If you only read the books that everyone else is reading, you can only think what everyone else is thinking.

Haruki Murakami, Norwegian Wood

 
 
 
 
 
Tác giả: Võ Hồng
Thể loại: Truyện Ngắn
Biên tập: Minh Nguyen
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 3
Cập nhật: 2021-01-12 19:41:35 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
gày nay mỗi lần nhìn các em nhỏ ôm sách đi học lớp Mẫu giáo lớp Một, tôi không tìm thấy một nét ưu tư hay lo sợ nào nơi gương mặt các em hết. Tới lớp cũng vui như ở nhà, có khi còn vui hơn. Cô giáo hòa mình với các em hay kể chuyện cho các em nghe, thỉnh thoảng cả lớp vỗ tay đánh nhịp cùng nhau cất cao giọng hát. Chuông rung ra chơi, các em chạy vù lại hàng bánh mì, hàng cà rem, hàng chuối chiên... mua ăn tới tấp. Tan giờ học thì có cha mẹ hay anh chị hay người nhà đem xe tới đón. Mỗi ngày đi học một buổi, một buổi ở nhà chạy chơi tha hổ.
Thế hệ chúng tôi, - tôi học lớp Một năm 1930, hồi đó gọi là lớp Năm - đi học cực khổ hơn. Ở lớp Một, nghĩa là lên bảy tuổi, có một giờ học mà chúng tôi sợ hơn cả, đó là giờ học pháp văn, gọi chính thức là giờ Langue Française. Cứ tưởng tượng rằng cả làng chỉ có độ mười người biết đọc chữ quốc ngữ, một hai người biết lõm bõm chữ Pháp thì mới thấu hiểu nỗi khổ của những đứa học trò nhà quê học Pháp văn. Đó là nói làng tôi thuộc loại làng tân tiến nhất huyện. Ở miệt Đồng Ké, Đồng Nghệ, có làng không được một người biết đọc quốc ngữ.
Chúng tôi có mỗi đứa một cuốn sách Tập đọc. Tác giả là hai ông Imbert và Carré. Đoạn học vần làm chúng tôi lao khổ hơn hết. Phải vừa nghe thầy đọc để đọc theo, vừa chua giọng đọc bằng bút chì cho mau. Mà phải chua bút chì ở một cuốn vở nào khác. Chua lên trên sách thì thầy phạt, bởi lẽ hôm sau bắt đọc lại thì học trò chỉ đọc chữ chua bằng quốc ngữ mà thôi. Mới học lớp Một, thong thả ngôi nắn nót viết mà chữ còn ngoằn ngoèo như cua bò huống chi là viết vội vàng vừa có ý giấu lén. Bởi thấy cứ muốn bắt học trò dồn tất cả chú ý vào cách đọc và nhớ liền tay, thuộc tại trận. Ông thầy giáo thật giống như bà mẹ chồng. Khi được làm thầy rồi, thì cứ sẵn sàng quên cái thuở mình còn đi học. Cứ tưởng nói đầu là nhớ đó. Cũng như khi dược lên chức mẹ chồng rồi thì người đàn bà quên hết những nỗi cay đắng thuở mình làm dâu. Việc gì cũng cho là nhẹ, là dễ và cứ bắt con dâu phải làm cho nhiều hơn, mau hơn, tốt hơn. Còn ăn và ngủ thì càng ít càng hay. Ôi, những nguyên âm, phụ âm quỷ quái! E phải đọc là ở... é phải đọc là... thằng bạn tôi tên là Đông phải chịu khổ hình liên miên bất tận vì môn chữ Pháp đáng nguyền rủa này. Nó như thách đố hết thảy, nó đọc theo vần Việt Nam. Dẫu rằng chúng tôi đứa nào cũng hồi hộp lo sợ, nhưng khi nghe nó đọc sai một cách tỉnh táo, chúng tôi không khỏi bật cười lên cả lớp. Có điều tiếng cười vừa phát lên là chết đứng lửng lơ, không kịp hạ xuống. Cả cái khối không khí trong lớp như cũng run run ngập ngừng.
