Hầu hết những thành quả quan trọng trên đời đều được tạo ra bởi những người dù chẳng còn chút hy vọng nào nhưng vẫn kiên trì theo đuổi điều mình mong ước.

Dale Carnegie

 
 
 
 
 
Tác giả: Sưu Tầm
Thể loại: Truyện Ngắn
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 740 / 20
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
ầm bức điện, anh chợt hộc lên một tiếng như con thú bị trúng đạn, vội vàng nhảy lên xe phóng đi, không biết đầu đuôi gì nữa. Anh như dòng sông chảy vật vã giữa hai bờ thương và nhớ. Bờ thương là Bình vợ anh và thằng cu Đá con anh. Bình hiền thục và chịu khó, suốt đời chỉ biết có anh, chăm sóc anh như mẹ chăm con. Còn thằng cu Đá thì khỏi nói; nó giống anh lột lạy, như thể một khuôn đúc ra. Cũng màu da ngăm ngăm, sống mũi cao và thẳng, cũng đôi mắt đen và sâu, ngời lên thăm thẳm; ông thợ cạo đầu ngõ cũng cắt tóc cho hai cha con theo kiểu đầu đinh. Từ công trường đục đá bên bờ sông trở về anh trong bộ đồ ướt đẫm mồ hôi, bạc phếch bụi đá, dày như mo nang, đã thấy trước cửa, nó trong tay Bình miệng cười toe toét, hai tay hai chân vùng vẫy như đang bơi về phía anh. Mọi nỗi mệt nhọc, lo âu từ công trường dựng tượng trong anh đều tan biến! Bình bảo anh vào rửa ráy, thay quần áo đã, nhưng anh không chịu, cứ phải thơm một cái vào trán cu Đá, rồi mới chịu đi...
Bờ nhớ là nàng. Không hiểu sao số phận lại dày vò anh đến thế? Từ lâu, cái bờ nhớ ấy đã trở nên xa lắc, mờ ảo và gần như không còn nữa. Nó lặn vào tận đáy thời gian, tan biến vào hư ảo không gian. Thế mà hôm nay, nó bỗng dưng đột ngột xuất hiện, chắn ngang trước mũi anh. Anh đang ở trên giàn giáo, mải miết gõ búa vào khối đá xanh, sửa lại cánh tay cầm chèo của pho tượng một nữ anh hùng, chợt có người gọi xuống gấp và đưa cho bức điện. Bức điện có lẽ ngắn nhất trong lịch sử điện tín, và hẳn người ngoài cuộc chẳng ai hiểu gì, nhưng với anh là cả một trang viết, cả một thiên truyện và cả một cuộc đời. Bức điện chỉ độc một tiếng: Hằng.
Anh không ghé về nhà, sợ gặp Bình và thằng cu Đá thì khó dứt ra để mà đi. Chiếc Win 100 lại như con ngựa già trung thành và tận tuỵ, chạy nóng rực trong tay anh. Độ một giờ sau, nó bỏ lại con đường rải nhựa bóng loáng như dòng sông giữa hai bờ phố xá, rẽ theo một con đường đất băng qua cánh đồng như một con đê, hai bên mướt xanh cỏ chỉ. Chiếc xe chợt giảm tốc độ, chạy êm trên mặt đường cát pha khi gặp vài bóng trẻ vắt vẻo lưng trâu đọc sách. Trái tim anh chợt nhói đau. Vẫn còn tươi nguyên đấy mà. Tươi nguyên buổi anh và Hằng gặp nhau lần đầu ở đây. Hằng ngồi lưng trâu, ngửa mặt dõi theo một cánh diều xa lắc, chiếc mũ lá như một vành trăng treo toòng teng sau gáy. Anh lúc đó cũng chỉ là cậu học sinh cấp ba trường huyện đi học về, không hiểu sao lại bỏ cả sách vở xuống vệ cỏ và moi đất sét bờ đê nặn lại cái giây khắc sinh động ấy. Khi cô bé phát hiện ra, liền nhảy khỏi lưng trâu chạy đến. Đôi mắt tròn to và đen láy cứ hau háu nhìn cái khối đất sét trong tay anh đang dần biến thành con trâu và một cô bé vắt vẻo trên lưng ngước nhìn bầu trời với đôi mắt mơ mộng. Ô, khéo quá! Đẹp quá?. Cô bé khẽ reo lên. “Anh nặn.,.. ai rứa?. Em đó!. Rứa à. Cho em hỉ?. Cô bé thẩn thờ bẽn lẽn và xấu hổ quay mặt đi, đôi bím tóc vàng hoe rơi trong chiếc mũ lá vẫn toòng teng sau vai, khuôn mặt rám nắng chợt ngời lên bởi đôi môi nở nụ cười và đôi mắt cũng nheo cười. Tặng em đó, anh nói và chìa pho tượng đất sét vừa mới hoàn thành về phía cô bé. Em mừng quá. Em cảm ơn anh. Cô bé có món quà quá bất ngờ, ngoài mong ước, nên líu cả lưỡi. Anh không ngờ cái tượng đất sét trong buổi chiều xanh ấy lại như một định mệnh mang đến cho anh biết bao hạnh phúc và đau đớn khôn nguôi...
