Bí mật của thiên tài là có được tinh thần của trẻ con khi mình đã lớn, có nghĩa là không bao giờ mất nhiệt huyết.

Aldous Huxley

 
 
 
 
 
Tác giả: Valentin Kataep
Thể loại: Tiểu Thuyết
Nguyên tác: Dịch Theo Bản Dịch Pháp Văn Les Catacombes D'odessa Của Esfir Berstein Và Olga Wormsber — (Nhà Xuất
Biên tập: Nguyễn Hà
Upload bìa: Azazel123
Số chương: 35 - chưa đầy đủ
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 7
Cập nhật: 2021-01-12 19:45:05 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Phần Thứ Nhất - 12
— Ồ, cái gì thế kia? — Pêchya bỗng kêu lên — Bố ơi, trông kia, xe tăng!
Bốn chiếc xe tăng đang khua bụi, bò trên đồng có, dàn thành đội hình chiến đấu. Bỗng một chiếc dừng lại, quay tháp bắn. Cùng lúc đó, chú bé để ý thấy ở trên thảo nguyên có những đơn vị bộ đội khác, nữa, chứ không phải chỉ có xe tăng. Một hàng dài bộ binh nằm phủ phục dưới đất. Đúng lúc ấy, họ bắt đầu thay đồi vị trí. Một chiến sĩ đứng bật dậy, cúi lom khom, lao lên phía trước, nằm xuống, rồi người thứ hai, thứ ba. Họ nối tiếp nhau chạy và nằm xoài xuống bãi có bụi. Trên đường cái, một xe bọc sắt nhỏ mở hết tốc độ lao lên. Một máy kéo, thở khói xanh, kẻo một chiếc xe vận tải khổng lồ nhảy chòm chòm trên ổ gà.
Hai chiến sĩ nhỏ tí xíu vác sào và những cuộn dây đang rải dây điện thoại. Xa xa, mãi gần chân trời, xuất hiện những đảm lửa và những cột khói đen phụt tung lên trời.
Pêchya thoảng nhìn thấy tất cả những cái đó cùng một lủc.
— Chiến tranh! — chú kêu lên, với một niềm xúc động bất ngờ, má không hiểu gì về mối đe dọa và sự kinh khủng chứa đựng trong hai tiếng đó.
— Không phải chiến tranh đâu, diễn tập đấy, — em bé nói — Hiện lúc này ở quân khu Ôđetxa đang diễn tập quân sự.
Em bé đã nói lên những tiếng « quân khu Ôđetxa » với một vẻ hiểu biết và một giọng bình thường quá, khiến Pêchya phải vì nể, ganh tị liếc nhìn về phía có bé gì cũng biết kia.
Trong buồng lái, không khí mỗi lúc một thêm nóng. Cảnh đất nước lại đổi thay một lần nữa. Giờ đây là vùng thảo nguyên thực sự của Hắc-hải, đôi chỗ có một vẻ hoang vu cổ xưa, khô cằn và vàng ệch, mặc dầu đang độ tháng sáu. Vài cái hồ lớn bằng phẳng xuất hiện trên đồng có. Hành khách xôn xao và bắt đầu nhìn qua cửa sổ. Bóng máy bay lướt trên các vịnh nước thấp có những vệt lăn tăn đang chạy. Nhiều dải cát xanh xám hiện qua lần nước sánh màu hoa mua, sâu đến nỗi đôi chỗ nó ánh hồng, thậm chí đỏ tía.
— Đầm nước mặn Tiligun! Đầm nước mặn Tiligun!— em bé kêu lên và mừng quýnh vỗ tay — sắp tới Ôđetxa rồi, em sắp được nói chuyện với bố rồi.
Em bé xúc động quá đến nỗi bắt đầu chuyển sang nói tiếng Ukren, và vừa liếc trộm Pêchya, em vừa đỏ mặt thẹn.
— Chúng mình sắp qua Đôlinôpka, em xem xét địa thế rồi nói.
Nghe những tiếng kỳ dị: đầm nước mặn Tiligun, Đôtinôpka, Pêchya cảm thấy tim hơi lạnh thót lại. Vì thế chú cũng đỡ ngó ngoáy. Chú tiến lại gần bố — ông vẫn không rời mắt khỏi cửa sổ và hau háu nhìn ra ngoài — rồi nép mình vào bố như muốn yêu cầu ông chia sẻ nỗi bồi hồi của đứa con trai. Piôt Batsây hiểu tâm trạng của con. Ông lột cái mũ lưỡi trai trên đầu con và, vò rối mớ tóc nóng ẩm của nó, ông âu yếm nói:
— Thế nào, Pêchya, đi tàu bay có thích không?
