To love is to admire with the heart:

to admire is to love with the mind.

Theophile Gautier

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Số chương: 8
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1119 / 15
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 8 -
họ ngồi dậy khi tiếng người hồi chánh viên léo nhéo kêu tên ở đầu giường. Đánh thức chàng xong gã đi gọi những người khác. Trong ánh sáng lờ mờ của đêm khuya Thọ loay hoay mặc bộ đồ bà ba đen vào người, sau khi đã mặc chiếc áo giáp đặc biệt bên trong. Mùi bùn đất từ lần vải áo bốc lên làm Thọ nhăn mặt. Thọ lần lượt khoác những võ khí trang bị lên người, nhét tấm bản đồ quân sự vào bao và khoác khẩu AK lên vai. Thọ bước ra sân múc nước rửa mặt rồi chụp chiếc mũ đi rừng - thứ Việt Cộng thường dùng - lên đầu. Chàng ngồi xuống trụ gạch đổ nát châm một điếu t huốc lá, chờ tên bạn Mỹ mang cà phê và đồ ăn lót dạ ra, như mọi lần.
Trời khuya thật vắng lặng, chỉ có chiếc thuyền máy đang sửa soạn cho chuyến đi, ở mé bờ sông. Thọ vươn vai ngáp. Chàng nghĩ tới Tường Vi, tới hơi nóng nồng nàn ấp ủ trong chăn gối nàng ôm ấp và sự lạnh lẽo chàng đang chịu. Thọ thấy bâng khuâng. Có tiếng động khẽ sau lưng, Thọ tưởng người bạn Mỹ đem cà phê ra, nhưng tiếng Tuấn cất lên:
- Đi bây giờ hả Thọ?
Thọ ngước lên, mỉm cười:
- Ừ.
- Đi đêm hoài, mệt nhỉ!
- Rồi quen hết. Đi đêm ít bị lộ và ít nguy hiểm hơn.
Tuấn ngồi xuống cạnh Thọ, cũng châm một điếu thuốc. Thọ thân mật:
- Sao không ngủ?
- Giật mình,lúc tên "chiêu hồi" gọi mày.
- Hôm nay tao thấy mệt mệt. Mission này có vẻ nặng. Huy động cả sáu nhái và bốn "Xiu" (Seal Team) với hai "chiêu hồi" đi lần này.
Tuấn gật đầu:
- Ừ, có lẽ để "vồ" thằng Trung Đội trưởng của tên Vi Xi bị bắt chiều quạ Đêm nay tên bị bắt hướng đạo tụi mày đi mà.
Thọ gật đầu:
- Nghe nói "tụi nó" khá đông và kéo từ bên Cái Nẩy về ngã bạ Tin khai thác được thì tụi nó định làm ăn khu hai chiếc PCF.09 và 56 thường đi tuần gần nghĩa địa chúng nó.
Tuấn tưởng tượng ra địa thế hiểm trở khu nghĩa địa. Những Việt cộng bị giết chết trong các cuộc giao tranh đựơc đồng bọn bí mật đem về chôn tại đấy, đắp đất lập bia. Chúng làm ba cái cổng chào bằng lá tranh và vẽ hai câu đối, bằng sơn đỏ treo hai bên cổng chào chính:
- Sống vinh quang, chết vĩ đại.
Hôm tầu khám phá ra nghĩa địa và chạy ngang đó, Thọ cười ngất:
- Chết vĩ đại kiểu.. khốn khổ đó thì tao chẳng ham. Để tao "sửa" câu đối ấy lại.
Rồi Thọ nâng cây M.79 lên nhắm ngay vào chữ Đại "để gọn" một trái. Miếng gỗ tét văng đi một nửa, cây cột sụm xuống, chỉ còn lại chữ "chết vĩ đ... " nằm ngả nghiêng bên cột cổng chào sụp đổ.
Bọn du kích Việt cộng thường kéo về núp sau các ngôi mả, và bụi cây rậm ngả ra giữa lạch con để bắn định hướng bằng ống máng vào các tầu tuần. Cách đây nửa tháng, chiếc 50 đã tét mũi vì bị tấn công lén như vậy. Và lần này bọn chúng định "bổn cũ soạn lại", do tên Trung Đội Trưởng có cái tên rất hách là "Mã Diệm San" điều khiển.
Chuyến đi của Thọ đêm nay nhằm bắt sống hoặc giết kỳ đựơc toán phá hoại đó.
Tuấn thấy Thọ đang dùng mũi dao con khắc lên cán dao găm một vệt ngang. Tuấn hỏi:
- Khắc làm gì vậy?
- Để xem đã qua bao nhiêu ngày.
- Sao?
- TÍnh từ hôm gửi thư cho Vi xem đã qua mấy ngày rồi, như ngày trước tao đã từng làm như vậy khi chờ Vi ra Vũng Tàu.
Tuấn cười:
- Mày lãng mạn quá.
Thọ thành thật:
- Tao hối hận đã không nghe lời mày. Tao có lỗi quá. Thế nào cô bé cũng mất ăn mất ngủ vì lá thư đó. Mà ở đây tao cũng trằn trọc từ lúc gửi thư đi.
