I divide all readers into two classes; those who read to remember and those who read to forget.

William Lyon Phelps

 
 
 
 
 
Tác giả: Thi Định Nhu
Thể loại: Tiểu Thuyết
Số chương: 35 - chưa đầy đủ
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 606 / 9
Cập nhật: 2017-09-25 04:22:10 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 30
ình trạng hai mắt sưng to như hai quả hạnh đào vẫn kéo dài suốt một tuần liền. Mặc kệ mọi người có tin hay không, lời giải thích chính thức của tôi vẫn là mắt tôi bị côn trùng độc cắn. Tôi không xuống nhà hàng ăn cơm nữa, để tránh việc biến mình thành trò cười cho người khác. Nếu bắt buộc phải ra ngoài, tôi liền đeo kính râm, lấy khăn quàng cổ trùm đầu, bao cả người kín mít. Nếu bắt buộc phải nói chuyện, tôi cố tỏ ra vẻ nhiệt tình: “Hi! Tiểu Đinh, cháu đi ăn canh cá đù vàng, quán ở khách sạn. Lần sau chú muốn đi ăn chung không?” – đương nhiên Tiểu Đinh sẽ không đi. Đàn ông có vợ có con, cơm ba bữa miễn phí trong khách sạn cao cấp không ăn, tự móc tiền ra ngoài ăn? No way. Tôi gặp Tô Quần ngoài hành lang, tôi gọi anh ta, cố tình tỏ ra thân thiết: “Anh Tô, có muốn đi mua sắm không? Mua mấy món đặc sản về làm quà cho bà xã? Tôi biết đường, tôi sẽ đi với anh!”. Anh ta liếc nhẫn cưới của mình, xua tay: “Cảm ơn quan tâm, bận quá không đi được.”
Nếu tôi gặp Lịch Xuyên trên hành lang, tôi sẽ hất đầu bỏ đi, không gặp anh, thì ít tức giận hơn, sống lâu hơn vài năm.
Trong tuần này, cuối cùng nhân viên của CGP cũng hoàn thành toàn bộ hồ sơ đấu thầu trước thời hạn. René cũng đã làm xong mô hình. Vốn dĩ René đang chờ dẫn anh ấy đi núi Nhạn Đăng chơi, nhưng nhìn khuôn mặt tối đen của Lịch Xuyên, lại nhìn hai mắt hạnh đào của tôi, sợ tới mức không nhắc tới nữa. Cuối cùng Tề Xuyên dẫn anh ấy đi chơi hai ngày, lúc về có mua cho tôi mấy bịch cốm. Tối hôm đó, René gõ cửa phòng tôi, tặng cho tôi một mô hình đặt trong hộp thủy tinh. Tôi nhìn xem, thì ra là “đá cuội” của Lịch Xuyên, René làm một mô hình bằng thủy tinh và dây thép, có gắn bóng đèn phía trong, ánh sáng chiếu ra, lung linh lóng lánh, nhìn rất thật, đẹp vô cùng.
“Annie, tặng cho em đó, thích không?”
“Rất thích, cảm ơn.”
“Annie, hay nghe tôi nói, Alex không cố ý làm em buồn đâu.”
Thì ra là đến giảng hòa giúp Lịch Xuyên.
“René, chắc anh biết gì đó, đúng không? Kể tôi nghe đi, tại sao anh ấy lại làm tôi buồn?”
“Em hỏi cậu ấy đi. Hỏi nhanh lên, ngày mai persentation[1] xong là cậu ấy đi liền đó.”
[1] Thuyết trình.
“Anh ấy sẽ không đi. Anh ấy sẽ ở lại Bắc Kinh.”
René nhìn mặt tôi, không tin: “Sao vậy được, vé máy bay mua rồi mà.”
“Không tin, anh đi hỏi anh ấy đi.”
Vẻ mặt René bỗng nhiên trở nên cứng ngắc: “Em kêu cậu ấy ở lại à?”
“Đúng vậy.”
“Em đổi ý được không? Lịch Xuyên phải về Thụy Sĩ.”
“Tại sao?”
Anh ta muốn nói lại thôi: “Nếu em muốn tốt cho Alex thì kêu cậu ấy về Thụy Sĩ đi. Em có thể đến Thụy Sĩ gặp cậu ấy, tôi sẽ mua vé máy bay cho em, em có thể ở nhà tôi, ở bao lâu cũng được.”
