Cái tốt đẹp nhất trong mọi cái là việc học. Tiền có thể bị mất, sức khỏe và sức mạnh có thể bị mất, nhưng những gì trong đầu bạn thì là của bạn mãi mãi.

Louis L’Amour

 
 
 
 
 
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 344 / 0
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
ng trùm” của hơn 18 ngàn bản nhạc Việt được số hóa trên Internet vừa bước vào tuổi 24, bắt đầu sự nghiệp từ một kẻ ngoại đạo, “mù” công nghệ thông tin và hiểu biết về âm nhạc cực kỳ… lỗ mỗ.
Hắn chắc chắn không phải một thiên tài. Nhưng hắn thông minh, nhiều nhiệt huyết. Hắn yêu nước bằng cách riêng của thế hệ mình: đi du học nhưng muốn trở về thật nhanh để được dấn mình vào tận cùng những đam mê, luôn tin mình sẽ là ông chủ đứng ra thương thảo với thế giới chứ không chỉ là đại lý cho các hãng tư bản nước ngoài một cách thụ động.
1. Hắn thấp bé nhẹ cân, chưa bao giờ vượt ngưỡng nửa tạ, trông giống sinh viên năm nhất hơn ông giám đốc của FPT. Được cái cũng là giám đốc trẻ nhất. Miệng cười rộng ngoác, giọng nói không âm trầm của kẻ cả đời chẳng chịu một lần "vỡ" tiếng.
Hắn bảo lâu lắm mới được cuộc "tán phét", chứ ở Sài Gòn "trời nóng, đường đông, nhà chật, cơm hẩm"… khiến một gã bủn xỉn thời gian như hắn chỉ còn nước giải trí với cái máy tính mỗi khi đêm về cho xong.
Hắn khó tính trong các mối quan hệ. Và cắm cúi với trang web về nhạc nhẽo, cái dự án mạo hiểm mà Cty FPT "đánh bạc" với hắn còn đang trong giai đoạn phát triển đầu tiên. Thế nên, câu chuyện đầu tiên và sau cùng của cuộc "tán phét" giữa tôi và hắn vẫn liên quan đến nhacso.net.
2. Hắn làm web nghe nhạc chỉ vì cảm giác thiếu thốn của một đứa trẻ xa xứ, chứ thực tình không biết gì nhiều về tin học. Hắn mê nhạc. Hắn mê từ ngày bé tí nghe mẹ hát. Đĩa nhạc đầu tiên hắn được nghe một cách nghiêm túc là Tự họa của nhạc sỹ Trần Tiến, nghe một cách chen chúc và… tranh cướp trong căn phòng trọ tại trường Queensland.
Mỗi lần về nước, mỗi đứa lại mua cả mấy chục đĩa để đem qua đó xài dần. Hắn nghĩ, sao mình không thành lập một kho âm nhạc trực tuyến để có thể đưa những ca khúc hay ho của nhạc Việt cho mọi người? Vậy là mày mò lập trình. Nhưng các đĩa nhạc MP3 của Việt Nam đều có dấu, thành ra bó tay trước những phần mềm quốc tế.
Không còn con đường nào khác là phải viết một phần mềm mới và sau nhiều đêm kỳ cạch, hắn đã hoàn thành vietkar - phần mềm nghe nhạc và là tiền thân của nhacso.net bây giờ.
Suốt những năm tháng về sau, hắn miệt mài với trang web đó để rồi mang đến biếu không cho Cty FPT. Nhưng người đứng đầu FPT không nhận. Họ muốn mời hắn về làm giám đốc dự án này để phát triển tiếp. Một dự án mạo hiểm mà FPT đang phải gồng gánh những chi phí ban đầu. Nhưng nó đã tạo ra được một thương hiệu đẹp, một thế mạnh mới trong cuộc đua kinh doanh công nghệ số tại một thị trường tiềm năng lớn là Việt Nam.