Sang đến vần IEN, LON, FULL, BULLE, GNAI... thì cả lớp biến thành những thằng Đông hết. Mặc tình cho thầy chạy lên chạy xuống, chạy qua chạy lại để phân phát những cái "cốc" bằng thước kẻ lên mọi cái đầu. Chữ U ngó gọn gàng vậy mà cũng rắc rối. Thằng Tiên chỉ đọc được những âm láng giềng như uy như ui. Thấy kêu nó lên bảng bắt nó nhìn theo miệng thấy. Không biết nó nhìn cách sao mà sửa chữa một lát thì miệng của nó chu lại, rồi loe ra như cái mũi heo. Khi phát âm lên thì trời ơi, không còn uy còn ui nữa mà nó đã thành xe, xa lơ xa lắc. Bữa luyện giọng đó thật tai hại. Hôm sau đi học, hai bên mép nó được bội đầy phẩm lục. Nguyên do nó có tật lở mép kinh niên, lúc nào cũng có nghệ bôi nơi mép. Sau một giờ hành hạ, chẳng qua kéo lại chỗ mép rách bị rách thêm. Củ nghệ không đủ sức và một đường rách quá khổ như vậy nên nó phải cầu cứu tới phương phẩm lục.
Lên đến lớp Hai, (hồi đó gọi là lớp Tư) thì đại khái những trở ngại lớn đã được vượt qua. Một hôm thằng Hòa mang tới lớp một cuốn tự điển Pháp Việt mà tác giả là ông Barbier. Lần đầu tiên chúng tôi thấy một cuốn sách dày như vậy. Thằng Hòa có một ông cậu đi làm ở Sài Gòn lục tỉnh, nhân mẹ nó vô thăm, cậu nó gửi cho cuốn sách. Thật là mê man! Có một cuốn sách như vậy là y như có một ông thầy trong nhà, hể không biết chữ gì thì cứ lật ra mà tra.
Hôm ở lớp, thầy dạy chữ ananas "quả thơm", chúng tôi khoái quá nhìn nhau cười. Bởi đó là chữ đã thấy trong cuốn từ điển. Thầy nói:
- Tụi bay mà có một cuốn như vậy thì cứ ngồi tra mà học chữ một thời nay gọi là từ ngữ). Học lâu phải giỏi.
Từ ngày thằng Hòa có cuốn tự điển, chúng tôi tới nhà nó chơi thường xuyên. Đứa nào cũng muốn lật coi chữ và học ké. Bởi vì đứa nào cũng thèm nên nó đặt lệ là không được coi riêng mà phải cùng học chung. Chúng tôi tuân lệnh nó răm rắp.
Cứ nghêu ngao:
- Abaque là bàn tính... Abattoir là lò heo... Abeille là con ong... Tới chữ "Cachalot" ông Barbier dịch là "Tên cá kia". Chúng tôi cứ sao y bản chính, cả bọn nghêu ngao:
- Cachalot là tên cá kia. Cachalot là tên cá kia.
Đố có ai hiểu nó là tên cái gì. Sau này lên trung học tôi mới biết "cachalot" là tên của một loại cá biển. Những cuốn tự điển tốt ghi là "cá nhà táng". Gặp những chữ không có trong ngôn ngữ Việt Nam thì người làm tự điển lấy chữ Trung Hoa thay vào. Như Bruyère dịch là hoa thạch thảo. Hortensia dịch là tử dương hoa, Ornithorynque dịch là con áp thủy. Nhắm tay ông Barbier thì chúng tôi tha hồ được đọc là Tên hoa kia... Tên con vật kia... Tên trái kia.
Đau khổ nhất là những anh học sinh làm bài dịch văn từ tiếng Pháp sang tiếng Việt. Lò mò lật tự điển ra tra để tìm chữ dịch thì rơi nhằm vào Tên cá kia. Chắc thế nào cũng có anh làm bài lật đật, không có thì giờ suy nghĩ và đọc lại nên đã biến những câu vô nghĩa. Chẳng hạn: người thủy thủ đã bắt được một "con cá kia", hoặc: "Nàng cúi xuống ngắt tên hoa kia".
Mới vào lớp Một, chữ Pháp còn đang ú ớ ngọng nghịu mà thầy đã bắt học trò kêu điểm bằng tiếng pháp. Không phải chỉ trong giờ Pháp văn mà vào mọi giờ. Thầy giảng sơ lược:
- Hỗ một điểm thì nói "Re cong que", hai điểm thì nói "Re đơ que", năm điểm thì nói "Re xanh que", chín điểm thì "Re nớp que".