Chiếc xe rẽ vào làng, ngoằn ngoèo một lúc trên những con đường quê, giữa những khu vườn cam mít níu cành sang nhau, cuối cùng nó dừng lại trước một con ngõ có cánh cổng tre đóng khép ở rìa làng. Đó là ngôi nhà của cha mẹ anh. Mảnh vườn đất cát, xuôi thoai thoải ra phía ruộng lúa; nửa thấp loi thoi những ngọn rau lang hoe vàng vì thiếu phân và bàn tay con người chăm sóc, hàng tre làm bờ rào cũng còi cọc xơ xác can trường chắn gió; nửa cao có một gốc bưởi, vài gốc cam, còn lại là mãng cầu đang mùa ra trái. Thật lạ cây cỏ muôn đời cứ lặng thầm rút ruột để làm nên những mùa màng cho con người dù từ lâu con người bỏ rơi chúng. Anh ngẩng đầu lên, cây đào roi đã toa? bóng một góc sân nhà. Đây là cây đào được chiết từ cây đào nhà Hằng. Bố Hằng bảo giống cây này chịu được đất cát; ông biếu anh ngày anh đến vô tình khi đang tìm những pho tượng cổ của chùa Đồng Dương bị tản mác trong dân sau chiến tranh. Nhà Hằng không giữ pho tượng nào của chùa, nhưng lại giữ cái tượng đất sét cô bé cưỡi trâu của anh. Nó được đặt cạnh cửa sổ trên chiếc bàn học của Hằng. Pho tượng trơn bóng mồ hôi, chứng tỏ nó được chủ nhân nâng chiều hàng ngày. Anh đứng lặng thở gấp, một cảm giác mạnh không gọi thành tên trào dâng lồng ngực. Anh chợt nhớ ra, bây giờ Hằng đã là nữ sinh trung học rồi còn gì? Đấy là dịp mùa hạ, khi anh đang học năm thứ hai của trường Mỹ thuật. Sau này, khi hai người yêu nhau thắm thiết, anh cho rằng, đó là do thần linh run rủi, để anh tìm được cô bé chăn trâu buổi ấy.
Anh đã có những năm tháng hạnh phúc nhất trong phần đời trai trẻ của mình. Thầy giáo của anh thường đem theo anh trong những công trình tượng đài của ông. Ông đối xử với anh như người cộng sự đắc lực; và anh hiểu rằng, đó là cách ông giúp đỡ người học trò cưng của mình. Số tiền tích cóp từ thực hiện các công trình và từ bán tác phẩm cho một bảo tàng địa phương, đã cho anh mua được một chiếc xe máy, loại nồi đồng cối đá, giúp anh vượt quãng đường hai trăm cây số về thăm người yêu hàng tháng.
Khu vườn này đã đôi lần đón Hằng đến chơi. Và ngôi nhà này cũng đã có ba ngày Hằng về làm dâu. Đó là lúc cha anh mất, nàng đang học năm thứ hai ở trường sư phạm, đã đón xe chạy về suốt đêm. Từ ngày anh lấy vợ, rồi sinh con, mẹ anh theo vào thị xã bế cháu, ngôi nhà khoá lại trong hoang vắng. Anh định mở cửa vào nhà, nhưng chợt nhớ ra là mình không đem theo chìa khoá. Mệt mỏi, anh ngồi bệt xuống bậc tam cấp phủ bụi. Bức điện của Hằng nói gì? Nàng đang ở đâu, nhà mẹ hay nhà chồng? Anh thấy bứt rứt trong lòng, mọi cái cứ mù mờ và rối rắm, không biết phải bắt đầu từ đâu.
