Vẻ hào nhoáng sang trọng là thứ mà mọi người luôn ao ước, nhưng chính sự trưởng thành trong khó khăn mới thực sự làm người ta ngưỡng mộ.

Francis Bacon

 
 
 
 
 
Tác giả: Đạo Hiếu
Thể loại: Truyện Ngắn
Biên tập: ISach Master
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 871 / 4
Cập nhật: 2015-10-13 15:07:53 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
èo và chó, khi đã trở nên thân thuộc với gia đình thì chúng không còn là con vật nữa. Chúng là những đứa trẻ. Những đứa trẻ ngây thơ và hồn nhiên.
Thật bất hạnh cho những ai phải chứng kiến cái chết thảm thương của chúng, nhất là khi chúng bị người ta giết chết ngay trước mắt mình.
Và tôi chính là người đã nhiều lần chứng kiến những cái chết đau lòng ấy.
Đầu tiên là con Mina.
Ngày nọ khi tôi qua đường để mua đồ thì nó chạy theo. Một chiếc xe du lịch đã đụng vào nó. Nó cố gắng chạy về đến trước cửa nhà và chết, lưỡi thè ra một bên mép. Người hàng xóm nghe tôi khóc liền đến bên cạnh.
“Để tôi giải quyết cho. Và tôi sẽ đem cho anh một tô rựa mận”.
Tơi nói: “Khơngi bao giờ mày có thể ăn thịt được con chó của tao đâu!”
Người hàng xóm bỏ đi. Tôi gọi đứa con trai của mình đến. Hai cha con bỏ xác con Mina trong bao bố và chở nhau đi tìm chỗ chôn cất. Biết tìm đâu ra một nơi chôn cất giữa cái đất Sài Gòn nhà cửa san sát này? Hai cha con chạy xuống Bình Thạnh. Ơng trời đã góp thêm vào cảnh tượng bi thương ấy một cơn mưa. Hai cha con ướt nhẹp. Con chó trong bao bố cũng ướt nhẹp.
Nơi đến là nhà một người bạn của tôi, phía sau có một vườn chuối, phía trước là cái sân rộng với một lò nấu nhôm đã bỏ hoang lâu ngày. Người bạn hỏi:
“Cái gì trong bao bố vậy?”
Tôi kể lại cái chết của con chó. Người bạn nói:
“Khơng sao, anh cứ chôn nó trong vườn chuối cũng được.”
Và ơng sai thằng con trai xách cuốc ra đào đất. Nhưng bà xã ơng từ trong nhà đi ra. Bà lại gần cái bao bố, ngắm nghía nó một lúc, dáng vẻ trầm ngâm. Tôi biết bà đang hoài nghi khơng biết trong bao bố có phải là một con chó hay là…
Tôi nói:
“Chào chị, tội nghiệp hết sức. Con chó rất khôn, và nó đẹp lắm, lơng vàng mượt…” vừa nói tôi vừa mở sợi dây cột bao bố, lôi con chó ra, được nửa chừng thì người đàn bà ngăn lại:
“Nó đã chết rồi, anh kéo ra làm gì, tội nghiệp.”
Trời vẫn còn mưa nên ngôi mộ của nó đầy nước. Tội nghiệp con vật bé bỏng, cách đây vài tiếng đồng hồ con còn nằm khoanh tròn dưới chân bố. Sao con ra đi vội vàng như thế? Sao bố lại phải để con nằm trong huyệt mộ đầy nước như thế?
o O o
Con chó thứ hai của tôi tên là Hai Cũ. Nó mất tích và hai cha con tôi đã đưa nó trở về từ cõi chết. Một chuyến trở về đầy kịch tính. Một cuộc giải thoát ngàn cân treo sợi tóc.
Ban đầu một mình tôi đi tìm. Khắp các nhà hàng xóm, sục sạo từng ngõ ngách, trại nhốt chó ở đường Lý Chính Thắng gần Ga xe lửa, rồi đến từng lò chó nổi tiếng trong vùng: Cầu Kiệu, chợ Cầu Móng, cầu Tân Thuận… Cuối cùng người ta chỉ tôi lên tận ngã tư Bảy Hiền. Đứa con gái của tôi lúc ấy mới mười bảy tuổi cũng đòi đi. Tôi cho nó theo vì nó rất thương con Hai Cũ.
