Bạn nhìn thấy sự việc và hỏi “Tại sao?”, nhưng tôi mơ tưởng đến sự việc và hỏi “Tại sao không?”.

George Bernard Shaw

 
 
 
 
 
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 749 / 2
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
ới Chủ tịch Cha Kyung Koo, ông không xem việc mở cửa chỉ là một nguy cơ, một thách thức lớn, mà còn là một cơ hội tự thức tỉnh mình để rút ngắn thời gian đưa LG trở thành tập đoàn siêu hạng có tầm cỡ quốc tế
Thế giới Thương Mại (No 28, 10/2005) - Trong cuốn hồi ký của mình có tên là “Chỉ một con đường”, Chủ tịch Tập đoàn Lucky Goldstar, ông Cha Kyung Koo (sinh năm 1921) đã kể về những ngày sóng gió mà ông đã phải vượt qua để đưa con thuyền LG ngày hôm nay trở thành một công ty đa quốc gia hùng mạnh hàng đầu thế giới.
Giờ đây tên gọi của Tập đoàn Lucky GoldStar (LG) đã trở nên quen thuộc với nhiều nước trên thế giới. Nhãn hiệu đồ điện dân dụng của LG hầu như đã có mặt với từng gia đình ở Việt Nam. Song không phải ai cũng biết được rằng LG đã khởi đầu sự nghiệp lẫy lừng của mình chính từ cái bước ngoặt đầy thử thách sống còn: Hàn Quốc mở cửa và hội nhập nền kinh tế thế giới.
Đó là thời kỳ mà các doanh nghiệp Hàn Quốc phải cạnh tranh khốc liệt với các công ty, tập đoàn lớn của các nước có nền kinh tế hùng mạnh hơn hẳn như Nhật Bản, Mỹ, Tây Âu... Có thể nói đó chính là bối cảnh y hệt hôm nay của Việt Nam.
Chủ động chấp nhận cạnh tranh
Chủ tịch Cha Kyung Koo kể: “Tôi bắt đầu công việc tại công ty từ năm 1950. Sau 20 năm, từ 1970 tôi tiếp nhận sự nghiệp của cha tôi, làm chủ tịch tập đoàn LG. Vào những năm cuối của thập kỷ 80, Hàn Quốc bắt đầu mở cửa nền kinh tế. Đó là những ngày đầy thử thách cam go. Tôi còn nhớ trong một lần gặp gỡ riêng tư, giám đốc một hãng sản xuất đồ điện gia đình nổi tiếng của Nhật Bản đã từng nói: “Hàn Quốc mà mở cửa thị trường trong nước thì chỉ trong vòng 6 tháng đồ điện gia dụng của chúng tôi sẽ đánh bại các hãng sản xuất của nước này”.
Nhìn biển gần nổi sóng người ta có thể đoán trước được bão tố từ khơi xa. Chỉ một câu nói này cũng cho ta thấy được nếu mở cửa nền kinh tế thì những đợt sóng từ bên ngoài sẽ xô vào ghê gớm đến mức nào!
Đúng lúc ấy, một bức thư của một hãng đồ điện nổi tiếng từ nước bạn Nhật Bản đã đến tay một trưởng phòng kinh doanh địa phương của LG với lời mời chào đầy hấp dẫn, nhưng cũng chứa đựng một mối đe dọa: neáu thị trường Hàn Quốc mở cửa, họ sẽ lập đại lý bán hàng trên khắp toàn quốc và ngỏ ý thăm dò muốn mời ông ta làm việc ở một vị trí cao hơn, với mức lương hấp dẫn hơn.
Đã làm kinh doanh, ai chẳng biết rằng nếu đối thủ trực tiếp có hàng hoá có giá cả và chất lượng hấp dẫn hơn, lại thâu tóm được mạng lưới tiêu thụ nữa thì ta chỉ còn con đường phá sản. Hiện tượng này không chỉ xảy ra ở LG mà còn ở nhiều doanh nghiệp khác nữa của Hàn Quốc lúc này. Nó như hồi chuông rung lên báo hiệu rằng giờ phút bước vào cuộc cạnh tranh sống còn đã điểm.
Hiểu được điều đó, ngài chủ tịch tập đoàn LG lập tức cử ngay một đội đặc nhiệm sang Đài Loan nghiên cứu xem vào thời điểm Đài Loan mở cửa thị trường năm 1986, các hãng đồ điện dân dụng Đài Loan đã chèo chống như thế nào? Đội đặc nhiệm đã tiến hành các cuộc gặp gỡ trao đổi, điều tra rộng rãi từ các nhà sản xuất tới người tiêu dùng.
Kết quả cho thấy: trước lúc chính thức mở cửa năm 1986, các hãng đồ điện chính thống của Đài Loan như Đại Đồng, Thanh Bảo đã hợp doanh cùng các hãng Nhật Bản như Panasonic, Sony... để chiếm thị trường xứ này rồi. Ngay sau khi mở cửa, đầu tiên là các hãng của Mỹ tiến vào thị trường Đài Loan với các mặt hàng như tủ lạnh, máy giặt cỡ lớn.
