Love, like a mountain-wind upon an oak, falling upon me, shakes me leaf and bough.

Sappho

 
 
 
 
 
Tác giả: Valentin Kataep
Thể loại: Tiểu Thuyết
Nguyên tác: Dịch Theo Bản Dịch Pháp Văn Les Catacombes D'odessa Của Esfir Berstein Và Olga Wormsber — (Nhà Xuất
Biên tập: Nguyễn Hà
Upload bìa: Azazel123
Số chương: 35 - chưa đầy đủ
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 7
Cập nhật: 2021-01-12 19:45:05 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Phần Thứ Nhất - 15
ầu sao, trước sự ngạc nhiên của Pêchya, xe ô-tô chạy cũng khá nhanh. Thoạt tiên là những bờ tường đá dài màu cát chạy ngược tới phía họ. Rồi bắt đầu đi ngang qua những ngôi nhà một tầng và đôi chỗ hai tầng cũng xây bằng thứ đá ấy, với mái tôn và những cái cửa vòm tròn ở giữa mặt nhà. Trong bóng tối thăm thẳm của một lò rèn, bên cạnh có những bánh xe mới làm nằm lỏng chỏng dưới đất, một ngọn lửa da cam đang phun phì phì, và một thanh sắt đó rực đang ánh lên những ánh âm thầm.
Giờ đây, đường thành phố cũng như con đường lúc nãy, lắc rắc hoa dạ hợp. Bắt đầu vào thành phố. Một phố rộng và thẳng kéo dài mãi. Nếu không có dạ hợp trông suốt dọc đường thì nhìn nó có thể thấy tẻ ngắt. Nhưng như thế này nó lại duyên đáng, với cái vẻ hài hòa giữa ánh nắng và bóng râm. Qua lớp lá cành yếu ớt và trong xanh như màu nho, ánh lên những mặt nhà màu vàng cát của những ngôi nhà lớn nhỏ trong thành phố, với nhũng cổng tròn và những lan can sắt, có nhũng cây cảnh được đưa ra đặt ở đó để chờ mưa. Khắp nơi, cửa sổ đều để ngỏ. Trên hè phố lát đá xanh ánh các ô kính rung rinh chỗ tỏ chỗ mờ.
Pêchya tò mò nhìn dân phố kéo cả gia đình ra ngồi ngoài hè trước cửa nhà để hưởng phút nghỉ ngơi ngày chủ nhật. Có cái gì đặc biệt miền Nam, hay hay và hơi quê mùa trong cảnh ngay ở đây, ngoài đường, dưới bóng dạ hợp trồ hoa cuối mùa, có những bếp cồn đang reo trên ghế đẩu.
Các bà nội trợ đang nấu bữa ăn chiều; mùi cá bể rán khen khét nhưng thơm ngon hòa vào mùi dạ hợp trắng dìu dịu. Trước cửa một nhà, còn có cả cái giường gối đỏ, khiêng ở trong nhà ra, trên có một thằng cu con tóc quăn nằm ngủ. Những chú bé đi đất, quân xắn móng lợn, vác những chiếc cần câu tre dài ghê gớm (« Đi câu bể đấy!» Pêchya phục lăn nghĩ thế), đầu rất cong, rất mảnh, khua hoa hẻo ở trên cây rơi xuống rào rào. Vài ba đứa đeo lủng lẳng ở cổ tay những chùm cả con dính đầy cát trông như tẩm bột bánh.
Xe đi một lát lâu dọc theo những công xưởng và nhà máy cũ, mới. Pêchya để ý thấy các công xưởng cũ từ trước cách mạng thì trông âm u như trại lính bằng gạch và cửa sổ mở toang ra đường. Từ trong vang ra tiếng máy dệt và tiếng vù vù của dây truyền lực. Các xưởng bằng bê-tông và kính của những nhà máy mới, do chính quyền xô-viết xây dựng trong những kế hoạch năm năm đầu, thấp và rộng rãi, thì nằm giữa những vườn cây non xanh tốt. Trên con đường rải nhựa, một chiếc xe nhỏ chạy điện đang lăn hành, kẻo theo một toa « moóc» hòm lớn. Giữa một lùm cây khẽ rung rinh tia nước nhỏ và óng ánh của một vòi phun nước. Trên những cảnh cửa sắt của nhà máy, dưới bóng dạ hợp, có treo những tấm bảng gỗ to tướng đính chân dung các chiến sĩ Xtakhanôvich; bóng cây trụi hoa hắt lên những phân số thập phân ghi mức vượt kế hoạch ba tháng, lên những biểu đồ ghi mức tăng của sản xuất hàng ngày, nom như một tấm đăng-ten.
