Trong mỗi khó khăn đều ẩn chứa một cơ hội.

Albert Einstein

 
 
 
 
 
Tác giả: Alexandre Dumas
Thể loại: Tiểu Thuyết
Nguyên tác: Vingt Ans Après
Dịch giả: Anh Vũ
Biên tập: Lê Nhật Minh
Upload bìa: Lê Nhật Minh
Số chương: 129 - chưa đầy đủ
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2361 / 29
Cập nhật: 2016-07-21 22:06:14 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 64: D'Artagnan Được Một Diệu Kế
ó lẽ Arthos hiểu d Artagnan còn hơn d Artagnan tự hiểu mình. Anh biết rằng trong một tâm trí mạo hiềm như tâm trí d Artagnan chỉ cần gieo một ý tưởng giống như trên một mảnh đất màu mỡ chỉ cần gieo một hạt giống. Cho nên anh đã lặng lẽ để mặc bạn mình nhún vai, và anh vừa đi vừa nói chuyện với bạn về Raoul, câu chuyện mà trong một hoàn cảnh khác, anh đã hoàn toàn bỏ rơi. Trời tối hằn thì đến Tirsk. Bốn người bạn tỏ ra hoàn toàn xa lạ và thờ ơ với những biện pháp phòng ngừa mà người ta thi hành để yên tâm về nhà vua. Họ rút vào một ngôi nhà riêng và do luôn luôn phải lo ngại cho chính mình, họ cũng ở trong một phòng và sắp xếp một lối thoát trong trường hợp bị tấn công. Các người hầu được cắt đặt vào những vị trí khác nhau; Grimaud nằm trong một ổ rơm chắn ngang cửa. D Artagnan có vẻ đăm chiêu và tạm thời mất đi tính vui miệng thông thường. Anh chẳng nói một lời và không ngừng huýt sáo, đi từ giường ra cửa sổ. Porthos xưa nay chỉ nhìn thấy những sự vật bên ngoài, vẫn nói chuyện như thường lệ, d Artagnan đáp lại bằng những tiếng nhát gừng. Arthos và Aramis nhìn nhau tủm tỉm cười. Cả ngày mệt mỏi song trừ Porthos mà giấc ngủ cũng bất khuất như sự thèm ăn, các bạn khác đều khó ngủ. Sớm hôm sau d Artagnan dậy trước tiên. Anh xuống chuồng ngựa, xem xét các con ngựa, ban các mệnh lệnh cần thiết trong ngày cho người hầu, trong khi Arthos và Aramis chưa dậy và Porthos vẫn đang ngáy. Tám giờ sáng đoàn quân lên đường theo trật tự hôm trước. Riêng d Artagnan để mặc các bạn đi với nhau và đến nối lại với Groslow sự quen biết bắt đầu từ hôm qua. Được những lời khen của anh ve vuốt, Groslow đón tiếp anh bằng một nụ cười nhã nhặn. - Thưa ông, - D Artagnan nói, - Thực tình tôi rất sung sướng tìm được một người nào đó để nói cái ngôn ngữ tầm thường của mình. Ông Du Vallon bạn tôi vốn tính đa sầu thành ra cả ngày chẳng thể moi ở miệng ông ấy lấy bốn câu, còn hai tù binh của chúng tôi ông cũng thừa hiểu rằng họ chẳng hào hứng gì chuyện trò với chúng tôi. - Đó là những tên bảo hoàng cuồng dại, - Groslow nói. - Thêm một lý do để họ bất bình với chúng tôi vì đã bắt mất lão Stuart mà chúng tôi mong rằng các ông sẽ đem ra xử án đến nơi đến chốn. - Thì chúng tôi dẫn hắn đến London để làm cái việc ấy mà, - Groslow nói. - Và tôi đoán rằng không