Tính cách không thể được hình thành trong yên bình. Chỉ có trải nghiệm mới hun đúc tâm hồn, làm rõ tầm nhìn, sản sinh ra tham vọng, và giúp đạt được thành tựu.

Helen Keller

 
 
 
 
 
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 529 / 0
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
hông ít người trong SV TP HCM mong tìm được việc làm thêm để trang trải tiền học phí, phòng trọ, sách vở… Nhiều SV chọn việc phục vụ nhà hàng tiếp thị, giúp việc nhà (gọi chung là đi làm Osin) đặc biệt là các bạn nữ.
Buồn vui Osin sinh viên
Thanh (ĐH KHXH&NV TPHCM) nhận giúp việc nhà cho một gia đình công chức về hưu từ 12 giờ đến 15 giờ mỗi ngày. Tiền công mỗi giờ 7.000 đồng. Tan buổi học sáng, Thanh về nhà trọ nấu cơm, ăn vội vàng rồi đạp xe đi làm. Quét nhà, dọn toa-let, lau chùi bàn ghế… cho căn nhà ba tầng làm Thanh mệt phờ. Hai bác chủ nhà thương Thanh siêng năng, chịu khó, thật thà nên thỉnh thoảng mời cô dùng bữa cùng gia đình.
Còn Mai, cô SV tỉnh lẻ ĐHDL Phương Đông lại giúp việc nhà cho một gia đình kinh doanh gồm 4 người từ 19 giờ mỗi ngày. Buổi tối khi chị chủ nấu ăn thì Mai đến nhận việc. Cô rửa chén, lau nhà, ủi đồ. Thấy Mai thật thà, tháo vát nên nhà chủ rất mến cô sinh viên này. Và những niềm vui nho nhỏ mà Mai có được không chỉ là đồng tiền cô tự kiếm ra trang trải cho học tập, mà quan trọng hơn là cô đã biết tự lo liệu cho cuộc sống, biết tự thân vận động. Đó cũng là cách chứng minh năng lực của mình…
Nhiều sinh viên khi còn sống với gia đình không phải làm việc nhà, nhưng với ý chí đi làm để tự lập, kiếm được đồng tiền từ sức lao động của mình nên các bạn đã đăng ký dịch vụ giúp việc nhà. Long- nam SV đã nhận giúp việc nhà từ năm thứ nhất. Mỗi lần đi làm, Long nói dối cha mẹ là đi thư viện. Mấy ngày đầu, Long còn bỡ ngỡ với công việc, lại hơi mặc cảm “con trai đi làm Osin”. Sau đó thấy nhà chủ coi mình như người nhà nên Long thoải mái và làm việc tận tụy.
Tuy nhiên không phải sinh viên nào đi làm Osin cũng được gia chủ quí mến như Thanh, Mai. Nguyễn Ngọc Lan, nhận giúp việc nhà cho một gia đình hai vợ chồng và 3 cô con gái gần bằng tuổi mình. Vợ chồng gia chủ thường xảy ra “chiến tranh lạnh” với nhau nên Lan nhiều khi cũng khổ lây.
Công việc của cô là dọn dẹp nhà cửa và giặt đồ cho cả nhà. Cô phải làm quần quật từ 8 giờ tối đến 10 giờ khuya, có hôm gần 11 giờ khuya mới ra về. Về phòng trọ, người mệt lả chỉ nuốt vội gói mì tôm là lăn ra ngủ, lấy sức khỏe sáng mai đến trường. Làm được 3 tháng thì Lan “bị đuổi việc” vì “can tội”: “mèo mả gà đồng” với chồng bà chủ.
Lan kể: Được một người bạn giới thiệu đến làm chứ không qua Trung tâm. Công việc nặng cô cũng làm được, nhưng không thể chấp nhận lợi dụng của ông chủ. Một lần cô bị ông… cưỡng bức, lại bị vợ ông bắt được thế là cô bị đuổi việc.
Osin sinh viên: Tốt chứ sao
Khi được hỏi, không ít gia đình cần giúp việc nhà thích Osin là sinh viên. Bác Hùng, chủ nhà của Thanh cho biết: “Thuê sinh viên giúp việc nhà có nhiều cái lợi. Do các em có trình độ nên biết người hiểu việc. Gặp được em nào chịu khó, siêng năng, tính tình dễ thương thì coi như gia đình có thêm một người thân".
Chị Hiền, chủ một cửa hàng lớn bán đồ điện tử cần tìm một người giúp việc gấp là sinh viên. Cô sinh viên tên Trang đã lọt vào mắt chị. Chị không phải chỉ dẫn nhiều, Trang biết việc, làm gì cũng chu đáo, sạch sẽ, gọn gàng. Trang giúp việc tuần 3 buổi, mỗi buổi 2 giờ, lương 300.000 đồng/tháng. Trang không tính toán chi li, khi chị Hiền có việc về trễ, cô sẵn lòng ở lại chăm sóc 2 con chị đến 9-10 giờ tối. Cảm mến Trang, chị Hiền quyết định nhờ cô làm gia sư cho hai con chị.
Cái mác sinh viên ít nhiều đã tạo được niềm tin và thiện cảm cho các gia chủ có nhu cầu tìm người giúp việc. Thỉnh thoảng có chủ nhà cũng chê bai về “tay nghề” của Osin còn vụng hoặc chạy sô nhiều nên làm việc còn vội vàng, không kỹ. Có khi vì lý do học hành căng thẳng quá, có bạn xin nghỉ nửa chừng nên chủ nhà dù có phiền lòng, nhưng cũng thông cảm được.
Lúc viết đơn xin việc sau tốt nghiệp ra trường, trong tờ đơn mẫu có ghi “Bạn có làm thêm nghề gì khi còn là SV không?”. Hoa, ĐHKT, phân vân rồi ghi đúng sự thật “4 năm làm giúp việc nhà”. Hôm hẹn phỏng vấn ở Cty, Hoa không tự tin lắm nghĩ chắc là mình “out”. Nhưng không ngờ Hoa lại trúng.
Sau này, chị giám đốc Cty nói: “Em biết vì sao em được nhận không? Vì em có 4 năm làm giúp việc nhà đấy”. Hoa hiểu câu nói ấy hàm chứa một lời khen, cho thấy cô sinh viên đã có ý chí tự lập, chịu khó từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường.
(Theo TPO)
Khi sinh viên làm “ô-sin” Khi sinh viên làm “ô-sin” - Cẩm Nang Nghề Nghiệp