Mấy chú kiến nhót chẳng hiểu gì về ý nghĩ của anh, liền đốt vào kẽ chân đau nhói. Anh đưa mắt nhìn xuống và bắt gặp mấy mẩu tàn thuốc vương vãi trên đất. Hẳn mấy ông anh rể của anh có ghé về, và không vào nhà được, đành ngồi đây hút thuốc. Không hiểu sao, khi chờ đợi, người ta hay hút thuốc? Đó có phải là một sơ hở của đàn ông? Ngày xưa anh có một người bạn thân; anh bạn thường vượt hàng chục cây số về thăm người yêu bất thường. Và anh ta lẳng lặng nhặt dưới gầm bàn gầm ghế những mẩu tàn thuốc chưa kịp quét, đặt gọn lên một tờ giấy trắng. Cô người yêu thấy vậy tái mặt.
Không ngờ sau này, khi Hằng học năm thứ ba, anh từ quê đánh đường vào thăm nàng, bị một vố còn đau hơn thế... Anh đi suốt đêm thứ bảy, rạng sáng chủ nhật thì đến được chỗ Hằng. Trời mùa đông giá buốt nhưng anh chẳng thấy lạnh gì cả. Nàng còn ngủ saỵ Đây là một gian nhà được ngăn ra cho thuê của một bà cụ độc thân hiền lành và tốt bụng: Muốn để người yêu ngủ thêm chút nữa, anh ngồi chờ trước thềm. Bảy giờ sáng nàng vẫn chưa tỉnh giấc, anh đứng dậy đi bách bộ quanh khu vườn, và đến gần cửa sổ nơi nàng kê giường ngủ. Cỏ vừa bị giẫm nát một vùng dưới chân, trên đó vương vãi bao nhiêu là tàn thuốc. Anh cúi nhặt kỳ hết và quay lại gõ vào cửa chính. Hằng mở cửa cho anh với mái tóc rối bù, đôi mắt đỏ kè thiếu ngủ và bộ đồ ngủ nhăn nhúm. Thoáng chút ngỡ ngàng, thoáng chút lo âu và cả vẻ mừng rỡ cùng lúc hiện trên khuôn mặt nàng. Anh lặng lẽ đặt vốc tàn thuốc xuống mặt bàn, không nói lời nào. Anh Thắng đó. Có lẽ nhìn thấy ánh mắt đau buồn và hờn giận của anh, lát sau Hằng điềm tĩnh nói. Anh Thắng học năm cuối ở bên trường ỵ Em đã đóng kín cửa không cho vào, thế mà anh ấy cứ ngồi suốt đêm dưới cửa sổ. Rồi về khuya thì... bật khóc. Anh ấy khóc rất lâu.... Em vẫn không mở cửa cho anh ta chứ? “, không kìm được, anh buột miệng. Nàng cúi đầu xoắn vặn các đốt ngón tay, nước mắt lưng tròng. Em... không chịu nổi đàn ông khóc.... Anh thấy trời đất tối sầm, tai ù đặc. Anh lên xe bỏ đi, vẩn vơ ghé vào ký túc xá thăm mấy cô bạn cùng phòng của Hằng, hồi Hằng chưa thuê chỗ ở riêng. Tại đây anh cũng không tin ở mắt mình nữa, mỗi chiếc giường tầng đều có ri đô vây bốn phía, như những tổ kén. Và trong mỗi tổ ấy là tiếng rúc rích của một đôi uyên ương nào đó. Xấu hổ cho mình, anh vội vã lên xe phóng đi như một kẻ lạc loài. Cách nhau năm, bảy tuổi, nghĩa là cách nhau năm, bảy năm, mà anh và Hằng, và họ nữa, đã thành hai thế hệ, hai thời đại khác nhau ư? Về sau, anh biết thêm rằng, Thắng là con trai cưng vị giám đốc giàu có của một công ty xây dựng lớn ở miền Trung này... Dẫu sao vẫn là chuyện cũ, vấn đề bây giờ là phải đi tìm Hằng. Không dưng nàng điện cho anh?