Tôi suy nghĩ lời anh ta, một lát sau, tôi gật đầu: “Được, tôi có thể khuyên Lịch Xuyên về Thụy Sĩ. Tuy nhiên, anh phải nói cho tôi biết, thật ra anh ấy có bệnh gì?”
“Tôi không nói cho em được.”,René chán nản gục đầu, “Nếu em muốn tốt cho Alex, thì kêu cậu ấy trở về đi. Tôi chỉ nói được điều đó thôi.”
“René,” – nói, “Trước khi anh tới Ôn Châu thì đã biết tôi rồi hả?”
“Tôi quen Leo, Leo là anh trai Alex. Đúng vậy, tôi biết em trước rồi. Còn nhìn thấy ảnh của em nữa, ảnh rất to, treo trong phòng ngủ của Alex. Em là bạn gái đầu tiên của Alex mà. Trước khi quen em, Alex vẫn còn virgin[2]. Ngày nào bọn tôi cũng chọc cậu ấy. Annie, tôi mời em đi Zurich, được không? Nhà tôi rất gần nhà Alex. Mùa đông có thể cùng nhau đi trượt tuyết. Em thấy Alex trượt tuyết bao giờ chưa? Cậu ấy trượt một chân mà còn hay hơn người ta trượt hai chân nữa đó.”
[2]Trai tân.
Không được, động lòng rồi… a…
“Nhưng mà, Lịch Xuyên nói, anh ấy không yêu tôi nữa.” Nước mắt tôi lại đảo quanh trong hốc mắt. “Tôi không đi Thụy Sĩ đâu. Tuy nhiên, tôi có thể khuyên anh ấy về. Dù sao... ở đây ngày nào cũng thấy Lịch Xuyên, nhưng mà anh ấy không thèm để ý tới tôi, tôi càng buồn hơn.”
“Đừng mà! Đừng buồn! Không sao, mọi việc sẽ tốt hơn thôi. Tin vào Chúa đi!” René dang hai tay ra ôm tôi, an ủi tôi.
Tôi ngẩng đầu, thấy Lịch Xuyên đang từ phòng anh bước ra.
Tôi thoát khỏi vòng tay René, thì thầm: “René, Lịch Xuyên đang nhìn chúng ta kìa.”
René le lưỡi, nhăn mặt nói với tôi, nói: “Chết rồi, Alex sắp tính sổ mình rồi.”
Tôi cầm mô hình, đóng cửa phòng. Quả nhiên nghe thấy tiếng cãi nhau ngoài hành lang, là tiếng Pháp. Bực mình dễ sợ, hồi xưa tự nhiên tranh hơn thua với anh làm gì, không chịu chọn ngôn ngữ thứ hai là tiếng Pháp? Có điều, nếu như tôi học tiếng Pháp, Lịch Xuyên sẽ cãi nhau bằng tiếng Đức, tôi nghe vẫn không hiểu.
Tôi vào phòng chuẩn bị tài liệu phiên dịch cho ngày mai. Sau vòng thẩm định của các chuyên gia trong ngành, phương án cải tạo quy hoạch thành phố C đã được khá nhiều người ủng hộ. Bốn phương án lọt vào vòng trong, ai sẽ thắng thầu, phụ thuộc vào cuộc họp mở thầu 10 giờ sáng mai. Trong cuộc họp, từng kiến trúc sư trưởng của mỗi công ty thiết kế sẽ thuyết trình 30 phút và trả lời câu hỏi. Sau đó, các công ty lần lượt ra khỏi hội trường, đoàn chuyên gia sẽ tiến hành bàn bạc lần cuối cùng, chọn ra phương án thắng thầu.