Vào hiện nay, có thể thấy một kho tàng khổng lồ những ca khúc nhạc Việt Nam từ nhạc cách mạng, tiền chiến, trữ tình, nhạc trẻ, nhạc dân tộc, nhạc thiếu nhi… trong đó có cập nhật liên tục những ca khúc mới. Tất cả đều có bản quyền.
3. Nói thì ngắn, kể thì dễ, nhưng để làm ra được một nhacso.net như hôm nay với vài trăm ngàn khách hàng thường xuyên là điều vô cùng gian khó. Một anh chàng rất… trẻ con đến gõ cửa tất cả các hãng băng đĩa, những nhạc sỹ lão thành… để nói chuyện bản quyền, vấn đề đang nhức nhối hiện nay của nhạc Việt. Thật khó thuyết phục.
Hắn mất rất nhiều thời gian mà cũng không mấy ăn thua. Nhưng đến nước cuối đành trình bày thành thật: "Cháu không biết có thể kinh doanh được gì, nhưng cháu muốn những ca khúc này đến được với nhiều người như nó xứng đáng được như thế". Và đa số mọi người đồng ý "giao con" cho anh chàng hạt tiêu bởi lý do này, giống như ông Trịnh Sinh Nha - Giám đốc hãng đĩa Hồ Gươm: "Chú chẳng biết mày kinh doanh thế nào, nhưng cái trang web này nó là cái mầm cây non, bọn chú già rồi phải có nghĩa vụ nâng niu và chăm sóc nó".
4. Hắn có một tuổi thơ đầy gian khó. Năm lớp 5, hắn là một trong những đại biểu dự Liên hoan học sinh nghèo vượt khó toàn quốc tại Hà Nội. Đó là lần đầu tiên hắn vượt qua thung lũng bé nhỏ hằn dày những nếp ruộng bậc thang như những nếp nhăn thời gian ken dài cùng dáng núi.
Bố mẹ hắn từ Hà Tây lên Sơn La khai hoang, họ là những người đóng gạch cho nhà máy nhưng tiền công không đủ tiền ăn. Họ phải làm thêm rẫy, chăn nuôi lợn, nấu rượu, làm đậu phụ…
Tất cả những công việc đó theo hắn đến hết lớp 9. Hắn thích nghe mẹ hát vì chẳng có bất cứ thứ gì khác gọi là văn nghệ trong suốt quãng đời thơ ấu. Không có đài. Cũng không sách báo. Chỉ có mưa nắng và nỗi cơ cực.
Khi hắn thi đỗ vào trường chuyên của tỉnh tại thị xã, bố mẹ phải mang hắn đến nhà người chú đang công tác tại Công an tỉnh Sơn La để… nhờ nuôi. Có lẽ vì thế, trong hắn luôn hình thành một tư tưởng phải hướng mình vào những công việc sớm có hiệu quả.
Ngày đi học hắn hỏi thầy, môn Toán có thể ứng dụng những gì? Thầy trả lời: Nó làm cho con người thông minh hơn. Hắn cần cái gì đó cụ thể hơn. Hắn nhìn thấy những cây mận ở quê nhà đến mùa vì không biết chế biến, bán 500 đồng/kg mà không có người mua. Nếu có công nghệ sinh học, họ sẽ có nhiều tiền hơn.
Hắn thích sinh học và trở thành sinh viên Sinh tin học đầu tiên của Việt Nam được đào tạo chính quy tại Australia. Hắn hoàn toàn có cơ hội trở thành người sáng lập bộ môn Sinh tin học ở Việt Nam, có nhiều cơ hội phát triển về chuyên môn tại Bộ Khoa học và Công nghệ.
Nhưng khi theo đam mê về nhạc số, hắn đã đặt ra cho mình một bài toán rất rõ ràng: Nếu đặt ra mục tiêu phục vụ 1 triệu người thì bằng công nghệ thông tin, hắn chỉ mất nhiều nhất là 1 năm. Còn với công nghệ sinh học, ít nhất cũng phải 10 năm mới có thể hình thành được một công trình gì đó, kèm theo điều kiện là hắn không phải lo nghĩ gì về đời sống. Vậy thì hắn chọn nhạc số mà không mấy do dự.