lúc nào ông rời mắt khỏi lão ta phải không. - Hẳn đi chứ! Ông thấy đấy, - Viên sĩ quan cười nói, - Hắn ta có một đoàn hộ giá thật là đế vương. - Phải ban ngày chẳng có nguy cơ lão ta trốn thoát; nhưng ban đêm? - Ban đêm phải phòng ngừa gấp đôi. - Bằng cách nào? Tám người thường xuyên ở trong phòng hắn. - Ghê nhỉ! - D Artagnan nói. - Nhưng ngoài tám người đó ra, còn phải canh gác ở bên ngoài nữa chứ. Vì một tù nhân như vậy thì đề phòng bao nhiêu cũng chẳng phải là thừa. - Ồ không, ông thử nghĩ xem: hai người không vũ khí thì làm gì được tám người có vũ trang. - Sao lại hai người? - Vua và tên hầu phòng. - Người ta cũng cho phép tên hầu phòng ở bên ông ta à? - Phải, Stuart yêu cầu được ban cho cái đặc ân ấy và đại tá Harrison đã bằng lòng. Lấy cớ mình là vua hình như lão ta không thể tự mình mặc lấy quần áo hoặc cởi ra… Quyết định tiếp tục cái phương án tán tụng đã tỏ ra rất có hiệu quả với tên sĩ quan Anh, d Artagnan nói: - Đại uý này, thực tình là càng nghe ông nói tôi càng ngạc nhiên về cách ông nói tiếng Pháp sao mà dễ dàng và tao nhã thế. Ông đã ở Paris ba năm, đúng như tôi dù có ở London suốt đời chăng nữa, tôi tin rằng cũng chăng thể đạt tới trình độ hiện nay của ông đâu. Thế dạo ở Paris ông làm gì? - Cha tôi vốn là thương gia đã cho tôi đến ở với người bạn bán hàng bằng thư tín ở Paris, và ngược lại ông ta đã cho con trai đến ở với cha tôi. Việc trao đổi như vậy là thường giữa các nhà buôn với nhau. - Thế Paris có làm vừa lòng ông không? - Có chứ, nhưng các ông cần một cuộc cách mạng như kiểu của chúng tôi; không phải để chống lại vua của các ông đâu, đó chỉ là một đứa bé, mà để chống lại cái lão người Ý bần tiện ấy, hắn là tình nhân của hoàng hậu. - A! Tôi rất đồng ý với ông đấy, và điều ấy sẽ làm sớm, chỉ cần chúng tôi có được mười hai sĩ quan như ông, không thiên kiển, cánh giác và không thể thương lượng! A! Chúng tôi sẽ nhanh chóng thanh toán được lão Mazarin và sẽ cho lão một bản án nho nhỏ như các ông sắp làm với vua của mình. - Nhưng tôi tưỏng ông phục vụ lão ta cơ mà, - Viên sĩ quan nói, - Và chính lão ta đã phái ông sang gặp Cromwell? - Nghĩa là tôi phục vụ nhà vua, và biết rằng lão ta cần phải một người nào đó sang nước Anh, tôi bèn xin lãnh nhiệm vụ đó, ông xem tôi mong muốn biết chừng nào con người thiên tài lúc này đây đang chỉ huy ở ba vương quốc(1). Cho nên khi ngài đề nghị với ông Du Vallon và tôi tuốt kiếm ra để chào mừng nước Anh cổ kính, ông đã thấy chúng tôi bập vào đề nghị đó như thế nào rồi. - Phải tôi biết rằng các ông đã công kích bên cạnh ông Mordaunt. - Ở bên trái và bên phải ông ấy. Ghê thật, lại một chàng thanh niên dũng cảm xuất sắc như ông ta. Ông thẳng tay hạ sát bác của mình. Ông có