A book is to me like a hat or coat - a very uncomfortable thing until the newness has been worn off.

Charles B. Fairbanks

 
 
 
 
 
Tác giả: Athur Hailey
Thể loại: Trinh Thám
Nguyên tác: “The Money Changers”
Dịch giả: Vũ Đình Phòng
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Lê Huy Vũ
Số chương: 58 - chưa đầy đủ
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 266 / 9
Cập nhật: 2020-06-28 13:34:23 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 15
hông ai biết được sự kiện gì đã mở đầu cho quá trình xuống dốc của tập đoàn công nghiệp siêu quốc gia SuNatCo. Có lẽ không có sự kiện nào hết. Cũng có thể là một loạt sự kiện tiếp nối nhau, hùa với nhau tạo nên sự mất thăng bằng, giống như những mảng tuyết lớn rơi xuống một bên mái, tích tụ dần lại và cuối cùng làm sụt mái ngôi nhà.
Trong những vụ phá sản của các doanh nghiệp lớn thông thường các dấu hiệu xuất hiện rời rạc, cách quãng nhau qua nhiều tuần, nhiều tháng trước Chỉ những nhà quan sát tinh mắt, kiểu như Lewis Dorsey mới biết tập hợp lại để đề ra một tiên đoán, báo hiệu cho một số người thân cận.
Tất nhiên các nhân vật lãnh đạo doanh nghiệp, trước hết là George Quartermain, người đã bán hầu hết các cổ phần đúng lúc giá trị chúng đạt đến đỉnh điểm, thông qua một chân gỗ, là những kẻ nắm biết tình hình trước tiên và đã có ngay kế hoạch rút chân ra. Các doanh nghiệp liên quan: nhà băng, hãng đầu tư, các quỹ tín dụng này khác, khi thấy giá cổ phần kia giảm xuống trên thị trường chứng khoán lại lầm tưởng do một số người vừa thiếu thông tin vừa nhát gan bán ra, nên vẫn bình chân như vại.
Tất nhiên luật pháp liên bang Hoa Kỳ nghiêm cấm những người lãnh đạo không được đầu cơ cổ phần doanh nghiệp của họ, nhưng trên thực tế, luật pháp đó không có hiệu lực vì luôn luôn bị vi phạm bằng các kiểu mánh khoé. Thỉnh thoảng lắm người ta mới điều tra được các mánh khoé đó của một số ngươi và họ bị toà án xét xử, nhưng hình phạt quá nhẹ chỉ như gãi ngứa nên chẳng có tác dụng là bao.
Hãng thông tấn Liên hiệp Associated Press là cơ quan báo chí đầu tiên đưa ra những tin tức về các khó khăn của tập đoàn SuNatCo. Bản tin đó được đăng trong một số báo buổi chiều, chính là số báo Roscoe Heyward mua lúc rời khỏi khách sạn Columbia Hilton.
Sáng hôm sau báo chí bắt đầu công bố một số tin tức chi tiết. Và những bài báo trình bày vấn đề đầy đủ hơn được đăng trên các báo ra buổi sáng, trước hết là nhật báo Wall Street Journal.
Tuy nhiên các sự kiện được đưa ra còn phần nào mơ hồ, và nhiều người chưa tin rằng một doanh nghiệp quy mô lớn như vậy, lại có thể gặp phải khó khăn nào đó. Nhưng điều nghi hoặc trên nhanh chóng được khẳng định. Mười giờ sáng, người ta không sao xác định được giá cổ phiếu của tập đoàn SuNatCo lúc mở thị trường chứng khoán New York. Các nhà hối đoái giải thích tình trạng này bằng thứ ngôn ngữ thông thường: mất cân đối giữa cung và cầu. Có nghĩa bảng giá cổ phiếu của SuNatCo có nhiều đơn xin bán đến mức không làm sao xác định được trị giá của những cổ phần đó. Chỉ xác định được giá khi cân đối số bán ra và số mua vào. Ở đây chỉ có người bán mà không có người mua. Trong khi vẫn chưa có ai xin mua thì số cổ phiếu xin bán đã lên đến con số năm mươi hai ngàn vào lúc mười một giờ. Giá cổ phiếu SuNatCo được tạm xác định là mười chín, trong khi mới cách đây một tháng giá đó là bốn mươi tám rưỡi. Lúc chuông báo đóng cửa thị trường chứng khoán New York ngày hôm đó, giá cổ phiếu SuNatCo tụt xuống chỉ còn mười.
Các nhân viên hối đoái của thị trường chứng khoán New York chắc hôm sau sẽ thôi không tính giá cổ phần của tập đoàn này nữa, nhưng Ủy ban kiểm tra hoạt động thị trường chứng khoán ra thông báo đình chỉ việc mua bán cổ phần của tập đoàn này, đợi họ tiến hành cuộc điều tra.