Nhà cha mẹ Hằng mọi cái vẫn như hồi anh lui tới. Nhà gỗ, mái lợp ngói, tường gạch cũ kỹ. Trong vườn hầu hết là mãng cầu đã già, trái thưa và nhỏ. Anh để xe dưới bóng cây đào roi tán che một góc sân. Nhà vắng hoe vắng hoắt, cửa rả vẫn mở ngỏ. Anh bần thần ngồi xuống bộ bàn ghế uống nước kê ở gian giữa. Tại đây, anh cũng có một kỷ niệm buồn...
Chuyện Thắng rồi cũng quạ Cậu chàng chẳng hề rơi một giọt nước mắt bước ra khỏi cuộc đời Hằng khi cầm mảnh bằng tốt nghiệp đi vào một thành phố phương Nam. Không hiểu sao lúc ấy anh lại thấy thương Hằng quá đỗi. Anh hình dung nàng vô cùng đau đớn, tủi hổ vì bị phản bội, bị bỏ rơi. Công việc ngoài này tạm ổn, anh tranh thủ phóng xe vào thăm nàng, với ý nghĩ làm chỗ tựa đỡ cho nàng qua khỏi cơn sốc. Cũng là một sáng chủ nhật, anh không quên mua mấy bông hồng đỏ thắm, thứ hoa Hằng yêu thích. Lòng anh cũng tươi rói như hoa. Nhưng đón anh từ ngoài ngõ, đúng hơn là giữ chân anh từ ngoài ngõ, là bà cụ chủ nhà._ Mệ tính răng chủ nhật ni con cũng vô, nên chờ ở đây. Tội nghiệp con. Thôi chừ con đừng vô đó nữa!” “Ai trong nớ rứa mệ?. Nghe nó gọi tên Long, làm chi đó ở sân bay.... "Anh ta đến khi mô, mệ?. “Hồi hôm tới chừ. Cả hai ngủ chưa dậý. Anh liếc xéo vào cánh cửa đóng kín, máu trong người sôi lên. "Mệ lạy con. Con là người tốt, con đừng vô đó nữa!. Bà cụ khẩn khoản một cách tội nghiệp. Anh muốn nhìn xem cái gã Long đó mặt ngang mũi dọc ra sao, mà khiến Hằng..., nhưng anh đã nghe lời bà cụ. Quả thật lần ấy mà chạm nhau, không biết rồi sự thể sẽ ra sao.
Sự việc rồi cũng không tránh khỏi, có điều nó đã xảy ra tại nhà Hằng, ngay chỗ anh đang ngồi đây, có cả cha mẹ nàng. Thực sự lúc chiều anh đã ghé đến đây, mang chai rượu gói trà cúng ngày Tết như mọi chàng rể trong làng. Gia đình đi vắng. Anh đặt lễ vật lên bàn thờ và đi ngang căn buồng người yêu. Với anh, chỉ nhìn thoáng căn buồng của nàng, cũng như đã được gặp nàng. Có thể vài hôm nữa Hằng mới được nghỉ Tết. Nhưng anh đã nhầm. Hằng đã nghỉ Tết từ lúc nào, và suýt nữa thì anh không biết giấu mặt vào đâu. Trong buồng, Hằng và một người đàn ông đang thì thầm rúc rích. Anh quên cả bực dọc, nhón chân rút lui êm thấm, như thể sợ người ta bắt quả tang rình rập chuyện người khác. Nhưng khi trở về, anh đã không chịu nổi sự đau khổ ê chề; muốn gào lên, thét lên hay phá phách một cái gì đó, mà không sao làm được. Có những nỗi đau mà chỉ mình mình biết, một mình mình hay.
