There is always, always, always something to be thankful for.

Unknown

 
 
 
 
 
Tác giả: Mai Thảo
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Nguyen Thanh Binh
Upload bìa: Hải Trần
Số chương: 17
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2233 / 49
Cập nhật: 2016-04-09 07:23:01 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 10
gười nữ chiêu đãi viên đi đi lại lại trên lối đi giữa phi cơ, cái áo dài màu xanh của cô nổi bật một điểm tươi mát trẻ trung giữa sự im lặng rầu rầu chỉ còn có tiếng động cơ đều nhịp. Phi cơ bay cao, bao trùm trong bầu không khí lạnh lẽo.
Phủ nằm ngã người, đắm chìm trong mơ màng. Bên ngoài khung kính, nền trời xanh như màu áo người chiêu đãi viên. Thỉnh thoáng áo qua, thật gần, một lớp mây trắng và mỏng như một làn khói lớn. Sự trống vắng hoàn toàn trải đều trong Phủ. Tiếng máy nghe mãi hoá thành một điệu ru. Phủ nghiêng đầu nhìn ra ngoài trời, chợt nghĩ đến một chiều cao thăm thẳm mở ra từ nơi dưới. Hình ảnh một cái chết được vẽ lên, từng nét một, trong tưởng tượng mê mẩn. Chết. Có bao giờ Phủ nghĩ đến cái chết? Nhiều, thật nhiều lần. Nhưng chỉ thoáng qua, rồi chàng lại lăn mình vào cuộc sống, và cái chết lại bị đánh bật ra khỏi tâm tưởng. Lần này Phủ nghĩ đến nó. Như một trò chơi lý thú đặt trước sự mệt mõi kéo dài và muốn chấm dứt của đời chàng.
Phủ từ từ nhỏm dậy, quay nhìn lại sau lưng. Người nữ chiêu đãi viên đứng đó, ở cuối đáy thân máy bay. Phủ nhìn cô ta và mỉm cười tinh nghịch. Tưởng chàng cần gì, cái áo xanh yểu điệu tiến lại:
- Ông cần dùng gì?
Vẫn nụ cười tinh nghịch trên môi, Phủ lắc đầu và lại nằm ngã xuống trên thành ghế. Cô nữ chiêu đãi viên nghiêm ngay nét mặt lại, trở lui về chỗ cũ. Phủ mỉm cười tinh nghịch chỉ là chàng vừa tưởng tượng đến nét mặt kinh hoàng, tiếng rú thất thanh của cô ta, nếu bây giờ, Phủ đứng dậy, đi về phía sau, mở cửa máy bay và ném mình ra ngoài. Chàng sẽ rơi xuống, rơi xuống. Thân thể thoắt nhẹ tênh trong vô tận bát ngát. Chàng chỉ là một hạt bụi quay cuồng nháo lộn trong biển gió, rồi cuối cùng là sự va chạm dữ dội không đau đớn, cái chết áo đến trong một tốc độ khủng khiếp, cái chết tàn bạo dữ dằn, cái chết chàng đọc thấy trong những tiểu thuyết của Ernest Hemingway
"Đi là chết trong lòng một ít"
Một cái chết khác, yếu đuối và tầm thường. "Vô lý" Phủ lẩm bẩm, và chàng nghĩ đến Sàigòn. Thành phố chói nắng bây giờ nằm ở một nơi nào trên mặt đất thật xa dưới kia, khuất lấp khỏi tầm mắt, xa dạt ngoài những vướng bận tình cảm của Phủ.
Không, chàng không hề lưu luyến Sàigòn chàng vừa rời bỏ, cũng như chàng không hề náo nức đợi chờ gì trước một thành phố Huế lát nữa sẽ đặt chân xuống. Cả hai địa điểm chỉ là một nơi chốn ẩnh trú qua ngày mà thôi. Ngoại cảnh không là một ràng buộc. Chung quanh chỉ là sự tách rời nhạt nhẽo, và vô nghĩa.
Tất cả đều diễn ra, không chủ định.