Cuối cùng, hết khu nhà máy. Bắt đầu xuất hiện những cửa hiệu với những tấm hảng đề bằng chữ Ukren và chữ Nga. Theo tiếng Ukren thì hiệu thợ cạo gọi là « pêru- kacnia »; kem gọi là « môrôxivô »; hòm thư « pôxtôva srinka »; hiệu sách « knigacnia »; bến tàu điện «dupinka».
Pêchya kính cẩn đọc những chữ có âm điệu hay hay ấy, mặc dầu đối với tai người Mạc-tư-khoa của chú, những tiếng Ukren ấy có hơi kỳ dị một chút; chú thích nhất tiếng « môrôxivô », nghĩa là kem, nghe như lởm chởm những gai đá lạnh nho nhỏ và gợi cho người ta thèm muốn được đặt lên cái lưỡi khô bỏng một thìa kem nhỏ trông tựa kim cương.
Xa xa, trong tiếng ầm ầm như vỡ chợ, một toa xe điện nhỏ chạy, chở đầy ních; từ các cửa sổ và chỗ đứng tua tủa ra cả một rừng cần câu dài màu vàng ánh.
Một chiếc xe hai ngựa, thành buông thõng, chở đầy nước đá. Những tảng đá dài, hai đầu đã chảy lõm vào, nhảy lộc xộc trên ván xe. Một chùm ánh sáng khô khan, phản chiếu lại từ đâu trong lòng một tảng nước đá, vỗ vào mắt. Pêchya hấp háy mắt, và bỗng cảm thấy sâu sắc đặc biệt tất cả cái mới mẻ của buổi trưa miền Nam oi ả tại một thành phố xa lạ, ở một nơi cùng trời cuối đất, bên một biển cả chưa trông thấy đâu. Chú bỗng thấy khát nước ghê gớm, thèm một ty « môrôxivô ».
Piôt Vaxiliêvich nửa biết nửa không thành phố này.
— Này, — ông bồi hồi nói, — mình nhớ như, ở ngay chỗ này, xưa là chợ giời.
— Bây giờ còn làm gì ra « chợ giời» — Kôletnisuc hãnh diện cười, đáp lại — Nói chuyện chợ giời thì anh hãy thử nhìn kia, xem bày giờ là một vườn hoa như thế nào. Thật là một công viên!
Và Piôt Batsây ngạc nhiên thấy ở ngay chỗ xưa kia là chợ giời với tất cả cái bẩn thỉu, nghèo khổ và ô hợp của nó, nay là một vườn hoa râm mát, tắm trong ánh nắng, rực rỡ hoa hè trong những lùm cây giữa những bãi có xanh màu ngọc bích. Từ vườn hoa đó, tỏa ra khắp các hướng, những lối đi thẳng tắp, râm mát, và rất xa thấp thoáng những ngói nhà mới nhiều tầng, có hoa nở trên các bao lơn bê-tông.
Trước khi tới trung tâm thành phố, xe ô-tô lượn qua các phố hẹp.
— Ê, này, anh đưa chúng tòi đi đâu vậy? — Piốt Vaxilièvich kêu lên.
— Đưa đến chỗ cần đưa, — Kôletnisuc trả ỉời.
— Đưa chúng tôi đến Khách sạn Đỏ!
— Không có đỏ điếc gì cả! Tôi chỉ huy hành quân. Ở Mạc-tư-khoa, tôi đã quấy anh nhiều rồi. Bây giờ đến lượt anh phải quấy lại tôi.
— Điên à, đỗ lại, — Batsây tiên sinh vừa cười vừa kêu lên — Mình đã hẹn một đồng chí...
— Mặc!... Xviatôxlap, bảo này: về nhà nghỉ mát.
— Anh có nhà nghỉ mát ư? —Piôt Vaxiliêvich sửng sốt kêu lên.
— Còn phải nói!
— Lâu chưa?
— Năm nay là hai năm. Mình đã tự tay xây lấy. Hỏi Xviatôxlap mà xem... Phải không, Xviatôxlap?... Tóm lại, đó là một biệt thự hách ra phết. Từ Luxdof đến Ludanôpka, không đâu có cái biệt thự như vậy!
— Đùa đấy chứ?
— Mình không có tính đùa.
— Tôi không tin.
— Rồi xem.
— Dầu sao, tôi thấy ở Khách sạn Đỏ vẫn hơn...