Đêm, anh đùng đùng phóng xe đến nhà Hằng. ánh điện toa? sáng cả gian nhà và bộ bàn ghế bốn người đang trò chuyện. Bên trái là cha mẹ Hằng, bên phải là Hằng và một gã đàn ông vậm vạp, tóc rẽ giữa, mũi tẹt, cằm bạnh, để ria con kiến. Anh bước thẳng vào nhà, cất tiếng chào chung. Có lẽ bộ dạng và sắc mặt cố kìm nén cơn giận của anh trông khó coi lắm, khiến cho cha mẹ Hằng bối rối, ngồi co dịch vào trong, chừa ra một khoảng trống trên chiếc ghế dài. Chào anh Đình, anh ngồi chơi uống nước; Hằng nhanh miệng lên tiếng, cố giữ vẻ bình thường, Đây là anh Long.... Nàng chưa nói hết câu, Long đã vòng tay qua vai khẽ vít người nàng vào sát mình, cử chỉ tỏ rõ quyền sở hữu của anh ta đối với Hằng. Không nén nổi, anh đi đến bên Hằng, kéo tay nàng bước ra giữa nhà, hướng về phía cha mẹ nàng, nói lạc cả giọng: Thưa hai bác, xin cho cháu nói có ba mặt một lời.... Anh dừng lại nửa giây để trấn tĩnh. Hằng, em nói đi. Em yêu anh, hay yêu anh ta?, anh nói và hất hàm về phía Long. Gã ta gần như không đếm xỉa đến anh, ngồi cười mỉm vẻ đắc thắng. Cả nhà lặng đi. Cha mẹ Hằng vốn ốm o giờ xanh rớt, lúng túng đưa mắt nhìn nhau và nhìn con gái; còn nàng thì cúi mặt. Lập tức anh quay gót, đi những bước dứt khoát ra cửa. Hằng lao theo giằng anh lại giữa sân, gục mặt vào ngực anh khóc nức nở. Anh cảm nhận được cái ôm thắm thiết, dòng nước mắt thấm nóng lồng ngực trai trẻ của mình. Nhưng trái tim quá nhiều thương tổn của anh khó chấp nhận hành vi đó của nàng...
Anh bỗng nhiên thấy chột dạ. Có điều gì hệ trọng với Hằng chăng? Anh lấy vợ, Hằng lấy chồng, từ bấy đến nay không liên hệ gì với nhau nữa, sao bỗng dưng nàng điện cho anh? Thoạt đầu thì anh nghĩ rằng, cũng như anh, nàng đã không thể quên được mối tình đầu đầy hạnh phúc và đau khổ, nhưng giờ thì anh đồ rằng, có một biến cố bất thường nào đó đang đến với Hằng, và anh là người nàng muốn cho biết trước. Nhưng biến cố ấy là gì? Mà cha mẹ nàng đi đâu, cửa nhà lạnh tanh?
Linh tính điều chẳng lành, anh phóng xe vào bệnh viện. Không có bệnh nhân nào tên Hằng cả. Anh lao ra đường cái, định ghé vào bưu điện thị trấn, nơi đã đánh đi bức điện cho anh, nhưng không hiểu sao chiếc xe lại chạy theo con đường ra phía nghĩa địa. Nó chạy hồng hộc giữa các dãy mồ mả san sát, đến bên một ngôi mộ cát đắp còn tươi rói. Anh quẳng chiếc xe xuống mặt đường và rên lên một tiếng: Hằng!. Anh lao đến, ôm choàng lấy tấm bia đá còn tươi vết đục vào lồng ngực, nước mắt trào ra, đau đớn. Sao lại thế này, Hằng?
Lúc sau, anh buông tấm bia, đưa tay từ từ vuốt khẽ lên dòng chữ khắc tên nàng, lên gương mặt e lệ đầy nữ tính trong tấm hình gắn chìm vào trong đá. Anh cũng có tấm ảnh này; nó được chụp khi nàng học năm thứ nhất ở trường đại học. Anh gục xuống, khuôn mặt chạm vào mặt nàng, đôi môi chạm vào môi nàng, và toàn thân như tan biến, không còn gì hiện hữu trên đời. Đây là nụ hôn đầu tiên của hai người kể từ khi yêu nhau. Với anh, tình yêu thiêng liêng và cao khiết nhường nào, thiêng liêng từ nụ hôn, từ cái cầm tay, từ sự đụng chạm thoáng qua của thể xác... Thế mà nàng chẳng để ý gì đến sự nâng niu, gìn giữ và tôn thờ đến đau đớn của anh, lại hào phóng ban phát? Đấy là nỗi khổ tâm khôn cùng, nỗi nhức buốt, tê tái âm thầm mà không ai xẻ chia cùng anh. Nó thành trở ngại lớn nhất, như một ngọn núi lừng lững chắn ngang trước mặt, khiến anh không sao vượt qua nổi khi bước tới hôn nhân với Hằng.