Viết thư để lại cho Ngà xong, Phủ toan trở lại cái khách sạn tồi tàn trong Chợ Lớn, nằm ở đó ít ngày rồi sẽ tính sau. Nhưng buổi trưa đặt va ly xuống trước cửa khách sạn ấy, nghĩ thế nào Phủ lại vội vã xách va ly lên xe. Phủ chợt nhớ ra Ngà đã đến đây rồi. Nếu nàng định đi tìm chàng, khách sạn này thế náo cũng là nơi Ngà đến trước nhất. Tìm chàng, gặp chàng ở đây, Ngà sẽ khóc lóc, nàng sẽ ôm ghì lấy chàng, chàng sẽ mềm yếu và rồi chàng sẽ chẳng nhẫn tâm hắt hủi được Ngà nữa. Nghĩ thế, Phủ bảo xe chạy ngược lên mạn Tân Định.
Tìm được một nhà ngủ kín khuất trong một phố vắng, Phủ ném va li, đóng cửa, thay quần áo, nằm nghỉ. Phải rời khỏi Sàigòn. Nhưng đi đâu bây giờ? Đà Lạt? Đà Lạt với sương mù và lá rụng hiện ra trước nhất trong tâm tưởng. Nhưng Phủ gạt đi. Đà Lạt vẫn là một nơi chốn chàng có thể phải chạm trán với rất nhiều khuôn mặt quen thuộc, là điều mà Phủ không bao giờ muốn. Ô Cấp? Nha Trang? Cũng không được nốt. Ô Cấp với những đoàn người tắm biển ồn áo với những ngày thứ bẩy, chủ nhật đông đúc, lúc nhúc trong một thứ không khí du hý trưởng giả phè phỡn là nơi Phủ ghét, ít khi muốn đến.
Nha Trang thì Phủ đã từng đi lại quá nhiều lần. Đẩy sự suy nghĩ đến những địa điểm xa lạ hơn. Bỗng, một danh từ hiện lên: Huế. Phải, tại sao Phủ không nghĩ đến Huế nhỉ? Phủ đã đi khắp đất nước. Từ Nam chí Bắc. Chàng đã ở thượng du miền Bắc, cao nguyên miền Nam, chàng đã lê gót qua mọi vùng Tiền Giang Lục Tỉnh. Nhưng chỉ có Huế là chàng chưa đặt chân tới. Những lăng tẩm cổ kính, nơi an giấc ngàn thu của vua chúa chết, những bức tường thành hoang phế, con sông Hương và ngọn núi Ngự, Phủ đã từng nghe thiên hạ ca tụng nhiều về danh lam thắng cảnh của Huế, về cái đẹp dịu dàng buồn của Huế, về Huế như một thành phố lý tưởng cho ẩn náu và nghỉ ngơi. Ra Huế ít lâu. Phủ dừng lại với quyết định này.
Lục tìm trí nhớ, cùng với Huế, một tên người hiện ra. Dụ. Dụ là em họ của Phủ, đổi ra làm việc ở Huế đã lâu. Mấy tháng trước đây, Phủ nhận được thư Dụ mời chàng ra chơi. Sự thật là năm nào Phủ cũng nhận được thư của Du. Thư gửi thường là váo dịp trước Tết. Dụ buồn, ở Huế không giao thiệp vơi ai. Trong thư, Dụ nói đi làm về là Dụ ở nhà cả ngày, chơi đùa với hai đứa con nhỏ. Bây giờ Phủ ra chắc Dụ mừng lắm.
Phủ ngồi vụt dậy, mặc áo đi luôn. Chàng xuống thẳng hãng máy bay. Thế là buổi chiều trở về, trong túi áo Phủ đã có một cái vé maý bay ra Huế. Và chàng đã đánh điện tín cho Dụ biết.
Phi cảng Phú Bài lướt thướt trong mưa phùn. Cửa phi cơ vừa mở ra, những gịot mưa tạt nghiêng váo mặt Phủ, gây cho chàng một cảm giác bỡ ngỡ kỳ thú. Người nữ chiêu đãi mỉm cười nhìn Phủ nhắm mắt, đứng sững, mặc cho mưa hắt đầy váo mặt.
- Ông mặc áo kẻo ướt.
- Cô có thấy mưa phùn là tuyệt diệu không?
Thiếu nữ mắc áo xanh lam xem chừng đoán hiểu được sự vui thú của Phủ:
- Ông mới ra Huế lần đầu?