Nhưng Kôletnisuc nhất định không nghe. Ông vẽ cho
Piôt Vaxiliêvich những bức tranh mê ly quả về cái biệt thự nổi tiếng, ở đó « bà lão » nhà ông đang đợi họ và hứa chuẩn bị cho các vị khách Mạc-tư-khoa cái món cà Ukren và món cả Hy-lạp, đến nỗi Batsây tiên sinh đã sổ toẹt lên cả Khách sạn Đỏ, lẫn Betxarabi và công tác, và nói với một giọng lâng lâng:
— Cũng được! Không sao! Không quan trọng lắm. Đưa bố con tôi về biệt thự của anh!
Pêchya nhận thấy từ lúc nhảy ở trên cái thang nhôm xuống sân có trường bay Ôđetxa, bố chú như đã thay đổi hẳn: ông trở nên nhanh nhẹn, vui vẻ và dễ tính khác thường. Hình như ông rất thú vị được nhanh nhẩu không chút phàn nàn, phục tùng hoàn cảnh. Đi bộ ư? ừ’ thì đi hộ. Đi ô-tô ư? Thì đi ô-tô. Về biệt thự ư? Thì về. Số phận ném đi đâu, không quan trọng, đâu cũng tốt cả, không cần gì hơn, bởi vì quanh ông đều là Tổ quốc, là thanh xuân, là hạnh phúc của ông cả.
Và, hệt như bố, Pêchya thấy trong lòng lâng lâng cái say sưa phảng phất và vô tư lự của sự phục tùng. Thực ra cũng hơi đáng tiếc là không được xem ngay từ hôm nay cái Nhà hát thành phố nổi tiếng của Ôđetxa, cái cầu thang nổi tiếng, khẩu đại hác đặt ở đại lộ, pho tượng công tước Risơliơ với quả trái phá của chiếc thuyền Anh-cát-lợi cắm ngập trong bệ, phố Ribat, và một lô những cảnh lạ khác của thành phố mà chú bé đã từng bao lần được nghe bố kể. Nhưng bù lại, Pêchya đã sung sướng biết bao, tâm hồn chú đã rung động lên biết mấy khi ở Đại lộ Vô sản vòng ra, giữa những dãy nhà an dưỡng lộng lẫy, giữa lùm lá xanh phủ bụi của những vườn hoa có vòi phun nước, giữa những pho tượng trắng và những bộ áo ngủ kẻ sọc của những người nghỉ an dưỡng, chú bỗng trông thấy biển cả. Biển trông gần quá, tưởng có thể ném hòn đá tới như bỡn. Biển xanh biếc đột ngột ở cuối cái ngõ kẹp giữa hai hàng tường đá xám có cắm mảnh chai. Lùm lá nho dại trắng bụi ở trong vườn xòa qua bờ tường, buông trĩu xuống đất cái đầu tóc bù xù và những tay leo dài loăn xoăn của những lá răng cưa. Đó là một ngõ hình thường thôi. Biển cắt ngang ngõ với cái vòm xanh lam của nó và tạo thành một ngõ cụt.
Ô-tô xóc lên một cái cuối cùng rồi đứng sững lại như chết.
— Tới rồi! Đi xuống!
— Nào, xem nào, xem cái biệt thự của anh nó thế nào nào!
Họ xuống xe và đi thọc vào trong ngõ. Họ càng đi tới, biển càng rộng ra, lùi lại. Chú bé trông thấy bờ biển ở phía dưới. Giữa bờ dốc họ vừa tới và mép nước là một bãi thoai thoải nhăn nhúm, đất đen, đầy gai góc và những bụi li-la dại. Dấu vết của những lớp đất lở liên tiếp, cả cũ và mới vẫn còn nguyên. Bờ bể bị nước ngầm ăn ruỗng, lở xuống thành từng bậc từng bậc ra tới biển.
Đối với Pêchya, cảnh đó, tuy đẹp thật, cũng chỉ là một hình ảnh khá tẻ nhạt của một lớp đất lở. Nhưng Piôt Vaxiliêvich bỗng đứng sững lại, ngây người trước hình bóng của một kỷ ức xa xôi nào đó, nó hiện ra trước mắt ông với tất cả cái vẻ mới mẻ và trong sáng của nó: đây là chú bé Gayrick, đây là cô bé Môehya đã sẽ sàng đặt tay lên vai Piôt Vaxiliêvich — hồi ấy cũng là một chú Pêchya — đây, chiếc xà-lan của ông nội đã chở người thủy thủ đi ra nước ngoài, và đây, biển rộng trong không gian xanh biếc mờ sương che khuất cánh buồm nhỏ, nhẹ, phấp phới như một cánh hải âu.
Đường Hầm Ôđetxa Đường Hầm Ôđetxa - Valentin Kataep Đường Hầm Ôđetxa