Bài thuyết trình dài 30 phút do Lịch Xuyên tự viết bằng tiếng Anh, sau đó tôi dịch sang tiếng Trung. Tôi sửa một vài từ, làm cho bài văn mang tính chất văn nói mà đầy ý thơ và cũng phù hợp gu thẩm mỹ của người Trung Quốc hơn. Lịch Xuyên từng học ngâm thơ, anh nói còn từng làm phát thanh viên cho đài phát thanh của trường. Anh đọc thơ của Shakespeare nghe rất hay. Anh có thể đọc diễn cảm bất kì thứ gì, như hướng dẫn sử dụng sản phẩm, tin tức trên báo hay báo cáo chuyên ngành, anh đều đọc hay đến mức ai cũng chảy nước mắt. Trước kia, lúc còn yêu nhau, anh hay thường làm một chuyện để chọc tôi vui, đó là đọc hướng dẫn sử dụng thuốc giải độc Ngưu Hoằng bằng tiếng Anh thời Phục hưng, làm tôi cười lăn cười bò. Chúng tôi chỉ trao đổi bằng email, toàn là bàn về vấn đề công việc. Lúc ký tên đôi khi Lịch Xuyên còn thêm vào hai chữ “take care[3]”, ý muốn thêm chút thân thiết. Email của tôi thì không hề ghi tên, chỉ bàn công việc, không dư một chữ.
[3] Giữ gìn sức khỏe.
Cuối cùng đến final presentation.
Bài thuyết trình của Lịch Xuyên được xếp cuối cùng. Trước đó, rất nhiều người bị phương án thiết kế “Đế Vương” của Điền Tiểu Cương làm mặt tái mắt hoa, ấn tượng khắc sâu. Là phiên dịch chuyên trách, tôi được sắp xếp ngồi cạnh Lịch Xuyên, đề phòng khi ban giám khảo đặt câu hỏi, anh nghe không hiểu hết. Tôi nghe Lịch Xuyên bình tĩnh trả lời: “…CGP luôn chú trọng phong cách hiện đại phát triển bền vững, bảo đảm giá trị đầu tư. Thiết kế của chúng tôi luôn trung thành với kết cấu hợp lý và đa năng, đồng thời phải hài hòa với bản sắc của địa phương. Chúng tôi không sử dụng những biểu tượng trang trí mang phong cách hậu hiện đại mau lỗi thời, cũng không dùng hình ảnh quái lạ để gây ấn tượng với công chúng. Quan điểm thiết kế của chúng tôi là dung hòa tư tưởng về thiên nhiên của Đạo giáo, đồng thời tái hiện tinh thần Trung Hoa cổ điển trong thơ sơn thủy điền viên…”
Lịch Xuyên đọc bài thuyết trình tiếng Trung tôi dịch không sai một chữ, chắc chắn những người đang nghe sẽ bị giọng nói nhẹ nhàng, trầm bổng, ấm áp của anh thu hút. Tôi ngồi trên bục, vẫn chú ý quan sát vẻ mặt của Điềun Tiểu Cương. Trên thực tế, người ngoài nghề như tôi cũng có thể hiểu được chủ đề thiết kế của Điền Tiểu Cương. Ông ta đầu tư khá nhiều về bề ngoài của Nhà hát, làm Nhà hát nhìn rực rỡ sáng chói trong ánh mặt trời. Nhưng Lịch Xuyên lại tập trung chủ yếu vào ánh sáng. Dù gì Nhà hát cũng hoạt động chủ yếu vào ban đêm. Lịch Xuyên vừa thuyết trình, vừa điều chỉnh đèn trong phòng. Mô hình của René sáng long lanh nhờ mấy chục bóng đèn nhỏ soi rọi, nhìn như chốn bồng lai tiên cảnh, thể hiện đầy đủ hiệu ứng ánh sáng trong đêm mà Lịch Xuyên muốn.
Tiếp theo là thời gian trả lời câu hỏi. Những câu hỏi đầu rất đơn giản. Tôi gần như không phải phiên dịch. Lịch Xuyên trả lời ngắn gọn từng câu bằng tiếng Trung. Ngay sau đó, có một vị giám khảo hỏi: “Anh Vương, xin hỏi, Nhà hát thành phố C của anh, cũng chính là kiến trúc hình đá cuội đó, là thể hiện tư tưởng của bậc thầy Đạo giáo nào và tinh thần sơn thủy điền viên nào?”
Vị giám khảo này có biệt danh là “sát thủ” trong giới kiến trúc. Ông ta khá nổi danh trong giới, nhưng là nổi danh hay bắt bẻ người khác. Ông ta cũng đặt câu hỏi cho người thuyết trình đầu tiên Điền Tiểu Cương của Giai Viên – một câu hỏi rất khó, khiến Điền Tiểu Cương đứng im tại chỗ khoảng hai phút, hai phút sau mới bắt đầu trả lời. Nhưng câu trả lời chưa được hay cho lắm.
