No man can be called friendless who has God and the companionship of good books.

Elizabeth Barrett Browning

 
 
 
 
 
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 874 / 15
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
ất nước Nhật Bản phát triển hoàn toàn từ nguồn vốn và tài sản là con người. Chính văn hóa làm việc và kinh doanh đã tạo nên sự thành công của họ. Ngày càng có nhiều các công ty Nhật hoạt động tại VN. Văn hóa công sở của người Nhật mang những đặc điểm riêng biệt trong mắt những nhân viên Việt.
Người Nhật vốn nổi tiếng bởi sự cần cù và cẩn thận. Hường, nhân viên của công ty RPV, một liên doanh ở khu công nghiệp Thăng Long, cho biết: “Các sếp người Nhật rất coi trọng sự chăm chỉ. Thông minh và nhanh nhẹn được đặt sự sau cần cù. Hiệu quả có thể chưa cao nhưng nếu nhân viên tỏ ra hết lòng vì công việc, gặp việc khó không nản chí, kiên trì giải quyết vấn đề sẽ được người Nhật đánh giá cao”.
Cũng chính vì coi trọng sự chăm chỉ nên họ thường yêu cầu nhân viên làm hết việc chứ không phải làm hết giờ. Kết thúc một ngày làm việc không phải là kết thúc giờ làm mà là kết thúc kế hoạch công việc của ngày hôm đó. Nhân viên trong công ty Nhật phải học cách ăn nhanh, đi nhanh và làm nhanh để tận dụng giờ giấc, trong khi việc đi làm muộn bị coi là tối kỵ.
Đặc điểm cẩn thận của người Nhật được thể hiện trên nhiều phương diện. Khi giao việc cho nhân viên, họ truyền đạt rất chi tiết, cụ thể. Khi nhân viên làm sai, sếp Nhật thường trao đổi lại nhiều lần để đảm bảo không bao giờ mắc phải sai lầm.
Hường kể: “Ở những ngóc ngách, xó xỉnh nhất của nhà máy, sếp cũng đi hết và ở đâu có cái gì đó đặt, để sai quy định là ông lại đi nhắc nhân viên dọn dẹp. Sếp Nhật luôn là người quan sát thực tế, sau đó mới nói nhân viên và nói bất cứ việc gì cũng có căn cứ. Mình là người phụ trách gọi nước nhưng hay quên, sếp phải nhắc nhở nhiều lần nhưng ông không hề cáu. Quan điểm của ông là luôn đặt mình vào vị trí của người khác để nhìn nhận vấn đề”.
Với các đối tác, họ kiểm tra thông tin kỹ lưỡng. Uy tín của đối tác là yếu tố người Nhật quan tâm nhất. Và một khi đã chọn được đối tác, họ sẽ làm ăn lâu dài đến mức gần như không bao giờ thay đổi dù đối tác mới có thể giá rẻ và nhiều ưu đãi hơn. Do đó, họ thường có thói quen lựa chọn chính các công ty của Nhật hoạt động tại Việt Nam. Chẳng hạn như xây dựng nhà xưởng là Vinata, sửa chữa máy móc, lắp đặt điện nước là Vina Kinden hay Vina Shiroki, và IT thì 99% mời Fujisu. Hiệp hội doanh nghiệp của Nhật có nhiệm vụ tìm hiểu rõ thông tin, mức độ uy tín của các doanh nghiệp ở mỗi lĩnh vực: sản xuất, dịch vụ, tài chính ngân hàng, bảo hiểm… và tổ chức gặp gỡ định kỳ để tìm đối tác, thống nhất các chính sách về nhân sự, mức trần về lương, thưởng.
Ngay cả tuyển người, họ cũng thích nhận người qua giới thiệu để an tâm hơn. Và nếu bạn chuyển từ công ty Nhật này sang công ty Nhật khác thì gần như chắc chắn sếp mới sẽ gọi điện đến công tỹ cũ để kiểm tra xem bạn ra đi vì nguyên nhân gì, có bàn giao đầy đủ công việc không, nhân cách trong công việc ra sao và đặc biệt, có mắc sai phạm gì không. Do đó, nếu bạn không nhận được thông tin tốt từ sếp cũ thì cơ hội việc làm mới của bạn hầu như rất hạn chế.
