Hầu hết những thành quả quan trọng trên đời đều được tạo ra bởi những người dù chẳng còn chút hy vọng nào nhưng vẫn kiên trì theo đuổi điều mình mong ước.

Dale Carnegie

 
 
 
 
 
Tác giả: Alexandre Dumas
Thể loại: Tiểu Thuyết
Nguyên tác: Vingt Ans Après
Dịch giả: Anh Vũ
Biên tập: Lê Nhật Minh
Upload bìa: Lê Nhật Minh
Số chương: 129 - chưa đầy đủ
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2361 / 29
Cập nhật: 2016-07-21 22:06:14 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 25: Một Trong Bốn Chước Vuợt Ngục Của Ông De Beaufort
hời gian trôi đi đối với người tu giống như đối với những kẻ đang lo chạy trốn; tuy nhiên nó trôi chậm chạp hơn. Trái hẳn với những người khác khi có một quyết định mạo hiểm thì rất hăng hái nhưng lại nguội lạnh dần khi thời điểm thực hiện tới gần, quận công de Beaufort mà tinh thần quả cảm sôi sục đã trở thành ngạn ngữ, lại bị cột lại trong sự trì trệ của năm năm tù túng, ông quận công như xô đẩy thời gian ở phía trước mình và hết lòng mong mỏi giờ hành động đến. Trong cuộc vượt ngục lẻ loi của mình, ngoài những dự định mà ông nuôi dưỡng cho tương lai, phải thu nhận rằng đó là những dự định hãy còn rất mơ hồ và không chắc chắn, còn bắt đầu có một sự trả thù nó làm dãn nở con tim ông. Trước tiên việc chạy trốn của ông là một việc tai hại đối với De Chavigny mà ông thù hằn vì những hình phạt nho nhỏ hắn đã bắt ông phải chịu, rồi nó là một việc còn tai hại hơn nữa đối với Mazarin mà ông ghê tởm do chính những lời chửi rủa thậm tệ ông dành cho lão. Rõ ràng là có những tỉ lệ phân minh giữa những tình cảm mà ông de Beaufort dành cho giám ngục và tể tướng, cho kẻ thủ hạ và người chủ. Ông de Beaufort còn biết rõ chân tơ kẽ tóc tình hình bên trong Palais Royal và chẳng lạ gì những quan hệ giữa hoàng hậu và giáo chủ. Từ trong tù, ông dàn dựng tất cả những vận động kịch tính ấy, nó sắp sửa diễn ra, khi từ văn phòng tể tướng đến phòng riêng Anne d'Autriche vang lên tiếng đồn rằng ông de Beaufort tẩu thoát rồi? Tự nói với mình điều ấy, ông de Beaufort khẽ mỉm cười, tưởng như mình đã ở bên ngoài rồi, đang thở hít không khí đồng nội và rừng cây, hai chân kẹp chặt mình một con ngựa lực lưỡng và hét to lên: "Ta tự do rồi!" Đúng là khi trở về với mình, ông vẫn ở giữa bốn bức tường dày, trông thấy La Ramée đứng cách mười bước đang quay quay hai ngón tay quanh nhau, và ở ngoài tiền sảnh, những tên lính gác đang cười đùa hoặc uống rượu. Sự bất định của ý tưởng con người thật ghê gớm: vật duy nhất khiến quận công lãng ý khỏi cảnh tượng khả ố đó chính là bộ mặt cau có của Grimaud, bộ mặt mà thoạt đầu tiên ông thù ghét và rồi sau đó trở thành tất cả mối kỳ vọng của ông. Đối vớivào bàn vừa ra hiệu cho La Ramée ngồi xuống đối diện với mình. Viên phó quan cảnh sát không để mời đến lần thứ hai. Không có bộ mặt nào biểu đạt rõ rêt hơn bộ mặt một kẻ tham ăn khi ngồi trước một mâm cỗ ngon; do đó khi La Ramée nhận đĩa xúp từ tay Grimaud, khuôn mặt hắn ta lộ ra một vẻ tràn trề hạnh phúc. Quận công mỉm cười nhìn hắn. - Mẹ kiếp! - Ông kêu lên. - La Ramée này, anh có biết rằng nếu có ai nói rằng lúc