Tiếp đó là mười lăm ngày lo âu hồi hộp của những người vẫn còn giữ trong tay các cổ phần của tập đoàn SuNatCo, cũng như của các chủ nợ của nó.
Tổng cộng số nợ này lên đến năm tỷ đô la. Các quan chức và nhân viên Ngân hàng Thương mại số Một Hoa Kỳ cũng nằm trong số những người này. Họ rất hồi hộp chờ đợi kết quả điều tra. Trái với điều Alex Vandervoort và Jerome Patterton hy vọng, tập đoàn SuNatCo không cầm cự được lấy vài tháng. Điều này khiến hai người lo việc chuyển các cổ phần của SuNatCo bị huỷ bỏ, có thể do quyết định của Ủy ban Kiểm tra hoạt động thị trường chứng khoán, gọi tắt là S.E.C. Có thể do đơn kiện nhà băng ra toà của những người mua cổ phần, với lý do ban lãnh đạo nhà băng biết tình hình tồi tệ của tập đoàn SuNatCo, nhưng giấu kín không chịu tiết lộ trước khi họ bán xong các cổ phần của SuNatCo nhà băng có trong tay. Và Toà án có thể khởi tố vụ án "Ngân hàng Thương mại số Một Hoa Kỳ đã lừa dối công chúng”. Nhà băng còn phải tính đến một khả năng hoàn toàn có thể xảy ra, đó là khoản tín dụng năm mươi triệu cho SuNatCo sẽ bị mất trắng. Trong trường hợp đó, đây là lần đầu tiên từ khi thành lập, hoạt động của họ bị thâm hụt và thậm chí không có tiền trả lãi cho các cổ đông! Tình trạng này chưa hề có bao giờ.
Alex đã tiên đoán, khi báo chí đã đổ xô vào sự kiện này, các phóng viên sẽ tiến hành điều tra và sẽ không chậm trễ công bố rằng, Ngân hàng Thương mại số Một Hoa Kỳ có liên quan trong vụ phá sản của tập đoàn SuNatCo. Về điều này ông cũng lại đoán trúng. Noi gương hai phóng viên của báo Washington Post đã khởi xướng vụ Watergate, các đồng nghiệp của họ liền lao vào đào bới vụ này và không phải họ không tìm thấy gì. Chỉ trong vài ngày họ đã tiếp cận được với một số người trong các quan chức của tập đoàn SuNatCo cùng nhiều người bên ngoài tập đoàn, tìm thấy những thủ đoạn ma mãnh lừa bịp của George Quartermain, cách tạo nên các bản tổng kết kinh doanh bịa đặt nhằm đưa ra những con số hoàn toàn bịp bợm. Trong số những điều các phóng viên nhà báo khám phá ra, có cả vụ nhà băng Thương mại số Một Hoa Kỳ là chủ nợ khoản tín dụng năm mươi triệu đô la cho SuNatCo vay.
Ngay khi hãng thông tấn báo chí chuyên viết về tài chính Dow Jones, công bố mối liên quan giữa Ngân hàng Thương mại số Một Hoa Kỳ với tập đoàn SuNatCo, trưởng phòng đối ngoại Dick French đã yêu cầu phải được tổ chức họp báo. Quyền Tổng giám đốc Jerome Patterton lập tức triệu tập. Cùng ngồi dự cuộc họp báo dưới sự chủ trì của Patterton chỉ có Roscoe Heyward, Alex Vandervoort và Dick French to béo, cắn chặt điếu xì gà đã tắt trên môi, y như mọi khi.
Cả bốn người đều mang bộ mặt đưa đám. Jerome Patterton thì sầu não, uất hận, vốn là nét mặt ông ta trong thời gian gần đây. Roscoe Heyward thì căng thẳng thần kinh đến tột độ. Alex Vandervoort thì cố không để lộ nỗi tức giận là bị rơi vào một thảm hoạ mà ông đã tiên đoán, và đã cố ngăn chặn nhà băng nhưng không được. Dick French nói:
- Trong một tiếng đồng hồ nữa, bọn nhà báo sẽ bấu chặt tôi, không chịu buông, buộc tôi phải đưa ra những chi tiết trong vụ dính líu của chúng ta với SuNatCo. Tôi muốn các vị cho biết thái độ chúng ta thế nào và tôi sẽ phải trả lời họ ra sao.
Patterton nói:
- Có nhất thiết cứ phải trả lời không?
- Không nhất thiết, - Dick French nói. - Nhưng như thế khác nào mổ bụng tự sát kiểu như harakiri của người Nhật.
- Chỉ dừng lại ở chuyện Sunatco nợ ta năm chục triệu không được sao? - Heyward gợi ý.