Hai cha con chạy vòng vòng trong cái bát trận đồ đầy những tiếng động của máy dệt cuối cùng cũng tìm ra một lò chó.
Người chủ lò hỏi: “Màu gì?
Đáp: “Màu vàng xám, giống như chó Berger.”
“Bao nhiêu tuổi?”
“Hai tuổi.”
”Bị bắt lúc nào?”
“Chiều hôm qua khoảng 4 giờ.”
“Bắt tại đâu?”
“Gần bệnh viện Bình Dân quận Mười.”.
Người chủ lò chó sai thằng nhỏ chạy đi. Lát sau nó xách về một cái bao bố, ném xuống đất. Trời ơi! Tôi đứng tim. Sao cái bao bố khơng nhúc nhích chút nào vậy? Đứa con gái quên cả sợ hãi, nó mở sợi dây ra và tôi nhìn thấy một cái đuôi. Đúng là cái đuôi của con Hai Cũ. Tôi kéo nó ra. Đứa con gái khóc hu hu:
“Con Hai Cũ của mình đó ba.”
Tôi bế nó lên. Lạy trời! Nó còn sống. Hai con mắt nó đầy ghèn và kiến. Nó nhìn hai cha con tôi. Người và vật đã nhận ra nhau nhưng con chó quá khiếp hãi, khơng dám nhúch nhích, khơng dám kêu lên một tiếng. Mình mẩy, lơng lá nó đầy phân, nước tiểu và đờm dãi. Nó run rẩy. Nó co rúm. Nó nhìn tôi dáo dát.
“Tôi phài trả ơng bao nhiu?”
“Năm trăm ngàn.”
Tôi giao tiền, nói cám ơn và trao con chó cho đứa con gái. Con bé ôm ghì nó vào lòng. Cả ba sinh vật tội nghiệp chở nhau trên chiếc Mobylette xanh chạy một mạch về nhà. Lộ trình gần mười cây số.
Mọi người xúm lại tắm rửa bằng xà bơng, bàn chải, lược và sưởi ấm nó bằng máy sấy tóc.
o O o
Cái chết của con chó thứ ba xảy ra mười năm sau đó. Nó lai berger. Lúc mới đem về nó có màu đen nhưng rồi lơng nó đổi màu theo từng thời kỳ phát triển, cuối cùng trơng giống hệt một con Berger Đức. Nó là một chàng trai khoẻ mạnh, oai phong nhưng lại có một chiếc răng khễnh. Tính nết nó cũng khác hẳn với vóc dáng. Nó dịu dàng, bẽn lẽn như một cô gái. Khi tôi đi làm về nó thường đón tôi từ xa, im lặng, chậm chạp vẫy đuôi. Tôi ngồi xuống đưa hai tay đón nó và nó sà vào lòng tôi, dụi mặt vào ngực tôi rên rỉ như một người tình.
Khác với những con chó trước từng chia sẻ cảnh thiếu thốn với tôi thời chiến tranh vừa chấm dứt, con Bi Bi về nhà tôi khi tôi mới mua chiếc xe bốn bánh. Nó được tôi cưng, nuôi nấng chu đáo và nó cũng có một khơng gian rộng để chơi đùa. Nó chơi đá bóng với đứa cháu nội và đi săn chuột với tôi ven bờ sơng. Nó săn rất tệ, thường để chuột chạy thoát vì làm biếng. Nhưng nó đặc biệt ghét mèo. Chính vì thế dưới triều đại của nó, nhà tôi khơng có con mèo nào.
Ngày nọ tôi phát hiện một ổ mèo hoang bên hơng nhà. Mèo mẹ đẻ một lứa được ba con, đem giấu trong một cái lỗ hổng dưới móng nhà. Bi Bi phát hiện và sủa inh ỏi. Tôi sợ nó giết chết những đứa trẻ bé bỏng ấy nên thường bắt lũ mèo ra vuốt ve, nâng niu trước mắt nó để cho nó hiểu mối giao tình giữa tôi và những chú mèo con và cũng để chứng tỏ với nó rằng lũ mèo kia với tôi và nó là “người một nhà”.
Nhưng đó là sai lầm của tôi. Nó ganh tị. Nó thù ghét.
