What holy cities are to nomadic tribes - a symbol of race and a bond of union - great books are to the wandering souls of men: they are the Meccas of the mind.

G.E. Woodberry

 
 
 
 
 
Tác giả: Valentin Kataep
Thể loại: Tiểu Thuyết
Nguyên tác: Dịch Theo Bản Dịch Pháp Văn Les Catacombes D'odessa Của Esfir Berstein Và Olga Wormsber — (Nhà Xuất
Biên tập: Nguyễn Hà
Upload bìa: Azazel123
Số chương: 35 - chưa đầy đủ
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 7
Cập nhật: 2021-01-12 19:45:05 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Phần Thứ Nhất - 24
hú ngồi trên cái ghế đầu giữa căn phòng; ở đây thấy có vẻ an toàn hơn, chú vừa ngồi vừa run rẩy, ôm chặt lấy ngực bằng hai bàn tay đút vào trong cánh tay áo khoác quá dài. Giờ đây chú bé chăm chú dỏng tai nghe tiếng súng. Trong khoảng cách giữa các loạt đạn, chú nhìn xoáy vào các góc nhà, ở đó bóng tối mỗi lúc một thêm dày đặc với tốc độ đáng sợ. Chú sợ, sợ đến nỗi giá vào trường hợp khác chú đã nhảy bổ ra ngoài và kêu váng lên. Nhưng lúc này, ngoài sợ ra, còn có một tình cảm khác hẳn, hoàn toàn mới mẻ, dần dần xâm chiếm tâm hồn chú, một tinh thần trách nhiệm về hành vi của chú đứng trước sự đe dọa của nỗi nguy hiếm chết người, của cái không thể nào tránh khỏi đang vây học lấy chú tứ phía và đòi hỏi chú phải vững, phải kiên nghị, phải dũng cảm, phải hành động. Nhưng chú lại không biết nên làm gì. Chú phải ngồi yên tại chỗ và đợi. Ngồi khoanh tay thế này càng làm tăng nỗi khủng khiếp của chú. Chú bé tưởng như mình bị những tai họa vô hình tấn công. Mỗi bóng đen, mỗi lần ảnh sáng thay đổi sau cửa sổ đều làm chú cảm thấy nguy hiểm tột độ.
Bất chợt cái cửa sổ phía ngoài bị một vật gì bịt lại, và ngay lập tức vật to lớn ấy trượt xuống phía dưới: một vật gì đó ở bên ngoài vấp nhẹ vào bức tường đất sét. Pêchya ngồi đờ người ra, nhìn qua cửa sổ một lúc, nhưng chú chỉ thấy những ánh phản chiếu hồng hồng của một đám chảy xa xa trên thảo nguyên. Pêchya nín thở, không dám cựa. Cảnh vật yên tĩnh lạ lùng. Trong mấy phút, chú dò xét cái yên tĩnh nặng trĩu đe dọa ấy, tinh thần căng thẳng đến nỗi mắt chú hoa lên. Thoạt đầu, chú không hiểu tại sao cái yên tĩnh ấy lại làm chú sợ đến thế. Nhưng bất thình lình chú hiểu ra, người ta không bắn súng to nữa.
Những ánh lửa phản chiếu ngoài cửa sổ mỗi lúc một gay gắt hơn, đáng sợ hơn. Cháy rất gần đâu đây, phía sau nhà, hơi chếch về một hên, hình như ở phía dưới, trên bờ biển. Cháy bùng lên từng đợt. Bất thình lình, một lần nữa, ở bên ngoài, một vật gì lại khẽ đụng vào bức tường và trên tấm kính phía dưới cửa sổ, có bàn tay của một người nào gõ vào, yếu ớt nhưng rõ mồn một. Một bàn tay, không còn ngờ gì nữa, một bàn tay người yếu ớt. Dưới ánh sáng rừng rực, không hề dịu đi của đám cháy, Pêchya nhận thấy bóng những ngón tay co lại, cử động trên tấm kính. Rồi ngay tức thì, bàn tay rơi xuống, biến mất.
Chú bé lùi về phía giường, hai bàn tay lạnh toát nắm lấy thành giường xù xì. Nhưng ngay lập tức, một sức mạnh, chính cái sức mãnh liệt vẫn thúc đẩy con người xông vào chỗ nguy hiểm mà không gì ngăn cản được, đã xâm chiếm lấy chú, đẩy chú lại phía cửa sổ. Mặt đờ ra, Pêchya bước gần lại và áp người vào tấm kính, nhưng chú không nhận thấy gì, ngoài cái bếp lò đun mùa hè bằng đất sét đặt trước ngôi nhà, bức tường, những đám có rối, đám ngải cứu, đám rau thì là già cỗi và cái thuyền có thùng nuôi cá — một cái xuồng nhỏ xíu có mui với những lỗ tròn — vứt lăn lóc ở đấy.