Không biết lũ bạn diễn dịch câu tiếng Pháp ra cách nào, riêng tôi thì hiểu ngầm rằng đơ là 2, que là cái que, Xanh là 6, que là cái que. Re thì chịu không đoán được, nhưng chắc là chẳng có chi quan trọng bởi câu nào cũng có re. Tại sao tôi lại nghĩ đến cái que? Chẳng là lúc bấy giờ trong những trò chơi, lũ con gái có trò đánh chuyền. Dụng cụ để chơi là một bó mười cái que bằng tre vót, nhỏ và ngắn hơn chiếc đũa, và một trái ổi hay một viên sỏi con. Tung trái ổi lên, bỏ nắm que xuống, rồi bắt trái ổi. Đoạn tung trái ổi lên, nhặt lên một que rồi bắt trái ổi. Tung... nhặt từng que... cho đến que cuối. Đoạn, tung... nhặt từng hai que... cho đến hết bó. Rồi tung nhặt từng ba que. Tung nhặt từng bốn que vấn vân. Bó que còn dùng để đếm khi làm toán. Đứa nào không chơi chuyên thì đến giờ làm toán phải đếm bằng đốt ngón tay. Que đã thành dụng cụ để đếm. Khi thấy phê con số 5 hay con số 7 vào bài làm thì mình phải nói là mình có 5 cái que hay mình có 7 cái que.
Bao nhiêu sự diễn nghĩa âm thầm đó không hề được cải chính. Cứ tin như vậy. Phải tới lớp Ba, - cho chính danh thì phải gọi là lớp sơ đăng, - tôi mới biết là mình đã đoán sai. Re là cách phát âm sai của chữ "J'ai", có nghĩa là "tôi có". Que là cách phát âm rất sai của chữ "point" có nghĩa là điểm. Mãi sau này khi người Việt được học tiếng Việt thì học sinh mới được hộ điểm một cách đơn giản: Dạ, 5 điểm. Dạ, 7 điểm.
Ngẫm cho cùng thì tuy là nghĩ bậy mà cái que cũng chẳng sai bao nhiêu so với cái chấm (điểm có nghĩa là chấm). Bởi vì cái chấm mà kéo dài ra thì trở thành cái que. Tôi nghĩ rằng bao nhiêu người bạn tôi, vì hoàn cảnh mà phải bỏ học sau lớp Một hay lớp Hai cho đến bây giờ chắc cũng chưa có dịp để hiểu rõ xem tiếng que mà mình dùng liên miên trong suốt niên khóa có nghĩa đích xác là gì. Những hôm nào có giờ Pháp văn thì cường độ hăng hái chúng tôi dành cho các trò chơi bị giảm sút rõ rệt. Tên nào mặt mày cũng bần thần. Có trò chơi "phụ hồn ma" là trò chơi dễ mê say hơn hết, thế mà cũng không hấp dẫn nổi chúng tôi. Tuy nhiên có một hôm thằng Đông đề nghị chơi phụ hồn ma. Nó kéo thằng Hiền, bắt nằm dài xuống đất, mắt nhắm lại. Kéo luôn bảy đứa khác là thằng Hường, thằng Thìn, thằng Dung, thằng Bích, thằng Ngọc, thằng Ty thằng Yên cùng với nó ngồi chồm hổm vây quanh thằng Hiền, mỗi bên bốn đứa. Mỗi đứa đặt một ngón tay trỏ, đứa thì đặt dưới đầu thằng Hiền, đứa thì đặt dưới lưng, đứa thì đặt dưới mông, dưới chân.
Thằng Ngọc lên tiếng trước, hỏi nhỏ thằng Thìn:
- Nặng nhẹ?
Thằng Thìn:
- Nhę.
Trả lời xong, Thìn quay sang hỏi Bích:
- Nặng nhẹ?
Bích trả lời:
- Nhẹ.
Và cuộc chơi cứ tiếp diễn bằng câu trả lời và câu hỏi đó, trả lời và hỏi xong vòng. Thông thường thì sau bốn hay năm vòng hỏi và trả lời như vậy, cả tám đứa cùng lặng lẽ từ từ đứng dậy và chỉ bằng tám ngón tay mà chúng nó nhấc bổng được tên nằm dài, nhấc cao có đến cả thước. Lần này kết quả cũng rất mỹ mãn như mọi lần. Nhưng khi thân mình thằng Hiền vừa nâng cao lên mới độ tám tấc thì chợt có dứa nào trong đám cử tọa bỗng cất tiếng than:
- Lát nữa Langue Française tạo chắc ăn đòn quá bay ơi!