Tuấn khuyên nhủ:
- Cẩn thận, coi chừng mày đuối sức. Đi công tác kiểu này mà bê bối thế thì sức đâu chịu đựng nổi. Mày khắc được mấy vết dao rồi?
- Mười ba vết, mười ba ngày.
Thọ cười nói tiếp:
- Một điều thật lạ. Tao công tác chuyến đầu tiên ngày mười ba, xuýt chết. Bữa nay đúng mười ba ngày tao gửi thư đi thì lại lên đường...
Tuấn gắt:
- Vớ vẩn. Mày sắp tin nhảm nhí kiểu đàn bà tới nơi rồi đấy.
Thọ cười không đáp. Những người cùng đi đã lục tục kéo ra sân, ngồi uống cà phê và ăn lót dạ, chờ giờ khởi hành. Thọ hỏi viên Đại Uý trưởng toán:
- Đại K, mình "vào xóm" khoảng bao lâu?
Viên đại úy có bí danh gọi bằng ám số, trả lời:
- Không xác định rõ rệt, nhưng ít ra là mười tám tiếng.
Ăn uống xong, Đại K nhìn đồng hồ rồi ra lệnh:
- Go!
Cả hai toán Mỹ - Việt đứng dậy, lặng lẽ tiến ra bờ sông. Thọ chợt nắm tay Tuấn:
- Nếu tao đi lâu, ở nhà có thư mày nhận hộ và gọi máy "làm dấu" cho tao ngay nhé! Và nhắc Thiếu tá, sau chuyến này làm phép cho tao về Sài gòn nghe. Tao muốn khi công tác về mày sẽ trao cho tao cả hai thứ đó, nhận lời không?
Tuấn thân ái xiết tay bạn:
- Yên chí, tao sẽ lo đủ.
Thọ cười thật tươi, gác cây AK vắt vẻo trên vai bước theo đồng đội. Tuấn đứng yên, nhìn theo chiếc ghe máy ù ù lướt ra giữa dòng và chàng chợt giật mình. Câu nói của Thọ làm chàng nghĩ ngợi vẩn vợ Tuấn lẩm bẩm:
- Mười ba ngày. Rồi lại mười ba người đi chuyến này. Nhảm quá!
Tới gần ngã ba sông, mười ba người chia làm hai toán đổ sang hai chiếc ghe ba lá, đi về hai nhánh sông. Thọ đi với toán của Đại K. Những mái chèo khua thật nhẹ trên mặt nước, đẩy chiếc thuyền men theo hàng lá rủ lòa xòa bên bờ rạch. Nước từ sông Cửa Lớn đổ vào dù đã bị những bờ đất nhô ra nhô vào khúc khủyu vẫn chảy xiết. Hai người chèo và bốn người kia hờm súng, mắt mở như muốn rách cả mí. Những tấm bảng sơn đỏ, chứ đen quen thuộc bắt đầu xuất hiện bên các rặng cây: "Vùng tử địa", "đi thêm là chết", "vô không lối ra".. Thọ ghé tai Đại K, thì thào:
- Sắp đổ bộ được chưa Đại K? Men bờ rạch nhiều Claymore lắm, tôi nghĩ mình lên bờ hay hơn.
Đại Uý trưởng toán "Kill" - Đại K - gật đầu:
- Tới khúc trên kia một chút nữa. Chim mồi báo rằng đi lối đó sẽ bọc phía sau.
Mười phút nữa trôi quạ Mũi thuyền bỗng chúc nhẹ vào một bờ đất. Đại K ra lệnh cho buộc ghe và ngụy trang cành lá lên trên, rồi tất cả lên bờ. Mùi lá mục, xình lầy, mùi cây cỏ rừng đêm bốc lên làm Thọ khó chịu. Chàng lại tự bảo:
- Đúng là bữa nay mình không đựơc khỏe.
Đại K cho mở máy liên lạc với toán kia. Khi hai toán đã liên lạc và phối kiểm xong tình thế, Đại K ra lệnh bắt đầu cuộc truy lùng dấu vết tên trung đội trưởng Mã Diệm San.
Toán Thọ có bảy người, năm Việt và hai Mỹ. Hai anh Mỹ cao lớn, mặt mũi đã hóa trang bằng bột mầu cho tiệp với lá rừng và quần áo cũng bà ba đen, bước từng bước thận trọng. Đoàn người phân tán mỏng, từng tốp hai người len lỏi theo các thân cây, thỉnh thoảng lại tụ vào một chỗ theo lệnh đầu đàn để bàn tính. Tiếng côn trùng, tiếng chim rừng kêu đêm thỉnh thoảng cất lên tuy quen thuộc như mọi lần nhưng vẫn làm mọi người e ngại.