Thế rồi bước rón rén với đôi giày to tướng, nặng nề, ngón tay run run giữ lấy cổ áo khoác, Pêchya đi ra phía cửa, mở nhìn ra ngoài. Thoạt tiên chú trông thấy dưới ánh lửa chập chờn một người nằm sóng sượt ngay sát thềm, dưới cửa sổ. Người ấy nằm ngửa, đầu dựa vào tường gượng gạo. Ngón tay hơi co lại, gõ thong thả, đều đều vào lớp cửa sàn sùi ngoài bức tường đất sét như gõ trên phím đàn. Đó là một thủy binh với chiếc dải đen đính vào vầng trán đẫm máu. Dưới áo va-rơi rách bươm, bộ ngực với tấm áo lót kẻ sọc, đen sì mồ hôi và máu, phồng lên, hạ xuống mệt nhọc. Thần chết đã bắt đầu phủ cái bóng đen sâu thẳm, tàn bạo lên bộ mặt xám ngoét, đờ đẫn, y như nặn bằng mát-tit xám.
Khó mà đoán được tuổi bộ mặt đờ đẫn, căng thẳng với trông mắt lộn ngược, lạnh lùng như mặt nạ ấy. Có thể là của một ông già mà cũng có thể của một người trẻ tuổi. Chỉ riêng đôi môi hãy còn sức sống, đôi môi rộng, giãn ra, màu xanh tro, gần như trắng, nhợt nhạt hơn da mặt nhiều. Đôi môi cử động khó khăn, ở khóe mép, sùi lên những đám bọt hồng.
Pêchya lạnh cứng cả người, không còn sức quay mặt đi để khỏi nhìn cái cảnh tượng khủng khiếp chấm dứt đời một con người mà chú chưa từng thấy bao giờ.
Người thủy binh rên rỉ.
— Chú ơi, chú làm sao thế? — chú bé bất giác kêu lên — Chú đau lắm à?
Thế là lúc ấy, đôi mắt trợn ngược của người hấp hối từ từ trở về chỗ cũ và nhìn chú bé; đôi mắt nhìn chú bình thường, tỉnh táo, lộ một vẻ đau đớn đồng thời với một nỗi lo âu ghê gớm át cả cái đau đớn kia. Người lính thủy nhìn Pêchya như muốn tìm hiểu chú bé là người thế nào, từ đâu mà ra, có thể tin cậy được không. Còn tâm trạng của Pêchya thì cũng giống hệt như tâm trạng bà mẹ Valentin mới đây khi bà được chứng kiến đợt tấn công của anh em thủy binh Hạm đội đó. Bất chợt đối với Pêchya, mọi chuyện đều trở nên sáng tỏ lạ thường. Không cần cố gắng động não gì cả, do một tác động thầm kín và huyền bí của trái tim, chú bé hiểu tất cả và có thể giải thích được tất cả. Chú hiểu đôi mắt của anh thủy thủ hấp hối muốn nói gì. Đôi mắt ấy nói với Pêchya: « Cháu có biết rằng chú sắp chết và cháu là người cuối cùng mà chú nhìn thấy trên cõi đời này không? Chú có thể tin cậy ở cháu được không? Cháu là ai, bạn hay thù? ». Để trả lời điều đó, Pêchya chạy vào trong nhà và mang ra một ca nước. Chú bé ngồi xồm xuống cạnh anh thủy binh và đưa ca nước vào cặp môi cứng đờ của anh. « Chú uống nước đi, cháu là bạn đây », đôi mắt Pêchya nói như vậy.
Trán người thủy binh nhăn lại đau đớn như chiếc đàn phong cầm và anh cố sức lắc đầu từ chối; đồng thời đôi mắt anh như sốt ruột nói: « Ồ, không, không cần nước đâu! Muộn quả rồi, thể xác chú không cần thiết một thứ gì nữa. Này cháu ơi, cháu có biết quân thù đang tấn công và cháu cần phải chạy cho mau, phải trốn đi không? Nhưng hãy chờ một chút, chú có chuyện này rất quan trọng cần nói với cháu».
— Gì? Chú cần gì? — Pêchya cúi xuống thì thào vào bên tai cứng đờ, trắng bệch của anh thủy binh.
Trong ngực anh thủy binh đó sôi quặn lèn. Với một cố gắng phi thường, anh xoay cả tấm thân đang lạnh dần, rồi bàn tay vụng về của anh bắt đầu lôi một vật gì trong người ra. Đôi mắt anh nói với chú bé như cầu khẩn: « Hãy giúp chú nào! Cháu không hiểu sao? ». Pêchya hiểu và khắc phục nỗi sợ hãi trước cái chết đang diễn ra, chú cố sức đỡ tấm thân lạnh cứng của anh thủy binh lên và lôi ra một mảnh vải nhầu nát, đẫm máu. Chú bé thấy hình như đó là một tấm khăn trải giường với đường viền lạ lùng màu xanh. Nhưng liền sau đó, chú nhận thấy ngoài cái sọc xanh, còn có một ngôi sao đó, cái liềm và cái búa, và chú hiểu ngay đó là lá cờ của Hạm đội.