- Chính thế.
Phủ khoác áo mưa lên vai, lanh lẹn bước xuống. Một lát sau, chiếc xe hơi của hãng đã đưa chàng rời khỏi phi trường. Tưởng như chàng đang nhìn thấy một vùng làng xóm Bắc Ninh, Nam Định náo đó trước mắt. Những cây rơm đứng ngất ngưởng trong những mảnh vườn nhỏ, rau đậu kín khắp, không còn một diện tích nhỏ xíu bỏ hoang.
Phủ cảm thấy rung động và hồi hộp lạ thường. Cũng những bụi tre um tùm vây lấy những mái lá hiu hắt. Thời tiết tạo thành một nếp sinh hoạt đặc biệt "Bắc Kỳ". Phủ chợt nhớ tới quê nội chàng. Những ngày còn nhỏ tuổi, cha chàng thường cho chàng về thăm quê trong dịp Nguyên Đán hay đầu xuân. Thứ mưa đang bay ngoài khung kính xe cũng là thứ mưa đã tạt qua vòm trời thơ ấu của Phủ. Nhẹ như tơ. Thoang thoáng nghi ngờ. Có mà như không có. Mưa bay nghiêng, gió cuốn nhẹ, hât' những gịot mong manh lên trơi. Mưa bay muôn chiều trong không gian như một điệu múa dịu dàng và ky ảo. Bấy giờ Phủ còn nhỏ tuổi. Chàng đi trên mặt con đê cao. Cỏ muà xuân hai bờ xanh mướt. Từ dưới chân đê, những đợt khói bay lên trên những mái rạ. Người ta đang chọc tiết lợn ở những khoảng sân sau. Con lợn nằm tênh hênh, phô cái bụng trắng nỏn. Người ta đang gói bánh chưng. Phủ mê cái không khí sửa soạn Tết nhất thôn dã ấy vô tả.
Buổi sáng chàng từ trên nhà thờ chạy bay xuống chỗ người ta làm lợn. Con lợn nuôi một năm để giết thịt ngày Tết, được chăm bẫm chu đáo nên béo hú. Ngày nhỏ, Phủ yêu nhất bác Tuân. Bác là anh họ Phủ, suốt đời ở làng, trông coi phần mộ những người đã khuất, đèn nhang trên các bàn thờ. Năm nào, bác Tuân cũng mổ lợn. Năm nào bác Tuân cũng danh` cho Phủ cái mà chàng yêu thích và chờ đón nhất: cái bong bóng con lợn. Cái bong bóng đó rửa sạch, sát trấu, thổi căng phình, buộc váo một sợi giây, dơ cao lên khỏi đầu mà chạy, thú không thể náo tả được. Rồi còn những đêm ngồi canh bánh chưng nữa. Ánh lử bập bùng tỏa rộng thành một vòng tròn ấm áp, trong đêm lạnh buốt. Ngồi trên ổ rơm canh bánh trưng trong lò mới thấy cái đêm giáp Tết là tất cả hạnh phúc đơn giản và thân` tiên của tuổi thơ. Phủ chờ, không biết buồn ngủ là gì. Chàng mở thao láo mắt, chăm chú theo dõi cái nắp lò bánh, và vỗ tay reo lên khi cái nắp phụt khói trắng thơm ngát mùi gạo nếp. Vẫn bác Tuân gói riêng cho Phủ một cặp bánh cóc. Bánh cóc là thứ bánh trưng, nhỏ hơn, gói tay, không theo khuôn, chỉ có gạo mà không có nhân, thứ bánh gói cho trẻ nhỏ giữ riêng để chơi hơn là để ăn trong mấy ngày Tết.
Bây giờ, con đường dài hơn mười cây số từ phi cảng Phú Bài về tới thành phố Huế đã lần lượt đánh thức dậy tât' cả những xâu chuỗi hình ảnh xưa cũ và thơ ngây đó trong lòng Phủ. Tưởng như có một giọt nắng đang chảy trong óc, lan ra, làm sáng cả hồn. Tưởng như có một hơi gió lùa đi, làm mát mẻ cái thế giới bên trong nhiều chán chường ngột ngạt.