Thọ cúi nhìn đồng hồ dạ quang. Hai cây kim chập vào nhau ở số năm. Năm giờ hai mươi lăm sáng, vậy là họ đi bộ đã hơn ba tiếng. Mồ hôi toát ra xâm xấp trên người họ, dù khí lạnh rừng đêm vẫn còn se sắt. Đại K ra lệnh tạm nghỉ, phân ra từng tổ. Theo ước hẹn, hai toán sẽ tới điểm X vào đúng sáu giờ sáng. Tên giao liên quả quyết trong căn cứ của chúng giờ đó bắt đầu phân phối lệnh công tác cho các tổ, tất cả đều tụ họp trong ngôi nhà lớn ở đầu làng. Tìm tòi trên bản đồ, các hồi chánh viên nhận ngay được vị trí. Đó là một khu xóm nhỏ của dân làm củi cất lên giữa rừng và đào một con kinh nhỏ ăn từ ngoài rạch vào để có đường cho ghe vào chở củi đã đốn ra. Bọn du kích đã chiếm luôn khu nhà ấy - khoảng năm chục căn - và đặt tên là làng Giao Liên. Mọi liên lạc giữa các đơn vị du kích địa phương đều lấy làng Giao Liên làm nơi hội họp. Những hồi chánh viên và tên bị bắt, đi dẫn đạo. Họ sinh trưởng ở đây nên biết rất rõ đường đi lối về của khu vực này.
Toán của Đại K đã đến địa điểm hẹn hơi sớm hơn dự trù. Khu làng còn cách chẳng mấy xa, nhưng không có dấu hiệu gì cho thấy có một căn cứ địch đang ở ngay bên cạnh họ.
Đại K ra lệnh:
- K.3, cậu lấy K10 đi "rẻo" một vòng coi ra sao, trở về sau mười phút.
Thọ trả lời:
- Nhận rõ.
Rồi chàng quay lại kêu người cán binh hồi chánh mang bí số K.10 đi cùng. Hai người khi chạy khom lưng, khi bỏ, khi trườn qua những khe bụi cây đầy gai góc và xình lầy, lá mục. Một vùng ánh sáng lờ mờ chợt hiện ra trước mắt họ. Ánh sáng ban mai lờ mờ hắt từ dòng nước lên cho Thọ biết có một rạch nước chắn ngang. Thọ bò sát tới bờ rạch, khẩu AK kềm chắc trên cánh taỵ Bề ngang con rạch chừng năm thước, có lẽ không sâu lắm. Bên kia bờ là những rặng cây cao, trên ngọn lá um tùm nhưng bên dưới đựơc dọn dẹp trống trải và... những ngôi nhà tranh nằm lặng lẽ trong đêm. K10 thì thào:
- Lá rậm rạp như vầy hèn chi mấy chiếc máy bay quan sát tìm không ra.
Thọ gật đầu:
- Anh qua góc bên kia coi có gì lạ không?
Một lúc sau K10 trở lại, cho biết ở một căn nhà cách con rạch chừng năm mươi thước, hình như có ánh lửa.
Thọ ra lệnh trở về. Gặp Đại K chàng báo cáo các chi tiết một cách hết sức tỉ mỉ. Đại K lại ra lệnh liên lạc với toán hai. Lúc đó sáu giờ kém hai phút. Đúng sáu giờ lệnh tiếng vào làng được tung ra.
Mọi người bò theo hàng cây ven con rạch tìm chỗ cạn. Lần lượt từng người một lội bì bõm qua giòng nước ngập tới gần ngang lưng. Rồi như những bóng ma, họ lăn, trườn, bò tới gần căn nhà lá đầu tiên. Thọ dùng lưỡi dao lách nhẹ những chiếc lá bên vách gần bếp, nhìn vào. Phải một phút sau mắt chàng mới quen với bóng tối trong nhà. Một người đàn bà nằm co quắp trên đống lá khô, cạnh một đứa bé gái chừng năm tuổi và một người đàn ông.. cụt một chân. Thọ quay lại làm dấu hỏi ý kiến. Đại K ra lệnh tiến về phía ngôi nhà cao nhất, có ánh lửa. Ngang một ngôi nhà khác không có gì trở ngại. Ngôi nhà bỏ trống. Tự dưng Thọ linh cảm một cái gì không hay sắp xẩy ra. Chàng trườn mình qua một đống lá không, ướt nước. Mùi khai bốc lên sặt sụa. Thọ bực tức văng tục trong cuống họng vì tay chàng đụng nhằm một vật nhờn nhờn dễ sợ. Chàng chùi vội bàn tay xuống đất. Toán người như những con rắn mối bò tới mãi. Khoảng cách tới ngôi nhà chỉ còn chừng hai chục thước. Thọ nương theo vách một căn nhà, bò về phía sân. Chợt tim chàng nhói lên một cái nhẹ: ba người bạn bò tới bụi cây và một tên địch đang chĩa mũi súng về phía họ. Hắn đứng lặng như pho tượng, khẩu AK nâng lên ngang ngực. Thọ rút vội khẩu súng lục hãm thanh. Một tiếng "bục" nhỏ vang lên. Tên gác rụng xuống, buông rơi cây súng. Thọ lao tới định đỡ lấy nhưng hơi chậm. Cây súng đập vào vách nhà thành một tiếng động khá lớn trong bầu không khí tĩnh mịch.
Tình hình bỗng trở nên căng thẳng. Quên cả hiểm nghèo, bẩy người lao mình tới nấp vội sau các thân cây bên hông ngôi nhà. Đại K nghe máy liên lạc rồi ra lệnh thông báo các tổ biết toán hai hiện nằm bên cánh trái, coi chừng tác xạ nhầm vào bạn.