trông thấy không? - Ông quen biết ông ấy à? - Viên sĩ quan hỏi. - Quen lắm chứ, có thể nói rằng chúng tôi rất mật thiết với nhau. Ông Du Vallon và tôi đã cùng đi với ông ấy từ Pháp sang đây. - Hình như các ông để cái ông ấy phải chờ đợi rất lâu ở Boulogne-sur-Mer phải không? - Làm thế nào được, - D Artagnan đáp, - Cũng như ông, tôi phải canh giữ một ông vua. - A, a! Vua nào - Groslow hỏi. - Vua của chúng tôi, mẹ kiếp, ông king(2) tí hon Louis thứ mười bốn. Và d Artagnan ngả mũ ra. Viên sĩ quan Anh vì lịch sự cũng làm theo. - Thế ông phải canh giữ bao lâu? - Ba đêm và thực tình, tôi sẽ mãi mãi nhớ lại ba đêm ấy một cách thú vị. - Ông vua nhỏ dễ thương chứ? - Ông ta ngủ ngon lành. - Ý ông định nói gì? - Tôi muốn nói rằng các sĩ quan bạn tôi ở thị vệ đội và ngự lâm quân đến chơi với tôi, và cả đêm chúng tôi chè chén và cờ bạc. - À phải, - Người Anh thở dài, - Đúng thật người Pháp các ông là những người bạn vui tính. - Khi canh gác các ông không chơi bạc à? - Không bao giờ. - Như vậy, chắc các ông buồn chán lắm nhỉ và tôi lấy làm ái ngại cho các ông đấy - D Artagnan nói. - Sự thật là, - Viên sĩ quan nói, - Tôi đợi phiên gác với một nỗi kinh hoàng. Sao mà dài thế, cả một đêm trọn thức canh. - Đúng thế, khi người ta canh gác một mình hoặc với những người lính ấm ớ. Nhưng khi người ta canh với một người bạn chơi vui tính. Khi người ta lăn tiền vàng và những quân súc sắc trên bàn, thì đêm qua đi như một giấc mơ. Ông không thích cờ bạc à? - Trái lại. - Chơi Le lansquenet (3) chẳng hạn. - Tôi mê lắm. Hồi ở Pháp hầu như tối nào tôi cũng chơi. - Thế từ khi về nước Anh? - Tôi chẳng cầm đến một con súc sắc hay một quân bài. - Tôi thương ông quá, - D Artagnan nói với một vẻ thương cảm sâu xa. - Này ông, - Người Anh nói, - Ta hãy làm một chầu? - Chầu gì? Ngày mai tôi trực gác. - Trông chừng Stuart à? - Phải. Ông hãy sang chơi đêm với tôi. - Không được đâu, - D Artagnan đáp. - Không được ư? - Hoàn toàn không thể được. - Sao vậy? - Đêm nào tôi cũng chơi bạc với ông Du Vallon. Đôi khi chúng tôi không ngủ… Sáng nay chẳng hạn, sáng rồi mà vẫn còn chơi. - Thế thì sao? - Ông ấy sẽ buồn phiền, nếu không có tôi cùng chơi. - Ông ấy chơi khá không? - Tôi đã thấy ông ấy thua hai nghìn pistol và cười ra nước mắt. - Thế thì kéo ông ta đến đây. - Ông tính thế nào? Còn tù binh của chúng tôi? - Ờ nhỉ. Khỉ thật! - Viên sĩ quan nói. - Nhưng bảo bọn đầy tớ canh gác cho. - Vâng, để họ tẩu thoát à? Tôi chẳng làm thế đâu - D Artagnan nói. - Chắc hẳn đó là những người có địa vị cao sang nên ông mới giữ riệt thế? - Ấy một người là lãnh chúa giàu sụ ở Touraine; một người là hiệp sĩ ở Malte nhà quyền thề lắm. Chúng tôi sẽ thương lượng tiền chuộc; khi về Pháp mỗi người