Xe vượt qua một cái cây cầu, tới địa đầu thành phố Huế. Chơ. An Cựu. Những đường phố, những dẫy nhà thứ nhất của Huế hiện ra trước mắt Phủ. Phủ thấy yêu lạ thường những cảnh sắc của Huế, như chàng vẫn yêu thích tất cả những tỉnh nhỏ chàng đã đi qua trong đời. Khác với những đô thị lớn như Hà Nội, Sàigòn, Huế phảng phất cái hơi thở, cái linh hồn đó của tỉnh lẻ, nơi ánh điện còn làm bạn được với ánh trăng, nơi hè phố còn chưa thôi cỏ mọc, nơi nhựa đường còn vương vất một cái gì của đất cát ruộng đồng phả tới.
Chiếc xe phóng lên cầu Tràng Tiền. Phủ thò đầu ra ngoài. Qua những cột sắt loang loáng, mặt nước sông Hương hiện ra, xanh đậm như mày cốm, rất thơ và rất muà thu. Hơi nước đưa gió lên, mát rượi. Phủ thở ra, lòng lâng lâng, nhẹ nhõm. Vượt hết cây cầu Tràng Tiền, chàng đã lọt hẳn váo cánh tay của Huế. Chàng đã quên được Sàigòn
Khi chiếc xe đổ Phủ xuống hãng, chàng đã thấy Dụ, người em họ của chàng, vợ hắn và mấy đứa con nhỏ vẫy chàng rối rít.
Ba chiếc xe cyclo đi thong dong, từ con đường Trần Hưng Đạo tiến về phiá cửa Đông Ba. Thành phố Huế lúc này mưa phùn đã tạnh và nắng đã dấy lên. Không khí thoáng mát. Phủ ngồi với thằng Vy, đứa con trai đầu lòng của Dụ. Nó trợn tròn đôi mắt đen láy:
- Sàigòn vui không bác?
Phủ xoa đầu nó:
- Vui lắm cháu a.
Chàng trả lời mà cũng chẳng biết vui là vui như thế náo.
- Bác ra ngoài này chơi với ba cháu hả bác?
- Ừ. Cháu bằng lòng như thế không?
Thằng nhỏ gật đầu:
- Bác ở chơi chừng bao nhiêu lâu hả bác?
- Cháu muốn bác ở chơi bao nhiêu lâu?
- Mãi. Mãi mãi.
Phủ cười, ôm thật chặt thằng bé váo lòng. Trong một thoáng, chàng nghĩ đến những người đàn bà chàng đã ôm trong lòng. Những người đàn bà ấy đã đem lại cho chàng sự lãng quên vùi dập trong chốc lát, chàng choáng váng mê thiếp, nhưng sau đó, tỉnh thức, đầulưỡi lại đắng chát dư vị cháng chường, thân thể và tâm linh lại nhọc mỏi rã rời, và cuối cùng là những trận tình lơi lả chỉ ghi thêm dấu vết của một khoảng trống rỗng lớn lao không tài náo lấp đầy được.
Suốt dọc đường, đưá nhỏ bi bô kể hết chuyện này đến chuyện nọ bằng lối nhìn ngắm cuộc đời thơ ngây giản dị của nó. Nhiều lần Phủ phải bật cười. Chàng thấy mến thằng cháu nhỏ này vô cùng. Chàng cười lớn:
- Cháu muốn bác ở lại mãi mãi hả? Ngoan lắm. Không mãi mãi được nhưng bác sẽ ở lại đến khi náo cháu không thích bác nữa thì thôi, chịu không?
- Chịu.
Dụ và gia đình ở một căn nhà nhỏ trong Thành Nội. Đi hết cửa Đông Ba, bầu không khí cổ cũ bao trùm lấy Phủ. Những con đường cỏ cao và dầy. Những bức tường thành rêu phủ xanh thẫm một màu xanh của thời gian, như đọng lắng bao nhiêu đấu tích của những triều đại vàng son đã mất.
Nơi đây là thế giới lý tưởng của nghỉ ngơi. Không một tiếng động và không một màu sắc rực rỡ. Tâm hồn Phủ dịu xuống. Chàng nhấc thằng Vy khỏi xe, bồng nói trên vai, đi theo vợ chồng Dụ vào nhà.