Lời than não nùng làm tám ngón tay chợt bủn rủn. Kết quả xảy ra tức khắc: thằng Hiền bị rớt xuống đất một cái bịch.
Có một trò chơi dành chung cho cả học trò con trai lẫn học trò con gái, đó là trò chơi "đánh mạng". Hòn mạng là một mảnh ngói hình tròn, đường kính chừng 5-6 phân. Muốn có được một hòn mạng, chúng tôi phải lựa kiếm một miếng ngói bể nằm rải rác đâu đó ở mép sân trường. Dùng một viên đá cầm tay để khẽ gọt mọi cạnh góc của mảnh ngôi sao cho tròn trịa. Công phu lắm. Hễ sốt ruột chọi mạnh một chút là viên ngói bể làm hai, làm ba. Có đứa cẩn thận chịu khó ngồi mài cho bìa cạnh nhẵn nhụi. Giờ ra chơi luôn luôn nghe đó đây có tiếng đập, tiếng gõ, tiếng mài, lạch cạch, cộp cộp, rè rè...
Sân chơi không cần rộng nhưng cần phẳng phiu. Cái đích là một viên gạch dựng thẳng. Người chơi đứng xa cỡ ba hay bốn thước và ném hòn mạng cho trúng lên gạch, ném trúng dưới nhiều tư thế. Bắt đầu là đứng ném, gọi là "xáng mạng ". Rồi đặt hòn mạng trên mặt đất, ngồi chồm hổm xuống, cung một ngón tay mà búng. Cho phép được búng liên tiếp hai lần nếu lần đầu không trúng đích. Tư thế đó gọi là "búng đất". Rồi tới "búng gối" nghĩa là đứng thẳng, cung một đầu gối, đặt hòn mạng lên đầu gối và búng bằng ngón tay. Hết búng bằng ngón tay đến búng bằng ngón chân. Hết dùng hai bàn chân, đến dùng một bàn. Bằng cách giữ gót chân cho đứng yên một chỗ làm điểm tựa, rồi quay mạnh bàn chân để hẩy đòn mạng chạy tới, gọi là "thạch bàn". Rồi cũng hẩy hàn mạng đó nhưng để chân trái ra trước cho hai chân tréo nhau, và gọi là "thạch tréo". Tới nhảy lò cò một chân, còn chân kia hoặc quắp hòn mạng dưới ngón, hoặc kẹp hòn mạng nơi khuỷu hoặc chỉ đặt hòn mạng nằm chơ vơ trên bàn chân mà nhảy sao cho khỏi rớt. Có khi lại vừa nhảy lò cò vừa kéo lết hòn mạng dưới bàn chân kia, mà phải nhảy lui. Khi đến gần đích thì phải tính toán sao để vừa thúc mạnh một cái là hòn mạng đập trúng nhằm ngay đích.
Lớn lên, mỗi khi nghĩ đến trò chơi "đánh mạng", tôi không ngăn cản được lòng khâm phục đối với người nào đã sáng chế ra nó. Một trò chơi đã khéo vận dụng được gần hết các bắp thịt tay, chân, lưng, mông... Một trò chơi sinh động bởi các tư thế biến chuyển liên tiếp. Phong phú hơn nhiều, trong sạch hơn nhiều so với trò chơi thọc bi-da, đánh bạc cắc hôm nay.
