Vấn đề không phải ở chỗ bạn đang gặp khó khăn mà chính ở chỗ bạn xem khó khăn là một vấn đề.

Theodore Rubin

 
 
 
 
 
Tác giả: Sưu Tầm
Thể loại: Truyện Ngắn
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 631 / 0
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
(Lời người viết: Truyện ngắn này dựa theo tâm sự một người bạn, và đa phần là hư cấu, nếu có sự trùng hợp về địa danh và tên người là ngoài ý muốn của tác giả. Thành thật cám ơn những nhà văn, nhà thơ có bài viết mà chúng tôi đã trích dẫn trong truyện ngắn này. TQT)
Chúng tôi đã ‘chat’ với nhau gần 2 tìếng đồng hồ. Mới chín giờ tối ở đây nhưng ở bên đó đã nửa đêm. Tôi mỉm cười hỏi Minh:
- Anh chưa buồn ngủ sao?
Những hàng chữ hiện trên màn hình rõ ràng:
- Chưa. ‘Chat’ với Thùy suốt đêm cũng không buồn ngủ.
- Mai anh còn phải đi làm mà.
Minh gửi cho tôi cái mặt cười:
- Nghỉ đại ở nhà một ngày đâu có sao.
Tôi bật cuời đánh máy thật nhanh:
- Bê bối!
- Tại Thùy đó!
- Đổ lỗi há! Không thèm ‘chat’ với anh nữa.
Tôi thấy Minh yên lặng vài giây. Mắt tôi vẫn chăm chú nhìn vào màn hình, chờ đợi message của Minh. Hàng chữ hiện ra làm tôi bối rối:
- Xin lỗi vậy! Nếu không ‘chat’, cho anh sang đó trông nhà cho Thùy. Nói chuyện với Thùy thích hơn nhiều. Hay là anh gọi nhé.
Tôi ngập ngừng trả lời:
- Muộn rồi anh Minh. Thùy cũng còn phải học bài. Mai có lớp sớm.
Cái mặt mếu hiện ra trên màn hình. Tôi ái ngại:
- Thật đó. Anh muốn Thùy thi rớt sao?
- Ừ. Thùy thi rớt, ở lại bên này, không bao giờ về Viêt-Nam nữa.
- Ác! Bố mẹ mắng chết, không gửi tiền nữa làm sao sống!
- Anh … nuôi Thùy. Anh nuôi em suốt đời nhé. Chịu không?
Tôi thật sự luống cuống. Minh đang viết rõ ràng những gì tôi cảm thấy là anh đã muốn nói với tôi từ lâu. Tay tôi run trên key-board:
- Anh Minh! Anh biết là không được mà …
- Tại sao không?
Tôi không muốn giải thích, nhẹ thở dài, đánh máy thật nhanh:
- Thùy đi đây. Bye anh.
Lần nào cũng vậy, tôi đã gửi ‘good bye’ message nhiều lần nhưng chúng tôi vẫn không dứt được nhau. Hôm nay cũng vậy, tôi ngần ngừ đóng ‘cửa sổ’ và tắt máy PC để Minh không thể trả lời. Ngồi thẫn thờ trên ghế, nghĩ tới lần đầu tiên chúng tôi gặp nhau ở nhà nhỏ Chuyên, bạn cùng lớp với tôi tại Stanford University.
Chuyên chỉ tôi giới thiệu:
- Nhỏ Thùy là bạn học cùng trường với em.
Tôi e dè gật đầu chào anh, lí nhí trong miệng câu gì mà chính tôi cũng không biết. Anh nhìn tôi chăm chú nhưng đôi mắt thật hiền hoà. Nhỏ Chuyên lại liến thoắng:
- Còn đây là anh Minh, anh họ mình. Anh Minh hiện làm việc tại New York, về thăm gia đình mình nhân dịp Christmas.
Tôi vẫn ngại ngùng ngồi yên trên ghế. Chuyên không để tôi yên:
- Anh Minh thấy không, Thùy là du-sinh từ Việt Nam sang học MBA, vừa đẹp, vừa hiền, và Việt Nam hoàn toàn một trăm phần trăm chứ không Mỹ hoá như mấy đứa bạn khác của em, anh đừng có chê nhé.
