Nghịch cảnh là thước đo giá trị của một con người. Tôi trở nên mạnh mẽ hơn sau những khủng hoảng trong cuộc sống.

Lou Holtz

 
 
 
 
 
Tác giả: Bernhard Schlink
Thể loại: Tiểu Thuyết
Upload bìa: Thai Nguyen
Số chương: 9 - chưa đầy đủ
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 4806 / 266
Cập nhật: 2016-06-03 16:16:52 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
P3 - Chương 20.21. -
0.
Phiên tòa diễn ra ở thành phố khác, nếu đi ô tô mất gần một tiếng. Bình thường thì tôi cũng chẳng có việc gì ở đó cả. Một sinh viên khác đi xe, cậu ta lớn lên ở đó và thạo thung thổ.
Hôm đó là thứ Năm. Phiên tòa đã khai mạc hôm thứ Hai. Ba ngày đầu xét đơn của các luật sư xin thay người tiến hành tố tụng. Chúng tôi là nhóm thứ tư, đến dự buổi thẩm vấn nhân thân của các bị cáo, đó mới chính là buổi xử án đầu tiên.
Chúng tôi đi dọc phố Bergstrasse dưới hàng cây ăn quả đang đâm hoa. Mọi người đang vui vẻ và hưng phấn; rốt cuộc đã lến lúc đem ra thử thách những gì mà chúng tôi đã chuẩn bị. Chúng tôi thấy mình không chỉ là khan giả, thính giả và người ghi biên bản. Quan sát, lắng nghe và ghi chép là đóng góp của chúng tôi vào công tác khảo cứu.
Tòa án là một ngôi nhà xây cuối thế kỷ, nhưng không có vẻ hoàng tráng và u ám như các nhà tòa án thời bấy giờ. Phiên tòa đại hình ở trong một phòng lớn, phía trái là dãy cửa sổ lớn lắp kính mờ không nhìn ra ngoài được nhưng để nhiều ánh sáng lọt vào. Các công tố viên ngồi như những bóng đen trước cửa sổ vào những ngày xuân và hè sáng sủa. Hội đồng xét xử gồm ba thẩm phán trong áo choàng đen và sáu bồi thẩm ngồi ở trước bức tường đầu phòng, bên phải là ghế băng cho các bị cáo và luật sư, do nhiều bàn ghế nên được mở rộng ra đến giữa phòng, trước khu hàng ghế khan giả. Một số bị cáo và luật sư ngồi quay lưng lại phía cử tọa. Hanna ngồi quay lưng lại phía chúng tôi. Khi tòa gọi, cô đừng dậy tiến lên phía trước thì tôi mới nhận ra cô. Tất nhiên là tôi nhận ngay ra tên cô: Hanna Schmitz. Sau đó tôi cũng nhận ra hình dáng cô, tóc buộc thành búi trông lạ lẫm, nhận ra gáy cô, bản lưng rộng và cánh tay mập mạp. Cô đứng thẳng và nghiêm, để xuôi hai tay thoải mái. Cô mặc áo dài xám ngắn tay. Tôi nhận ra cô, nhưng tôi không có xúc cảm gì. Không hề có xúc cảm gì.
Vâng, tôi muốn đứng. Vâng, tôi sinh ngày 21 tháng Mười 1922 ở Hermannstadt và năm nay 43 tuổi. Vâng, ở Berlin thôi làm việc cho Siemens và mùa thu năm 1943 gia nhập quân SS.
“Bà tình nguyện gia nhập SS?”
“Vâng.”
“Tại sao?”
Hanna không trả lời.
“có phải bà gia nhập SS, mặc dù ở Siemens bà được mời làm tổ trưởng sản xuất?’
Luật sư của Hanna bật dậy:" Tại sao lại dùng từ i###mặc dù? Tại sao lại gán cho một người phụ nữ là nên thích làm tổ trưởng sản xuất hơn là gia nhập SS? Không có lý do gì biện hộ cho việc đem quyết định của thân chủ tôi ra chất vấn như vậy.”
Anh ta ngồi xuống. Anh là luật sư trẻ duy nhất, nhưng người kia lớn tuổi, một số là phần tử Nazi cũ như sẽ chóng lộ ra sau này. Luật sư của Hanna tránh dùng giọng điệu và luận cứ của họ. Nhưng sự năng nổ hấp tấp của anh lại có hại cho Hanna không khác gì những lời lẽ sặc mùi quốc xã của các đồng nghiệp làm hại thân chủ của họ. Anh đã thành công khi làm thẩm phán lúng túng và thôi bám tiếp vào câu hỏi tai sao Hanna gia nhập SS, nhưng ấn tượng rằng Hanna làm việc đó có suy nghĩ và không bị ép buộc vẫn vương lại. Tuy một thành viên của hội đồng xét xử hỏi Hanna biết gì về công việc trong SS, và Hanna trả lời rằng SS tìm người làm công tác canh gác ở Siemens và ở các xí nghiệp khác, cô đã xin làm việc ở đó và được nhận vào làm, nhưng ấn tượng xấu hoàn toàn không được cải thiện chút nào.