- Không được, bởi họ không phải những đứa con nít hát đồng ca ở nhà thờ, mà là những phóng viên dầy dạn kinh nghiệm và am hiểu về lĩnh vực tài chính ngân hàng. Tôi thấy trước nếu ta trả lời xong câu hỏi kia thì câu hỏi tiếp theo của họ sẽ là: tại sao chúng ta dám đem tiền gửi của khách hàng, cho vay một khoản lớn như vậy, mà chỉ cho một đối tượng vay.
Heyward cãi:
- Không phải một đối tượng vay. Số tiền chúng ta cho vay là cho SuNatCo cùng năm doanh nghiệp thành viên của tập đoàn họ.
- Nếu tôi trả lời như thế thì trước tiên bản thân tôi phải tin vào điều đó đã. - French nói và rút điếu xì gà đã tắt ra đặt vào gạt tàn, rồi lấy sổ tay ra ghi.
- Vậy ông cho tôi những chi tiết, để tôi còn có mà chứng minh điều đó với các nhà báo. Chúng ta không thể phản ứng với họ như kiểu phản ứng khi bị họ nhổ từng cái răng của ta.
- Trước tiên, - Heyward nói. - tôi thấy cần nhắc ông rằng tập đoàn SuNatCo không phải chỉ nợ chúng ta mà còn nợ nhiều nhà băng khác. Ít nhất thì cũng ba nhà băng lớn: Ngân hàng quốc gia số Một, Ngân hàng Hoa Kỳ và Ngân hàng Chase Manhattan.
- Đúng là như thế, - Alex nói. - nhưng đấy là những tập đoàn ngân hàng. Số tiền bị mất họ chia đều cho các nhà băng thành viên, cho nên không ảnh hưởng gì mấy đối với họ. Cho đến nay, theo như chúng ta biết thì đơn vị bị mất nhiều nhất chính là nhà băng chúng ta.
Alex thấy không cần nhắc lại chuyện ông đã cảnh giác các thành viên của ban lãnh đạo nhà băng về nguy cơ cho SuNatCo vay tiền, tuy nhiên giọng ông nói không tránh được nỗi cay đắng.
Cuối cùng cả bốn người thống nhất là trong cuộc họp báo, họ thừa nhận Ngân hàng Thương mại số Một Hoa Kỳ dính nặng với tập đoàn SuNatCo và lúc này đang rất lo lắng. Phần cuối bản phát biểu sẽ là hy vọng tập đoàn Sunatco được hồi phục dưới sự lãnh đạo của một tập thể khác, để khỏi thiệt hại lớn cho những doanh nghiệp cho tập đoàn đó vay mà chưa đòi được.
Cả ba người đều thống nhất giao cho Dich French tuỳ cơ ứng biến, trả lời cách nào ông ta cho là có lợi nhất. Còn lời kết luận thì đại khái như sau:
"Xin các nhà báo gặp riêng rẽ từng người trong chúng tôi nếu muốn hiểu kỹ thêm các chi tiết. Để tránh những sự hiểu lầm và xuyên tạc, xin hãy gặp tôi." Ngay hôm đó Alex bắt tay vào việc thảo kế hoạch khẩn cấp để đối phó với những tình hình phức tạp mà ông tiên đoán có thể xảy ra.
o O o
- Tình trạng một nhà băng lao đao cuốn hút sự chú ý của đông đảo công chúng, là tình trạng có gì đó sầu thảm. - Edwina d’Orsey nói trong lúc lật xem các báo chí quăng quật khắp trong phòng giấy của Alex Vandervoort.
Hôm nay là Thứ năm, sau cuộc họp báo của Dich French một ngày. Báo địa phương Times Register đăng bài với dòng tít lớn:
NHÀ BĂNG ĐỊA PHƯƠNG CÓ NGUY CƠ THIỆT HẠI LỚN DO SUNATCO PHÁ SẢN.
Báo New York Times dè dặt hơn:
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Số 1 HOA KỲ VẪN VỮNG BẤT CHẤP NHIỀU KHÓ KHĂN NAN GIẢI.
Các đài truyền hình trong những bản tin đều có bàn đến sự kiện lớn lao này. Trong những bản tin đó, người ta vội vã công bố lời khẳng định của Quỹ Dự Trữ Liên bang Hoa Kỳ là Ngân hàng Thương mại số Một vẫn yên ổn và các khách hàng của nó không việc gì phải hoang mang.
Tuy nhiên Ủy ban Kiểm tra tài chính của chính phủ vẫn cử phái viên đến bí mật nằm ở nhà băng để hỗ trợ. Đây là lần đầu tiên chính quyền nhà nước trực tiếp can thiệp vào hoạt động của nhà băng này.
