There is no such thing as a moral or immoral book; books are well written or badly written.

Oscar Wilde, Picture of Dorian Gray, 1891

 
 
 
 
 
Tác giả: Thiên An
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Phương Lan
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: /
Cập nhật: 2020-11-29 02:11:18 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
ừ nhỏ An Nam được dạy rằng con gái chỉ cần học vừa đủ là được, sau này sướng hay khổ vẫn là ở tấm chồng.
Lớn lên một chút cô chợt hiểu ra, xã hội bây giờ sướng hay khổ đều là dựa vào chính mình.
Bố cô là người bảo thủ, ông rất muốn có con trai để nối dõi tông đường, nhưng khi biết mẹ mang thai cô cũng chỉ bảo rằng con cái là lộc trời cho, không quan trọng, sau này kiếm một thằng rể để nó trả cả vốn lẫn lãi.
Sau khi sinh An Nam, sức khỏe mẹ rất yếu, bác sĩ nói nếu đẻ thêm sẽ khó giữ tính mạng. Từ đó bố cô không thèm con trai nữa, cũng không cho mẹ đẻ.
...
Hồi đó lúc đám trẻ con trong xóm chơi với nhau, tuy nhà nghèo nhưng rất vui, không có tivi để xem hoạt hình thường rủ nhau đi ra hàng tạp hóa đứng xem, lén lút đứng ở cái cây gần đó, kiến bu đầy chân vẫn chăm chú xem.
Lúc đó còn ước cái đứa ngồi trong quầy tạp hóa đó không như con hổ cái, không huênh hoang thì có phải bọn cô được thoải mái xem không.
Ở cái xóm nhỏ ấy, chỉ có nhà Linh Chi có tivi xem. Con bé đó kiêu căng nhất khu, tại vì nó giàu, còn xinh đẹp, mỗi tội học dốt.
Nhưng nó thích Đồng Văn, thường chỉ cho Đồng Văn sang nhà nó xem phim hoạt hình. Vì Linh Chi bảo Đồng Văn rất ngoan, rất hiểu chuyện, không quấy phá như bọn cô nên sẽ cho Đồng Văn xem thỏa thích.
Tên Vũ Đàm còn bảo sau này sẽ cưới Linh Chi về làm vợ để có thể xem tivi.
Nhớ lại thì cậu ta thật ngốc khi chỉ vì cái tivi mà cưới một con hổ cái.
Trong xóm này chỉ có Đồng Văn là ngoan ngoãn, hiểu chuyện nhất. Biết nhà mình không có tiền, một mình mẹ nuôi cậu ta, nên lúc nào cũng chăm chỉ học hành, không quậy phá linh tinh, lại còn giúp đỡ mẹ dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm nữa.
Mỗi lần cậu ta đi học về, mọi người ai lấy đều khen ngợi cậu ta, còn nói Đồng Văn là niềm kiêu hãnh của cả xóm.
Còn An Nam thì rất ghét học, nhưng cô vẫn cố gắng học hành chăm chỉ vì bố mẹ cũng rất vất vả để nuôi cô. Có điều học lực không cao, nhưng cô cũng đã nỗ lực rất nhiều.
Bố còn nói con gái không cần học nhiều, sau nay học xong sẽ kiếm cho cô một tấm chồng rồi gả đi là được.
Nghe tới đó cô đã sợ khiếp vía, chỉ cần đỗ cấp ba trường chuyên bố sẽ không bán con gái nữa.
Nên khi chuẩn bị thi cấp ba, bố thường bảo nếu lần này không đỗ trường chuyên thì xác định đi lấy chồng, ở khu bên cạnh không thiếu người muốn tìm con dâu.
An Nam nghe thế lại càng áp lực hơn. Mỗi tối sang nhà Đồng Văn học, cậu ta kiên nhẫn giảng bài cho cô trên dưới mười lần, thật lòng vẫn không hiểu học để làm gì.