Hanna khẳng định nhát gừng lời quan tòa, rằng cô được điều động tới Auschwitz cho đến mùa xuân 1944, và cho đến mùa đông 1944/1945 ở một trại nhỏ gần Krakov, cô cùng các tù nhân đi về phía Tây và cũng đến nơi được,gần cuối chiến tranh cô ở Kassel rồi vài lần chuyển nhà đây đó. Tám năm liền cô sống ở thành phố quê tôi, là quãng thời gian dài nhất cô trụ lại một nơi.
“Chuyển nhà nhiều lần phải chăng là lý do nghi vẫn có nguy cơ trốn?” Luật sư không giấu giếm giọng mỉa mai:” Thân chủ của tôi mỗi lần chuyển đến nơi ở đều đăng ký tại cảnh sát. Chẳng có lý do gì để nghi trốn, chẳng có gì để gây khó khăn điều tra. Thẩm phán giữ lệnh bắt giam chẳng lẽ không thể chịu được cảnh để thân chủ của tôi được tại ngoại, vì cáo trạng trầm trọng và tác động lớn đến xã hội? Đó là, kính thưa tòa, một lý do bắt người của bọn Nazi, lý do ấy do bọn Nazi đưa ra và lại được xóa bỏ sau thời Nazi. Lý do ấy nay không còn nữa.” Luật sư phát biểu với giọng nhẹ nhàng cay nghiệt mà người ta vẫn dùng để tiết lộ một sự thật kỳ thú.
Tôi giật mình. Tôi nhận ra cảm giác của mình rằng Hanna bị tù là dĩ nhiên và xứng đáng. Không vì lời cáo trạng, không vì mức độ trầm trọng hay độ nghi vấn cao – lúc đó tôi chưa hề biết gì. Mà vì ở trong tù thì cô sẽ ra khỏi thế giới của tôi, ra khỏi cuộc đời tôi. Tôi muốn cô ở thật xa tôi, ngoài tầm với, để cô chỉ còn là một kỷ niệm nữa mà thôi, như cô mấy năm cuối đã từng như vậy đối với tôi. Nếu như luật sư thành công, tôi sẽ phải chuẩn bị tinh thần gặp cô, và tôi sẽ phải xác định rõ, liệu có muốn và nên gặp cô ra sao. Và tôi không thấy lý do gì khiến anh ta không thành công. Nếu Hanna cho đến nay chưa tìm cách trốn thì tại sao bây giờ lại thử trốn được? Cô có thể cản trở điều tra ở đâu? Các nguyên nhân khác để giữ trong tù hồi đó chưa có.
Lại một lần nữa quan tòa tỏ vẻ lúng túng, và tôi bắt đầu ngộ ra đó là mẹo của ông. Cứ mỗi khi nhận thấy một lời phát biểu mang tính cản trở hay khiêu khích, ông lại hạ kính xuống, bối rối ngó kỹ mặt người phát biểu với cặp mắt cận thị, nhăn trán và một là phớt lờ câu phát biểu ấy, hai là ông bắt đầu vào câu “ À, ông nói thế nghĩa là” hay “ Ông định nói là” rồi lặp lại lời phát biểu bằng một giọng điệu không để ai phải nghi ngờ rằng ông chẳng muốn để tâm đến nó, cũng như đừng có hoài công vô ích thúc ép ông
“ À,ông nói như vậy nghĩa là thẩm phán ban lệnh bắt giam đã đánh giá sai việc bị cáo không trả lời thư, không tuân thủ trát mời, không trình diện tại cảnh sát, tại sở công tố và tại thẩm phán? Ông định đệ đơn xin bãi lệnh bắt giam chứ gì?”
Luật sư đệ đơn, và tòa án bác đơn.
21.
Tôi không bỏ một ngày xử án nào. Các sinh viên khác ngạc nhiên. Giáo sư thì vui mừng vì có một người nắm được thông tin để truyền lại cho nhóm sau những gì nhóm trước tai nghe mắt thấy.