Tôi đỏ mặt kéo tay áo Chuyên:
- Chuyên …
Nụ cười của Minh thật dịu dàng:
- Thùy qua Mỹ lâu chưa?
Tôi cố lấy vẽ tự nhiên:
- Thưa anh Thùy mới qua vài tháng, mới đang học lục cá nguyệt đầu tiên.
- Thùy ở nhà bà con?
- Thưa anh không ạ! Thùy không có họ hàng ở vùng này, hiện chung phòng với một sinh viên ngoại quốc khác ở trong trường.
Minh mỉm cười:
- Chắc vẫn còn nhớ nhà. Thùy nhiều bạn không?
Tôi lắc đầu:
- Ngoài Chuyên ra Thùy không có ai là bạn, vì …
Tôi ngập ngừng, Chuyên cướp lời:
- Anh biết không, các sinh viên Việt, và cộng đồng Việt Nam nói chung, hãy còn ‘dị ứng’ với các du-sinh từ Việt Nam qua, coi họ cứ như là VC, hoặc con ông cháu cha mấy nhà tư bản đỏ sang đây ăn chơi. Em nhiều lúc bực mình với họ. Unfair!
Minh vỗ nhẹ lên vai em:
- Anh hiểu vấn đề này, và cũng đồng ý với em là chúng mình cần bao dung hơn với tuổi trẻ từ Việt-Nam bây giờ, nhưng anh cũng hiểu tâm trạng của những người lớn tuổi, gian khổ trong thời chiến tranh, và bị đày đọa nhiều năm trong rừng trước khi được định cư ở Hoa Kỳ. Những người này, ngoài lý tưởng và quan điểm chính trị khác biệt, họ còn có mối thù cá nhân, nên cũng không trách họ được vì thái độ chống đối hết mình, và thiếu thiện cảm ngay cả với lớp trẻ sinh sau chiến tranh từ trong nước xuất ngọai du học.
Tôi ngạc nhiên nhìn Minh:
- Ước gì ai cũng nghĩ được như anh, - tôi quay sang Chuyên – và ai cũng dễ thương như Chuyên, thì Thùy đã không cảm thấy cô đơn.
Minh tươi cười:
- Chuyên sang Mỹ khi đã 15 tuổi, phải không em, nên còn rất là Việt Nam.
Tôi bạo dạn nhìn Minh:
- Anh Minh cũng còn rất là Việt Nam, anh sang Mỹ năm nào ạ?
- Gần 20 năm rồi, khi đó tôi hãy còn đang học cấp hai ở VN. Hơn 30 tuổi, sống ở Mỹ nhiều hơn là ở quê nhà, nhưng Thùy nói đúng, tôi còn rất là Việt Nam và rất yêu quê hương mình.
Tôi hỏi cho có chuyện:
- New York chắc vui lắm anh Minh nhỉ?
Minh lắc đầu:
- Ồn ào thì đúng hơn. Tôi thích Sài Gòn, và nhất là Hà Nội của Việt Nam mình.
Anh nói về Hà Nội, về những địa danh miền Bắc làm tôi ngạc nhiên. Tôi hỏi anh:
- Anh Minh sinh trong Nam, qua Mỹ khi còn nhỏ, sao anh biết nhiều về Hà Nội và quê miền Bắc của Thùy vậy?