Tôi nghe Lịch Xuyên nói: “Thưa anh, phương án hình đá cuội này là linh cảm tôi tìm được trong thơ ca của thi nhân phái sơn thủy điền viên thời Đông Tấn là Tạ Linh Vận.”
Tuy vẻ mặt anh bình tĩnh, nhưng vẫn có thể nhận thấy một chút lo lắng trong giọng nói của anh. Đương nhiên là anh lo giám khảo cứ xoáy sâu vào vấn đề này. Dù sao Lịch Xuyên cũng lớn lên ở nước ngoài. Ai cũng biết anh không biết thơ cổ Trung Quốc nhiều lắm. Nhất là loại thơ có nhiều hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ, sử dụng nhiều điển cổ và tu từ như thơ của Tạ Linh Vận.
“Nói vây, anh Vương có thể nói cụ thể bài thơ nào tạo linh cảm cho anh được chăng?” Sát thủ cười như không truy hỏi tới cùng.
Tôi nghe Lịch Xuyên trả lời: “Mọi người đừng cười tôi. Tôi là người nước ngoài, mặc dù tôi cố gắng học tiếng Trung, nhưng trình độ tiếng Trung của tôi chưa đạt đủ chiều sâu, chưa thể lĩnh hội toàn bộ sự thâm sâu của thơ cổ Trung Quốc. Cho nên, để hoàn thành bản thiết kế lần này, tôi đã nhà cô Tạ – phiên dịch của tôi – dịch thơ của Tạ Linh Vận sang tiếng Anh. Hãy tin tôi, thơ của Tạ Linh Vận, cho dù đọc bằng tiếng Anh, nghe cũng đẹp đẽ vô cùng. Tôi nhớ là tôi tìm được linh cảm qua hai câu thơ sau:
Cliffs are steep, mountain ridges
crowded togerther,
Islands wind around, sandbars
are joined one after another.
White clouds embrace the secluded rocks,
Green bamboos charm the clear ripples[4].
[4] Tác giả sử dụng bản dịch tiếng Anh của giáo sư Stephen Owen, hiện đang giảng dạy tại khoa Ngôn ngữ và Văn minh Đông Á của trường Đại học Harvard.
“Tôi cảm thấy hai câu đầu miêu tả rất chính xác hoàn cảnh của thành phố C, hai câu sau thì trực tiếp dẫn đến bản thiết kế của tôi.” Dứt lời, anh xoay người, quay về phía tôi nói: “Cô Tạ có nghiên cứu về nghệ thuật thi pháp cổ của Trung Quốc, tôi xin phép mời cô ấy đọc ọi người nghe nguyên văn tiếng Trung.”
Bà mẹ ơi, quăng nguyên văn củ khoai nóng bỏng tay cho tôi hứng!
Tôi đứng dậy, mở to cặp mắt hạnh đào, mỉm cười với mọi người: “Đoạn thơ mà anh Vương vừa ngâm, là xuất phát từ bài Quá Thủy Ninh thự[5] của Tạ Linh Vận. Nguyên văn như sau:
Nham tiễu lĩnh trù điệp
Châu oanh chử liên miên
Bạch vân bão u thạch
Lục tiểu mị thanh liên[6]
[5]Đi ngang nhà lớn ở Thủy Ninh: Thủy Ninh là một huyện nhỏ ở vùng Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang. Khi bị biếm về làm Thái thú quận Vĩnh Gia, Tạ Linh Vận có đi ngang huyện Thủy Ninh, khi đó ông tức cảnh sinh tình làm bài thơ này.
[6] Đỉnh non cao trùng điệp
Dòng nước trôi lững lờ
Mây trắng ôm đá xám
Tre xanh đùa sóng thơ.