Tôi cũng tự đặt câu hỏi: Ai đã du nhập trò chơi ấy vào lớp học sinh chúng tôi, du nhập vào hồi nào, bởi lẽ chúng tôi là lớp học sinh quốc ngữ đầu tiên của cả huyện: Ở các thôn xóm xa, nhiều đứa trẻ bằng tuổi chúng tôi còn đeo đuổi học chữ Nho, còn ê a Tam tự kinh rinh rả. Tụi nó chế nhạo lũ tôi là "học chữ cua bò" và cái ngòi viết nhọn bằng sắt mà chúng tôi gọi là "ngòi viết lá tre", "ngòi viết lá liễu" thì bị làm đầu đề cho nhiều lời phỉ báng. Chúng nó kêu là đồ "đâm heo lụi chó". Ngẫm nghĩ một chút, chúng tôi phải ngẩm công nhận là chúng nó nói đúng. Ở, ngọn bút lông trong dịu dàng hiền hậu biết bao! Trước khi viết, có người âu yếm đặt ngọn bút lên môi, mút nhẹ nhàng cho mái lông xếp thẳng. Khi chấp bút vào nghiên mực, người ta cầm nghiêng cán bút và lăn nhẹ ngọn bút cho thấm nhẹ thấm đều, mọi cử chỉ đều dịu dàng, đều hòa nhã, ung dung. Còn cái ngòi viết của bọn tôi thì rõ ràng là đồ thô lỗ, đâm đầu lủng đó, chạm vào tay ai là chảy máu cào xước da. Khi chấm vào hũ mực, có đứa cứ phóng thẳng cho ngòi viết mổ vào đáy hũ lốc cốc.
Hai phái chữ Nho, chữ Quốc ngữ mâu thuẫn nhau trên lề lối học, nhưng khi chuyển qua mục chơi thì chúng tôi hòa đồng. Học trò chữ Nho thường có bốn môn chơi là đánh trống, đánh đáo, đá bò, u mọi. Chúng tôi sao y đem du nhập vào trường Quốc ngữ.. Môn đánh mạng chắc cũng là một trò chơi của các trường chữ Nho chuyển sang.
Còn một trò chơi có dính dáng tới hồn ma phách quế, đó là trò "khai roi ". Bắt một đứa.ngồi xuống, lấy khăn bịt chặt hai mắt nó lại. Một con roi dài đượcđặt vào tay nó. Một người lãnh nhiệm vụ đọc thần chú, cầm một cây hương đốt cháy huơ nhiều vòng trước mặt, miệng ê a:.
- Khai roi, ới hỡi khai roi!... Mày lên mày đánh tao coi tối ngày.
Khai roi, ới hởi khai roi!... Mày lên màly đánh tao coi tối ngày.
Tên cầm roi lảo đảo cái đầu, càng lúc càng nhanh. Hồn ma nhập đấy! Chợt nó đứng dậy. Lũ bạn đang đứng quây quần xung quanh vội dang ra xa. Nó bỗng huơ roi, vụt xung quanh một vòng. Lũ bạn chạy tán loạn vừa hò reo:
- Lại đây! Lại đánh tao đây!
Nó chạy tới. Vòng người đứt quãng ra, tránh xa ngọn roi. Nó quay lui. Vòng người ở đằng sau bị tấn công bất ngờ, chạy tháo lui, có đứa vấp bụi cây, mộ đá sau lưng mà lé luôn. Nó quay bên tả. Quay bên hữu. Ngọn roi vun vút xé không khí. Ban đầu nó còn nhớ lắc lư cái đầu một lát sau thì quên mất lắc lư. Chắc bởi mãi lo việc vung roi và chọn xem nên đánh về phía nào, nhằm đứa nào đáng đánh.
Tôi có ý nghi ngờ trò chơi này giả tạo là bởi một hôm con roi được trao vào tay thắng Dưỡng. Dưỡng hăm hở ngồi xuống, lãnh roi một cách hào hứng nhiệt tình. Nó đảo mắt nhìn lũ bạn đứng bao vây trước mặt nó. Thằng Kha niệm chú mới có ba lần Dưỡng đã vội vàng lảo đảo cái đầu. Và lảo đảo mới bốn vòng đã xốc quần đứng dậy, huơ roi cứ nhằm về phía tay trái của nó mà vụt, vụt tới tấp. Rõ ràng ngọn roi của Dưỡng đã có mục tiêu: thắng Ngộ. Bởi vì thằng Ngộ chạy đi đâu là thằng Dưỡng chạy theo đó. Dưỡng không cần đếm xỉa tới những lời thách thức của lũ bạn khác đứng gần đó:
- Lại đây, roi ơi lại đây.
- Có giỏi lại đánh tao đây nè, roi.