Căn nhà có cổng, không đóng, mở váo một khoảng sân nhỏ. Thềm xi măng sạch bóng. Những rèm cửa có hoa leo. Bóng tối và bóng mát lưởng vưởng lẫn lộn trong một cảnh trí đơn giản sạch sẽ. Dụ đã thu dọn sẵn cho Phủ một căn buồng nhỏ. Một cái giường sắt kiểu giường bệnh viện. Một cái bàn viết và mấy cuốn tiểu thuyết. Phủ mỉm cười hài lòng. Căn buồng làm chàng nhớ lại những tuổi học trò thuở náo.
Sau bữa ăn, Phủ hơi mệt, vào buồng đóng cửa lại. Thời tiết thật dễ chịu. Hơi lạnh một chút. Phủ thay quần áo nằm duỗi dài trên mặt đệm. Tay chân buông thả, thoải mái. Chàng nhìn lên trần nhà, nghĩ đến một nơi chốn vưà rời bỏ, một nơi chốn vừa đặt chân tới lần đầu. Cuộc đời rồi như thế náo? Ngày mai sẽ dành cho Phủ những gì? Chàng không muốn nghĩ đến vội. Rồi sẽ hay. Bây giờ chàng muốn ngủ, muốn quên, không muốn nghỉ ngợi gì.
Suốt trong mấy ngày đầu, Phủ đi thăm thúc các vùng lân cận. Vào Thành Nội, Đại Nội, đi xem Lăng Tẩm. Dụ được nghỉ phép mấy ngày đó, làm một hướng đạo đắc lực cho Phủ. Phủ yêu thằng Vy, đi đâu cũng cho nó đi theo.
Một buổi chiều, Dụ mượn được xe hơi, lái Phủ ra Quảng Trị thăm cây cầu Bến Hải. Hai anh em đứng dưới những giọt mưa phùn bay nghiêng buổi chiều giới tuyến, cùng im lặng. Cây cầu Bến Hải xanh thẩm vắt qua lòng sông. Bên kia con đường trải tiếp đi, nhưng đã lài đoạn đầu của một con đường khác của một thế giới khác.
Phủ đánh diêm châm một điếu thuốc lá, thở khói cho bay váo mưa phùn, quay sang mỉm cười hỏi Dụ:
- Bao giờ chúng mình về được Hà Nội?
- Tôi nghĩ chẳng bao giờ nữa anh ạ.
Phủ nhìn Dụ, bật cười lớn:
- Có lẽ vì thế mà cậu đã lấy vợ, đẻ con, và sống rất bình yên với Huế?
- Có lẽ thế. Anh tin còn về được ư?
- Phải tin như thế.
- Có lẽ vì thế mà đến bây giờ anh vẫn chưa chịu lấy vợ?
Dụ hóm hỉnh hỏi lại và hai anh em cùng cười ròn rã. Buổi chiều đi thăm Bến Hải trở về, Phủ bâng khuâng đến tối. Một tâm trạng bâng khuâng thật đẹp chàng muốn ở mãi với niêm` bâng khuâng đó. Ăn cơm xong, Dụ thản nhiên thay quần áo, đóng cửa lại. Phủ nhìn đồng hồ. Mới có 9 giờ. Chàng hỏi Dụ:
- Lại một buổi tối nằm nhà?
- Anh muốn đi đâu bây giờ?
- Hỏi thế thôi. Chẳng muốn đi đâu hết. Bây giờ nằm nhà cũng có cái thú của nó. Lấy rượu ra đây uống chơi, rồi đi ngủ cho khoẻ.
Thằng Vy lon ton vào xách chai rượu trong tủ ra. Con Thu nhanh nhẩu đi lấy hai cái ly đặt trước mặt bố nó và bạn của bố nó. Dưới bếp, lửa hồng lên. Bóng vơ. Dụ lúi húi đứng nướng mực trên than tầu.