Ngày nọ nó nhìn thấy con mèo mẹ đi đâu về liền rượt đuổi. Nó vồ hụt nhưng cũng khiến con mèo không thể vào hang với lũ con mà phải trốn trong bụi rậm. Bi Bi đứng chờ. Tôi chạy đến định kéo con chó vô nhà nhưng ngay lúc ấy mèo mẹ từ bụi cây chạy ra. Con chó phóng tới. Tôi cũng phóng tới chụp nó, bất chấp gai gốc và đống xà bần lởm chởm. Hai cánh tay và trán tôi toé máu nhưng đã quá muộn. Con cho đã ngoạm được mèo mẹ. Tôi hoảng hốt chụp vào đầu nó, cố gỡ con mèo ra khỏi hai hàm răng lởm chởm. Miệng nó đầy máu. Lúc ấy trơng nó giống một con quỷ. Tôi giận quá đá mạnh vào bụng nó khiến nó bỏ chạy nhưng con mèo thì đã chết, bỏ lại ba đứa con thơ.
Lũ trẻ vẫn ở trong hang chờ mẹ chúng nhưng người mẹ ấy đã không bao giờ trở về nữa. Vừa tức giận vừa thương xót, tôi lấy roi mây đánh đuổi con chó khơng cho vào nhà nữa. Tôi đóng cổng lại, la mắng, nguyền rủa. Tơi khơng thèm nhìn mặt nó nữa. Nó sợ hãi chạy đi, rồi lại mò về. Ngày hôm sau tôi biết nó đói nhưng tôi khơng cho ăn. Nó vẫn nằm trước cửa.
Buổi trưa có hai thằng trộm chó chở nhau trên chiếc xe máy đi ngang qua và thảy cho nó một cục thịt. Nó đớp lấy, chưa kịp nhai nuốt thì đã ngã lăn ra đất. Có người hàng xóm la lên. Tôi chạy ra thì hai thằng trộm chó đã phóng xe như bay, mất biệt.
Bi Bi ơi! Bố xin lỗi con. Xin con tha thứ cho bố. Tôi vừa khóc vừa lấy xe đi tìm. Tôi đến những lò chó gần đó, trong các ngóc ngách, trong xóm lao động. Địa hình ở đây phức tạp, cây cối um tùm lối mòn quanh co, nhà cửa thưa thớt.
Người chủ lò chó hỏi:
“Bị bắt hồi nào?”
“Cách đây chừng một tiếng đồng hồ.”
“Bị bắt như thế nào?”
“Bị đánh bả.”
Người đàn tôi đang ngồi cạo lơng một con chó, ngước mắt nhìn tôi.
“Bó tay rồi.”
“Sao vậy?”
“Vì nếu bị đánh bả thì chúng phải mổ bụng ngay lấp tức để lấy bộ lòng ra bỏ đi, khơng thì chất độc sẽ nhiễm vào thịt khơng ăn được.”
Tôi lủi thủi ra về.
Bi Bi ơi! Bố xin lỗi! Ngàn lần xin lỗi!
o O o
Nhưng bi kịch của con mèo của tôi mới thật sự là nghiệt ngã.
Tơi khơng nhớ đã xin nó từ một người bạn nào. Nó là một chú mèo tam thể. Một chú mèo con vừa rời vú mẹ. Tôi nuôi nó bằng sữa lãnh ở cơ quan về theo tiêu chuẩn hàng tháng, một loại sửa hộp tồn kho từ thời chế độ cũ. Người và vật chia nhau chút nhu yếu phẩm hiếm hoi ấy, cộng với bột mì, bo bo và thỉnh thoảng có cơm trắng. Nhưng chú mèo vẫn khôn lớn, bắt chuột rất giỏi. Nó và lũ con của tôi cứ quấn quýt nhau mỗi khi chúng đi học về.