phải nộp hai nghìn livres sterling (4). Chúng tôi không muốn rời mắt một lát nào những người mà bọn đầy tớ của chúng tôi biết rõ là triệu phú. Khi bắt được họ, chúng tôi đã moi của họ được ít nhiều, và xin thú thật với ông rằng đêm đêm, tôi và ông Du Vallon chúng tôi giằng co nhau túi tiền của họ đấy. Nhưng có lẽ họ còn giấu giếm một vài viên ngọc quí, một vài hạt kim cương, thành thử chúng tôi cứ như những kẻ biển lận chẳng lúc nào dám rời xa kho vàng của mình. Chúng tôi trở thành kẻ canh gác thường xuyên tù binh của mình; khi người này ngủ thì người kia thức. - À ra thế! - Groslow nói. - Bây gỉờ thì ông hiểu cái gì buộc tôi phải từ chối nhã ý của ông. Vả lại tôi càng nhạy cảm với lời mời của ông hơn khi thấy rằng không có gì chán hơn là cứ chơi mãi với vẫn một người vận số đen liên tục bù trừ nhau, và sau một tháng chẳng ai được cũng chẳng ai thua. - Ôi! Groslow thở dài mà nói, - Còn có điều chán hơn nữa kia, đó là chẳng có gì hết. - Tôi hiểu lắm, - D Artagnan đáp. - Nhưng này, - Người Anh lại nói, - Những tù binh của ông có nguy hiểm không? - Về mặt nào cơ? - Họ có khả năng tẩu thoát không? D Artagnan bật cười và nói: - Ôi lạy Chúa, một tên sốt rét run cầm cập vì không quen với khí hậu ở đất nước tươi đẹp của ông, tên kia là hiệp sĩ Malte nhút nhát như đứa con gái. Và để chắc hơn, chúng tôi tước bỏ của họ đến cả con dao gập và cái kéo bỏ túi. - Vậy thì hãy dẫn họ theo, - Groslow nói. - Sao, ông định thế ư? D Artagnan hỏi. - Vâng, tôi có tám người. - Thì sao? - Bốn người canh họ, bốn người canh vua. Kể ra thì công việc có thể thu xếp như vậy đấy, - D Artagnan nói, - Nhưng tôi gây cho ông nhiều điều phiền phức quá. - Ô hay, cứ đến chứ ông sẽ thấy tôi dàn xếp công việc như thế nào? - Ồ, tôi không ngại ngần đâu, đối với một người như ông, tôi có thể nhắm mắt mà phó thác mình. Câu phỉnh nịnh sau cùng này khiến cho viên sĩ quan cười một cái cười thoả mãn nó làm cho người ta trở thành bạn bè của kẻ đã gây ra tiếng cười ở họ bởi vì nó là một sự bốc hơi của lòng tự phụ được mơn trớn. - Thế có gì ngăn trở chúng ta bắt đầu ngay tối nay không, - D Artagnan hỏi. - Bắt đầu cái gì cơ? - Canh bạc của chúng ta ấy. - Chẳng có gì ngăn trở cả, - Groslow đáp. - Thể thì tối nay ông sang với chúng tôi, và tối mai chúng tôi sẽ sang ông. Ông biết đấy tù binh của chúng tôi là những kẻ bảo hoàng cuồng dại; nếu như họ có điều gì làm ông lo ngại thì thôi, và dù sao đêm nay vẫn là một đêm thú vị. - Tuyệt lắm! Tối nay ở bên các ông, tối mai ở chỗ Stuart, tối ngày kia ở chỗ tôi. - Và các ngày sau ở London. Ê, mẹ kiếp! - D Artagnan nói, ông thấy không, người ta có thể sống vui vẻ ở khắp nơi. - Đúng, - Groslow nói, - Khi người ta gặp những người Pháp và những