TV. If kids are entertained by two letters, imagine the fun they'll have with twenty-six. Open your child's imagination. Open a book.

Author Unknown

 
 
 
 
 
Tác giả: Việt Anh
Thể loại: Truyện Ngắn
Biên tập: Việt Anh Đỗ
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 473 / 1
Cập nhật: 2018-05-26 13:49:56 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
ào khoảng hạ tuần tháng 5 năm chín ba tôi có nhận được một lá thư. Thư của Thịnh, Thịnh “còi” cùng Trung đội trinh sát, từng sát cánh với nhau suốt những năm tháng khốn cùng khắp miền cánh Bắc, cánh Trung và cánh Nam B3. Vậy mà mãi tời khi đó, mười mấy năm sau mới lại có tin nhau. Nội dung bức thư thì cũng vẫn như những người bạn đồng ngũ khác, nhưng nó lại đi kèm một lời hứa hẹn mà suýt nữa đã thay đổi cả cuộc đời hậu chiến tẻ nhạt nhưng yên bình của tôi.
“Được tin ông còn sống và lấy được địa chỉ của ông, mình liền biên thư cho ông ngay. Mười mấy năm rồi từ cái lần cuối cùng nom thấy nhau ở ngã tư Bảy Hiền ấy, mình báo với ông là mình vẫn sống, sống khoẻ, nhưng duyên do mà đến bây giờ mới bắt được liên lạc với nhau là khi ấy mình bị thương, mình bám theo chiếc T54 đầu đàn, đến Lăng Cha Cả thì trúng m72 của bọn Dù, mình nhảy ra kịp, thoát chết nhưng bị thương nặng, nằm phẫu, vài tháng sau mới lành và giải ngũ luôn, từ đó mất dấu đơn vị…. Mà thôi chuyện chiến tranh, mấy thằng cựu binh bọn mình gặp nhau còn nhiều cơ hội hàn huyên. Mình muốn báo với ông một việc là giờ mình đã đổi đời rồi, kinh tế đổi mới, cơ chế thoáng hơn, giờ mình làm kinh doanh. Nếu ông đã có cuộc sống ổn định thì mình mừng cho ông, còn cần giúp gì cứ nói mình, cánh lính với nhau cả, khi xưa cùng đội pháo bầy cấp tập, đội B52 với nhau thì giờ tiền nó dội lên đầu, không lẽ không nhớ tới anh em. Vậy nhé, địa chỉ, số điện thoại mình đã gửi ông, cứ liên lạc với mình. Hẹn sớm gặp lại ông.”
Phải nói thực là khi đó tôi rất vui. Được tin đồng đội còn sống, lại thành đạt thế thì ai cũng mừng thay cho bạn. Làm thằng lính bước chân ra khỏi chiến hào phần đa đều lạc lõng với nền hoà bình hậu chiến. Thanh niên mười sáu mười bảy tuổi vừa rời ghế nhà trường đường đã đặt mông ngay xuống hầm hào thì còn rành việc gì ngoài việc súng đạn? Bản thân tôi cũng chật vật suốt từ ngày giải ngũ mà cuộc sống vẫn chưa đâu vào đâu. Bởi vậy tôi liên lạc với Thịnh “còi” ngay, tình nghĩa đồng đội, cũng là tìm hướng thay đổi cuộc đời.
o O o
Ngay đầu tháng Sáu tôi bắt tàu vào Nam luôn. Gần hai mươi năm sau ngày Giải phóng tôi mới trở lại miền Nam. Con đường đầy bom đạn và máu lửa ngày nào giờ đây như thể đã lột xác, đất nước đã bước sang mé bên này của thời đại mới, chiến tranh có lẽ chỉ còn lại trong ký ức những người lính già như chúng tôi. Bất chợt tôi nghĩ tới một lần Thịnh “còi” nói với tôi “Mai rày hòa bình,còn sống, mình sẽ đi từ Bắc vào Nam, ngắm nhìn đất nước thống nhất, ngắm nhìn Chủ nghĩa Xã hội….
Thịnh “còi” tiếp đón rất chu đáo, đến mức làm tôi thấy ngại. Tôi chẳng còn nhận ra hắn nữa. “Này đừng gọi mình là còi nữa. Ông thấy đấy, giờ mình đâu có còi” Thịnh bảo thế. Qủa thực là vậy, giờ Thịnh bệ vệ, uy nghi như một ông chủ, mà đúng là ông chủ thật, Thịnh đi đâu đều có ô tô đưa đón. Tôi vốn định thuê trọ ở nhưng Thịnh nhất quyết bắt tôi phải ở khách sạn, hoặc về nhà hắn ở, mà nhất định phải là khách sạn to bậc nhất thành phố lúc bấy giờ, thành thử tôi đành phải về ở nhà Thịnh, vì suy cho cùng cũng là anh em sinh tử một thời cả, đỡ ngại hơn là để bạn phải chi một món tiền lớn thế kia cho tôi ở khách sạn hạng sang, mà ở trọ thì hắn nhất định không chịu.
