There is no way to happiness - happiness is the way.

There is no way to happiness - happiness is the way.

Thich Nhat Hanh

 
 
 
 
 
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 527 / 0
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
hững năm gần đây, kiểm nổi lên như một "nghề vàng", thu hút rất nhiều người theo học và cả chuyển ngành để trở thành kiểm viên với mức thu nhập cao.
Lương cao, yêu cầu cũng cao
Nghề kiểm xuất hiện tại Việt Nam từ đầu những năm 1990 do nhu cầu cần sự minh bạch trong hoạt động tài chính. Tại Việt Nam, hiện có một số trường đào tạo về kiểm toán như: ĐH Kinh tế quốc dân, Ngoại thương, Học viện Ngân hàng, Học viện Tài chính...
Điểm chung của các trường này là đầu vào ngành kiểm toán, kế rất cao. Năm 2010, điểm chuẩn vào khoa kiểm toán của ĐH Kinh tế quốc dân là 26 điểm (cao nhất trường).
Để hành nghề kiểm toán tại Việt Nam, yêu cầu không hề đơn giản. Tất cả kiểm toán viên đều phải có chứng chỉ hành nghề do Bộ Tài chính cấp nếu vượt qua kỳ thi tuyển hằng năm.
Sắp tới, Bộ Tài chính sẽ tổ chức kỳ thi kiểm toán viên lần thứ 17 từ ngày 14-20-10 tại Hà Nội và TP.HCM. Hiện số lượng kiểm toán viên của Việt Nam chỉ hơn 1.000 người, trong đó khoảng 300 người có chứng chỉ kiểm toán viên quốc tế.
Được làm việc tại các công ty kiểm toán quốc là ước mơ của nhiều bạn trẻ. Để có thể được làm việc tại đây, ứng viên phải đạt yêu cầu rất cao về khả năng ngoại ngữ, kinh nghiệm làm việc, chứng chỉ kiểm toán quốc tế như ACCA (Hiệp hội Kiểm toán công chứng Anh), CPA Úc, CPA Hoa Kỳ, CFA... Nếu có được những chứng chỉ này, mức lương có thể từ 1.000-2.000 USD/tháng tùy kinh nghiệm.
Nghề của những con số
Kiểm toán là nghề hấp dẫn nhưng cũng rất áp lực, cần nhiều tiêu chí. Đó là sự cẩn trọng vì kết luận kiểm toán có thể quyết định số phận cả một công ty với hàng trăm con người đang làm việc ở đó. Bạn cũng cần phải thể hiện óc quan sát và tư duy phân tích cao, giỏi tính toán, yêu thích những con số, khả năng chịu đựng áp lực công việc. Một ngày làm việc của nhân viên kiểm toán khi vào “đúng vụ” có thể kéo dài từ 8g sáng đến 7g tối. Ngoài ra, họ thường xuyên phải đi công tác xa nhà.
Chu Thùy Anh - một kiểm toán viên - cho biết: “Do đặc thù công việc gắn với kế toán nên hoạt động kiểm toán luôn là những con số trong sổ sách, báo cáo tài chính. Hằng ngày phải làm việc với những con số cứng nhắc cũng rất dễ bị stress. Đấy là chưa nói đến áp lực công việc khi phải hoàn thành hợp đồng với khách hàng”.
Vì vậy để nâng cao kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp, kiểm toán viên cần thường học tập, trau dồi thêm kiến thức mới về về kế toán, kiểm toán và luật kinh tế của tất cả các nước trên thế giới.
Theo TTO
Kiểm toán - nghề đắt giá Kiểm toán - nghề đắt giá - Cẩm Nang Nghề Nghiệp