— Thích lắm, — chú bé dịu dàng đáp lại.
Ông bố bồi hồi chẳng kém gì con, có phần hơn nữa. Cả hai chen chúc bên khung cửa sổ hẹp, cố nhìn lên phía trước, bên trên cảnh, nơi không khí ban mai long lanh ánh bạc.
Một cái gì trông khô khô, hồng hồng chạy ngược tới phía hai bố con.
— Đôfinôpka, — ông bố tỳ trán lên khung kính không vỡ, nói.
Pêchya cố nhìn, nhưng chẳng thấy gì cả ngoài vật hồng hồng, khô khô kia.
Lối bay đã thay đổi rõ. Máy bay bắt đầu bay lên mỗi lúc một cao hơn, nhịp nhàng và nhanh, nhưng mắt hầu như không nhận thấy được. Chỉ thấy trong tai ù ù. Máy bay lên cao, cao dần, tưởng chừng như leo từng bậc một trên những dải không gian rộng lớn.
— Biển! — người phi trưởng hiện ra ở bực cửa buồng lái, vui vẻ nói.
— Biển! — bé Galina kêu lên — Biển!
— Hắc-hải! — Piôt Vaxiliêvich ôm chặt con trai vào người, dịu dàng nói. Nhưng Pèchya vẫn không trông thấy gì cả, Đôfinôpka cũng không, mà biển cũng không.
— Đâu? Biển đâu? —chú bối rối thốt lên, trố mắt nhìn để thấy được biển, nhưng vẫn chẳng thấy gì cả, ngoài cái ánh sáng bạc lấp lánh phía chân trời.
— Biến kia thôi! Ơ đây này, bên dưới. Bên dưới chúng ta. Sao, con không thấy à?
Pêchya cố giương mắt nhìn xuống phía dưới, và bỗng dưng chú nhìn thấy, thăm thẳm ở phía dưới, một mầu bản đồ địa dư màu. Chú thấy rất rõ nét một đường ngoằn ngoèo ngăn cách đất liền màu gỉ sắt với nước biển xanh thẫm. Lượn về phía nam, máy bay vượt qua bờ biển. Nhiều nếp nhăn xanh dài xếp thành hàng dọc chạy theo bờ biển, vẽ lại rất chính xác đường cong của bờ.
— Cái gì đấy hả bố? — Pêchya không hiểu gì cả, hỏi.
— Biển đấy, sóng đấy.
Đây đó trên bờ biển không biết có những hình quả trám nho nhỏ gì đen bóng, trông tưởng như in bằng thạch bản.
Đó là những thuyền đánh cả và tàu đáy bằng. Chúng nằm chổng đáy lên trời. Đáy sơn bằng hắc in.
Pêchya chăm chú nhìn. Đúng, hoàn toàn đúng. Đó là những chiếc thuyền đáy sơn hắc ín nằm sấp. Chú còn trông thấy nhiều vật nhỏ xíu rất lạ. Chú không kịp nghĩ xem đó là những cái gì vì trong nháy mắt chú đã hiểu được ngay. Đó là những mái chèo để bắt chéo nhau và những tấm lưới phơi lên trên. Chú trông thấy một đàn ngựa bóng loáng như những tấm gương để ngoái nắng, có lẽ vừa được tắm xong và người ta đang dẫn trở về thảo nguyên. Pêchya để ý thấy những hàng nếp nhăn xanh dài kia di chuyển và vào đến gần bờ thì gộp lại với nhau, biến thành những dải bọt trắng như tuyết. Nhưng còn chính bản thân biển thì đâu? Pêchya đã chuẩn bị tinh thần để được thấy biển Hắc-hải rất to, rất dữ tợn. Nếu nó không đen kịt — chú nghĩ thế — thì ít nhất màu nó cũng phải tối sẫm với một đường chân trời hằn rõ. Thế mà chú chí thấy những chi tiết lặt vặt. Còn tất cả khoảng mênh mông của biển cả thì hòa lẫn vào trong cái ánh bạc chói chang của không khí, khiến lúc hướng về phía mặt trời gay gắt ban mai, người ta không thể trông thấy nó, mà chỉ đoán thấy nó. Nhưng cứ nghĩ rằng biển đã gần ngay đây kia, với tay là thấy, lòng chú bé cũng đã tràn ngập hân hoan. Bỗng trong cái ảo ảnh sáng lòa của ánh nắng, chú nhận ra một con tàu. Không phải một con tàu trên sông, mà là một con tàu thực sự, với một vành sơn đỏ trên chiếc ống khói đen và một dải khói nâu tỏa trên cái mặt nước sáng rực không trông thấy. Cử tưởng như con tàu đậu yên, không nhúc nhích. Nhưng chú bé biết là nó đang chạy. Nỏ chạy cùng một chiều với máy bay, về phía Ôđetxa.