người Pháp như ông. - Và như ông Du Vallon; ông sẽ thấy một chàng trai khoái hoạt như thế nào! Một người Fronde cuồng điên, một người đã suýt giết gọn Mazarin, người ta dùng ông ấy, chẳng qua vì sợ ông ấy. - Phải, ông ấy trông ra dáng lắm, và chưa quen biết ông ấy, tôi cũng rất ưng ý. - Thế thì khi ông quen biết ông ta lại còn khác nữa. Ơ này, ông ta đang gọi tôi. Chúng tôi gắn bó với nhau đến nỗi ông ta không thể thiếu tôi được. Xin lỗi ông nhé. - Ta định thế nào? - Đến tối nay. - Ở chỗ ông á? - Vâng ở chỗ tôi. Hai người chào nhau và d Artagnan trở lại với các bạn đồng hành. - Cậu nói chuyện quỉ quái gì với con chó ngao ấy thế? - Porthos hỏi. - Bạn thân mến chớ nói năng như vậy về ông Groslow; đó là một trong những bạn thân của tôi đấy. - Bạn thân ư, - Porthos nói, - Cái kẻ tàn sát nông dân ấy à? - Sụyt! Porthos thân mến ơi, đúng là ông Groslow có hơi nóng nảy, nhưng kỳ thực ông ta có hai đức tính tốt mà tôi khám phá được: Ông ta khờ dại và kiêu ngạo. Porthos trợn tròn mắt kinh ngạc, Arthos và Aramis nhìn nhau tủm tỉm, họ hiểu d Artagnan và biết rằng anh chẳng làm gì không có mục đích. - Nhưng thôi, tự cậu sẽ đánh giá ông ấy, - D Artagnan nói thêm. - Thế là thế nào? - Tối nay tôi sẽ giới thiệu ông ấy với cậu. Ông ấy đến chơi bạc với chúng ta đấy. Nghe vậy mắt Porthos sáng lên, anh nói: - Ồ, ồ! Hắn ta có giàu không? - Đó là con trai của một trong những thương gia mạnh nhất ở London. - Hắn biết chơi Le lansquenet chứ? - Hắn tôn thờ. - Thế bài bassette? - Hắn mê như điên. - Con bài biribi? - Sở trường của hắn. - Tốt lắm! - Porthos, - Chúng ta sẽ có một đêm thích thú.Càng thích thú vì nó hứa hẹn một đêm tuyệt diệu hơn. - Tại sao thế? - Vì chúng ta mời hắn chơi tối nay hắn mời chúng ta chơi tối mai. - Ở đâu? - Tôi sẽ bảo cậu sau. Bây giờ chúng ta hãy lo một điều: tiếp đãi sao cho xứng đáng cái vinh hạnh mà ông Groslow dành cho ta. Tối nay nghỉ ở Decby. Mousqueton cần đi trước và có chai rượu vang nào trong tỉnh phải mua luôn. Cũng chẳng tai hại gì nếu hắn sửa soạn một bữa ăn tối nho nhỏ, bữa ấy hai cậu sẽ không dự vì Arthos bị sốt rét và Aramis là hiệp sĩ ở Malte thì những câu chuyện của bọn lính tráng thô bỉ như chúng tớ sẽ chẳng làm đẹp lòng cậu và khiến cậu đỏ mặt. Các cậu nghe rõ chứ? - Rõ, - Porthos nói, - Nhưng quỷ bắt tôi hay sao, mà sao tôi chả hiểu được gì. - Bạn Porthos ơi, - D Artagnan nói, - Cậu nên nhớ rằng, tôi dòng dõi các nhà tiên tri nhờ bố tôi, và các mụ thầy bói nhờ mẹ tôi, và tôi chỉ nói bằng các lời ẩn dụ và những câu đố: ai có tài thì nghe ai có mắt thì nhìn, lúc này tôi không thể nói hơn được. - Này bạn, cứ làm đi, - Arthos nói, - Tôi chắc chắn rằng điều cậu làm là tốt đây. - Còn cậu Aramis, cậu có nhất