— Cờ à? — chú bé hỏi.
— Ừ, đó là lá cờ chiến đấu của các chú, lá cờ của chiến hạm — đôi mắt anh lính thủy nói vậy — Cầm lấy cháu. Chú tin cậy ở cháu.
Pêchỵa hai tay đỡ lấy mảnh vải. Chú hiểu những gì đã xảy ra. Chú hiểu là có một trận đánh cuối cùng, ác liệt, quanh thành phố, các chú thủy quân đã cầm cự đến người cuối cùng, chú thủy quân này bị thương nặng và, để cứu lấy lá cờ chiến hạm, chú đã lết bụng bò trên thảo nguyên cho đến tận ngôi nhà. Thu hết tàn lực, chú đã gõ vào cửa, bây giờ chú sắp chết, và lúc hấp hối, chú trao lá cờ chiến hạm cho Pêchya để Pêchya bảo vệ lấy nó. Cùng lúc ấy, Pêchya bắt gặp một ánh ngờ vực thoáng qua trong đôi mắt anh thủy binh. Máu bốc lên mặt Pèchya, những giọt nước mắt hổ thẹn ướt đẫm hàng mi chú bé.
— Cháu... — Pêchya cố sức nói, cảm thấy họng mình thắt lại — cháu xin... — giọng chú bé nức nở như giọng con nít, và đột nhiên vỡ ra — cháu xin thề với chú..., lời hứa danh dự của thiếu niên tiền phong, đó là lời thề...
Pêcliya giơ chếch bàn tay run run của mình lên trên đầu. Một mùi thuốc súng cháy, mùi sò nướng, mùi mồ hôi, và một cái gì ngạt thở, có chất sắt, xông lên từ lá cờ nhầu nát, bị mảnh đạn đại bác xé rách bươm. Nước mắt chú bé trào ra. Chú khóc òa lên, nức nở, nhưng không xấu hổ vì những giọt nước mắt của mình, rồi chú cầm lá cờ lau bộ mặt ướt đẫm khiến đôi môi chú cảm thấy vị mằn mặn, có chất sắt, chú bé hiểu đó là mùi máu đã khô. Qua màn lệ, chú bé thấy anh thủy binh phác một cử chỉ với cả một cố gắng phi thường. Ngay lập tức, Pêchya hiểu anh thủy binh đang rướn mặt về phía lá cờ. Chú bé hai tay nâng lá cờ về phía anh và anh gắn đôi môi lên đó. Ngực anh phòng thật cao và không hạ xuống nữa. Bộ ngực ấy cứ vĩnh viễn như thế, với tấm áo lót bó sát người, dưới chiếc áo va-rơ rách bươm có một túi ngực nhỏ cài khuy. Đôi mắt đăm đăm của anh thủy binh, nửa nhắm nửa mở hình như hơi nhìn nghiêng xuống cái túi nhỏ ấy.
Pêchya hiểu cái nhìn lờ đờ ấy có ý nghĩa gì. Chú lóng ngóng cởi chiếc khuy đồng có ngôi sao năm cánh, bằng những ngón tay lạnh toát, và rút từ túi ảo ra một quyển sổ nhỏ đóng bìa cứng, đẫm mồ hôi — một tấm thẻ đoàn viên Thanh niên Cộng sản trong đó có một mẩu giấy thò ra. Pêchya rút mẩu giấy và dò đọc dưới ánh sáng phản chiếu của đám cháy kỳ quái, những chữ viết nguệch ngoạc vội vàng bằng bút chì mực: «Tôi chết vì danh dự và quang vinh của Tổ quốc. Tôi tiếc không kịp gia nhập Đảng. Tôi yêu cầu được coi là đảng viên của Đảng Cộng sản vĩ đại. Bọn xâm lược pbát-xít phải chết! Chủ nghĩa cộng sản muôn năm! Đoàn viên thanh niên Cộng sản Layrôp Nikôlai ».
Pêchya nhìn anh thủy binh đó Nikôlai Layrôp và hiểu rằng anh đã chết. Nhưng chú bé không sợ. Khẩn trương, nhưng không bối rối, với một vẻ bình tĩnh lạ lùng, chú bé bỏ tấm thẻ đoàn viên và mầu giấy vào túi áo của mình, tháo cái huy hiệu đoàn viên Thanh niên Cộng sản trên áo va-rơ của anh thủy binh đó, rồi giấu cả vào túi, sau đó chú phanh chiếc áo khoác ngắn của mình, cởi cúc áo vét-tông, lùa lá cờ chiến hạm vào trong, quấn lá cờ cẩn thận quanh người. Pêchya cài chặt cúc lại, tự sờ nắn trước sau, rồi với đáng quả quyết, chú lau bộ mặt ướt đẫm bằng tay áo của chiếc áo khoác cũ kỹ.
Đường Hầm Ôđetxa Đường Hầm Ôđetxa - Valentin Kataep Đường Hầm Ôđetxa