Thọ hỏi Đại K:
- Đại K, tôi và K10, xông vào trước, đồng ý?
Đại K ngần ngừ một tích tắc, rồi gật đầu. Hai người khom lưng lao tới. K10 nép sát lưng vào cột cửa co chân đạp cánh cửa lá. Thọ phóng vào và khẩu AK chĩa thẳng về phía trước. Trong nhà, một đám vừa đàn ông vừa đàn bà đang quây quần trên một bộ ván. Cánh cửa bật ra và Thọ vừa lao vào đã nghe tiếng thét thất thanh:
- Báo động!
Tiếng súng nổ ròn như bắp rang. Những tia lửa xẹt đi xẹt lại trong căn nhà trở thành mờ tối vì ngọn đèn dầu bị thổi tắt. Thọ tung mình vào một góc nhà, lăn mấy vòng. Những tia lửa xẹt thẳng về phía cửa, chàng nghe tiếng K10 kêu thất thanh:
- Chết tôi...
Thọ nghiến răng, ngón tay tiếp tục xiết trên cò súng. Cây AK giật lên từng cơn trong tay Thọ. Chàng thay đổi vị trí liên tiếp. Cho đến lúc linh cảm tiếng súng địch đã tắt nghẹn, Thọ mới nới lỏng ngón tay trỏ. Một phút im lặng nặng nề trôi quạ Bên ngoài không ai rõ tình thế trong nhà ra sao. Đại K lo ngại nhìn quanh. Hình như có một cái gì không ổn. Đại K gọi lớn:
- K3!
Thọ không dám nhúc nhích. Mãi đến lần gọi thứ hai, chàng chĩa nòng súng lên trời bắn liên tiếp hai phát làm hiệu và lăn mấy vòng qua cửa. Bóng Thọ vừa lom khom hiện ra giữa khung cửa, những người còn lại bên ngoài thở phào như trút được gánh nặng.
Thọ lao về phía Đại K báo cáo. Mọi người đựơc lệnh lục soát, kể cả toán hai. Tất cả sáu tên đều bị giết, trừ hai người đàn bà bị thương nằm chúi ở một góc nhà.
Đại K vặn hỏi hai người đàn bà mấy câu rồi nhìn Thọ, lẩm bẩm tỏ vẻ nghi ngờ:
- Chẳng lẽ chúng nó biết động ổ, rút đi trước.
Thọ nói:
- Đại K, K10 bị thương nặng không?
- Mất một miếng thịt trên má, đã cho băng bó rồi.
Thọ lo ngại:
- Tôi nghi mình bị gài bẫy, hay ít ra cũng lọt vào kế dương đông kích tây của chúng nó. Mấy con mẹ kia nói thế nào, Đại K..?
- chúng nói là tổ giao liên đang họp. Và không biết rõ hoạt động của thằng Trung Đội trưởng. Chỉ có thằng quần kaki vàng bị giết mới biết. Nó là hạ sĩ tiểu đội trưởng. Những nhà kia có mấy bà già và trẻ con, không đáng ngại.
Đại K đột ngột ra lệnh:
- Thông báo cả hai toán rút về mé bờ rạch phải. Chúng ta sẽ nằm lỳ ở đó.
Mọi người răm rắp theo lệnh, hai người đàn bà bị lấy khăn bịt miệng và mắt dìu đi. Khi tới một địa thế kín đáo, cả bọn nghỉ ngơi trong lúc anh "Xiu" Mỹ liên lạc máy với căn cứ xin một phi vụ thám thính.
Buổi sáng qua đi, không có gì khác lạ. Trên không những chiếc trực thăng thám thính lượn qua lượn lại một khoảng trời thật rộng. Đại K thỉng thoảng lại nói nhỏ với Thọ:
- K3 liên lạc máy với Kình Ngư xin chỉ thị mới.
Buổi trưa, Đại K ra lệnh rút qua bờ rạch vào trong rừng cây, toán hai giữ một khoảng cách hai trăm thước.
Mỗi người phục sau một gốc cây, mắt theo dõi tứ phía. Thời gian trôi qua và chiều xuống chậm. Thọ có cảm giác chiếc kim phút không muốn nhích. Đột nhiên, một tiếng hú như tiếng chim rừng vang lên, rồi tiếng chim khác tiếp theo. Thọ vồ lấy tay Đại K:
- Chúng nó đến đó, Đại K!
Rừng đước làm gì có những tiếng kêu lạ ấy?
Đại K gật đầu, ra dấu sẵn sàng. Chợt người chuyên viên giữ máy liên lạc gọi giật giọng:
- Đại K, Đại K. Mình lọt ổ phản phục kích của địch rồi. Chim én liên lạc cho biết chúng nó đông lắm đang bao vòng cung, từ một nửa đầu rạch và một nửa rừng hướng Đông - Đông Nam tiến về phía mình đó.
Thọ xác định:
- Bọn tiền thám của chúng nó chắc gặp mình nên hú báo hiệu lúc nãy. Đại K cho quyết định?
Đại K bảo:
- Hỏi Chim Én chúng nó bao nhiêu?
- Khoảng một trung đội, nhận được. Có thể nhiều hơn.