Đến giờ thì hắn đã đi đúng hướng. Một công việc với nhiều cơ hội và thu nhập tốt. Hắn có thể giúp được cho gia đình. Có tiền để mua được một miếng đất nhỏ ở Mỹ Đình. Có cả một hệ thống tốt nhạc Việt dành cho người Việt, một thứ nhạc sạch, có bản quyền.
Thuộc quyền hắn là hơn 20 nhân viên, trẻ nhất sinh năm 1989, chủ yếu là admin các diễn đàn âm nhạc trên Internet, nhiều người được giải cấp quốc gia. Thế nên, tuy là giám đốc trẻ nhất của FPT, nhưng trong "lãnh địa" của nhacso.net, hắn vẫn là người già nhất
. Đã có những lúc hắn nghĩ mình nên dừng lại, vì bố mẹ vẫn nói hắn là kẻ lông bông. Khi mang tặng phần mềm của mình cho FPT, hắn cũng nghĩ rằng mình nên dừng ở đó để tìm một công việc ổn định hơn.
Nhưng hắn lại đọc được rất nhiều lá thư của bè bạn gửi từ những ngày đầu vietnam audio mới chạy thử trên mạng. Biết bao du học sinh đã coi vietnam audio như một người bạn thân thiết, một cây cầu nhỏ để về lại quê nhà trong những đêm giao thừa. Họ đã sống qua những mùa đông lạnh buốt xứ người nhờ những bản tình ca bằng thứ ngữ âm có dấu của người Việt.
Thứ ngôn ngữ âm nhạc ma mị ấy có sức lay động đến mức có cặp vợ chồng người Việt tại Bỉ đã viết email cho hắn với lời tâm sự: "Tôi mong trang web này tồn tại mãi mãi với thời gian. Bởi qua đó, tôi đã tìm được một mái nhà để quay về".
Chính những điều đó đã xốc hắn dậy, quyết tâm đi đến cùng đam mê của mình, cái đam mê mà đôi khi chính hắn cũng tự quay đầu lại để chất vấn, để nghi ngờ cho khỏi lầm đường. Với câu slogan ấn tượng: "Lắng nghe đất nước, kết nối năm châu", giờ đây đã khiến cho người Việt trên toàn thế giới nghe được giọng hát quê nhà, những giai điệu thuần Việt Nam.
Tôi gọi hắn là một người Việt kỳ lạ, bởi ít ai ở tuổi 17 đã nghĩ rằng mình cần sớm trở về nhà để thực hiện những đam mê trên chính đất nước mình. Cũng thật lạ khi ở tuổi ấy, rất nhiều người trong chúng tôi còn nghĩ nhiều đến những cơ hội ở một nền giáo dục khác, những thú vui của một nền văn hóa khác. Và hắn không trầm lặng, hắn sôi nổi, giàu ý tưởng và đang hy vọng có được những cuốn sách cẩm nang cho các bạn trẻ trên hành trình thực hiện ước mơ của mình.
Hắn bảo: "Được lăng xê trên báo cũng thích. Nhưng rồi lại chạnh buồn. Bởi một kẻ không xuất sắc lắm, không thiên tài gì như tôi mà đã được nêu gương trên báo như điển hình. Lẽ ra Việt Nam mình phải có rất nhiều người như thế cùng được ngợi ca để thành cả một thế hệ mạnh mẽ. Nếu tự chấm điểm mình, tôi nghĩ phẩm chất quan trọng của tôi chính là lòng yêu nước một cách… không giấu giếm".
Hắn vốn vậy. Một giám đốc @ thế hệ 8X, một anh chàng "cổ hủ và thời thượng", kẻ chưa từng lập kế hoạch cho những bước lùi của mình trong công việc. Tên hắn là Phùng Tiến Công
(Theo ANTG)
Giám đốc 8X chuyên số hóa nhạc Việt Giám đốc 8X chuyên số hóa nhạc Việt - Cẩm Nang Nghề Nghiệp