Thứ bậc trong các công ty của Nhật là hết sức quan trọng. Nhiều công ty vẫn còn giữ truyền thống “sống lâu lên lão làng”, chỉ có những người đủ năm công tác và kinh nghiệm mới được chỉ định vào những vị trí nhất định. Việc thăng tiến vượt bậc ở các công ty Nhật không dễ xảy ra như ở các công ty phương Tây. Nhưng nếu bạn còn trẻ mà ở vị trí cao hơn thì cũng luôn nhận được sự kính trọng của các nhân viên “đầu hai thứ tóc” ở cấp dưới.
“Các sếp Nhật thích nhân viên tỏ ra phục tùng, dễ bảo và dễ nghe lời. Họ không thích ra mặt những nhân viên tỏ ra phản kháng và thường báo cáo lên cấp trên về các trường hợp đó”, Quỳnh, trợ lý giám đốc công ty Nhật Việt Tinh, cho biết. Khi gặp cấp trên, người cấp dưới thường cúi gập mình, chào hỏi trước để thể hiện sự tôn trọng. Tương tự, trong trao đổi công việc với cấp trên, câu cửa miệng của nhân viên luôn là “ha-i” ( có nghĩa “vâng”). Khi cấp trên nói hết thì nhân viên mới trình bày ý kiến một cách từ tốn.
Các nhà quản lý người Nhật cũng thấm nhuần nghệ thuật lấy lòng người. Người Nhật đi bất cứ đâu đều mua quà cho nhân viên, dù món quà nhỏ nhưng thường được gói ghém rất đẹp. Họ tuyệt đối coi trọng sự đoàn kết, chia sẻ trong công việc. Muốn nhắc nhở nhân viên, bao giờ họ cũng khen ngợi trước, cảm ơn vì đã nỗ lực làm việc hết mình cho công ty, đồng thời kèm thêm: “Nhưng nếu anh làm như thế này thì sẽ tốt hơn!”. Nhân viên nữ mới sinh nở, sếp Nhật đến tận viện để thăm hỏi. Vào dịp cuối năm, sếp Nhật thường gọi từng nhân viên vào phòng để trao lương tháng 13. Họ cúi rạp người, diễn đạt sự biết ơn vì nhân viên đã gắn bó với công ty.
Còn nếu công ty của Nhật gặp trục trặc, thậm chí phá sản, họ sẽ cẩn thận viết thư giới thiệu nhân viên cho các công ty Nhật khác. Chặt chẽ trong công việc nhưng người Nhật lại rất thoải mái, cởi mở ngoài giờ làm”. Hạnh, phiên viên của công ty Sundia, cho biết: “Họ hay tổ chức cho nhân viên vui chơi, đi hát karaoke. Hình ảnh một ông già nói cười ầm ĩ, uống rượu đến mức bò lăn, bò toài ra cả bàn khác hẳn với ông sếp nghiêm nghị thường ngày ở nơi làm việc”.
Hường kể: "Bọn mình có lần đi nghỉ mát ở Hạ Long. Buổi trưa, sau khi ăn uống, bọn mình gạ sếp đi hát karaoke. Sếp thì già, trưa nắng gắt, mồ hôi mồ kê nhễ nhại nhưng vẫn đi theo. Bọn mình phải đi rất xa mới tìm được quán hát nhưng đến nơi thì lại đen đủi mất điện. Chính bọn mình cũng nản, nhưng sếp lại bảo đi tìm tiếp quán khác. Đi được một đoạn khá xa, cái đứa ở khách sạn chạy theo bảo ở khách sạn cũng có phòng hát.
Bọn mình quay lại nhưng về đến nơi, khách sạn lại cho biết phòng hát đang sửa. Mọi người đều nản, các chuyên gia mệt đã lên phòng ngủ hết. Nhưng sếp bảo: “Nếu mọi người thích đi hát thì phải tìm bằng được mà hát”, mấy bác cháu lại kéo nhau đi. Lúc đó, số người đi đã giảm một nửa, mọi người mệt lử nhưng sếp vẫn rất vui tươi, không hề tỏ ra mệt mỏi. Mình rất ấn tượng với sự nhiệt tình đó".
Chính vì vậy, nhân viên thường gắn bó và làm việc lâu dài cho các công ty Nhật.
Sưu tầm
Làm việc với người Nhật Làm việc với người Nhật - Cẩm Nang Nghề Nghiệp