Làm tốt thì tốt hơn là nói giỏi.

Benlamin Franklin

 
 
 
 
 
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 298 / 0
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
ạn chắc chắn đã để lại một ấn tượng tốt trong buổi phỏng vấn đầu tiên, thì bây giờ cơ hội tiến tới sự thành công đang rất gần chỉ cần bạn làm tăng thêm những ấn tượng tốt đó hơn ban đầu trong cuộc phỏng vấn lần hai này.
Cuộc phỏng vấn đầu tiên chủ yếu để tiếp thị cho bản thân, mục đích để nhà tuyển dụng nhận thấy được những nét đặt biệt của bạn trong hàng trăm ứng viên khác. Hầu như cuộc phỏng vấn đầu tiên đều xác định rõ bạn có thể phù hợp với vị trí ấy hay không. Cuộc phỏng vấn lần hai chủ yếu để xem xét sự hăng hái nhiệt tình của bạn trong công việc và làm thế nào để bạn hòa hợp với văn hóa của công ty.
Cuộc phỏng vấn lần hai, nhà tuyển dụng sẽ tìm hiểu sâu hơn về trình độ và năng lực của bạn, sẽ có nhiều khó khăn và một số câu hỏi làm bạn phải tư duy nhiều hơn so với lần phỏng vấn đầu. Tất cả những nguyên tắc của lần phỏng vấn đầu vẫn được áp dụng nhưng quan trọng là để tìm kiếm những hiểu biết của bạn về công ty họ và về công việc mà bạn xin ứng tuyển.
Cuộc phỏng vấn lần hai cũng là một cơ hội để người trực tiếp giám sát và quản lý công việc tương lai của bạn định giá về bạn, họ quan sát kỹ hơn về những thông tin mới mà bạn cung cấp có lợi ích cho họ hay không. Đó cũng là lúc họ đo lường sự phản ứng của bạn và những đối thủ cạnh tranh với bạn. Vì vậy bạn cần phải hết sức tinh tế và thông minh trong mọi tình huống, thể hiện sự nhiệt tình, lòng đam mê với công việc.
Sau đây là một số lời khuyên giúp bạn thành công trong buổi phỏng vấn lần hai:
1. Cung cấp những thông tin mới. Nếu bạn đã nói về kinh nghiệm và những thành tích của bạn trong cuộc phỏng vấn đầu, thì trong cuộc phỏng vấn lần hai này bạn không thể nói lại những điều đó nữa mà hãy trình bày ngắn gọn về những ý tưởng của bạn. Bạn muốn qua cuộc phỏng vấn này nhà tuyển dụng hiểu biết nhiều về bạn, cũng như bạn muốn học hỏi nhiều về công ty họ. Không những bạn cung cấp những thông tin từ bạn cho họ mà còn phải biết đặt ra những câu hỏi về công ty của họ, thể hiện sự quan tâm của bạn đối với công việc ấy.
2. Đưa ra những thí dụ tiêu biểu về những thành tích mà bạn đã đạt được. Đây có thể là nét đặt biệt, tiêu biểu đem lại hiệu quả nếu bạn khám khá thêm nhiều thông tin mới về bạn. Chẳng hạn, trong cuộc phỏng vấn ban đầu bạn đã nói về những thành quả của bạn mà người quản lý trước đã công nhận cho bạn, thì bây giờ bạn hãy nói chi tiết một vài kết quả công việc trước đây của bạn, những kết quả đã đem lại cho bạn sự nổi tiếng và lòng tin cậy.
3. Hỏi một số câu hỏi đặc biệt. Hỏi những câu hỏi thể hiện sự am hiểu của bạn đối với lĩnh vực chuyên môn trong công việc. Thể hiện chiều sâu trong câu hỏi và sự tinh tế, nhạy bén của bạn.
4. Trình bày những khám phá mới của bạn. Trước cuộc phỏng vấn lần hai, bạn nên học hỏi và nghiên cứu càng nhiều về công việc và những hoạt động, sản xuất, những nguyên tắc quản lý cơ bản, về văn hóa của công ty họ. Hãy để cuộc phỏng vấn này là nơi để bạn trình bày thành thật niềm đam mê và yêu thích công việc ấy. Những người phỏng vấn bạn cũng sẽ tìm kiếm từ bạn để làm tăng thêm vốn hiểu biết về công ty và vị trí cho công việc bạn đang phỏng vấn.
5. Có nhiều công ty sử dụng IQ bằng những bài tests để kiểm tra năng khiếu và nhân cách của bạn.
6. Cuối buổi phỏng vấn là lúc thích hợp để bạn hỏi một số câu hỏi về luật lệ riêng của công ty và về mức lương.
HRvietnam
Điều gì sẽ xảy ra trong cuộc phỏng vấn lần hai? Điều gì sẽ xảy ra trong cuộc phỏng vấn lần hai? - Cẩm Nang Nghề Nghiệp