Chính vì vậy mà mỗi khi con mèo vắng nhà chừng vài tiếng đồng hồ là lũ trẻ phát hiện ra rồi đổ xô đi tìm. Suốt buổi sáng vẫn khơng tìm thấy. Đến giữa trưa các nhà hàng xóm đều im lặng. Tôi nằm nghỉ một lát thì linh cảm có tiếng mèo kêu đâu đó rất mơ hồ, tưởng như tiếng kêu đến từ một cõi vô hình nào. Tôi trở dậy, đi lang thang trong hẻm. Bỗng nhiên tôi nghe có chút xao động trên một cành mít phía sau tường nhà của bà Hai. Rồi tôi thấy có một cây sào vừa ló lên khỏi bức tường, đầu cây sào có cột sợi dây thừng. Khi cây sào được đưa cao lên chút nữa thì hiện rõ một cái thòng lọng. Lấp ló sau những lá mít dày là một con mèo tam thể. Nó đang bị treo cổ, đang giãy giụa tuyệt vọng. Tôi hoảng hốt chạy lại cánh cổng sắt. Tôi đập cánh cổng bằng hết sức lực, bằng cả cơn phẫn nộ.
“Mèo của tôi! Mèo của tôi!”
Con mèo vẫn giãy giụa. Tôi gọi lớn:
“Bà Hai ơi! Sao bà giết con mèo của tôi? Thả nó ra đi! Thả ra đi!”
Tôi đạp cánh cửa rầm rầm như một thằng điên. Và tôi thấy cây sao hạ xuống. Bà Hai mở cửa ra.
“Cậu làm gì vậy?”
“Tôi phải làm như vậy vì nếu chậm chút nữa nó sẽ chết. Bà thả nó ra đi. Nó có phá của bà cái gì thì tôi đền.”
Trận đó nó thoát chết nhưng đến trận thứ hai thì đã hết cách. Dường như hai tai hoạ đó chỉ cách nhau vài năm. Con mèo lại biến mất. Khơng biết ai đã bắt nó, đã nhốt nó hay đã giết chết. Khơng có bằng chứng nào để đổ tội cho bà Hai nhưng tôi vẫn tin rằng chỉ có người đàn bà ác độc đó mới nghĩ ra được cái hình phạt ghê gớm mà suốt đời tôi khơng thể nào quên được.
Con mèo đã biến mất trong năm ngày. Mọi người trong nhà đều nghĩ rằng nó đã bị giết. Những cuộc tìm kiếm vô vọng. Những giọt nước mắt tội nghiệp của lũ trẻ.
Mọi việc tưởng đã xong rồi.
Nhưng con mèo lại trở về.
Nhưng đó khơng còn là một con mèo nữa. Nó là một con ma. Một cái xác chết từ ngoài cửa lết vào nhà. Chỉ còn da bọc xương. Lơng rụng xơ xác và bê bết bùn sình hôi thúi. Nó bò trườn, nó nhích từng chút, từng chút. Khi lũ nhỏ bế nó lên, nó giống hệt một miếng giẻ rách. Bùn nhão nhoẹt chảy xuống nền nhà. Thân thể nó lạnh cóng, hai mắt trắng dã.
Trong suốt năm ngày qua nó đã ở đâu? Ai đã làm gì nó? Tôi tìm được câu trả lời khi lần theo vết bùn nhão.
Trời ơi! Nó đã chui từ lỗ cống ngoài đường lên. Kẻ nào đó đã ném nó xuống lỗ cống bn trong nhà họ và đậy nắp lại.
Suốt năm ngày, nó đã trải qua một cuộc hành trình thảm thương và tàn khốc dưới lòng đất, trong bóng tối, trong sình lầy hôi thúi và lạnh lẽo, trong đói khát và đau đớn để tìm lối về. Đó có lẽ là một trong những cuộc hành trình tàn nhẫn nhất mà một sinh vật có thể chịu đựng được. Một mình âm thầm, trong một địa ngục hoàn toàn khơng có ánh mặt trời.
Gia đình tôi đã tắm gội, đã sưởi ấm, đã chữa trị cho nó trong nhiều ngày nhưng cái sinh vật bé nhỏ mong manh như đứa trẻ thơ ấy đã khơng thể gượng dậy được.
Nó chết. Trời ơi! Lại cũng một ngày mưa dầm. Giống như trong một kịch bản phim Hàn Quốc. Tại sao lại phải có cơn mưa trong ngày hôm đó để người và vật phải ướt đẫm khi đi tìm một nơi an nghỉ?
o O o
Con mèo thứ hai là của đứa cháu nội. Nó xin ở đâu về một con mèo cái nửa trắng nửa đen. Nó ủ con mèo trong ngực. Nó gọi mèo bằng con và xưng má. Con mèo chỉ chừng một tháng tuổi nhưng ăn khoẻ và được chăm sóc tốt nên lớn nhanh lắm.