Minh tươi cười:
- Tôi làm việc trong ngành tài chánh, được hãng gửi qua Tàu làm việc nhiều lần. Lần nào tôi cũng dùng cơ hội đó lấy thêm ngày nghỉ, ghé lại Hà Nội chơi. Tôi đi mòn gót giày trên vỉa hè Hà Nội, ăn hết mấy kí lô cốm Vòng và nhãn lồng Hưng Yên. Có bài thơ của người bạn viết về nỗi nhớ thành phố này, tôi đọc cho Thùy nghe xem Thùy có thấy Hà Nội đâu đây không:
Ta xa bỏ lại trời Hà Nội
Ngần ấy thơ và những con đường
Lần chia cách mây buồn như muối
Bàn tay gầy nắm mãi không buông
Phố bụi sớm ồn ào tỉnh giấc
Tiễn đưa vội vã chẳng nghiêng đầu
Thất thểu con sông Hồng ngược nước
Mối tình chưa đến đã qua mau
Nụ cười ngả cùng đêm hôm trước
Tách cà phê bằng mắt quay đi
Mưa Hà Nội len vào khuy áo
Cửa Ô Quan chẳng nói câu gì
Gió xõa tóc về ngang Yên Phụ
Một ngày Kinh Bắc mệt vòng xe
Lạnh quá vịn vai nhau giữ ấm
Vẫn còn ngây ngất vị Phu Thê
Ngồi nhớ lại một rừng hoa Cúc
Đền Kinh cánh Điệp vàng cuối đông
Chiếc mũ rớt trên đường thổn thức
Vết bùn hay dấu tích chờ mong (Nhớ, thơ cpsn )
Giọng Minh nhẹ như hơi sương, tôi ngồi nghe anh nói và bỗng dưng thẫn thờ nhớ nhà. Vẻ buồn của tôi khiến Minh băn khoăn:
- Thùy sao vậy?
Tôi cúi mặt, nhẹ lắc đầu:
- Không có gì đâu anh Minh. Nghe anh kể chuyện Hà Nội Thùy chợt nhớ bố mẹ và các em, nhất là vào dịp gần cuối năm.
Minh tỏ vẻ ái ngại:
- Đi xa ai mà chả nhớ nhà. Thùy chắc có nhiều kỷ niệm với Hà Nội lắm, phải không?
- Vâng, nhiều lắm. Bạn bè và ‘một trời thương nhớ’.
- Một trời thương nhớ?
Tôi mỉm cười gật nhẹ nhưng không giải thích thêm. Chuyên chen vào:
- Thùy nó có người yêu ở Việt Nam mà. Nhiều bạn nữa. Anh Minh à, anh nhờ Thùy giới thiệu cho một cô đi.
Minh cười lớn:
- Sure! Anh về VN bao nhiêu lần mà chẳng quen được ai cả! Nhờ Thùy giới thiệu cho cô bạn nào hiền lành, và xinh như Thùy vậy.
Tôi đỏ mặt:
- Anh cứ nói thế … Chúng em nhà quê lắm.
Chuyên cười hi hí:
- Nói thế thôi chứ anh Minh đâu cần. Sợ ‘đếm không hết’!
Tôi bật cười, Minh cũng cười lắc đầu:
- Bạn thôi, có gì đâu. Hơn thế nữa …
Minh ngập ngừng, Chuyên hỏi gặng:
- Sao?
- Anh mang cô Tàu, cô Thái nào về mẹ anh cũng không chịu, chỉ đòi con dâu Việt-Nam.
Tôi cảm thấy vui vui:
- Thế thì Thùy giúp anh vậy. Thùy có cô em họ dễ thương lắm.
- Oh. Thật nhé.
Minh nói vậy nhưng mắt anh lơ đãng nhìn lên trần nhà như có gì suy nghĩ. Chợt anh rút ví, trao cho tôi business card của anh:
- Thùy liên lạc với tôi nhé. Hay Thùy cho tôi số điện thoại để tôi gọi khi về lại New Yơrk.
Tôi đón tấm danh thiếp, ngần ngại:
- Thùy không có điện thoại trong phòng ngủ tại cư xá. Để Thùy liên lạc với anh qua email tiện hơn.
Minh lịch thiệp:
- Cám ơn Thùy trước. Nếu có dịp đi New York mời Thùy ghé thăm nhà. Ông bà cụ tôi cứ gặp người đồng hương là thích, còn tôi, tôi rất hân hạnh hưóng dẫn Thùy thăm thắng cảnh của thành phố này.
Chuyên nhắc tôi:
- Ngay cả vùng này Thùy nó cũng chưa biết hết, chỉ mới dạo qua San Francisco. Cuối tuần tụi em tính đi Monterey, thăm “17 Mile Drive”. Nghe nói đẹp lắm. Anh đi với tụi em nhé.
Tôi thấy mắt Minh long lanh nhìn tôi, và anh nhè nhẹ gật đầu.
Giá Mà Anh... Giá Mà Anh... - Sưu Tầm