Những buổi sáng và những buổi chiều lặng lẽ ở Huế trôi qua trong một nhịp bình thản và lắng đọng. Đôi khi, sự im lặng và những giấc dài lê thê cũng làm Phủ trạch nhớ đến Sàigòn, không hiểu giờ này, người Sàigòn đang làm gì? Những phòng trà mở cửa. Những tiệm khiêu vũ bắt đầu có những khúc nhạc dạo đầu dóng lên. Ánh sáng đổi màu trên các sân nhẩy. Những bước chân đan lấy nhau theo nhịp điệu dìu dặt. Phủ mơ màng với những hình ảnh nhàm chán chàng vưà nhìn thấy bằng tưởng tượng. Không, chàng không tiếc thương gì một đô thị bỏ lạị, như không tiếc thương một quá khứ đã tách rời từ một sự đổi thay địa điểm này. Và đêm Huế yên lặng ở chung quanh, như một bàn tay êm ái lại dìu chàng rơi ngã váo vùng lặng lờ và bất động của nó. Nâng ly rượu sóng sánh trên tay, Phủ chậm chậm uống từng hớp nhỏ. Chàng muốn sống thu mình váo sự xa lánh kín khuất. Chàng muốn lãng quên và được lãng quên.
Trong bầu không khí yên vui của cái tiểu gia đình người em họ trong Thành Nội này, Phủ đã tìm thấy sự nghỉ ngơi cần thiết. Rượu ngà ngà trong đầu, chàng đi ngủ. Đêm ở Huế, ngủ thật ngon. Đặt nằm xuống giường là ngủ liền.
Buổi sáng, Phủ thức giấc khi thằng Vy chạy váo đánh thức "bác Phủ" dậy. Hai bác cháu kéo nhau ra ngồi ở đầu thềm. Phủ uống cà phê, hút thuốc lá, thảnh thơi trong buổi sáng êm mát trải đi trên một cảnh sắc rất thôn quê. Thường thường, đến 10 giờ, Phủ mới mặc quân` áo ra khỏi nhà. Chàng đi bộ, dắt thằng Vy đi cùng, lững thững vượt qua cổng thành ra đường Trần hưng Đạo. Hai bác cháu tản bộ trên hè phố, đến gần mười hai giờ lại lững thững quay về. Sáng náo chiều nào cũng thế.
Điều Phủ hài lòng nhất là đến Huế được trên dưới một tuần lễ rồi, chàng chưa bắt gặp một khuôn mặt quen thuộc náo. Ao ước thầm kín của Phủ thế là đã được thực hiện. Chàng đã đến sống với một thành phố hoàn toàn xa lạ, giữa những khuôn mặt hoàn toàn xa lạ.
Nhiều buổi vợ chồng Dụ hỏi chàng:
- Thế nào, anh đã chán Huế chưa?
Phủ cười:
- Bộ muốn đuổi trả tôi lại Sàigòn sao?
- Đâu dám. Các cháu nó quý anh lắm. Chỉ sợ anh không chịu ở thôi chứ. Một người như anh mà chịu được cái buồn của Huế thì lạ thật đấy.
- Người ta hay chịu đựng được cái trái ngược, yêu thích cái trái ngược hoàn toàn với bản chất mình. Chính tôi cũng ngạc nhiên. Tưởng ra thăm vợ chồng cậu dăm hôm, không ngờ xét thấy có ở được mãi.
Phủ cười, nói tiếp:
- Người ta vẫn nói Huế là nơi dưỡng lão lý tưởng cho những người già. Không khéo tôi cũng già mất rồi còn gì.
Dụ hỏi:
- Năm nay anh bao nhiêu tuổi?
- Bốn mươi.
Vơ. Dụ xen vào:
- Ồ, thế thì còn trẻ chán. Anh đừng lo.
- Tôi có lo đâu. Có điều là già đi rồi thật đấy. Tuổi tác đâu có làm già được người mà già là già ở tâm hồn. Sợ cái bất ngờ, lảng tránh những sóng gió, thích yên tĩnh là già đi một phần náo ở tâm hồn. Nhưng tôi thích thế. Cảm thấy nhẹ nhàng và đỡ mệt hơn.
Vơ. Dụ tên là Định. Thuở còn thiếu nữ, Định học cùng một lới với Dụ. Họ yêu nhau, mối tình đầu đời đỏ tươi màu phượng vĩ, trong cái cảnh trí hồn nhiên thơ ngây của phấn trắng bảng đen, tình yêu trong sạch của hai tâm hồn đã đi váo tuổi trẻ nhưng còn ở rất xa những thực tế cuộc đời, hai tấm gương tâm hồn này còn trong suốt chưa bị những thấp nặng choáng váng của đời sống dìm xuống và làm vẩn đục.