Cháu nội đi thú y mua thuốc diệt bọ chét, diệt rận về tắm cho mèo. Nó xin cái rỗ mây đựng trái cây của bà nội, lót vải cho mèo nằm. Nhưng buổi tối con mèo thường lên giường ngủ chung với nó. Hai chị em cứ rù rì rủ rỉ với nhau. Nó hỏi: “Ơng nội ơi, trong cổ họng của con mèo phát ra tiếng gì rò rò vậy?” Tôi đáp: “Lúc mèo thư giãn nó thường phát ra tiếng kêu ấy, giống như lời ru vậy.”
Khi bé ngồi học, con mèo thường nằm trước mặt nó, ngay dưới cái đèn để sưởi ấm. Nó nằm nghiêng, phơi bụng ra và ngủ. Cháu nội lấy điện thoại ra quay phim, chụp ảnh rồi đưa lên Facebook, khoe với bạn bè. Nó đặt tên cho mèo là Bún Hồng. Nó viết status mỗi ngày về con mèo, nó chụp rất nhiều ảnh, nhiều góc độ tự nhiên và bất chợt trơng rất ngộ nghĩnh.
Mơ#i khi đi học về, lời đầu tiên nó nói là: “Bún ơi! Con ở đâu?” Và Bún Hồng xuất hiện như trong cổ tích. Hình như nó đã núp sẵn đâu đó để đón bé đi học về.
Ngày nọ bé khoe: “Ơng nội ơi! Con Bún đã có bạn trai rồi đó.”
Ba#n trai của Bún là một con mèo lơng vàng khơng biết từ đâu đến. Mỗi lần chàng ta đứng ngoài cổng kêu “meo” là Bún nhảy lên cái lỗ nhỏ của cánh cổng để ra ngoài. Chúng đi chơi với nhau quanh bờ sơng một lát rồi về.
Chừng một tháng sau cháu nội lại khoe:
“Ơng nội ơi Bún có bầu rồi đó.”
“Sao con biết?”
“Con thấy em bé cựa quậy trong bụng nó.”
Tôi nói:
“Khi nào mình đi mua cho nó mấy hộp thức ăn để nó bồi dưỡng.”
Gia đình bảo bé ẵm mèo đi chích ngừa, bé nói:
“Khơng biết chích ngừa như vậy có làm hư thai khơng?”
Nhưng nhiều tháng trôi qua mà khơng thấy bụng con Bún lớn thêm. Chuyện “em bé cựa quậy trong bụng” chỉ là tưởng tượng của cháu nội.
Bạn nghĩ gì về tình yêu giữa cô gái nhỏ và con mèo thơ ngây của nó?
Bạn nghĩ gì nếu có một người hàng xóm đã thẳng tay ném con mèo thân yêu của nó vào cảnh cửa sắt chỉ vì nó ăn vụng hay phá một cái gì đó trong nhà họ?
Ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch là ngày giỗ tổ Hùng Vương, bé được nghỉ học, cả nhà đều nghỉ. Một bữa tiệc nhỏ được tổ chức trong gia đình. Mọi người ăn uống xong đều lên lầu nghỉ ngơi. Lúc ấy khoảng năm giờ chiều, tôi có việc phải đi ra phố một lát. Khi trở về tôi thấy khơng khi trong nhà quá im lặng. Tôi lên phòng minh, ngang qua bàn học của cháu nội. Nó cũng đang ngồi im lặng. Rồi nó quay mặt lại gọi:
“Ơng nội! Con mèo chết rồi!”
Mặt nó đẫm nước mắt. Tôi kêu lên thảng thốt:
“Trời ơi, sao vậy con?”
Cả nhà đều nghĩ rằng con mèo đã từ cành cây trước nhà nhảy xuống cánh cửa cổng và trượt chân té chết. Nhưng tôi khơng nghĩ như thế. Tôi nói:
“Khơng phải vậy. Vì mèo là loài leo trèo rất giỏi. Nó có thể rơi từ độ cao ba bốn mét một cách nhẹ nhàng. Làm gì trên đời này có chuyện mèo té chết vì leo trèo.”
