I've never known any trouble that an hour's reading didn't assuage.

Charles de Secondat, Baron de la Brède et de Montesquieu, Pensées Diverses

 
 
 
 
 
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 274 / 0
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
enjamin Franklin
Khi nhận công tác quản lý và lãnh đạo, bạn sẽ thường xuyên đối mặt với nhiều loại người lãng phí thời gian theo những cách khác nhau. Cựu Tổng thống Mỹ Benjamin Franklin từng nói: “Những thời gian đã bị đánh mất sẽ không bao giờ tìm lại được”. Còn nhà văn người Anh Charles Dickens cảnh báo: “Tính chần chừ và hay trì hoãn chính là kẻ đánh cắp thời gian”.
Có những người nhàn rỗi và chẳng chịu làm việc gì. Không phải là họ thất nghiệp, mà là họ cố tình lảng tránh công việc, tỏ ra mưu mẹo để từ chối làm việc. Có thể họ quá tự cao tự đại, cho rằng mình tài giỏi hơn người khác hoặc bản thân họ không xứng đáng phải làm những công việc mà người khác đang làm.
Cũng có những người tham công tiếc việc, lúc nào cũng cặm cụi vào công việc nhưng hiệu quả lại chẳng được bao nhiêu. Họ tỏ ra thiếu quyết đoán trong công việc, không xác định được đâu là việc quan trọng cần làm, đâu là những điều vụn vặt. Hơn thế nữa, những người này còn lo lắng và sốt sắng vì nhiều thứ không cần thiết cho công việc của họ.
Ngoài ra, những người lãng phí thời gian còn có một số đặc điểm “nổi bật” mà những nhà lãnh đạo trẻ nên phòng tránh:
* Không biết lên kế hoạch hoặc kỹ năng lên kế hoạch của họ rất tồi
* Không xác định được những nhiệm vụ cần ưu tiên hàng đầu
* Suốt ngày lo tham gia dự họp những cuộc họp…không có tác dụng
* Giao tiếp kém cỏi
* Không có khả năng để đưa ra quyết định
* Thiếu động cơ làm việc hoặc niềm đam mê cá nhân
* Thiếu sự rèn luyện ở bản thân
* Thường xuyên mắc sai sót trong công việc
* Hay chần chừ và trì hoãn
* Không chịu lắng nghe hoặc lờ đi lời chỉ dẫn của người khác
* Không có năng lực để phân công nhiệm vụ
Chính những đối tượng đánh mất thời gian ấy đang từng ngày từng giờ làm hại hệ thống làm việc của cả xã hội. Bạn sẽ không bao giờ là kẻ lãng phí thời gian nếu bạn biết cách phát triển, nâng cao năng lực, trình độ bản thân và giúp đỡ người khác. Nhiều khi, giúp đỡ người khác lại là giúp đỡ chính bản thân bạn.
Những nhà lãnh đạo biết cách hành động sẽ luôn biết tập trung nỗ lực, dành thời gian cho những điều mà họ ưu tiên. Tuy nhiên, sẽ có lúc sếp trẻ như bạn không biết làm thế nào để cân bằng tất cả những lĩnh vực trong cuộc sống xung quanh bạn. Liệu bạn có đồng ý với quan điểm rằng, được cái này thì phải mất cái kia? Tại sao lại phải như vậy nếu như bạn biết cách cân bằng tất cả?
Chẳng hạn như, bạn thức khuya làm việc, đi sớm về muộn để thăng tiến và để kiếm tiền mà tỏ ra lơ là bổn phận và nghĩa vụ với gia đình của bạn. Liệu những giá trị tiền bạc và thăng tiến trong sự nghiệp đáng để bạn so sánh với hạnh phúc gia đình? Nếu nhà lãnh đạo trẻ không biết cách cân bằng và sắp xếp những điều mà họ cần ưu tiên cho cuộc sống, như vậy bạn đã đi chệch hướng và lãng phí thời gian, cuộc sống của bạn.
Tham vọng đạt đến mức độ hoàn hảo của con người mãi mãi chỉ là… trí tưởng tượng. Nếu bạn quá mơ ước đạt đến độ hoàn hảo, thời gian dành cho cuộc sống của bạn sẽ chẳng bao giờ là đủ cả, bởi nỗi ám ảnh về sự hoàn hảo sẽ ngốn hết thời gian của bạn.
Đã bao giờ bạn nghĩ đến khái niệm 90%? Chẳng hạn như khi bạn còn là học sinh, bạn có thể tự hào và đáng được biểu dương khi bài kiểm tra của bạn đạt điểm 9.
Nếu như bạn chỉ chăm chú vào việc đạt điểm số cao hơn nữa, bạn sẽ quá lệ thuộc và tập trung vào những bài kiểm tra mà lơ là đi việc học hành và rèn luyện của bản thân. Bởi vậy, nhiều khi chấp nhận 90% thành công để tạm dừng lại, suy ngẫm nhằm có những giải pháp và sáng kiến ích lợi hơn cho việc học của bạn, điều này sẽ giúp bạn gặt hái những thành công lâu dài hơn.
Tương tự, bạn có thể nghĩ đến nguyên tắc 90% thành công trong một số lĩnh vực của cuộc sống quanh bạn. Nó cho phép bạn chiết ra một khoảng thời gian quý giá để tạm nghỉ ngơi, tận hưởng cuộc sống với người thân, gia đình, đồng thời có những suy nghĩ, tính toán thiết thực hơn và một cách lâu dài hơn.
Đừng để thời gian cuốn bạn vào những chiếc bẫy tham vọng kiếm tiền vô tận. Tiền bạc sẽ chẳng bao giờ là đủ với lòng tham của con người.
(còn nữa)
Theo Lãnh Đạo
Những bài học về thời gian (Phần 2) Những bài học về thời gian (Phần 2) - Cẩm Nang Nghề Nghiệp