này ở nước Pháp có một kẻ nào sung sướng hơn anh, tôi sẽ không tin. - Thực tình, Đức ông nói đúng đấy, - La Ramée nói, - Còn tôi, xin thú nhận rằng khi đói bụng thì không cái gì nhìn ngoạn mục hơn là một mâm cỗ ngon lành, và nếu như ngài nói thêm rằng, cái người làm vinh dự cho bữa tiệc này là cháu nội của Henri đại đế, thì, thưa Đức ông, ngài sẽ hiểu rằng cái vinh dự mà người ta được hưởng sẽ nhân đôi cái thú vị mà người ta được nếm. Đến lượt mình, hoàng thân cúi mình, và một nụ cười khó nhận biết thoáng trên mặt Grimaud đang đứng sau lưng La Ramée. - La Ramée thân mến của tôi ơi, thực ra chỉ có anh mới khéo đặt một lời tôi bóc cùi bánh nướng ra. Tôi thấy ở trong đó có hai con dao găm, một thang dây và một cái nhét miệng. Tôi dí một con dao găm vào ngực La Ramée mà bảo: "Anh bạn tôi ơi, tôi rất khổ tâm, nhưng nếu anh động đậy, nếu anh kêu lên một tiếng, thì anh toi mạng đấy!". Như chúng tôi đã nói, khi thốt lên những tiếng cuối cùng này, ông quận công đã gắn hành động vào lời nói. Quận công đứng cạnh hắn, dí mũi dao vào ngực hắn với một giọng không cho phép kẻ nghe giữ một chút hoài nghi nào về quyết định của ông. Trong khi ấy, Grimaud vẫn im lặng lôi từ trong cái bánh ra con dao găm thứ hai, cái thang dây và trái lê cay đắng. La Ramée đưa mắt theo dõi vật đó với một nỗi kinh hãi tăng dần. Hắn nhìn quận công với một vẻ hoảng hốt, giá vào lúc khác chắc đã khiến ông hoàng thân phải phì cười, và hắn kêu lên: - Ôi! Đức ông ơi, ngài chẳng nỡ lòng nào giết tôi. - Không, nếu như anh không chống lại việc đi trốn. - Nhưng thưa Đức ông, nếu tôi để ngài trốn, thì tôi sẽ là một kẻ khuynh gia bại sản. - Ta sẽ đền bù cái giá mua chức việc của anh. - Thế ngài quyết định dứt khoát rời lâu đài à? - Mẹ kiếp! Còn phải hỏi. - Tất cả những điều tôi có thể sẽ nói với ngài chằng làm ngài thay đổi quyết định ư? - Tối nay, ta muốn tự do. - Nếu tôi tự vệ, nếu tôi gọi người, nếu tôi kêu lên thì sao? - Lời thề của quý tộc, ta sẽ giết người. Lúc ấy, chuông đồng hồ vang lên. - Bảy giờ, - Grimaud nói, cho đến lúc ấy bác chưa thốt nửa lời. - Bảy giờ, - quận công nói, - anh xem ta muộn rồi đấy. La Ramée cử động một cái như để chiếu lệ. Quận công chau mày và viên quan cảnh sát cảm thấy mũi dao găm sau khi xuyên qua quần áo sắp sửa chích vào ngực hắn. - Thôi được, thưa Đức ông, - hắn nói, - như thế đủ rồi. Tôi sẽ không động đậy. - Ta mau lên nào, - quận công nói. - Đức ông ơi, xin gia ân một điều cuối cùng. - Điều gì? Nói đi, mau lên. - Xin Đức ông trói chặt tôi lại. - Tại sao lại trói? - Để người ta khỏi tưởng tôi là kẻ đồng loã với ngài. - Đưa tay ra? - Grimaud bảo. - Không phải đằng trước, trói quặt tay ra đằng sau cơ. - Lấy gì mà trói? - Quận công hỏi. - Lấy thất lưng của ngài ạ - La Ramée nói. Quận công tháo dây lưng đưa Grimaud, bác liền trói tay La Ramée lại theo cách làm vừa lòng hắn. - Giơ chân ra? - Grimaud bảo. La Ramée giơ chân, Grimaud lấy một tấm khăn xé ra thành mảnh và cột La Ramée lại. - Bây giờ đến thanh kiếm. - La Ramée nói, - buộc đốc kiếm của tôi lại! Quận công dứt một dải băng quần cụt của mình để thực hiện điều