Chỉ có một lần Hanna nhìn vào khan giả và về phía tôi. Còn thì trong tất cả các ngày xử án cô chỉ nhìn về phía ghế băng khi được một nữ cảnh sát dẫn vào và ngồi xuống. Trông có vẻ ngạo mạn, và cũng có vẻ ngạo mạn khi cô không nói chuyện với các bị cáo khác và hầu như cũng chẳng nói chuyện với luật sư của mình. Các bị cáo khác cũng ít chuyện trò với nhau hơn, khi phiên xử ngày càng kéo dài. Họ đừng với người nhà và bạn bè trong giờ giải lao, vẫy tay gọi mỗi sáng khi nhìn vào khan giả. Hanna ngồi tại chỗ trong giờ nghỉ.
Và tôi thấy cô từ phía sau. Tôi thấy đầu, gáy và đôi vai cô. Tôi đọc ý nghĩ qua đầu, gáy và đôi vai cô. Nếu nói đến cô, cô ngẩng đầu thật cao. Khi cảm thấy mình bị đối xử bất công, vu khống, tấn công và cố tìm lời đáp lại thì vai cô vươn ra trước, gáy vồng lên làm lộ rõ những làn cơ Những phản ứng của cô thường là thất bại, và vai cô cũng thường xuôi xuống. Không bao giờ cô nhún vai, không bao giờ lắc đầu. Cô quá tập trung tình thần nên không thể vo tình nhún vai hay lắc đầu. Cô cùng không cho phép mình nghiêng đầu, gục đầu hay chống đầu lên tay. Cô ngồi đó như khối băng. Ngồi như thế chắc mỏi lắm.
Thỉnh thoảng vài sợi tóc tuột ra khỏi búi, xoăn lại, thả xuống gáy và bị gió thổi cọ đi cọ lại trên gáy. Thỉnh thoảng Hanna mặc áo dài khoét cổ đủ rộng để lộ ra vết chàm trên vai trái. Lúc đó tôi nhớ đã từng thổi bay tóc khỏi gáy cô, đã từng hôn lên ga này và vết chàm này. Nhưng hồi ức chỉ là một nhận thức. Tôi không có cảm xúc nào cả.
Trong phiên xử kéo dài hàng tuần lễ, tôi không cảm thấy gì, cảm giác của tôi như bị đánh thuốc tê. Vài lần tôi kích động bằng cách tưởng tượng ra Hanna trong những tội danh người ta buộc cho cô một cách rõ rệt như tôi có thể. Cũng như Hanna trong kỷ niệm trào lên trong tôi khi thấy lọ tóc trên gáy và vết chàm của cô. Tựa như khi cấu vào cánh tay bị tiêm thuốc tê đã mất cảm giác. Cánh tay không biết là bị ngón tay cấu, còn ngón tay biết là vừa cấu vào cánh tay, và bộ não thoạt tiên không phân biệt đưuọc hai quá trình đó. Nhưng liền đó nó phân biệt chính xác được ngay. Có thể cấu mạnh đến nỗi để lại trên cánh tay một vệt trắng bệch. Nhưng máu lại chảy, và vết cấu lại có màu. Nhưng không vì thế mà cảm giác đã có lại.
Ai đã cho tôi miõ thuốc tê? Tự tội vì nếu không có thuốc tê thì tôi không chịu đựng nổi? thuốc tê không chỉ có tác dụng trong tòa án và không chỉ gây hậu quả để tôi coi tôi là một người khác, người ấy đã yêu và thèm khát Hanna, người ấy tôi rất biết, nhưng đó không phải là tôi. Kể cả trong các việc khác, tôi vẫn đừng cạnh tôi, quan sát tôi, thấy tôi ở trường, ở cạnh bố mẹ và anh chị em, ở cạnh bạn bè, nhưng trong thâm tâm tôi không hề tham dự.
