Những trận chiến lớn nhất chính là những trận chiến trong tâm trí chúng ta.

Jameson Frank

 
 
 
 
 
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 323 / 1
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
ì sao chúng ta lại có thể đưa ra so sánh này? Thành công của một tổ chức cũng giống như lúc người ta thu hoạch một vụ mùa mà để có được vụ mùa ấy, không thể có chuyện mọi thứ diễn ra một cách chây lười và quá dễ dàng. Đó là quá trình tưới tiêu, chăm bón cho cây lớn trong một khoảng thời gian nhất định. Cũng như vậy, trong một tổ chức, lãnh đạo luôn phải kiên trì làm việc theo nguyên tắc để có được một mùa thu hoạch tốt đẹp. Như vậy, mọi sự phát triển và tiến bộ thực sự đều được thực hiện từng bước một.
Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều lãnh đạo coi tổ chức của mình như một cỗ máy. Họ tưởng rằng, khi cỗ máy ấy có sự cố ở một bộ phận nào đó, người ta có thể tháo ra, thay thế, lắp đặt lại là được. Nhưng một tổ chức là một hệ thống hữu cơ, được tạo nên bởi những con người, tính cách hiện hữu và sống động. Nó không đơn thuần là sự ghép nối một cách cơ học mà là một thể thống nhất liên quan với nhau, không thể tách rời.
Cũng giống như người nông dân trước vụ mùa phải đi chọn giống, làm đất, nhổ cỏ, áp dụng kỹ thuật phù hợp...., muốn nhân viên làm việc với năng suất và hiệu quả cao, lãnh đạo cần tạo ra môi trường làm việc thuận lợi. Nhưng điều đó đòi hỏi phải có thời gian. Vậy, muốn tổ chức làm việc hiệu quả, lãnh đạo cần làm những gì?
1. Tôn trọng các nguyên tắc Không thể có được sự lãnh đạo dựa trên nguyên tắc nếu không có những người lãnh đạo coi trọng nguyên tắc. Đây không phải là một hệ thống động viên tinh thần giả tạo mà nó phải xuất phát từ trái tim của con người.
Trong một tổ chức, không phải lãnh đạo, mà chính nguyên tắc mới là yếu tố quản lí tổ chức. Những nhà lãnh đạo thành công của tương lai sẽ coi trọng nguyên tắc hơn coi trọng tổ chức của họ. Nói cách khác, họ sẽ trung thành đối với nguyên tắc hơn là đối với mọi tổ chức. Vì đó thực sự là cách đúng đắn để phục vụ cho công ty của họ.
2. Xây dựng sự tin cậy lẫn nhau
Trong xu thế hội nhập toàn cầu, các tổ chức luôn có sự cạnh tranh lẫn nhau. Điều này đòi hỏi các tổ chức muốn tồn tại, phải xây dựng được văn hóa tin cậy lẫn nhau.
Làm sao nhân viên có thể phục tùng bạn, làm sao bạn có thể trao quyền cho họ nếu như cả hai không tin tưởng lẫn nhau.
3. Tin tưởng vào tiềm năng của con người
Goethe từng nói: “Đối xử với một người đúng với người đó thì anh ta vẫn là con người như vậy, đối xử với một người như anh ta có thể trở thành và phải trở thành thì anh ta sẽ trở thành con người đó.”
Do đó, muốn giành được kết quả lớn nhất do hoạt động của con người, phải thay đổi hoàn toàn suy nghĩ về con người. Lãnh đạo phải tin rằng, trong tất cả những tài sản của công ty, thì con người là tài sản có giá trị nhất.
Chính vì vậy, chỉ đối xử tốt với con người, rồi tận dụng họ là chưa đủ. Mục tiêu của lãnh đạo là khiến cho người khác tự nhận thức được rằng họ luôn có trách nhiệm hoàn thiện trong công việc và xây dựng công ty, tổ chức của mình phát triển. Đó chính là động cơ để đi tới sự hoàn thiện. Có làm được như vậy, nhân viên mới phát triển được năng lực sáng tạo của chính họ.
Theo Lãnh Đạo
Lãnh đạo như nhà nông Lãnh đạo như nhà nông - Cẩm Nang Nghề Nghiệp