Khổ tâm nhất khi nàng tốt nghiệp trở về, không hề vướng bận một cuộc tình cỏn con nào ở trường đại học; cả Thắng, cả Long, như thể hai con người ấy chưa từng có mặt trong cuộc đời nàng. Hằng nhảy xe giữa đường, tìm vào chỗ làm việc của anh. Cả cơ quan đón Hằng như đón nàng dâu yêu quý nhất. Mọi người vây lấy nàng, rót nước cho nàng, mời nàng ngồi gần chỗ luồng gió của chiếc quạt trần, nói những lời có cánh về anh cho nàng nghe. Các chị Ở bộ phận văn phòng ngồi sát phía nàng như thể che chở, nâng đôi tay với những ngón búp măng của nàng, vén mái tóc đen và dày cắt ngang vai như thiếu nữ của nàng, âu yếm và chăm chút như đứa em út non dại của mình. Các đấng mày râu thì lén giẫm vào chân anh, hay kín đáo véo vào mạng sườn anh ý tứ: Đã hỉ!. Còn nàng ngồi đấy, khuôn mặt hơi cúi nghiêng, thẹn thùng và e lệ, đôi mắt nheo cười, đôi môi cũng hé cười. Cả con người nàng toát lên vẻ ngây thơ và trong trắng vô ngần, trong trắng đến nỗi anh cũng run lên, ngây ngốt đến tức cả lồng ngực.
Cơ quan cho anh nghỉ mấy hôm đưa Hằng ra quê, với dụng ý để anh bàn chuyện cưới hỏi luôn thể. Nhưng ngay đêm đó anh đã trào vô, không ở lại với Hằng, dù nàng đã thổ lộ mọi nỗi yêu thương chứa chất bấy lâu dành cho anh. Năm, bảy tháng, rồi một năm trôi qua, đám cưới vẫn không xảy ra. Trong cơ quan không ai hay biết điều gì, duy chỉ một lần không giữ được, anh đã ấp úng xa gần mấy câu với thủ trưởng mình. Ngày hôm sau không hiểu sao ông gọi anh vào phòng, vẻ mặt cũng đau khổ, hốc hác chẳng kém gì anh, nói nhỏ rằng không thể bỏ qua được sao, rằng ngay Nguyễn Du cách ta ba trăm năm cũng đã nói Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường đấy thôi?... Lại một lần nữa trái tim anh rớm máu. Anh vật vã giữa tình yêu đốt cháy lồng ngực với mặc cảm của một người đàn ông bị cắm sừng ngay trước cửa ngõ của hôn lễ...
Rất may là Bình đã xuất hiện, giải thoát cho anh khỏi tình trạng sống dở chết dở. Anh cưới Bình. Một năm sau có thằng cu Đá. Đấy là sự lựa chọn của anh. Và anh cảm thấy hạnh phúc. Nhưng không sao anh dứt ra được khỏi Hằng. Hình bóng Hằng đã in quá sâu, quá đậm vào cuộc đời anh tự bao giờ, ngỡ như trong máu thịt anh đã có nàng, khiến cho ở chỗ nào anh cũng gặp nàng. Một cánh diều hoàng hôn, một bóng trâu gặm cỏ bờ đê là anh lập tức có Hằng bên cạnh, nụ cười e lệ. Một cơn mưa ngược chiều ném những hạt nước vào mặt là anh thấy sau xe mình có Hằng ngồi nép mình co rọ Một đám cỏ chông khô ráp bên đồi làm anh nhớ ánh trăng chảy lóng lánh trên tấm ni lông Hằng trải và hai người ngồi tựa lưng vào nhau… Bỗng anh giật mình. Tiếng xẻng xúc cát xoàn xoạt ngay sau lưng anh, khiến anh bừng tỉnh cơn mê mộng về Hằng. Người đàn ông tuổi ngoài năm mươi, dáng vẻ nông dân, đang mở cửa mả. Tục quê anh khi chôn người chết, quanh nấm mộ, cách tâm độ mét rưỡi, người ta đắp một bờ đất hình bầu dục khép kín. Được ba ngày, có một cái lễ được gọi là lễ mở cửa mả; cái bờ đất hình bầu dục ấy được đào đi một quãng độ năm, sáu tấc về phía chân người nằm, tượng trưng cho cái cửa đi về của người dưới mộ. Khi đó người chết mới được tự do ra vào ngôi nhà của mình.