Thế nhưng khí thế của các hãng Mỹ đã nhanh chóng xẹp xuống khi các hãng Nhật bắt đầu cuộc đổ bộ có bài bản với chiến lược hết sức khôn khéo. Việc đầu tiên là họ làm đảo lộn hệ thống giá cả. Các hãng của Nhật có hệ thống sản xuất thích ứng với mọi nơi trên thế giới nên họ có thể thắng trong bất cứ cuộc cạnh tranh giá cả nào. Do vậy, lợi dụng giá gia công rẻ, họ đã làm tan vỡ trật tự giá nội địa của Đài Loan.
Kết quả là giá 1 chiếc tivi màu năm 1990 tụt hẳn xuống chỉ còn bằng 37% so với giá năm 1985. Giá các loại đồ điện dân dụng khác cũng chỉ bằng nửa trước đây. Rốt cuộc họ đã chiếm tới 70% thị phần Đài Loan. Các hãng Đài Loan thay vì sản xuất, nay trở thành hãng nhập khẩu và phân phối hàng cho nước ngoài.
Những thông tin cực kỳ quý báu đó đã giúp cho ngài Cha Kyung Koo hoàn toàn tự tin để có thể vạch ra một chiến lược kinhh doanh và phát triển sản xuất cho LG của mình.
Không chỉ là nguy cơ mà còn cả cơ hội!
Thực tế đó cho thấy nền kinh tế của một nước đang phát triển rất dễ bị tổn thương khi va đập trong làn sóng cạnh tranh hội nhập. Song, với Chủ tịch Cha Kyung Koo, ông không xem việc mở cửa chỉ là một nguy cơ, một thách thức lớn, mà còn là một cơ hội tự thức tỉnh mình để rút ngắn thời gian đưa LG trở thành tập đoàn siêu hạng có tầm cỡ quốc tế.
Tất nhiên, muốn đạt được điều đó phải kiên quyết mạnh dạn đổi mới toàn diện doanh nghiệp. Chỉ có một con đường “Đổi mới hay là chết”. Chính vì thế, Chủ tịch Cha Kyung Koo đã đặt tên cho cuốn hồi ký ngồn ngộn sự kiện đáng nhớ của thời kỳ này là: “Chỉ một con đường”.
Điều này đã được minh chứng bằng thực tế. Nếu năm 1952 có 100 công ty được xếp vào danh sách hàng đầu thế giới thì đến năm 1975, 70 trong số đó đã biến mất tới không để lại chút dấu vết nào. 30 công ty còn tồn tại chính là những công ty đã quyết tâm tự lột xác thoát khỏi nếp kinh doanh bình thường, chuyển sang bước ngoặt mới.
Chủ tịch Cha Kyung Koo lúc này đã 67 tuổi, nhưng ông vẫn say sưa với giấc mơ táo bạo đưa LG không chỉ vượt qua cơn thử lửa mà còn trở thành tập đoàn mạnh hàng đầu thế giới. Ông đi không mệt mỏi đến các công ty thành viên, gặp gỡ các giám đốc xí nghiệp, trò chuyện, mở lớp thuyết giảng cho các nhân viên để cho toàn tập đoàn đều thấm nhuần tư tưởng đổi mới của ông.
Tháng 11 năm 1988, ông đề ra cho Tập đoàn Lucky GoldStar một khái niệm kinh doanh mới: “Khái niệm kinh doanh hướng tới thế kỷ 21”.
Khái niệm này bao gồm phương sách nhằm đối phó hiệu quả những thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh và những viễn cảnh đầy hy vọng của LG khi bước vào thế kỷ 21. Hệ thống kinh doanh tự chủ được xem là phương sách duy nhất để thực hiện viễn cảnh đó.
Sau 4 năm kiên trì đường lối đổi mới, Chủ tịch Cha Kyung Koo đã làm cho cả ngàn nhân viên dưới quyền thấm nhuần ý thức tự chủ, biết tận dụng thế mạnh của mình là thông hiểu phong tục tập quán người tiêu dùng để chinh phục khách hàng.
Đồng thời với chủ trương “chiêu hiền đãi sĩ”, ông đã đào tạo được một đội ngũ cán bộ quản lý vững vàng, tự chủ, có khả năng vận hành guồng máy kỹ thuật cao.
Những thành công của Tập đoàn LG chính là bài học quý giá cho các doanh nghiệp trẻ Việt Nam khi bước vào chặng đường cạnh tranh và hội nhập quốc tế ngày nay
(Theo Báo Thương Mại)
Người chèo lái "con thuyền LG" Người chèo lái "con thuyền LG" - Cẩm Nang Nghề Nghiệp