trí như thế không? - Hoàn toàn, d Artagnan thân mến ạ. - Hay lắm, - D Artagnan nói, - Đây là hai tín đồ thật sự, mình vui lòng làm thử những điều thần diệu cho họ; chẳng như cái tên Porthos hoài nghi này, nó bao giờ cũng muốn trông thấy và sờ thấy thì mới tin. Porthos làm ra vẻ tinh khôn nói: - Sự thật là tôi rất hay nghi ngờ. D Artagnan vỗ vào vai anh một cái và nhân đến chỗ đứng lại để ăn sáng, câu chuyện ngừng lại ở đó. Khoảng năm giờ chiều, theo như đã thoả thuận, họ cho Mousqueton đi trước, Mousqueton không biết tiếng Anh, nhưng từ khi sang nước Anh đã nhận xét thấy rằng Grimaud do thói quen dùng cử chỉ thay thế lời nói một cách tuyệt diệu. Hắn bèn nghiên cứu cử chỉ của Grimaud và chỉ qua mấy bài học, nhờ tính ưu việt của ông thày hắn đã đạt tới trình độ kha khá. Blaisois đi theo hắn. Đi qua phố chính của Derby, bốn người bạn nom thấy Blaisois đứng ở ngưỡng cửa một ngôi nhà đẹp; họ sẽ trú ngụ ở đây. Suốt cả ngày họ không lại gần vua, sợ gây ra nghi ngờ, và đáng lẽ ăn cùng bàn với đại tá Harrison như hôm qua, hôm nay họ ăn riêng với nhau. Tới giờ đã thỏa thuận. Groslow đến. D Artagnan đón hắn ta như đón một người bạn hai mươi năm. Porthos ngắm nghía hắn từ đầu đến chân và mỉm cười nhận thấy rằng hắn không cân sức với anh, mặc dầu cái đòn ghê gớm hắn đã giáng cho người em của Parry. Arthos và Aramis cổ gắng hết sức để che giấu nỗi ghê tởm mà cái bản chất tàn bạo và thô lỗ kia đã gây nên cho các anh. Tựu trung là Groslow tỏ ra hài lòng về cuộc đón tiếp. Arthos và Aramis giữ đúng vai trò của mình. Đến nửa đêm hai anh lui về phòng mình và người ta đã để ngỏ cửa với lý do nhân đức. Hơn nữa d Artagnan dẫn các anh về, để cho Porthos đánh với Groslow. Porthos được năm mươi pistol và khi rút lui thấy rằng mình có một chỗ bầu bạn dễ chịu hơn thoạt đầu anh tưởng. Còn Groslow tự hẹn với mình hôm sau trút cái thua bạc với Porthos lên dầu d Artagnan, và khi chia tay với chàng Gascon hắn không quên nhắc lại cuộc hẹn buổi tối. - Chúng tôi nói buổi tối vì mấy con bạc chia tay nhau vào lúc bốn giờ sáng. Ngày hôm ấy trôi qua như thường lệ; d Artagnan đi từ chỗ đại uý Groslow, đến chỗ đại tá Harrison và từ chỗ Harrison đến chỗ các bạn anh. Đối với ai không hiểu biết d Artagnan thì dường như anh vẫn trong trạng thải thông thường; nhưng đối với các bạn anh, nghĩa là Arthos và Aramis thì thấy anh vui thích như điên. - Chẳng rõ hắn mưu mô gì đây? - Aramis nói. - Đợi xem, - Arthos đáp. Porthos không nói gì, song với vẻ thỏa mãn lộ hắn ra mặt anh thọc tay vào túi đếm lại từng đồng số tiền năm mươi pistol anh được bạc ở Groslow. Buổi tối đến Ryston, d Artagnan tập hợp các bạn lại. Gương mặt anh để mất đi cái vui vẻ vô tư mà anh đeo như một cái mặt