Nhà Thịnh, tôi còn không biết có nên gọi nó là nhà không. “Cái này phải ngang cái dinh tỉnh trưởng hồi xưa chứ chẳng chơi, nhỉ, ông còn nhớ cái thằng tỉnh trưởng ấy không?” tôi bảo Thịnh. Thịnh cười “Cũng có cái cơ ngơi cho mát mặt ông ạ, không đời nó lại bảo anh em mình chỉ biết mỗi trò bắn giết, rồi đây ông đi theo mình, cuộc đời sẽ đổi hẳn, hả..”. Ngay từ cái lúc đặt chân vào nhà Thịnh tôi đã có cái linh cảm bất an, không là một cái gì cụ thể cả, nhưng bản năng của thằng lính trinh sát của người lính cách mạng đã mách bạo tôi về một sự giàu có bất thường.
Vợ Thịnh, một người đàn bà đẹp, một vẻ đẹp như nhiều người phụ nữ đẹp khác nhưng có cái gì đó không giống với anh em tôi, với thế hệ chúng tôi. Đó là con gái của một nhà tư bản ở Sài Gòn trước kia, sau giải phóng ông cụ bỏ nước đi nhập cư ở Mỹ nhưng cô thì nhất quyết ở lại, có thể là vì Thịnh. Tuy vậy, đó chỉ là ấn tượng ban đầu, cô tiếp đãi tôi rất nhiệt tình và cởi mở, nên rồi cái cảm giác thoáng qua kia cũng chẳng còn. Cô bảo “Anh ở lại trong này luôn cho nhà em có bầu có bạn, ảnh làm ăn tối mặt tối mũi, mối quan hệ thì rộng mà chẳng có lấy một người bạn thân, đơn vị cũ thì hy sinh cả rồi, chỉ còn anh, cái ngày mà ảnh hay tin anh còn sống, ảnh mừng lắm, ngày nào cũng nhắc tới anh”.
Trong mấy ngày sau đó Thịnh đưa tôi đi thăm cơ ngơi làm ăn, đi thăm thú khắp nơi, ra cả ngoại thành thăm trang trại của nhà Thịnh. Buổi tối trước hôm từ biệt Thịnh, hai thằng ngồi nhậu với nhau và hàn huyên về những năm tháng chiến trận. “Năm tháng vinh quang, khổ đau bất tận” tôi hát. Thịnh bảo sẽ không còn khổ đau nữa đâu, từ nay, sẽ thật là sống..
Hôm sau tôi từ biệt Thịnh để ra Bắc, hắn rất bất ngờ, nhưng tôi không nói ra cái điều canh cánh trong long từ ngày mới vào đây, vì biết đâu đấy mình lại nghĩ oan cho bạn, có khi Thịnh làm ăn lương thiện thật. Nên tôi lấy lý do rằng không hợp khí hậu, thủy thổ trong này, từ ngày giải ngũ chẳng hiểu sao thấy sợ cái thời tiết hai mùa mặc dù đã chiến đấu với nó ngót chục năm trong rừng già.
o O o
Khi ra Bắc tôi vẫn theo dõi tin tức báo chí, thấy Thịnh nổi lên như một doanh nhân thành đạt, tôi cũng mừng thầm và cũng không hối tiếc gì khi từ chối một công việc mà Thịnh hưa hẹn. Cuối năm chin tám tôi có vào thăm lại Thịnh một lần, chẳng ngờ đó lại là lần chót. Thịnh bị bắt ngay trong năm ấy, do liên quan đến một vụ án kinh tế lớn. Thịnh bị kết tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Xã Hội Chủ Nghĩa, nhận án tử hình, người ta thi hành án ngay năm sau, tôi không còn được gặp lại nữa. Nhưng trong những lá thư của Thịnh trước khi trả án, có một bức viết cho tôi. Bức thư chỉ có vài chữ nhòe nước mắt.
“Mình đi nhé, ông ở lại gắng sống tốt. Mình có tội, không còn mặt mũi nào xuống kia gặp anh em, đồng chí đã hy sinh nữa. Mình không xin ông tha thứ, chỉ xin một điều rằng hãy quên, mình còn chó chết hơn một thằng chiêu hồi.”……
Lá Thư Lá Thư - Việt Anh