Hãy biến vết thương lòng thành những bài học có ý nghĩa.

Oprah Winfrey

 
 
 
 
 
Tác giả: Valentin Kataep
Thể loại: Tiểu Thuyết
Nguyên tác: Dịch Theo Bản Dịch Pháp Văn Les Catacombes D'odessa Của Esfir Berstein Và Olga Wormsber — (Nhà Xuất
Biên tập: Nguyễn Hà
Upload bìa: Azazel123
Số chương: 35 - chưa đầy đủ
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 7
Cập nhật: 2021-01-12 19:45:05 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Phần Thứ Nhất - 17
... Và một cuộc sống bên bờ Hắc-hải bắt đầu, khác hẳn với cuộc sống mà Pêclrya thiếu sinh tưởng tượng ở Mạc-tư-khoa mỗi khi chú nghĩ đến cuộc du lịch Ôđetxa. Trong cuộc sống đó, chẳng có gian nan, nguy hiểm gì cả. Trái lại, bên trên ngôi nhà nhỏ của gia đình Kôletnisuc, một ngôi nhà thật nhố nhăng và thật ấm cúng, luôn luôn rạng rỡ bóng dáng thăm thẳm và vàng ánh của mùa hè rực nắng miền Hắc-hải. Theo khoảng cách đều đều, những làn sóng dài xô đến đập vào bờ, không biết mệt, và không bao giờ hết. Biển cả thở dài tha thiết, bốc lên cái mùi tanh tanh của sò, ốc và bùn. Trong căn phòng quét vôi trắng, nơi dành cho Pêchya tiên sinh và Pêchya thiếu sinh ngủ trên hai giường vải, đêm đêm có một con bướm to, cánh tam giác, đến đậu, bao giờ cũng ở một góc trần; thỉnh thoảng nó lại run rẫy vỗ cánh, đập phành phạch một cách huyền bí và đáng sợ. Một màn trời đen ngòm, lốm đốm những vì sao hè trắng đục, treo lơ lửng bên cửa sổ. Ánh sáng cây đèn pha hòa lẫn với ánh sao. Và biển cả cứ thở dài mãi mỗi lúc một não nuột...
Tất cả đều rối rắm, lẫn lộn, khiến Pêchya mất hẳn cảm giác về thời gian. Trong hai tháng rưỡi vừa trôi qua kể từ hôm chủ nhật buồn thảm kia, biết bao sự việc đã xảy ra, đến nỗi chú bé không còn nhớ nữa và phải cố lắm mới xếp đặt lại được theo thứ tự thời gian. Piôt Vaxiliêvich và Pêehya đã bị đứt liên lạc với Mạc- tư-khoa. Họ bị tắc lại ở Ôđetxa. Các chuyến máy bay thư đã ngừng. Các chuyến xe lửa chở khách đã bãi bỏ. Người ta chỉ nhận những bức điện quân sự và công điện. Trong thành phố, công việc tổng động viên đang tiếp diễn với tất cả những gì liên quan với nó. Batsây đã chạy chọt tìm cách rời Ôđetxa bằng đường bể. Nhưng tất cả những tàu thủy chở khách, đã sơn lại màu xám chì và sửa thành tàu vận tải, đều dùng để chở bộ đội và đạn được. Họ đã phải rời bỏ biệt thự, dọn vào trong thành phố ở, vì toàn bộ bờ biển đã được tuyên bố là khu cấm. Nhưng lúc này chẳng còn gì là cái thành phố mà Pêchya đã được nhìn dọc đường khi đi từ sân bay về cái biệt thự nổi tiếng nữa. Sau lần bị máy bay đột kích đêm, phố xá sáng rực một cách nguy hiểm dưới một ánh mặt trời hầm hập, trắng đặc biệt và không hồn, nhưng chói gắt, trồng dại lạ thường và hoang vắng. Trên tường, những tờ lệnh động viên trắng và giống nhau một loạt, đang ngả sang màu vàng...
Và thế là một hôm, Pêcbya thấy bố mặc quần phục, tóc cắt ngắn hơn thường lệ...