Đại K liếc nhìn địa thế. Nếu bị tấn công theo hướng máy bay thám sát, và nếu không cầm chân địch được trong rừng cây, phải rút về phía sau lưng còn thập phần nguy hiểm. Vì sau lưng mọi người là cánh đồng trống, gò đống nhấp nhộ Nơi này là khu rừng đước đã bị dân đốn hết, chỉ còn lại những gốc cụt và đât phù sa từ sông đẩy tràn lên đắp cao nhấp nhộ Chưa ai nắm vững địa thế trống trải ấy sẽ dẫn dắt ra nhánh sông nào. Mọi người nằm ép sát mặt đất, sau những thân cây, cố gắng vận dụng tai và mắt để mong phân biệt được một sự gì khác lạ. Sự im lặng kéo dài, nặng nề rùng rợn.
Từ khúc quanh cách khoảng bốn chục thước, những bụi cây nhè nhẹ lay động. Rồi những bóng người nhấp nhộ Đại K hét lớn:
- Bắn!
Cùng lúc với trái M79 của Đại K phóng đi, những tiếng M72, AK của bên Thọ nổi lên ròn rã. Địch vội vàng đáp lễ. Tiếng súng vang rền trong rừng cây, cành lá văng lả tả. Bọn du kích địch lao tới như điên. Đại K gào lên:
- Chặn chúng lại! Lựu đạn.
Từng loại lựu đạn được ném đi. Những xác người tung lên, vật xuống. Nhưng hỏa lực địch quá mạnh, từ ba hướng tỉa vào những thân cây bên Thọ núp. Gã tù binh và hai người đàn bà bị trúng đạn nằm quằn quại trên đống lá rừng.
Đại K bảo người giữ máy:
- K5 gọi căn cứ xin tiếp viện.
K5 vừa nhổm người đã hét lên một tiếng đau đớn, chiếc máy và người cùng đổ về trước. Thọ liếc sang. Một vết đạn xuyên giữa cổ người nhái xấu số. Chiếc máy cũng lỗ chỗ dấu đạn.
Thọ hét lớn:
- Nguy quá, Đại K, đạn thiếu rồi.
Đại K gằn giọng:
- Chúng nó tới gần rồi, dùng lựu đạn đi.
Trận đánh kéo dài gần nửa tiếng. Bên Thọ thêm một người nữa bị thương. Đại K ra lệnh cho anh "Xiu" Mỹ gọi máy xin trực thăng chở lựu đạn tới gấp. Địch bỗng bớt hỏa lực và không thấy xông tới. Thọ và mọi người thu mình vào một góc bắn cầm chừng, chờ đợi. Một lát hai chiếc trực thăng hiện ra. Thọ nhếch mép khoái trá. Phải công nhận bọn Mỹ nhanh nhẹn thật.
Từng thùng lựu đạn được đẩy xuống, trong lúc đạn đại liên quạt xuống như mưa. Cùng một lúc địch lại tấn công dữ dội. Một chiếc trực thăng lảo đảo mấy vòng rồi chúi xuống ngọn cây, cháy bùng. Thọ nghe Đại K chửi thề liên tiếp.
Địch tới gần quá, bên Thọ phải bỏ súng dùng toàn lựu đạn. Chiếc trực thăng còn lại đã bốc lên cao, quạt đạn như vãi đậu. Tiếng nổ của đủ loại võ khí làm tai mọi người cơ hồ không còn nghe thấy gì khác. Lửa bốc lên đỏ rực trên từng đám lá khô.
Thọ bò đến cạnh Đại K:
- Chúng nó đông quá, Đại K!
Đại K gật đầu, quay lại anh "Xiu" Mỹ ra lệnh:
- Liên lạc xin hai Cobra yểm trợ rút lui. Bảo chúng nó bắn vào chỗ nào mình ném khói mầu.
Trong chốc lát hai chiếc Cobra đã hiện ra trên nền trời xanh. Trực thăng thám sát gọi xuống:
- Địch đông lắm, đang tiến lại gần các anh.
Đại K trả lời:
- OK. Chúng tôi sẽ rút về mé cánh đồng. Cho biết nhánh sông còn cách khoảng bao xa?
- Mười phút đường chim bay.
- Báo cho Kình Ngư sửa soạn đón chúng tôi ở đó. Bắn yểm trợ chúng tôi rút lui, nhắm vào chố bỏ khói mầu.
- Nhận rõ.
Hai toán tuần tự rút về phía đồng trống. Những người bị thương được dìu đi trước, những người còn lại dùng lựu đạn ném sang hai bên yểm trợ cho toán rút sau. Thọ và Đại K rút sau cùng. Hai người nghiến răng ném lại phía sau lưng những trái khói mầu. Hai chiếc Cobra chỉ chờ có thế. Rocket rơi liên tiếp vào giữa vùgn khóc đặc cuồn cuộn bốc lên. Tiếng hô: Giết giết! man rợ của địch quân vẫn vang rền. Trong vùng khói lửa Thọ trông thấy một tên có vẻ chỉ huy tay cầm súng lục chạy dẫn đầu, miệng hò hét. Hai bên đuổi nhau trên quãng đường đầy gốc cây cụt nhấp nhô và xình lầy. Thọ cảm thấy mỏi mệt lạ lùng. Chân chàng như đeo đá. Cơn giận từ đâu bỗng kéo tới dồn dập. Thọ đứng dừng lại, hết như điên:
- Giết, giết.