Cô rất thích học ngữ văn, muốn thi vào chuyên văn của trường nhưng bố nói phải thi vào chuyên toán mới có tương lai, chứ thi vào chuyên văn thì học làm gì.
Cho nên khi nhìn đống đề toán cao cấp mà Đồng Văn đưa cho, hai mắt An Nam không ngừng rơi lệ, càng nhìn càng không muốn hiểu.
Lúc đó Đồng Văn ngồi cạnh đưa cho An Nam bịch giấy, nói một câu sau này cô không bao giờ quên được.
- Cố gắng đi, chỉ cần cậu thoát nghèo thì môn văn đó đều không còn quan trọng nữa.
Cuối cùng kỳ thi chuyển cấp cũng hoàn thành. An Nam nằm trên giường, mồ hôi lấm tấm trên trán, mùa hè thật kinh khủng.
Tiếng ve kêu râm ran khắp ngóc ngách. Trước hiên nhà An Nam có trồng một cái cây muồng hoàng yến, cứ tới mùa hè nó nở thành từng chùm vàng ươm, khoe sắc dưới ánh nắng mờ nhạt.
Cuối cùng cũng kết thúc.
Dù sau này lên thành phố, An Nam vẫn nhớ những ngày tháng bình yên nơi vùng quê nhỏ ấy, hàng ngày đi học về sẽ đi qua cánh đồng lúa trải dài bất tận, có khu xóm nhỏ ấm đượm tình người.
Tuy nhà không có tiền, mẹ đau ốm liên miên chẳng làm được gì nhiều, ở nhà An Nam sẽ giúp mẹ cho đàn lợn ăn, bới sâu cho gà, chăm bón vườn cây mẹ trồng.
Còn bố phải đi làm rất xa, dù ông ấy tuy ít nói, lại gia trưởng nhưng rất thương vợ con, dù mỗi ngày phải chạy xe hơn mười cây số để đi làm tới tối muộn mới về, nhưng chưa từng kêu than một lời.
...
Ở trường cấp ba cách xóm nhỏ rất xa, mỗi lần đạp xe phải mất ba mươi phút mới tới nơi, mỗi lần như vậy mồ hôi mồ kê ướt cả một mảng áo.
Nhưng cũng không buồn tẻ cho lắm vì cô có Đồng Văn đi học cùng, ngoài cô và Đồng Văn ra lũ bạn cô không ai có nhu cầu học trường chuyên cả, vì quá xa, học ở đây sẽ không cần vất vả như thế.
Tính cách Đồng Văn rất kiên nghị, trưởng thành, lại có học lực giỏi nên cô Hà đề bạt cậu ta làm lớp trưởng, cả lớp cũng không phản đối gì.
Đối với bọn con gái cấp ba, Đồng Văn là một cuốn sách khó đọc nhưng vô cùng cuốn hút, có người vì tò mò ngưỡng mộ, có người lại bị si mê từ câu chữ đầu tiên.
Nhưng trong mắt Đồng Văn, chỉ có học hành, nỗ lực tiến lên, không có để tâm nhiều tới việc yêu đương.
Những năm tháng cấp ba giữa An Nam và Đồng Văn là hai mảng màu trái ngược.
Đồng Văn là học sinh ưu tú của cả trường, là tấm gương sáng cho tất cả học sinh noi theo. Lúc nào cậu ta cũng phải đứng hạng nhất, thi cử chẳng làm khó được cậu ta.
Còn đối với An Nam, chuyên toán như một địa ngục thật sự. Nếu không có Đồng Văn luôn động viên cô, bầu bạn giúp An Nam vượt qua những ngày tháng chán nản, thì không biết cô sẽ phải sống thế nào.
Lúc đó An Nam không hề biết, rời khỏi nơi này mới chính là địa ngục.