Piôt Vaxiliêvich vì lý do tuổi tác và công tác quan trọng, có thể được hoãn động viên, và khi trở về Mạc- tư-khoa, có thể được miễn. Nhưng ông lại muốn ra mặt trận. Ông quyết định rất nhanh, không do dự một chút nào. Ông không tưởng tượng rằng mình lại có thể hành động khác. Kôletnisuc đã được chỉ định làm quản lý cấp ba và phụ trách một đơn vị hậu cần, còn Batsây thi từ chối không nhận công tác hành chính hoặc kinh tế, và đề nghị được vào một đơn vị chiến đấu. Là pháo thủ cũ, ông được đưa vào một trung đoàn pháo binh đúng lúc ấy đang được xây dựng ở thành phố.
Trong khi chờ đợi nhận ngựa và ổn định các vấn đề về trang bị, Batsây cố chạy chọt một lần nữa để đưa Pêchya về Mạc-tư-khoa. Lúc ấy, giao thông đường sắt đã khá hơn được đôi chút, và Piôt Vaxiliêvich đã đưa được Pêchya lên một đoàn tàu hỗn họp đầy lèn. Chú bé phải đi một mình. Nhưng, xét cho cùng, chú cũng chẳng còn bé bỏng gì nữa, và sớm muộn chú cũng phải bắt đầu sống một cuộc sống tự lập chứ! Piôt Vaxiliêvich, mặc quân phục, ấn chú bé vào một toa, giao chú cho một nữ nhân viên phục vụ mệt phờ, nhờ trông nom hộ, đưa cho chú một trăm rúp làm tiền ăn đường và một lá thư cho vợ, xoa tóc chú, rồi hai bố con chia tay nhau.
Pêchya đã ra đi. Nhưng đoàn tàu không đi quá ga Kôtôp. Trước mặt họ, cầu đã bị bom phá sập. Tàu nằm lại ba ngày ba đêm rồi phải quay trở về Ôđetxa. Nhưng khi Pêcliya từ ga quay trở về nhà bác Kôletnisuc, qua những phố hầu như không nhận ra được nữa vì nhà cửa đã ngụy trang hết, thì chỉ là để nhận được tin bố chú đã ra mặt trận, bác Kôletnisuc đã đi công tác, và thấy một bác RaitxaLvôpna đầm đìa nước mắt đang thu xếp hành lý, vì trong mấy ngày ấy, tình hình mặt trận đã gay go lên nhiều và nhân dân đã bắt đầu tản cư.
Kể từ ngày thành phố bị bao vây, với những trận máy bay bắn phá liên miên, với những loạt đại bác như sấm rền ở ngoại vi thành phố, với khói lửa, hơi nóng rừng rực, ít ra đã một tháng rưỡi. Thế rồi, mãi vào đầu tháng chín, bà Raitxa Lvôpna cùng với Pêchya và hành lý mới ra đứng trên bến tàu nóng hàm hập, bị tàn phả gần hết, giữa đám đông những người dân phố định xuống chiếc tàu thủy sắp rời khỏi Ôđetxa bị bao vây để đi Nôvôrôxich. Ở bến, Raitxa Lvôpna cùng với tất cả va-li, tay nải bị xô vào hàng rào sắt của một nhà kho, và bà trông thấy Pêchya bị cuốn theo đảm đông, ép vào cầu tàu và được những bàn tay từ thiện kéo lên boong tàu. Raitxa Lvôpna lọt lại trên bến. Giờ đây chỉ có Pêchya một mình giữa đám người xa lạ. Đến đêm, trong tiếng còi báo động rú, trong cái rung chuyến do cao xạ pháo bắn đồng loạt, dưới ánh lửa đó rực của những đám cháy bốc lên trong thành phố, chiếc tàu rời khỏi bến. Tàu vừa tới Đôfinôpka thì bị máy bay phát-xít tấn công.
Logged
Đường Hầm Ôđetxa Đường Hầm Ôđetxa - Valentin Kataep Đường Hầm Ôđetxa