We read to know we are not alone.

C.S. Lewis

 
 
 
 
 
Tác giả: Vũ Văn Sang
Biên tập: Vũ Văn Sang
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 602 / 3
Cập nhật: 2015-07-25 12:42:05 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
iết tiếp cho mùa vu lan đang về...
Hồi bé, tôi đã là một đứa trẻ hư vì đã có lần cãi bố. Trong lần bực tức ấy, bố nói: “Lương hưu của tao chỉ có một chút, cậm cạch sửa xe đạp một ngày được vài nghìn rau mắm. Tao không cho tiền mày đi học nữa”. Không hiểu sao lúc đó tôi lại có thể nói được “Con tự lo”.
Sáng hôm qua sang nhà, bố kêu đau nửa đầu từ sau đợt mổ tim ấy. Đứng từ ngoài sân, tia nắng vàng yếu ớt của buổi sáng vươn tới, cố gắng len lỏi đến từ những tàn cây me. Tôi thấy nơi lòng mình có một cái “đau nhói” nhẹ. Và tôi đã “gọi tên” được em ấy. Có phải em tên là “Sợ hãi” khi thấy chiếc lá sắp bước vào mùa thu? Hay em tên là “lo lắng” khi thấy chiếc lá đang dần chuyển màu? Em có nhiều cái tên gọi lắm, nhưng tôi biết em làm mặt hồ tâm của tôi xuất hiện những cơn sóng nhỏ lăn tăn. Khi gọi được tên em, mặt hồ ấy dần lại trở lại sự bình yên, ít nhất là những đợt sóng phía trên bờ mặt.
Có một vài bạn nghĩ rằng tôi rất thảnh thơi. Đúng thế, tôi rất thảnh thơi nhưng cũng như các bạn, tôi cũng có rất nhiều sự sợ hãi và khổ đau. Điều này, Bụt đã rất thực tế nói ngay trong bài kinh đầu tiên với “Bốn sự thật nhiệm màu”. Sự thật thứ nhất “Sự có mặt của khổ đau”. Nhưng quá nhiều người hiểu lầm đạo Bụt là bi quan, luôn luôn nói tới khổ đau và ngại đi tới tìm hiểu thêm. Sự thật thứ hai Bụt muốn đề cập là “Nguyên nhân của khổ đau”. Tiếp đó là “Sự vắng mặt của khổ đau”, cuối cùng là “Con đường đưa chúng ta thoát khỏi sự khổ đau ấy”
Thời đại ngày nay con người phải đối diện với nhiều hình thức khổ đau mới như “chiến tranh tôn giáo” “khủng bố” “bạo lực gia đình” “bạo lực học đường” “khủng bố tinh thần” “stress” “Khủng hoảng kinh tế” “bệnh tật thời đại” “tự kỷ” “trầm cảm” “cô đơn..” “thất nghiệp” v.v…
Tôi cũng là một sinh vật nhỏ bé, yếu đuối, sợ hãi, biết yêu thương nhưng cũng biết giận hờn, ích kỷ chỉ biết tới bản thân…nóng giận..Nhưng từ lúc được ánh sáng Bụt chiếu rọi, khu vườn hoang ấy được chuyển hóa. Vẫn còn những sự hãi, nhưng lại thấy có sức mạnh nấp sau nỗi sợ hãi đó. Cũng thấy “đời là khổ” nhưng ẩn sau đó là “cái đẹp của Hiểu và Thương”. Vẫn thấy có “trò vui” nhưng lại thấy đó “vô thường”.
Có một lần tôi khen một bức ảnh đẹp, chị bạn trêu: “Đời vô thường, mà em vẫn thấy nó đẹp à?”. Tôi không biết chị nói thật hay đùa nên trả lời “Vì chưa hiểu vô thường là gì, nên em thấy nó đẹp”. Như sáng nay, trước sân nhà bố, tia nắng yếu ớt đó là vô thường, vì chỉ một lúc sau, tia nắng lại trốn sau những đám mây, không đứng chơi ở sân nhà nữa. Nhưng nhờ có vô thường mà ta có ngày và đêm. Ta có những tiếng chim hót vào buổi sáng mai và ta cũng có những giấc ngủ ngon khi màn đêm buông xuống.
Nhìn vào một chiếc lá ngay trước sân nhà. “Lá” chỉ là một danh từ, ta đặt cho một “hình dáng” nhìn thấy. Thực tế có rất nhiều thứ không phải “lá” đã cùng có mặt để biểu hiện ra “hình hài” một chiếc lá..như bụi, đất, không khí, nắng, mưa, đám mây…Ta thử quan sát hơi thở vào ra vài lần, lắng tâm thôi miên man…và nhìn vào chiếc lá sẽ hiểu. Ta hãy tập là một em bé chơi các trò xếp hình từ các miếng ghép. Hay từ một tờ giấy, qua các cách gấp sẽ được các tên gọi như “hoa sen” “máy bay” “thuyền” “ngôi sao” v.v…Vô thường cũng là một cái nhìn như thế.
Vô thường thực sự rất đẹp, nhờ vô thường mà những dòng sữa ngọt ngào nơi mẹ, thành hình hài nơi ta, vô thường cho ta nói được câu “Con thương mẹ”. Nhờ vô thường mà một đám mây “rùng mình” thành một cơn mưa, tan vào lòng đất, để lắc mình thành một bông hoa kiều diễm. Bông hoa ấy đưa mình theo gió, hân hoan đón những tia nắng và gọi những cánh bướm tới múa hát. Vì vậy, cái nhìn vô thường đẹp vô cùng, nó cho ta trân quý phút giây hiện tại. Đừng cho rằng ai đó “thảnh thơi” là vô lo vô nghĩ, như cái vỏ ngoài chúng ta thường thấy. “Thảnh thơi” là ta tập sống sâu sắc trong phút giây hiện tại, mình buông các ý niệm để tâm luôn tiếp xúc với thực tại đang diễn ra. Có như nào,ghi như vậy. Như một bác lái xe luôn luôn nhìn khung cảnh trước cửa kính. Chỉ cần vài giây bị kẹt trong “ý niệm” là tai nạn có thể xảy ra.
Khi đặt ra một “ý niệm” về hạnh phúc, lập tức ta bị rơi và kẹt trong ý niệm đó. Chúng ta không có thảnh thơi trong tâm hồn. Ta sẽ làm tất cả để “thỏa mãn” ý niệm đó. Ý niệm chỉ là một cạnh của viên kim cương mang tên “hạnh phúc”. Chỉ cần tập buông-bỏ ý niệm đó, tập tiếp xúc với phút giây hiện tại là ta có thể phần nào đó chạm tới viên kim cương ấy.
Lặng Nhìn Một Chiếc Lá Lặng Nhìn Một Chiếc Lá - Vũ Văn Sang