mong mỏi của kẻ hộ vệ. - Còn bây giờ cho tôi xin quả lê cay đắng, - La Ramée tội nghiệp nói. - Nếu không họ sẽ xử tội tôi vì tội đã không kêu lên, ấn sâu vào Đức ông ơi, ấn sâu vào. Grimaud sắp sửa thực hiện điều ao ước của viên cảnh sát, thì hắn ra hiệu như muốn nói điều gì. - Nói đi, - quận công bảo. - Bây giờ, nếu như vì ngài mà có tai họa gì xảy ra với tôi, thì xin Đức ông chớ quên rằng tôi có một vợ và bốn con nhỏ. - Cứ yên tâm! Ấn sâu vào, Grimaud! Trong một giây đồng hồ, La Ramée bị bịt miệng, nằm lăn ra đất, vài ba cái ghế bị lật đổ để có dấu hiệu chiến đấu. Grimaud móc trong túi áo viên cảnh sát ra tất cả các chìa khoá, trước tiên mở cửa phòng, đi ra và khoá hai vòng lại. Rồi hai thày trò vội đi ra hành lang dẫn đến cái sân cầu nhỏ. Họ liên tiếp mở và đóng lại ba lần cửa. Sự nhanh nhẹn làm rạng rỡ tài khéo léo của Grimaud. Cuối cùng họ ra đến sân chơi cầu. Sân hoàn toàn vắng vẻ không có lính canh, cũng chẳng có ai ở các cửa sổ. Quận công chạy đến bờ tường và trông thấy ở phía bên kia hào ba kỵ sĩ với hai con ngựa dắt tay. Quận công ra hiệu với họ, đúng là họ đến đón ông. Trong lúc ấy, Grimaud buộc dây leo. Không phải thang dây mà là một cuộn dải lụa với một cái que ngắn để ngồi lên và tụt dần xuống. - Xuống đi, - quận công bảo. - Thưa Đức ông, tôi xuống trước à? - Grimaud hỏi. - Tất nhiên rồi, - quận công đáp. - Nếu người ta bắt được tôi, tôi cũng chỉ ngồi tù lại là cùng; còn nếu người ta tóm được bác thì bác bị treo cổ. - Đúng đấy, - Grimaud nói. Lập tức Grimaud cưỡi lên cái que, bắt đầu cuộc xuống nguy hiểm, quận công nhìn theo bất giác kinh hoàng; khi xuống được ba phần tư bức tường thì bất ngờ dây dứt. Grimaud ngã lộn xuống hào. Quận công thốt kêu lên một tiếng, nhưng Grimaud chẳng hề kêu ca; vậy mà chắc hẳn bị thương nặng lắm, vì bác vẫn nằm sóng soài ở chỗ mình rơi xuống. Một người lập tức tụt xuống hào buộc Grimaud vào một dây và hai người kia kéo Grimaud lên. Người đứng dưới hào nói: - Đức ông cứ xuống đi, chỉ cách có khoảng mười lăm bộ và bãi cỏ êm lắm. Quận công đã hành sự. Công việc đối với ông khó khăn hơn vì của còn thanh đỡ; ông phải xuống bằng sức đôi tay mà từ trên cao năm chục bộ. Nhưng như chúng tôi đã nói, ông quận công lực lưỡng, khéo léo lại rất bình tĩnh, sau có gần năm phút ông chỉ còn cách mặt đất mười lăm bộ, ông buông dây ra và nhảy xuống chẳng đau đớn gì cả. Ông leo ngay lên bờ hào và thấy Rochefort. Hai người quý tộc kia ông không quen. Grimaud bị ngất được buộc lên một con ngựa. - Thưa các ông, - hoàng thân nói, - sau này tôi sẽ cảm tạ các ông; còn bây giờ không thể để mất một phút nào. Ta phải lên đường, nào lên đường! Ai quý mến tôi hãy theo tôi! Rồi ông nhảy phốc lên mình ngựa, phi nước đại, hít không khí vào đầy lồng ngực và hét lên với một nỗi vui mừng khôn tả: Tự do!…Tự do?…Tự do!… Chú thích: (1) Một chàng thanh niên Hy Lạp rất đẹp trai, trước là nô lệ sau là sủng thần của hoàng đế Harđiêng. (2) Annibal (247-183 trước Công nguyên) - một danh tướng xứ Cactagiơ đã từng chinh phục Tây Ban Nha và Ý.
Hai Mươi Năm Sau Hai Mươi Năm Sau - Alexandre Dumas Hai Mươi Năm Sau