Lịch Xuyên tiếp lời tôi: “Cảm ơn cô Tạ. Thiết kế của tôi đúng là một hòn đá xám, mặt ngoài màu xám bóng, có thể phản chiếu những gợn mây bay ngang trời, vừa thể hiện cảnh thơ “mây trắng ôm đá xám”, vừa gợi liên tưởng trực tiếp với tên “Thanh Liên[7]” Sơn Trang. Đồng thời cũng bày tỏ lòng kính trọng đối với thi nhân Tạ Linh Vận, người đã viết ra hai câu thơ lưu danh thiên cổ “Trì thượng sinh xuân thảo, viên liễu biến minh cầm” tại Ôn Châu.
[7] Tác giả chơi chữ, từ “thanh liên” trong cụm từ “Thanh Liên Sơn Trang” có nghĩa là “sen xanh”, trong khi từ “thanh liên” trong thơ Tạ Linh Vận có nghĩa là “gợn sóng”.
Anh vừa dứt lời, tất cả mọi người vỗ tay rầm rộ! Tôi thấy mặt Điền Tiểu Cương đen thui.
Sau khi thuyết trình xong, tất cả mọi người sang phòng chờ để đợi kết quả cuối cùng.
15 phút sau, chủ tịch hội đồng giám khảo là thị trưởng Tạ Hạc Dương từ cửa lớn bước ra, lập tức bắt tay với Lịch Xuyên: “Cậu Vương, ban giám khảo nhất trí đồng ý với phương án thiết kế của CGP. Chúc mừng cậu.”
Kết quả nằm trong dự đoán trước của mọi người.
Lịch Xuyên cười bắt tay với ông ta. Tôi vẫn theo sát Lịch Xuyên ra cổng. Lúc tới cổng, bỗng nhiên ông ta nói: “Cậu Vương, cậu đi Nam Khê lần nào chưa?”
“Chưa.”
“Tôi sinh ra ở trấn cổ Hạc Dương ở huyện Nam Khê. Là hậu nhân của Tạ Linh Vận, cho nên thấy phương án thiết kế của câu khá thân thiết. Đương nhiên, ý kiến cá nhân tôi không thể ảnh hưởng đến số phiếu của ban giám khảo được. Tuy nhiên, bài thuyết trình của cậu đã làm cho chúng tôi một lần nữa cảm nhận được sức hấp dẫn vô biên của văn minh Trung Hoa.”
“Thị trưởng Tạ, tôi cũng mang dòng máu Trung Hoa, cũng thấy rất tự hào với văn hóa tổ tiên.”
Câu nói tiếp theo càng khiến chúng tôi bất ngờ hơn.
Tạ Hạc Dương nói: “Tiệc tối giao thừa hôm đó, cảm ơn cậu đã giúp đỡ mẹ tôi. Tới bây giờ bà vẫn nhắc cậu mãi.”
“Mẹ… của ông?”
“Mẹ tôi họ Hoa, là giảng viên của Học viện Mỹ thuật Trung Ương đã về hưu.”
Là bà cụ đeo răng giả!
Lịch Xuyên nhận lời chúc mừng của tất cả mọi người trên xe. Anh khiêm tốn nói đây là kết quả nỗ lực chung của tất cả mọi người.
Lúc trở lại khách sạn, anh nói cảm ơn riêng với tôi, nói bài dịch của tôi đã giúp anh rất nhiều. Anh phải cho tôi một phần tiền thưởng đặc biệt.
Tôi suy nghĩ một chút, đột nhiên hỏi: “Tôi dịch rất nhiều bài thơ, sao anh lại có ấn tượng sâu sắc với bài này thôi?”
Anh thoáng run lên, nói: “Vì em rất ít khi viết sai chính tả, chỉ có bài này là em viết sai một từ.”
Tôi có bật chức năng kiểm tra lỗi chính tả của Word: “Vậy hả? Chắc nhỏ thôi mà. Sai từ nào vậy?”
“Ripples[8[”, em viết thành “Nipples[9]”. Làm tôi suy nghĩ cả buổi, không biết cây tre thì liên quan gì nói nipple.”
[8] Gợn sóng.
[9] Núm vú.
Ngượng. Tôi ngượng chín người. “Không thể nào! Tuyệt đối không thể.”
Sao tôi có thể phạm lỗi tày trời này được chứ?
“Có gì không thể.” Anh nói, “Trước giờ em lắm chiêu vậy mà.”
Gặp Gỡ Vương Lịch Xuyên Gặp Gỡ Vương Lịch Xuyên - Thi Định Nhu