Cây Ak rung lên trong tay Thọ, băng đạn cuối cùng đem lại kết quả tốt đẹp: tên cầm súng lục lảo đảo ngã dụi xuống cùng hai tên khác. Đại K chồm tới kéo Thọ.
- Thọ, Thọ, chạy đi. Để đấy cho bọn Cobra nó quét dọn.
Hai người lại quay mình, cắm đầu chạy. Nhánh sông hiện ra phía trước mặt. Tiếng địch quân vẫn hò hét đuổi theo sau. Đại K ra lệnh:
- Cố giữ, chờ tầu đến.
Một người la lên:
- Ba chiếc PCF đến kìa.
Mọi người reo mừng:
- Lẹ lên con.
Đạn vẫn bay veo véo trên đầu. Nhìn bọn du kích lao mình chạy tới dưới làn mưa đạn đại liên từ PCF bắn vào, Thọ thấy uất ức như bị trêu chọc. Chàng chửi thề như điên:
- Mẹ. Chúng mầy phải chết hết. Giết giết.
Thọ quơ lấy một cây AK của đồng đội, lao về phía trước, Đại K hốt hoảng la lên:
- Thọ, Thọ, nằm xuống.
Nhưng Thọ không còn nghe thấy, mắt chàng rực lửa căm hờn, tai chàng ù đi. Thọ nghiến răng bóp cò.
Mọi người nhao nhao gọi:
- Anh Thọ. Trở lại. Tầu vô tới nơi rồi.
Nhưng không còn kịp nữa. Thọ bỗng dướn mình lên trong một tư thế đau đớn rồi ngả vật xuống. Đại K buột miệng gào lên:
- Thọ, chết cha rồi... Tho... Tho...
Ba chiếc chiến đỉnh ủi vào bờ và các toán xung kích trên tàu ào xuống như ong. Họ lao mình tới. Bọn du kích bị phản công bất ngờ chạy ngược trở lại, hai chiếc Cobra vẫn đua nhau phóng rocket xuống. Trận chiến lại di chuyển về phía rừng cây. Đại K lao mình ra, chạy tới cạnh Thọ. Thọ nằm gối đầu trên một mô đất, tay ôm chặt một bên sườn. Máu thắm tuôn qua kẽ ngón tay, chẩy ròng ròng xuống nền đất xấu. Đại K thảng thốt hỏi:
- Thọ, Thọ. Có sao không?
Cơn đau làm mặt Thọ tái ngắt. Chàng hổn hển:
- Chúng nó đâu rồi?
- Bên mình thắng rồi. Mày nghe thấy không, tiếng súng ngớt rồi đó. Bên mình thắng rồi.
Thọ nở một nụ cười méo mó:
- Không hiểu ssao, tôi vừa chợt nghĩ rằng cái thằng cầm súng lục chạy đầu bị tôi giết lúc nãy là thằng Trung đội trưởng mình tìm kiếm...
Đại K gật đầu:
- Có thể lắm. Để lát nữa phối kiểm lại sẽ rõ ngaỵ đau lắm không? Vài phút nữa trực thăng tới đưa mày đi nhà thương, thằng "Xiu" đã gọi máy rồi!
Thọ cố gắng để giọng nói khỏi lạc đi:
- Cho tôi điếu thuốc.
Đại K rút điếu thuốc gắnlên môi châm lửa. Tay ông run run.
- Thuốc đây.
Thọ ngậm điếu thuốc, không kéo đựơc hơi nào. Rồi điếu thuốc không nằm vững giữa đôi vành môi hờ hững rớt xuống. Đại K ứa nước mắt:
- Thọ. Thọ, đừng bỏ tao nhé.
Nhưng Thọ không trả lời. Đại K kêu lạc giọng:
- Thọ Ơi, sao mày không nói?
Ông lấy bàn tay Thọ úp lên ngực. Bàn tay cũng hờ hững như đôi môi từ mầu hồng đổi dần sang nhợt nhạt, tuột xuống bên hông. Đại K khóc thành tiếng:
- Thọ Ơi. Mày chết thật sao?
*
* *
Tuấn nhẩy bổ vào phòng truyền tin:
- John, mày nói sao? Đánh lớn à?
Người hạ sĩ quan vô tuyến Mỹ gật đầu:
- Ừ, xong rồi. Bên nó chết nhiều lắm, mà bên mình cũng thiệt hại. Hai nhái chết, hai Xiu bị thương nặng. Chiêu hồi và tù binh bị thương cũng nhiều.
Tuấn lo lắng:
- Họ đã gọi máy bay tải thương chưa?
- Rồi, chiếc đầu tiên vừa bay đi. Chiếc thứ hai sắp cất cánh đó.
Tuấn nhẩy phốc ra cửa. Thọ, Thọ. Mày có sao không? Tao đến với mày đây.
Tuấn thấy nôn nao trong dạ. Chàng chạy về phòng, quơ vội cái bao da và khẩu súng chạy ra sân baỵ Chiếc trực thăng thứ hai đang mở máy, cánh quạt xoay tít. Tuấn la lên:
- Cho tôi theo với.