Một thời gian sau, tôi cho rằng có thẻ thấy ở các bạn khác cũng tồn tại cảm giác tê liệt như vậy. không kể đến các luật sư, vốn là những người trong toàn bộ phiên tòa luôn luôn đao to búa lớn, gây gổ hiếu thắng, tỉ mẩn mổ xẻ hay cũng tàn nhẫn vô liêm sỉ, tùy theo tính khí cá nhân và chính trị. Tuy phiên tòa làm họ kiệt sức, chiều muộn họ mệt mỏi hay cũng có khi to mồm hơn, nhưng qua ngày hôm sau họ lại nạ đủ lực để gào thét như sáng sớm hôm trước. Các công tố viên cố giữ cân bằng và thể hiện từ ngày nọ qua ngày kìa sự năng nổ hệt như thế. Song họ không thành công, ban đầu vì những sự kiện và kết quả xử làm họ thất kinh, về sau vì sự tê liệt bắt đầu có tác dụng. Nó có tác dụng mạnh nhất đố với các thẩm phán và bồi thẩm. Trong mấy tuần đầu của phiên tòa, những sự việc khủng khiếp được trnfh bày lúc thì đẫm nước mắt, lúc thì với giọng nghẹn ngào, lúc thì hoảng sợ và thảng thốt, làm cho họ xúc động ra mặt hay phải cố gắng trấn tĩnh. Về sau các khuôn mặt trở lại bình thường, họ lại có thể mỉm cười thì thầm với nhau môt nhận xét nào đó, hay cũng tỏ ra chút sốt ruột khi nhân chứng nhầm lẫn vặt vãnh. Khi nói đến một chuyến đi sang Israel để lấy lời kể của một nhân chứng, ai nấy vui vẻ nghĩ đễn chuyến du lịch. Chỉ có các sinh viên khác là lúc nào cũng luôn bị sốc. mỗi tuần họ chỉ ra tòa có một lần, và lần nào cũng lại tái diễn nỗi kinh hoàng ập vào khung cảnh thường nhật. Còn tôi, do ngày nào cũng có mặt nên tôi quan sát phản ứng của họ từ xa.
Như một tù nhân ở trại tập trung quen sống sót qua từng tháng một và ghi nhậ nỗi kinh hoàng của những người mới đén một cách vô cảm, ghi nhận với sự tê liệt mà họ vẫn có khi chứng kiến cảnh giết choc. Tất cả hồi ký của những người sống sót nói về sự tê liệt này, nó làm mọi động thái của cuộc sống bị thu hệp, là con người tở nên vô cảm và tàn nhẫn, biến phòng hơi ngạt và lò thiêu người trở thành môi trường thường nhật, bản thân thủ phạm rút gọn thành một vài động thaí, chúng như kẻ bị đánh thuốc mê hay say rượu trong bản tính riêng tàn nhẫn, vô cảm và tê liệt. Các bị cáo trong mắt tôi như vẫn và sẽ mãi mãi mắc chân trong nỗi tê liệt ấy, nói cách khác là tê liệt đễn trơ như đá.
Ngay từ ngày ấy và đến hôm nay tôi đã có cảm giác nặng nề khi nghĩ đến nỗi tê liệt chung và cả khi nghĩ đến sự tê liệt ấy không chỉ đè lên thủ phạm và nạn nhân, mà cả ên úng tôi là thẩm phán hay bồi thẩm, công tố viên hay thử ký tòa án. Cảm giác nặng nề đó xuất hiện từ ngày ấy và cả bây giờ, khi tôi so sánh thủ phạm, nạn nhân, người chết, người sống sót và lớp hậu bói với nhau Có được phép so sánh họ với nhau không? Trong khi nói chuyện, khi đề cập đến so sánh kiểu ấy thì mắc dù tôi vẫn nhấn mạnh rằng so sánh ấy không cao ằn điểm khác biệt giữa những người bị cưỡng bức vào trại tập trung và những kẻ tự bước vào đó, giữa những người chịu đau khổ và những kẻ gây ra đau khổ, điểm khác biệt đó cần được nêu ý nghĩa quan trọng có tính quyết định toàn diện nhất. Song bản thân tôi vấp phải phán ứng ngạc nhiên và bất bình, kể cả khi tôi nói ra điều đó không phải để đáp lại lời phê phán của người khác, mà trước khi họ nói ra những lời phê phán.
Đồng thời tôi tự hỏi, như tôi ngày đó đã bắt đầu tự hỏi: kỳ thực thì thế hệ hậu sinh của tôi đã và đang phải hiểu những sự kiện kinh hoàng về cuộc tàn sát người Do Thái ra sao? Chúng ta không nên cho rằng phải hiểu được những gì không thể hiêu, chúng ta không được phép so sánh những gì không thể so sánh, chúng ta không được phép hỏi sâu hơn khi người hỏi – tuy không nghi vấn những nỗi kinh hoàn song vẫn đem ra để bàn luận – không thấy đó là lý do buộc phải câm miệng bởi kinh hoàng, hổ thẹn và mặc cảm tội lỗi. Phải chăng chúng ta nên câm miệng trước nỗi kinh hoàng, hổ thẹn và mặc cảm tội lỗi? Để đi đến kết cục nào? Không phải là lòng hăng hái đi khảo cứu và minh chứng của tôi mang theo đến lớp chuyên đề đã nguội lạnh trong phiên xử, nhưg khi một số người bị buộc tội và trừng phạt, và chúng tôi, thế hệ hậu sinh phải câm miệng trước nỗi kinh hoàng, hổ thẹn và mặc cảm tội lỗi. Có thế thôi sao?
Người Đọc Người Đọc - Bernhard Schlink Người Đọc