Ba của bé thuật lại:
“Vào khoảng năm giờ rưỡi chiều khi mọi người đang ở trên lầu thì nghe có vật gì va vào cánh cửa sắt một cái “rầm” rất lớn. Khi mọi người chạy xuống nhà thì thấy con mèo nằm chết ngay cánh cửa, hai mắt trợn trắng. Khám nghiệm tử thi thấy nguyên vẹn, khơng có dấu chó cắn, khơng có vết máu, chỉ một vết bầm dưới cằm.”
Tiếng “rầm” lớn mà mọi người nghe thấy phải do một sự va đập trực diện, tức là con mèo phải bi ném từ một hướng thẳng góc với cánh cửa đang mở vào vách phòng khách, có nghĩa là bị ném từ nhà hàng xóm sang.
Kẻ giết mèo chắc chắn khơng phải là bọn ăn thịt vì nếu là chúng thì con mèo đã bị đem đi rồi.
Vậy thì chỉ còn một cách giải thích:
“Con mèo đã sang nhà hàng xóm ăn vụng một thứ gì đó và đã bị người ta vồ lấy, ném mạnh qua tường rào, đầu con mèo đã đập vào cánh cửa sắt. Con mèo đã bay theo chiều ngang với tốc độ rất nhanh của một cơn giận và sự độc ác, vì thế mà nó khơng thể lấy thăng bằng được. Và nó đã chết tức khắc.”
Cháu nội khóc suốt đêm. Tôi cũng khóc. Rồi tôi ngủ quên đi. Hai giờ sáng tôi thức dậy, cứ ân hận là mình đã khơng có mặt ở nhà khi nó chết. Tôi tưởng tượng nó đang nằm dưới lớp đất ẩm ướt cạnh bờ sơng, một vùng đất thấp, vài hôm nữa triều cường sẽ lên, sẽ tràn ngập và con mèo sẽ phải ngâm mình trong nước.
Tôi khóc rấm rức. Đời tôi đã khổ sở quá nhiều vì những con vật nuôi. Trời sinh tôi ra như vậy.
Sáng hôm sau tôi treo một tấm bảng với dòng chữ: “Đời đời nguyền rủa kẻ đã giết chết con mèo của chúng tôi” trên thân cây bàng cạnh nơi chôn xác mèo. Các con tôi khuyên tôi nên gỡ tấm bảng xuống vì sợ mếch lòng hàng xóm. Nhưng trên đời này chỉ có tôi mới hiểu tại sao tôi làm như vậy. Vì chính tôi đã chứng kiến con mèo trước đây của tôi bị hàng xóm treo cổ và sau này cũng chính tôi đã chứng kiến cái chết dần chết mòn của con mèo ấy khi nó bị hàng xóm ném xuống lỗ cống và đã tìm được đường về sau năm ngày lần mò trong cống rãnh tối tăm sình lầy hôi thúi, sau năm ngày đói lạnh và đau đớn vì thương tích.
Tôi nhờ một anh thợ hồ xây một cái huyệt nhỏ sát gốc cây bàng cạnh chiếc ghế đá. Chỗ đó cao, nước triều khơng lên tới được. Tôi moi xác con mèo lên, phủi sạch đất trên người nó, vỗ về nó: “Con ơi, hãy ngủ yên! Hãy ngũ yên!” rồi tôi lại khóc khi cảm nhận cái lạnh se thắt từ thi thể của một sinh vật mà tôi đã từng ôm ấp vuốt ve trìu mến. Tôi đặt nó trong chiếc hộp đựng chai rượu wishky, phủ lên người nó một chiếc khăn trắng, đậy nắp hộp lại và đặt xuống huyệt.
Đó khơng phải là cái kiểu “học làm sang” của những người giàu. Tôi khơng giàu. Tôi chỉ là một cán bộ hưu trí. Đó cũng khơng phải là kiểu lãng mạn thương vay khóc mướn của những năm đầu thế kỷ hai mươi.
Đơn giản chỉ vì thương cảm. Đơn giản chỉ vì đời tôi đã chứng kiến quá nhiều cái chết của những con vật nuôi mà tôi yêu mến. Đơn giản chỉ là chút tình còn lại của một kiếp sống phù du.
ĐÀO HIẾU
Mèo, Chó Và Tôi Mèo, Chó Và Tôi - Đạo Hiếu