Người y tá Mỹ hối thúc:
- Mau lên, mau lên.
Chiếc trực thăng bốc vọt lên cao, đảo một vòng rồi bay thẳng. Khoảng năm phút sau TUấn đã thấy bóng người lố nhố bên bờ một nhánh sông. Gã y tá bảo:
- Tới rồi đó.
Hai chiếc càng lớn của trực thăng vừa chạm đất Tuấn đã nhẩy bừa xuống. Mọi người đang đứng tụm lại cạnh những chiến lợi phẩm, những xác Việt cộng bị kéo lại chất thành đống. Nắng chiều đỏ quạch, nhưng không còn gay gắt và gió hây hây thổi nghiêng ngọn cỏ. Tuấn dáo dác nhìn quanh. Đại K đang ngồi cạnh một người nằm dài trên mặt đất, một tấm poncho che tới ngực. Tuấn lo sợ chạy lại gần:
- Đại úy, Thọ đâu rồi?
Đại K ngẩng lên, Tuấn thấy đôi mắt ông đỏ ngầu. Tuấn nhìn xuống, kêu lên đau đớn:
- Trời ơi, Thọ.
Và Tuấn ngồi thụp xuống, ôm lấy hai vai Thọ. Người Thọ lạnh ngắt, mắt nửa khép nửa mở. Môi hơi trễ xuống đầy vẻ ngạo mạn và bực dọc. Tuấn nghẹn ngào nói không thành tiếng:
- Thọ Ơi. Tội nghiệp mày quá. Mày nói trước những gì mày sẽ gặp mà tao đâu có tin. Tao đã trách mày mà tao không ngờ là mày nói đúng.
Tuấn khóc lên rưng rức. Ít ai nghĩ rằng người ta có thể tỉnh táo nâng súng bắn chết một người mà cũng có thể òa khóc vì thương xót một người bị giết. Hai tâm trạng ấy chỉ cách nhau bằng sự hận thù hay thương mến.
Tuấn kể lể:
- Vậy mà tao không cản được mày. Mày yêu người ta, viết thư xin cưới người ta, bây giờ mày chết thì người ta đã viết thư trả lời. Tội nghiệp cho mày, tội nghiệp cho cô ấy. Biết đâu cô ấy chẳng trả lời là bằng lòng, để bây giờ lấy một người... đã chết!
Tuấn mở nắp bao da, rút tờ giấy phép và một phong thư xanh xinh xắn. Tuấn đặt hai vật ấy vào lòng bàn tay Thọ, nửa nắm nửa mở hờ hững. Tuấn thì thầm:
- Của mày, tao đã làm đúng lời mày dặn. Nhưng chắc bây giờ thì mày chẳng còn cần tới những thứ này nữa đâu.
Hai y tá Mỹ cúi xuống nhấc bỗng Thọ lên đặt vào túi ponchọ Chiếc fermeture kéo lại, Thọ và những phiền muộn, những lo nghĩ, những kỷ vật sau cùng của người con gái phương xa đều ở lại sau lần bao vải. Tuấn quay sang Đại K mếu máo:
- Thư cô ấy vừa tới hồi sáng. Có lẽ cô ấy trả lời bằng lòng làm vợ nó, Đại Úy nhỉ!
Đại K lặng lẽ gật đầu. Buổi chiều xuống dần. Nước sông đã lên cao, nhưng cành cây đổ gẫy xuống giòng vật vờ, trôi ra Cửa Lớn.
Một đoạn viết thêm cho Thọ (Lời của tác giả)
Thọ,
Bây giờ mày đã chết. Chắc mày chẳng biết lâu lâu tao lại đến thăm mộ mày một lần đâu nhỉ. Khi thì một mình, khi thì V. rủ cùng đi. Chính ra tao không nên nhắc nhở về mày mới phải. Người ta bảo hãy để yên người đã chết. Tao đồng ý, nhưng cứ nghĩ đến chuyến đi cùng với mày trên một giòng sông, đến nét mặt mày lúc nằm đó tao lại mủi lòng. Và tao muốn mày phải còn sống mãi, ít ra là qua những giòng chữ của tao.
Nếu mày còn sống, sẽ biết tập truyện dài phóng sự này, một phần mày đã đọc trên báo T. Đ. ngày trước, với tựa đề ỴE. Đ.A. Khi cả tập bản thảo hoàn thành tao đã để thất lạc một nửa cuối. Đến lúc mày chết tao bỗng có ý nghĩ dành nửa cuốn viết lại để nói về mày, với tất cả lòng thương nhớ của tao. Người đi đã chết, người còn sống gánh thêm một gánh nặng buồn phiền. Sự hiện diện của mày trên mặt đất này như một giấc mơ, dù hai mươi tám năm thật dài. Như chưa từng có mày, chưa từng có nét mặt, nụ cười, tiếng nói mày trong trí óc mọi người, tâm khảm tao.