nạ suốt cả ngày. Arthos siết chặt tay Aramis. - Sắp đến lúc rồi à? - Arthos hỏi. - Phải, - D Artagnan nghe tiếng và đáp, - Phải, sắp đến lúc rồi: các cậu ạ, đêm nay chúng ta cứu vua. Arthos rùng mình, mắt sáng rực lên. Lúc trước anh hy vọng bây giờ thì hoài nghi, Anh nói: - Này d Artagnan,đây không phải là một trò đùa chứ? Nếu là một trò đùa thì nó làm tôi đau lòng lắm đấy. - Arthos, anh nghi ngờ tôi như vậy thì kỳ lạ thật, - D Artagnan đáp - Ở đâu và lúc nào anh thấy tôi đùa với tấm lòng một người bạn và tính mạng của một ông vua? Tôi đã nói và tôi nhắc lại rằng đêm nay chúng ta cứu Charles đệ nhất. Anh đã tin tưởng nơi tôi sẽ tìm ra một kế, kế ấy đã tìm được. Porthos nhìn d Artagnan với một niềm khâm phục sâu xa. Aramis mỉm cười ra chiều hy vọng. Arthos thì tái đi như xác chết và run bắn cả tay chân. - Nói đi nào, - Arthos bảo. Porthos giương to đôi mắt thao láo của mình, Aramis có thể nói là đánh đu lên đôi môi của d Artagnan. - Chúng ta được mời sang chơi đêm ở chỗ ông Groslow, các cậu biết chứ? - Ừ - Porthos nói, - Hắn đã bảo chúng ta hẹn cho hắn chơi canh bạc phục thù. - Đúng. Nhưng các cậu có biết chơi phục thù ở đâu không? - Không. - Ở chỗ nhà vua. - Ở chỗ vua? - Arthos kêu lên. - Phải đấy, các cậu ạ: Groslow tối nay hắn là người lo về chuyện canh gác Hoàng thượng, và để giải trí trong phiên gác, hắn mời chúng ta đến chơi. - Cả bốn người? - Arthos hỏi. - Dĩ nhiên, tất nhiên là cả bốn, chẳng lẽ chúng tôi rời tù binh của mình à? - A, a! - Aramis reo lên. - Nào, nào! nói tiếp đi - Arthos hồi hộp nói. - Thế là chúng ta sẽ đến với Groslow, chúng tôi mang kiếm, các cậu mang dao găm. Bốn chúng ta sẽ làm thịt tám tên lính ấm ớ và tên chỉ huy ngu dại của chúng. Porthos cậu thấy thế nào? - Tôi cho là dễ như chơi, - Porthos đáp. - Chúng ta sẽ cho vua mặc giả Groslow. Mousqueton, Grimaud và Blaisois giữ ngựa đã thắng yên cương sẵn sàng ở góc phố đầu tiên chúng ta nhảy phốc lên và trước khi trời sáng chúng ta đã phóng được hai mươi dặm. Hèm! Trù liệu như thế được không, Arthos? Arthos đặt hai bàn tay lên vai d Artagnan và nhìn anh với nụ cười hiền hậu và bình thản. - Bạn ơi, - Anh nói, - Tôi xin tuyên bố rằng dưới trời này không ai sánh được với cậu về lòng cao quý và dũng cảm. Trong khi chúng tôi tưởng rằng cậu thờ ơ với những nỗi đau khổ của chúng tôi, mà cậu dù không chia sẻ cũng chẳng có tội vạ gì, thì một mình cậu tìm ra được cái mà chúng tôi tìm tòi uổng công. d Artagnan, vậy tôi xin nhắc lại rằng, cậu là người tốt nhất trong bọn chúng ta, tôi ban phước cho cậu và tôi yêu quý cậu, con trai thân yêu của ta ạ. Porthos lấy tay đập đập vào trán và nói: - Thế mà tôi không nghĩ ra, thật là đơn giản. - Nhưng này, - Aramis nói, - Nếu