Cuộc sống cấp ba không có gì nổi trội, học lực bình thường, đi học rồi sẽ cùng Đồng Văn về nhà, năm tháng đó chỉ có học và học.
Cố gắng vượt qua năm cấp ba ảm đạm như thế.
Nhiều lúc nằm nhoài ra bàn, Đồng Văn sẽ dừng bút quay qua nhìn cô.
- Làm đề xong chưa?
An Nam lắc đầu chán nản, vì bố nói nên học ban tự nhiên mới tốt nghiệp mà thi đại học được, không thì nên đi lấy chồng, bố mẹ đỡ vất vả.
Những năm cuối lớp mười hai đều là cực hình, cả ngày lao đầu vào làm đề, tính tính toán toán ra thì chẳng có gì khác. Nhớ lại cảnh tượng hãi hùng đó cô không khỏi rùng mình.
Cô là một người thích an phận, thích cuộc sống bình thường ở nơi này, nhưng nếu cứ ở mãi như vậy sẽ không có tương lai.
- Có gì không hiểu sao?
Đồng Văn cầm tờ đề của cô về phía mình, nhìn một lượt, thấy toàn vẽ linh tinh khẽ nhíu mày.
- Cậu không muốn rời khỏi nơi này sao?
An Nam vẫn nằm một tư thế, bất lực lắc đầu.
- Cố gắng thêm một chút nữa, cậu sắp được tự do rồi.
Thực ra trong trí nhớ của An Nam, Đồng Văn giống như một mũi tên chỉ đường giúp cho cô biết hướng nào nên đi, điểm nào nên dừng lại, cho đến khi cô có thể đi hướng đi của mình, thì đã không còn thấy mũi tên đó, mới phát hiện ra từ rất lâu rồi cô đã tự đi hướng đi của mình mà không cần tới mũi tên chỉ đường nữa.
...
Mỗi lần về nhà An Nam phải chờ Đồng Văn, cậu ta làm hội trưởng hội học sinh, vừa bận học, vừa phải lo hoạt động của trường, về nhà vẫn có thể phụ giúp mẹ lo dọn việc nhà, thật sự cậu ta khiến người khác rất khâm phục.
Cô nhớ trời hôm đó mưa rất to, Đồng Văn bảo cô để xe ở trường, cậu ta sẽ chở cô về, vì mưa to đường lại trơn.
Trên đường, hai đứa mặc chung một chiếc áo mưa, cô túm chặt lấy áo cậu ta vì từ nhỏ rất sợ sấm.
Đồng Văn vì muốn cô bớt sợ mà nói chuyện phiếm với mình.
- An Nam, cậu muốn chọn vào trường gì?
- Bố mình bảo cậu học trường gì thì nên vào cùng, có đồng hương sẽ tốt hơn, và lại sẽ tốt cho tương lai.
Thực ra cô chả thích tí gì, học cả năm cấp ba vẫn chưa đủ hay sao. Nhưng chỉ cần rời khỏi nơi này, có lẽ vậy cũng được.
An Nam lúc đó là cô gái rất đơn thuần, hồn nhiên chẳng nghĩ gì quá xa vời, bố định hướng đâu sẽ theo đó, vì sợ bị ép lấy chồng, cái thứ hai nữa là có Đồng Văn nên cô cảm thấy mọi thứ thật nhẹ nhàng, có cậu ta cô không còn cảm thấy sợ hãi nữa.
- An Nam, mình hỏi cậu muốn chứ không phải bố cậu.
Chợt cảm thấy câu hỏi đó làm cho An Nam trở nên mơ hồ về chính mình. Cô thích gì, muốn gì trước nay chưa bao giờ cần thiết phải nghĩ tới, bởi có thích cũng chẳng có được.
- Còn thích văn học nữa không?
Đồng Văn làm cô nhớ tới lúc thi chuyển cấp, hồi đó ao ước thi chuyên văn nhưng vì bố mà không thể tiếp tục, bây giờ cô đã không còn đam mê nữa rồi.