Máy bay lại lượn vòng một lần nữa. Con tàu đã khuất. Lại bay trên đất liền. Máy bay vòng theo một thành phố lớn. Thành phố dường như gần lắm, với những làn khói nhà máy, với bóng đáng những xí nghiệp, những bến tàu, những tháp nước có rào sắt, những máy trục, những nhà ga, những cầu chui. Pêchya nhìn thấy rõ những mái nhà chen chúc, những khu phố hình ô vuông, cái vịnh với con đê cảng (1) ngoằn ngoèo và ngọn tháp hải đăng nhỏ, trắng như tuyết.
Tất cả những thứ đó không gợi lên một cảm xúc gì đặc biệt hết, trừ cái thú được từ trên cao nhìn xuống thành phố, trông nó giống một bát chữ in, như những bát chữ mà gần đây Pêchya đã được xem ở Mạc-tư-khoa, lần đội thiếu niên đến tham quan nhà in báo Sự thật thiếu niên. Nhưng Piôt Vaxiliêvich thì phấn khởi lạ lùng, trông trẻ ra nữa. Pêchya chưa bao giờ được thấy bố bồi hồi như thế. Ông nhảy từ cửa sổ nọ sang cửa sổ kia, cô không bỏ sót một tý gì. Cái mà Pêchya coi rất bình thường là một cây đèn pha, một cái đê cảng, một cái vịnh, thì đối với bố chú đó là cây đèn pha Ôđetxa nổi tiếng, là cái đê cảng Ôđetxa nổi tiếng, là hải cảng Ổđetxa nổi tiếng, với vô số những công trình bê-tông mới nhiều tầng, những cần trục rất khỏe, những máy ướp lạnh, những đê gỗ (2), vô vàn những phương tiện máy móc bốc dỡ khác nhau. Tất cả những cái ấy hợp thành một thành phố riêng biệt. Ông bố lẩm bẩm nhắc tên những phố, ngoại ô, quảng trường. Chốc chốc ông lại kẻo thằng con đến bên cửa sổ, bắt nó nhìn xuống phía dưới.
— Trông, trông mau lên kìa! Thấy không, đây là cái mái tròn Nhà hát thành phố nổi tiếng của Ôđetxa đấy.
Ông giơ ngón tay chỉ qua cửa sổ và âu yếm mỉm cười với cái mái tròn nổi tiếng. Chú bé vất vả lắm mới phát hiện ra cái mái nổi tiếng trông như cái vỏ ốc xanh; nó không gợi cho chú một chút say sưa nào cả.
— Trông, trông kìa! Kia là Tsumka, kia là Xakhalinsic, kia là Cối xay Gần... Nhanh lên! Sắp bay khuất rồi!
— Đâu, cối xay đâu? — chú bé rối tinh lên, hỏi, không thấy bóng dáng một cái cối xay nào cả, và cũng chẳng hiểu Tsumka, Xakhalinsic là cái gì và có gì là ghê gớm.
— Khỉ ơi, nói ít chứ, để mà nhìn! Làm gì có cối xay nào, tên gọi như thế thôi.
— Nhưng đâu, nó đâu?
— Bay qua rồi, — ông bố rầu rầu đáp lại, — con thật là thộn quá! Đã để qua mất chỗ Cối xay rồi. Trông kia!Kia là cái máy trục. Thấy không? Cái máy trục nổi tiếng của Ôđetxa.
— Đâu? Cái máy trục nỗi tiếng đâu? — Pêchya quýnh lên hỏi.
— Đây kia thôi! Con không trông thấy gì cả sao? Kia kìa, chỗ màu xám ấy. Hai ngôi nhà cạnh nhau. Và kia là trường bắn.
Pêchya cố nhìn kỹ xuống bên dưới. Nhưng máy bay lại lượn, và chú bé lại thấy thảo nguyên quen thuộc, khô cằn và xám xám.
(1) Đê cụt bằng bê-tông để bảo vệ cảng chống sóng biển.
(2) Đê cụt bằng cọc gỗ đóng cách nhau để bảo vệ các tàu bè neo trong bến.
Đường Hầm Ôđetxa Đường Hầm Ôđetxa - Valentin Kataep Đường Hầm Ôđetxa