tôi hiểu đúng thì có phải là chúng ta giết tất cả không? Arthos rùng mình và gương mặt trở nên trắng bệt. - Chán quá! - D Artagnan nói. - Dứt khoát là phải thế rồi. Tôi đã tìm ra những việc này từ lâu, để xem có cách nào tránh được chuyện đó không, nhưng thú thật là chịu đấy. - Thôi, - Aramis nói, - Không phải chuyện mặc cả với tình thế ở đây. Chúng ta sẽ tiến hành như thế nào? - Tôi có đến hai phương án, - D Artagnan đáp. - Ta xem cái thứ nhất thế nào, - Aramis nói. - Nếu tất cả bốn chúng ta cùng quây quần, thì khi tôi ra ám hiệu, ám hiệu là tiếng "Rốt cuộc", các cậu đâm một nhát dao vào tên lính đứng gần nhất, chúng tôi cũng làm như vậy. Thế là trước hết, bốn tên địch chết, thế là trận đánh coi như cân nhau, vì chúng ta có bốn người chọi năm. Năm tên đó đầu hàng, chúng ta sẽ nhét giẻ vào miệng chúng, nếu chúng chống cự, ta sẽ giết. Nếu tình cờ mà vị chủ tiệc của chúng ta thay đổi ý kiến và chỉ nhận tiếp Porthos và tôi thôi, thì dành là phải dùng những phương kế lớn và đánh gấp đôi, nhưng thế sẽ lâu hơn và ầm ĩ hơn một chút, nhưng các cậu sẽ đứng ở bên ngoài với gươm kiếm và khi nghe thấy tiếng động thì chạy đến. - Nhưng nếu chính các cậu bị đả thì sao? - Arthos nói. - Không thể vậy đâu! - D Artagnan nói, - những tên nghiện rượu bia ấy nặng nề lắm vả vụng về lắm, vả lại cậu sẽ đâm vào họng, Porthos ạ, như thế giết chết nhanh hơn và lại tránh được tiếng kêu. - Hay lắm! - Porthos nói, - Đó sẽ là một cuộc chọc huyết rất xoàng thôi. - Ghê tởm, ghê tởm! - Arthos nói. - Ơ kìa? Con người đa cảm, - D Artagnan nói, - Anh đã làm những chuyện ấy như thế trong trận mạc rồi. Với lại bạn ơi, - Anh nói tiếp, - Nếu anh thấy sinh mạng của vua không đáng với cái nó phải trả giá, thì coi như xong thôi, và tôi sẽ báo với Groslow rằng tôi bị mệt. - Không, bạn ơi, - Arthos nói, - Tôi đã sai lầm và chính cậu mới đúng. Hãy tha lỗi cho tôi nhé. Vừa lúc ấy cửa mở, một tên lính xuất hiện. Hắn nói bằng tiếng Pháp tồi. - Ông đại uý Groslow báo với ông d Artagnan và ông Du Vallon rằng ông ấy đang đợi các ông. - Ở đâu? - D Artagnan hỏi. - Ở trong phòng Nabuchodonosor người Anh, - tên lính thanh giáo cực đoan nói. Nghe hắn lăng mạ đức vua như vậy, Arthos giận đỏ mặt, và đáp lại bằng tiếng Anh thật nặng và rõ ràng: - Được rồi, hãy nói với đại uý Groslow rằng chúng tôi sẽ đến. Sau khi tên lính thanh giáo đi ra, mấy tên hầu được lệnh thắng yên cương cho tám con ngựa và đến đợi ở góc phố cách nhà vua ở hai chục bước, và phải ở liền bên nhau, ngồi sẵn trên mình ngựa. Chú thích: (1) chỉ nước Anh, Scotland và Irlandais (2) tiếng Anh: vua. (3) Một lối chơi bài nhập từ Đức. (4) Đơn vị tiền tệ Anh.
Hai Mươi Năm Sau Hai Mươi Năm Sau - Alexandre Dumas Hai Mươi Năm Sau