Dưỡng bỏ qua hết không chấp. Dưỡng chỉ chạy theo thằng Ngộ. Nó biết lựa chân tránh những bụi cây và những tảng đá. Nó biết rờ lên trụ cổng, đứng lại định hướng rồi đi trở lui. Một con ma chính công, con ma thứ thiệt chắc chắn khỏi phải bận tâm mò mẫm như vậy
Sau khi xả đồng, - nghĩa là tháo cái khăn bịt mắt, - thì chúng tôi lần lượt được biết nguyên nhân mối thù Dưỡng - Ngộ. Có gì đâu! Chẳng là hôm thứ tư, Ngộ không cho Dưỡng lén dòm bài toán. Dưỡng làm sai cả hai bài, bị thầy Nghĩa gia ấn phết cho mười roi. Hôm nay gặp dịp trả thì Dưỡng quyết tâm đem mười roi đó tặng lại Ngộ. Nhưng Ngộ lẹ chân chạy núp sau lũ bạn rồi chạy lọt qua rây sắn của ông Tân, - sau khi nhảy vượt qua một cái hố, - nên Dưỡng không làm sao đánh trúng được. Vả lại, cho dầu giả tạo nhưng một con ma mà cứ lăm lăm chạy đuổi theo một người, lại biết tính toán để nhảy vượt qua một cái hố thì nhất định là không còn ai tin nữa. Đã vậy, con Thời đứng núp ở bụi bàn chải còn phát hiện là Dưỡng đã hé mở cái khăn cột bịt mắt để nhìn thấy đường.
Đến trường hợp thằng Nết thì sự giả tạo được kết thúc một cách bi đát hơn. Ngọn roi của nó vô tư, không nhằm trả thù ai hết nhưng quả là một ngọn rọi ra phiêu lưu. Thằng Nết vốn cao giờ, bước một bước dài bằng hai đứa khác và cái sân trường lài lài theo triền dốc được nó đảo một vòng. Ngọn roi quất tán loạn làm rụng lá keo, lá găng tơi tả. Một lá thơm Tàu mập ú cũng bị gãy luôn. Tiếng hò reo cổ võ dấy lên. Nết hăng máu, đánh sát rạt vào đám bụi bờ quanh mép sân. Tai họa đang chờ nó và chờ đám khán giả say mê của nó mà chẳng ai hề biết.
Nguyên do là vì trường Ngân Sơn được cất trên đỉnh núi, muốn tới trường phải leo lên một con dốc đứng sững. Bụi găng, bụi móc ó, móc nào mọc um tùm bao quanh triền núi nên đứng trên sân trường không thể thấy người đang leo lên dốc. Chỉ khi nào người đó leo lên những bức cấp cuối cùng, cái đầu hiện ra rồi tới cái ngực, cái mình, cặp đùi. Đó, chính là địa hình đặc biệt này đã báo hại thằng Nết. Thầy giáo Nghĩa đang thở hổn hển leo lên những bức cấp mà không ai thấy. Cứ leo lên năm bực là thầy đứng lại thở đã. Rồi lầm lũi leo tiếp. Rồi đứng lại thở. Lũ bạn vẫn hào hứng tay vỗ miệng la, cổ võ ồn ào. Thằng Nết thì vụt roi tới tấp, say sưa như một võ sĩ thượng đài đang hăng máu. Chợt cái đầu thầy Nghĩa hiện ra. Lũ bạn trông thấy hoảng kinh, khựng miệng. Im phăng phắc. Rồi lật đật ai lo thân nấy, chạy tháo lui ra sân sau để trốn. Cái mình của thầy hiện ra. Con ma vẫn không hay biết gì hết, không kịp để ý rằng sao bỗng nhiên mà lũ bạn im lặng vậy.
Cặp chân của thầy hiện ra. Thầy uy nghi bước tới. Thấy ngọn roi cứ say mê vun vút tiến sát lại gần, thầy đứng dừng lại, trừng mắt nhìn con ma một cách nghiêm khắc. Nhưng nó vẫn miệng cười khăng khắc, đầu lảo đảo lắc lư. Giả hay thiệt?
Thầy mở miệng sắp sửa nạt lên một tiếng lớn để nó táng đởm dừng tay lại tránh chỗ cho thầy đi thì ngọn roi hung hăng đã vút tới, vắt ngang lưng thấy một cái trót, ngon lành, gọn gàng, trọn vẹn. Nhằm roi múi dẻ, dài, mảnh và dẻo quá nên quả đó là một cái trót đáng giá.
Hồi Đó Hồi Đó - Võ Hồng