Mối tình đó không có chuyện, không có thảm kịch. Nó chỉ là tình yêu. Đơn giản như hơi thở. Nhẹ thoáng như không khí. Thứ tình yêu không có chuyện để nói, làm bằng những thư từ đều đặn gửi cho nhau khi họ ở xa, những buổi gặp gỡ dịu dàng khi ở gần. Cho đến khi Dụ thi đỗ, đi làm, và gia đình Dụ đến chính thức xin cưới Định cho Dụ Hạnh phúc của Định là: về nhà chồng, làm mẹ của hai đứa con rồi mà Định vẫn tươi vui như hồi con gái.
Đôi khi Dụ kể chuyện về Phủ cho vợ nghe. Định khiếp sợ và thán phục lối sống của Phủ lắm.Gặp Phủ lần thứ nhất, điều làm Định ngạc nhiên là Phủ không có vẻ gì một người chơi bời phóng đãng, loại đàn ông hư hỏng trụy lạc mà Định vẫn hình dung từ trước đến nay. Nhìn Phủ trầm tĩnh lúc Phủ ngồi hàng giờ với một cuốn sách, hay kín đáo ngắm Phủ đùa cợt với thằng Vy, Định không thấy dấu hiệu gì chứng tỏ Phủ chơi bời lẫy lừng ở Hà Nội thuở xưa và ở Sàigòn bây giờ. Định đem chuyện này ra hỏi chồng:
- Anh Phủ nhiều nhân tình lắm hả mình?
- Hàng tá. Đếm không xuể, nhớ không hết.
Dụ trả lời, nửa nghiêm trang,nửa đùa cợt.
- Đàn bà náo gặp anh ấy cũng mê sao?
- Không mê nhưng chỉ có chết lên chết xuống thôi.
- Gớm anh làm như anh Phủ là ông trời không bằng.
Dụ cười trêu Định:
- Yêu người nào thì người đó là ông trời của mình. Anh không là ông trời của em sao?
Định phát yêu váo tay Dụ:
- Còn lâu. Nhưng các cô ấy mê anh Phủ vì cớ gì chứ?
- Anh ấy có tất cả những cái để cho người đàn bà dễ dàng bị mê hoặc. Sức quyến rũ ở anh Phủ đối với đàn bà là gì, em biết không?
- Anh ấy quý trọng đàn bà?
- Em lầm. Trái lại. Sức quyến rũ của anh Phủ là cái thái độ xa cách của anh ấy, là ở chỗ anh ấy xem thường đàn bà.
Định có vẻ tức tối. Định "hừ" một cái, giọng hờn giận.
- Coi thường đàn bà! Như thế là vô lý hết sức.
Dụ ôn hoà giảng giải cho Định rõ:
- Không phải xem thường là khinh đâu. Với anh Phủ, xem thường đàn bà là đặt đàn bà váo một phần đời của anh ấy mà thôi. Còn một phần đời một con người nữ, thì đừng nói gì đàn bà, đến những bạn hữu thân thiết nhất của anh ấy cũng không xâm phạm váo được. Mỗi người một tính. Tính anh Phủ khác lắm.
Sau đó, Dụ căn dặn Định đừng bao giờ vô tình hay hữu ý nhắc nhở, hỏi han đến dĩ vãng của Phủ làm gì. Hoặc Phủ sẽ bực mình. Hoặc Phủ sẽ nín thinh và đánh trống lãng sang truyện khác. Nhờ Dụ dặn trước, Định đã đè nén được sự tò mò thông thường của bất cứ người đàn bà náo. Bởi vậy, mà Phủ càng thấy yêu thích những ngày chàng sống với Huế. Vòm trời lúc náo cũng hắt hiu của Huế đối với chàng là một cánh cửa đóng kín, chàng ở bên trong cánh cửa, không có ai đến gõ váo đó. Không có ai đến quấy rầy. Mọi người thực sự đã để cho chàng được yên.
Khi Mùa Mưa Tới Khi Mùa Mưa Tới - Mai Thảo Khi Mùa Mưa Tới