Alex Vandervoort đã triệu tập cuộc họp của Ủy ban Phương hướng vào giữa trưa. Tham dự có các trưởng phòng phụ trách hoạt động của các chi nhánh, bởi điều đáng lo ngại nhất hiện nay là khách hàng mất lòng tin đối với nhà băng. Ngay đầu cuộc họp, Tom Straughan đã thông báo rằng chiều hôm qua và sáng hôm nay, số tiền khách hàng rút ra tăng cao hơn hẳn mọi khi, trong khi số tiền gửi vào thì quá ít. Tuy nhiên chưa thấy có hiện tượng hoang mang lan rộng trong khách hàng. Để đề phòng, Tom Straughan đã yêu cầu tất cả tám mươi tư chi nhánh cửa nhà băng ở khắp nơi, hễ thấy hiện tượng gì lạ là báo ngay về trung tâm.
Sau khi thông báo tình hình, Alex kết thúc cuộc họp, nói:
- Hôm nay hãy tạm thế. Ngày mai mời các vị lại đến nghe phổ biến tình hình mới, cũng vào đúng mười hai giờ trưa như hôm nay.
Nhưng chưa kịp đợi đến mười hai giờ trưa, mới sáng hôm sau, Thứ sáu, vào mười giờ mười lăm phút, Fergus Gatwick, giám đốc chi nhánh Ngân hàng Thương mại số Một tại thị trấn Tylersville, cách trụ sở trung tâm khoảng ba mươi lăm cây số đã điện về Toà Tháp, xin báo cáo trực tiếp với Alex.
- Có chuyện gì vậy? - Alex hỏi.
- Xin báo cáo phó tổng giám đốc là sáng nay khách hàng nườm nượp kéo đến. Hiện giờ cả gian sảnh của chi nhánh đã đông nghịt. Trên một trăm khách hàng đứng xếp hàng, tay giơ cao sổ tiết kiệm và cuốn séc. Họ đòi rút hết tiền, không để lại một đô la nào hết.
Gatwick cố lấy giọng điềm tĩnh, nhưng Alex thấy rõ ông ta rất lo. Bản thân Alex cũng lạnh xương sống. Chuyện khách hàng nhao nhao đến quầy đòi rút tiền là ác mộng đối với mọi nhà băng. Tình trạng này đã là mối lo âu của các quan chức Ngân hàng Thương mại số Một Hoa Kỳ trong những ngày gần đây. Alex ra những chỉ thị nghiêm ngặt cho Garwick:
- Trước hết ông bảo tất cả nhân viên của chi nhánh phải giữ thái độ bình tĩnh, tươi vui, coi như không có chuyện gì đặc biệt. Coi như hôm nay khách đông hơn hôm khác. Vậy thôi. Hai là ai xin rút, lập tức vui vẻ trả họ hết, không được vặn hỏi hoặc giải thích gì. Bởi gửi vào, rút ra là quyền của khách hàng, nhà băng có bổn phận phải thoả mãn đầy đủ. Không được mang bộ mặt lo âu hay khó chịu. Phải giữ thái độ ân cần, vui tươi.
- Thưa Phó tổng giám đốc, làm như thế rất khó, nhưng tôi xin cố gắng.
- Cố gắng đến mức cao nhất, thậm chí vượt cả mức cao nhất. Lúc này số phận nhà băng nằm trong tay các bạn.
- Tôi hiểu.
- Chúng tôi sẽ hỗ trợ ngay lập tức. Hiện trong quỹ của chi nhánh còn bao nhiêu tiền mặt?
- Khoảng một trăm năm mươi ngàn đô la. Với mức độ chi trả tiền hiện nay, chúng tôi chỉ cầm cự được khoảng một tiếng đồng hồ nữa thôi.
- Chúng tôi sẽ mang tiền mặt đến. Trong khi chờ đợi ông hãy lấy toàn bộ tiền trong quỹ ra, chồng lên mặt các quầy giao dịch để khách hàng nhìn thấy. Sau đó trò chuyện thăm hỏi họ. Trấn an cho họ, để họ tin rằng nhà băng chúng ta đang rất mạnh, rất vững chãi, tin tức trên báo chí chỉ là những phỏng đoán không đúng sự thật. Nói với khách hàng rằng họ muốn rút bao nhiêu tiền cũng sẽ được thoả mãn đầy đủ.
Gác máy xong Alex nhấc một máy khác, gọi cho Tom Straughan.
- Straughan đấy phải không? Thị trấn Tylersville đang nguy cấp. Chi nhánh chúng ta ở đó cần gấp tiền mặt. Anh hãy thi hành lệnh báo động số một.
Nhà Băng Nhà Băng - Athur Hailey Nhà Băng