặc con thuyền lao đi vun vút trên mặt nước theo đà các tay chèo, trong khi đó lại phải cầm trịch cho chiếc trải, dùng cờ hiệu phất cho chiếc trải hoặc đi thẳng, hoặc tiến trái, hoặc tiến phải, hoặc vòng theo một độ nào để quay đầu trở lại, quả không phải là một việc dễ dàng. Chỉ cần một chút sơ ý có thể ngã lao xuống nước trong khi chiếc trải vẫn vun vút bơi đi.
Người cầm trống khẩu đứng giữa thuyền cũng phải giữ mình cho cân, cho khỏi ngã như người cầm trịch, và tiếng trống phải sao cho đều để khỏi lạc tay chèo những người đang bơi. Người cầm lái đứng ở cuối, cầm cả vận mệnh của chiếc trải trong tay, trải đi nhanh hay chậm là do nhiệm vụ người cầm lái. Phải giữ lái cho trải đi thẳng, phải lựa tránh những chiếc trải khác mà vẫn vượt lên đầu. Lại còn lúc quay, khi lượn, phải lựa cho thuyền theo lái. Với từng ấy khó khăn, người cầm lái lại phải đứng cho vững, cho cân trên cuối thuyền, nếu vô ý ngã xuống sông, chiếc trải không lái sẽ bơi ngang bơi ngửa... Người cầm lái phải luôn luôn để ý tới người cầm trịch, theo hiệu của người cầm trịch lái chiếc trải.
Năm chục tay chèo, đã ngồi xuống chiếc trải, phải chú ý hết đến việc bơi, tai phải nghe tiếng trống, tay phải bơi cho đều đều, đừng sai nhịp với bạn cùng bơi. Một tay chèo bơi sai nhịp, có thể gây rối loạn cho ba bốn tay chèo khác, có khi cho cả một mé chiếc trải. Thật là khó khăn! Do đó phải có sự luyện tập hàng tháng trước.
Lúc xuống bơi trải, các tay chèo đều mình trần trùng trục mỗi người chỉ vận một chiếc khố, mỗi bọn một mầu khố đều nhau, trông thật đẹp, nhất là khi, mỗi hàng đoàn họ dắt nhau xuống từng chiếc trải trước cuộc bơi, trông họ với thân hình nở nang, bắp tay rắn chắc, có thể ví họ như những bức tượng đồng lực sĩ.
Lúc cuộc thi bắt đầu, bốn chiếc trải xếp hàng đều nhau ở ngay trước cửa đình làng. thật là một cảnh nhộn nhịp cho người xem và cả cho người dự cuộc. Dân giáp nào cũng hồi hộp như chính những tay bơi. Trên chiếc trải, ngoài những tay chèo mình trần đóng khố, ba người đàn anh cầm trịch, đánh trống và giữ bánh lái, người nào cũng khăn áo đóng áo dài, thắt lưng đỏ buộc múi sang bên, trông có vẻ ung dung bình tĩnh và rất tự tin.
Các chiếc trải khởi hành ở trước cửa đình làng và bơi cho tới ngã ba sông nhánh chảy vào sông lô. Theo lời truyền tụng đây là dân làng diễn lại tích đức Thổ Lệnh đại vương, tiễn đức tản viên khi xưa, lúc đức Tản Viên tới thăm ngài ra về. Chiếc trải về tới đình trước nhất sẽ được giải thưởng và làm lễ đốt mừng bánh pháo.
Dân làng Bạch Hạc giải thích cuộc bơi trải căn cứ trên một sự tích huyền bí: Đức Thổ lệnh tiễn đưa đức tản viên, nhưng trên thực tế, dân ta cần luôn luôn tập luyện cho quen sông nước, và đã hơn một lần chúng ta thắng giặc trên mặt sông! Bạch Đằng Giang còn đó, Chương Dương độ còn kia, và cả trận sông Lô năm 1947, khi toàn dân kháng chiến đã khiến gần ba nghìn quân Pháp vong thân trôi theo dòng nước!
Gặp những năm dân làng làm ăn thịnh vượng, mùa màng được, nhân dịp hội tháng ba, dân làng tổ chức cờ người thay cho cờ bỏi, cờ người cũng chơi như cờ bỏi chỉ khác quân cờ thay vì những biển cờ có khắc chữ, là những nam nữ thanh niên mặc quần áo có thêu chữ mang tên những quân cờ, chữ thêu ở trước ngực và ở sau lưng người đóng quân cờ. Cũng có nơi, quân cờ mặc quần áo như thường, nhưng có thêm chiếc biển khắc hoặc viết chữ theo bộ cờ, như vậy mỗi nước đi, nếu quân cờ di chuyển phải mang theo chiếc biển của mình. Tại mỗi vị trí của bàn cờ đều có một chiếc ghế để quân cờ ngồi.
Tại những xã lớn thịnh đạt, những nam nữ đóng quân cờ còn mang theo khí giới, và khi quân bên nọ ăn quân bên kia, quân cờ ăn sẽ múa một thế võ như hạ quân cờ bị ăn, y như trong một màn hát bội. Trên đây là mấy cổ tục đặc biệt diễn ra hàng năm tại xã Bạch Hạc trong những ngày hội. Ngoài những cổ tục trên, hội còn nhiều trò vui khác như tổ tôm điếm, đáo đĩa v.v...
Những Lễ Hội Truyền Thống Việt Nam Những Lễ Hội Truyền Thống Việt Nam - Sưu Tầm