- Đồng Văn, cái đó không còn quan trọng nữa rồi.
Đúng là thời gian khiến cho cô quên lãng đi việc mình thích, môn văn thời điểm đó thực ra đúng như Đồng Văn nói, đã không còn quan trọng nữa rồi.
- Mình muốn thi vào Kinh Tế với cậu, có điều chỉ sợ học lực không đủ để vào.
- Trường Kinh Tế có nhiều nghành điểm cũng không cao, để mình về tìm hiểu rồi sẽ đưa cậu tham khảo.
An Nam thở dài, tương lai đối với cô thật mờ mịt, chẳng biết nên làm gì.
Mấy đứa con gái xóm cô còn chẳng dám mơ tới việc lên thành phố học đại học, vì sau khi tốt nghiệp đứa thì sẽ lấy chồng, đứa thì sẽ đi làm công nhân, số còn lại lựa chọn ở nhà phụ giúp bố mẹ việc đồng áng, nếu nhà có thể chạy tiền được sẽ cho con đi xuất khẩu lao động.
Xóm nhỏ đó ai cũng cảm thấy cô và Đồng Văn là hai đứa nhỏ rất sáng dạ, lại còn có thể lên thành phố học đại học nữa.
Ba năm học cấp ba, Đồng Văn đều được nhận học bổng và tiền trợ cấp, nên mẹ cậu ta đỡ vất vả đôi phần.
Còn An Nam vẫn phải dựa vào tiền của bố mẹ, nên cảm thấy việc học và tài chính của bố mẹ quá cách xa nhau.
Bây giờ nếu cô quyết định lên đại học, nhất định phải nỗ lực hơn người ta gấp mười lần để kiếm tiền trang trải học phí và tiền ăn ở, không có lẽ bố sẽ bắt cô về lấy chồng mất.
...
Sau khi thi xong đại học chính là khoảng thời gian An Nam lo sợ nhất, nếu cô trượt nhất định sẽ phải đi lấy chồng. Đồng Văn lúc nào cũng an ủi cô, còn nói bố sẽ không gả cô cho những tên không có tiền đồ đâu.
Thế như thế nào mới gọi là có tiền đồ chứ?
Còn nhớ lần đó tên Vũ Đàm đó đúng là không nói phét, hắn cưới hổ cái Linh Chi thật.
Trước sự ngỡ ngàng của đám bọn cô, tên đó chỉ thông báo cái nhẹ hều, rồi làm đám cưới linh đình mời tất cả mọi người tới chung vui thông ba ngày.
Quả là trên đời này không có gì là không thể.
Lúc đó nhớ đám cưới của Linh Chi, mà có mấy người tới hỏi bố có muốn gả con gái cho mấy người họ không, bố còn nói to rằng chỉ cần cô không đỗ đại học là bố sẽ tính tới chuyện đó.
Mặt An Nam xị xuống trốn trong một góc khóc, lúc sau thấy Đồng Văn ngồi cạnh đưa cho cô khăn giấy.
- Bác Khải nói vậy là để cậu nỗ lực hơn, muốn con gái mình không giống họ, ở mãi một nơi nghèo nàn này, cậu yên tâm chỉ cần mình ở đây sẽ không để cậu bị gả cho người khác đâu.
Thời điểm đó An Nam không rõ câu nói ấy là gì, nhưng cô hiểu bố vì muốn cô có một tương lai sáng lạng mà không ngừng rèn giũa đứa con gái này.
Đối với ông, An Nam là tài sản lớn nhất mà ông có được trong cuộc đời, cho nên dù có bán mạng để kiếm tiền nuôi cô ăn học cũng là rất đáng.
Đến tận sau này cô vẫn luôn cảm ơn bố, vì đã nuôi dạy cô lên người.
...
Mảnh Trời Bình Yên Mảnh Trời Bình Yên - Thiên An