Nếu mày còn sống tao sẽ giải thích cho mày nghe tại sao tao viết tập truyện này. Mày vẫn thường chê tao lãng mạn, xa rời thực tế. Khi đọc những truyện ngắn tao viết "dạo đó", mày đã cười và đùa là tao đang mợ Nhưng lần này tao tin mày không còn ý nghĩ đó. Tao cứ muốn nghĩ là mày đã đọc và còn đọc được những gì tao viết bây giờ. Và tao giải thích cho mày nghe nhé.
Tường Vi, cô bé ngây thơ đó (trong tập bản thảo đã mất) có hạnh phúc hơn. Cô bé không lấy chồng nhưng sống vui bên gia đình, và bên người con trai cô bé thương mến. Cô bé có đủ thì giờ để tìm hiểu về thế giới yêu thương và những người tuổi trẻ chung quanh. Trong tám chương sách, chỉ có Thúy là bất hạnh nhất. Hoàng (nhân vật ngoài đời) rớt máy bay ở gần biên giới Việt Lào trong chuyến thả dù biệt kích. Quên, tao chưa nói để mày biết thêm, mỗi nhân vật trong này đều "đại diện" cho một người ở "ngoài đời". Và người nào cũng liên hệ ít nhiều đến tao cả.
Tao nghĩ rằng cuộc sống thay đổi không ngừng, lúc chậm lúc nhanh. Những biến đổi có khi không đến, mà có khi dồn dập đến. Như chuyện của mày, V. đã khóc và kể với tao về chuyện "chúng mày với nhau". Và đó là lý do tao biến đổi Tường Vi thành V. của mày, trong truyện.
Mày có muốn biết sự thật về những nhân vật - quá nhiều - trong truyện này không? Tao cố tình kể ra nhiều nhân vật, rồi bỏ lửng lơ ở đó. Thực tế cũng vậy, như chúng tạ Mỗi người đều có rất nhiều người thân, và bạn bè. Mỗi người con gái thời buổi này, như em, như cháu và như cả Uyên người yêu tao nữa, đều quen biết bao nhiêu người trai trẻ trong đủ thứ áo nhà binh, trong đủ hoàn cảnh sống. Trong những trường hợp như ở nhà Phựơng ngày sinh nhật, nhà Hiền ngày cưới của nàng với Quân. Quân bây giờ vẫn đóng ở Biên Hòa, mỗi chiều phóng chiếc vespa cũ vừa mua lại, về với vợ. Tường Vi vẫn đi học ở Trưng Vương (V. của mày đó mà). Sáng sáng vào giờ tan học, tao vẫn thỉnh thoảng bắt gặp cô nhỏ ôm cặp hững hờ bước, cúi mặt đếm lá vàng chạy lăng quăng trước cổng trường. Và đi ngang trường Võ Trường Toản, học trò tan thật đông, cô bé không buồn ngước mắt lên kiêu hãnh với những lời ngợi ca sắc đẹp mình, bật lên đâu đó. Như trước khi quen mày.
Dũng đi lính rồi. Bây giờ có lẽ hắn đang làm HLV ở trung tâm Vạn Kiếp, Bà Rịa thì phải. Không gặp hắn tao cũng không rõ chuyện hắn với Phựơng ra sao. Còn Mẫn, mày ngờ đựơc không, ông Thiếu Tá già Mẫn nói, chỉ là một anh Mẽo giầu sụ.
Thọ. Thế giới thực tế của tuổi trẻ môi hồng đấy nhé. Mày trách tao lãng mạn xa rời thực tế nữa không? Tao vẫn gặp bọn Hoạt, Chuyên, Tâm, Yến ở đường Lê Lợi những chiều thứ bẩy, những "Boum" lậu với bọn hippy, những chốn ăn chơi như Đêm Mầu Hồng, Queen Bee...
Tao muốn tin rằng những gì tao viết sẽ chẳng làm ai phật lòng, kể cả những nếp sống riêng tư thầm kín của những người tao "mượng" vào trong truyện và đặt cho họ một cái tên. Như V. của mày (tao đã xin phép). Riêng có mày là tao đề tên thật, và Hoàng Pilot. Vì chúng mày đã đi vào quên lãng! Vì trừ tao, hình như chẳng còn mấy ai luôn nhớ tới chúng mày. Đời viết lách lẩm cẩm của tao chỉ để thỏa mãn một nhu cầu, như mày đã biết.Chẳng ao ước danh cao, tiền lắm. Chẳng để... "quyến rũ" ai.
Chỉ là một ao ước nho nhỏ: gửi những kỷ nịêm tao đã gặp vào nét chữ.
Bây giờ sắp Giáng Sinh rồi đó. Thế giới "tuổi trẻ môi hồng" - lối nói tao ưa dùng - đang nhộn nhịp cóc chịu được. Tao muốn kết thúc những giòng này trong những ý nghĩ thật lắng đọng, thật bình yên. Nhưng ba cô gái - Uyên và hai bạn của nàng - đang đấu tưng bừng bên cạnh tao về chương trình du hí tối Giáng Sinh.
Tao đứng dậy, nghĩ về mày và chép miệng:
- Tuổi trẻ vẫn vui, vẫn lắm chuyện và... môi hồng vẫn nở những nụ cười hạnh phúc. Chỉ có mày chết và... tao buồn.
Tao già rồi sao nhỉ?
Môi Hồng Môi Hồng - Trương Hiền Lượng