Người nông dân bắt chuyện: Xin lỗi, chú là.... Dạ, cháu là giáo viên cùng trường với Hằng. Anh trả lời lúng túng, hơi chột dạ vì không biết ông ta đến đây tự lúc nào? Người nông dân vẫn hồn nhiên như chính cuộc đời của mình: Chú coi, cô giáo Hằng xinh đẹp nước nớ, trong trắng thế nớ, mà gặp phải anh chồng vũ phu! Từ khi vợ chồng về làm nhà ở cạnh nhà tui, không ngày mô là cô giáo Hằng không bị đánh đập, chửi mắng. Thiệt tội. Mi là con hồ ly tinh. Mi lấy tau là mi đem cái xác phàm về cho tau, còn tâm hồn, đầu óc mi để ở chỗ hắn cả rồi. Là anh chồng ám chỉ cái anh hoa. sĩ mô đó, chú. Nghe nói họ yêu nhau từ thuở chăn trâu cắt cỏ lận! Anh ấy còn làm cái tượng tặng cô giáo Hằng, và cô giáo Hằng giữ nó như giữ báu vật. Nhật ký ghi hết. Mấy cuốn liền. Anh chồng tức lộn ruột, mấy lần vác búa định đập cái tượng, nhưng cô giáo Hằng giữ chặt. Anh mà đập pho tượng ấy, là tui chết luôn! Cô giáo Hằng bảo thế. Tuần trước cô giáo Hằng lên lớp, trở về thì cái tượng đã bị đập vụn, chỉ còn là đống vụn đất sét ở trên bàn... Anh thấy bải hoải cả chân tay, đầu óc mụ mận, ý nghĩ rối bời quên cả hỏi xem Hằng mất như thế nào. Người nông dân tay vẫn xúc cát đắp thành cái cửa của ngôi nhà người chết, miệng vẫn theo cái mạch chuyện nói dở: “Cha mẹ cô giáo Hằng thương con đứt ruột, đau đớn vật vã khóc than. Lúc đó tui mới biết chuyện lạ. Thời buổi ni mà có người đi học đại học, không những cha mẹ không có tiền chu cấp, lại còn gửi tiền về lo thuốc thang, giúp đỡ cha mẹ đau yếu ở nhà. Giỏi như rứa, chỉ một cô giáo Hằng thôi, chú ạ”… Không chịu nổi thêm nữa những câu chuyện về Hằng, anh liền cáo từ người nông dân ra đi, nghe buốt xót tận tầng sâu lồng ngực. Hằng ơi, anh đã không hiểu hết tình yêu của em!
Chiếc xe lại chạy lồng lên như ngựa điên, đưa anh đi trong cơn vật vã mộng du, xế chiều nó dừng lại một quán cóc bên đường, anh không biết chỗ ấy là đâu. Có điều rượu làng cát Võ Xá trong vắt và cay nồng thì anh biết. Anh uống như uống nước, nhưng cơn khát càng khô cháy và cơn đau càng thêm buốt nhói. Trời cuối hạ xanh hun hút và dòng Nhật Lệ vỗ khôn nguôi vào kè đá những âm thanh hờn dỗi lạ lùng. Có thể không phải sóng hờn dỗi mà chính anh đang hờn dỗi. Anh hờn dỗi số phận nghiệt ngã, anh hờn dỗi nàng, hay anh hờn dỗi anh?
Phố xá lên đèn từ lúc nào không haỵ Con ngựa sắt trung thành khó nhọc đưa anh rẽ vào con đường đất mới mở còn lổn nhổn gạch đá. Không biết chiếc xe dìu anh đi, hay anh dìu chiếc xe. Chợt nhiên bánh xe chạm vào một cánh cổng làm bằng lưới mắt cáo, và cả hai đổ kềnh trên đất… Khi tỉnh dậy, anh đã thấy mình nằm trên giường. Bên cạnh anh, Bình bế thằng cu Đá ngồi im. Nét mặt Bình đang căng thẳng, lo âu chợt sáng bừng, rạng rỡ. Ôi, may quá, anh tỉnh rồi! Ba tỉnh rồi con ơi!. Nàng mừng cuống lên như thể anh vừa chết sống lại. Đêm qua anh say quá, cả người và xe bổ nghiêng trước cổng nhà mình.
Thằng cu Đá thấy anh mở mắt, nó đưa cả hai tay hai chân vùng vẫy, bơi bơi về phía anh, miệng toe toét cười, phô bốn răng sữa mới mọc trắng bóng...
Dòng Sông Chảy Mãi Dòng Sông Chảy Mãi - Sưu Tầm