Điều tôi quan tâm không phải là bạn đã thắng hay thua, mà là bạn có sẵn sàng đón nhận thất bại hay không.

Abraham Lincohn

 
 
 
 
 
Tác giả: Vũ Văn Sang
Thể loại: Truyện Ngắn
Biên tập: Vũ Văn Sang
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1032 / 0
Cập nhật: 2015-07-02 06:31:46 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
nh là bạn đồng nghiệp, người mà tôi rất ngưỡng mộ về sức đọc. Năm nay anh ngoài bốn mươi tuổi nhưng hầu như vấn đề gì anh cũng biết. Trong công việc cũng vậy, anh cũng nắm rõ chi tiết và làm chuẩn chỉnh mọi thứ. Anh tâm sự, chỉ có duy nhất là anh chưa đọc được sách nhà Phật, vì nó khó hiểu quá.
Tôi thì ngược lại, bản chất là một người lười đọc sách, học kém các môn. Nếu đem so với anh thì sự đam mê đọc sách cũng như sự hiểu biết, tôi chỉ như hạt cát, mà anh là cả chậu cát. Biết là không nên như vậy, vì theo kinh mười kiết sử, một kinh nói về mười thói quen của tâm trói buộc chi phối cách hành xử, cách sống của ta thì việc so sánh đó gọi là “mạn”. Ba kiết sử trói buộc hành xử của tâm đầu là “Thân kiến” hay còn gọi là sự ích kỷ của bản thân, hai là “Hoài nghi” về Phật-Pháp-Tăng, và ba là “Giới cấm thủ” người hay có những thành kiến, định kiến cố chấp, cứng nhắc. Riêng chỉ cần bỏ được ba kiết sử này là người “tu sửa” tâm đã dự vào hàng “Tu-đà-hoàn”. Chúng ta có thể vào youtube, kênh Sen Hồng và gõ vào đó nội dung “Kinh mười kiết sử” để tìm hiểu sâu và rõ hơn về mười kiết sử này.
Kiết sử sâu đậm nhất khiến con người luân hồi sinh tử là “vô minh”. Luân hồi sinh tử ở đây chúng ta có thể hiểu là “hết khổ đau này rồi qua khổ đau khác”. Chỉ cần trong vài phút đồng hồ, chúng ta cũng có thể luân hồi sinh tử nhiều lần.
Trở về với việc so sánh với người anh đồng nghiệp, khi so sánh ta bị kiết sử “mạn” chi phối. Thấy hơn cũng là mạn, thấy kém cũng là mạn mà thấy bằng cũng là mạn. Chúng ta thường nói “Anh ấy làm được,tại sao tôi không làm được?” đây cũng đích thị là mạn. Để hiểu được điều này chúng ta phải cần hiểu giáo lý duyên sinh tức là vạn vật đều nương vào nhau mà có. Cũng như trái táo có vì nắng có, mây có, gió có… người trồng táo có v.v…Trái táo không thể có nếu thiếu đi một nhân duyên trong đó. Cũng như vậy “bạn có mặt vì tôi có mặt”, “bạn có mặt vì nắng có mặt”….tất cả đều có mối liên hệ mật thiết tới nhau, hay nói cách khác chúng ta là một, anh mà đau khổ thì tôi cũng khổ đau. Nếu chúng ta so sánh, phân biệt thì đó chính là kiết sử mạn.
Cách đây vài năm, một lần anh bảo tôi, “Nếu đạo Phật hay như thế, trí tuệ như thế, tuyệt vời như thế, yêu thương từ bi như thế, lại có sớm hơn cả. Vậy tại sao số lượng người theo lại ít như vậy?”. Tôi nghe câu hỏi rất hay, rất hợp lý mà không biết trả lời sao. Giá mà hồi đó tôi nghe được bài pháp Thầy giảng về “Cỏ và lúa” thì tôi sẽ trả lời được câu hỏi ấy.
Trong bài pháp “Cỏ và lúa”, tôi được biết rằng một thời Đức Phật còn tại thế, cùng tăng chúng đi ngang qua một tòa tháp bỏ hoang. Nơi đây có một ông lão chăm chỉ quét dọn khu phế tích mà dường như không để ý sự có mặt của ai, thậm chí cả Đức Phật Thích Ca một người ngời sáng oai nghi trầm hùng thu hút biết bao ánh nhìn như thế cũng không khiến ông lão có một sự để ý chứ đừng nói tới một cái xá chào. Thấy lạ, mọi người hỏi, Đức Phật đáp: “Tòa tháp này thờ Đức Phật Ca Diếp, một trong các Đức Phật trước kia. Ông lão này là người chăm sóc nơi đây, vì quá yêu quý tưởng nhớ tới Đức Phật Ca Diếp nên đã không chú ý tới xung quanh nữa.”
Qua một tình tiết nhỏ, ta hiểu rằng vạn vật trên đời đều tuân theo luật vô thường, thành trụ hoại diệt. Mọi thứ đều nương vào nhau hình thành, phát triển, tàn hoại rồi tan biến. Ngay cả giáo pháp của Đức Phật cũng vậy. Nếu không biết bảo vệ, gìn giữ, phát triển thì không sớm thì muộn hình ảnh những khu phế tích, hay ông lão già nua sớm được tái hiện.
Cây lúa quan trọng là thế, tốt là thế, rất cần là thế nhưng mất rất nhiều công sức mới có được. Ngược lại đám cỏ hoang dại, chẳng mất công chăm sóc lại tự do phát triển tràn ngập khắp nơi.
Trong mỗi mảnh đất tâm của chúng ta cũng có sẵn các hạt giống của thương yêu, từ bi, hiểu biết nhưng nó lại nằm sâu ở bè mặt dưới. Toàn bộ phía trên là những hạt giống ích kỷ, tham lam, sân hận, đố kị, hơn thua, ganh ghét. Chỉ cần một chút tưởi tẩm không lành mạnh là một vườn hoang cỏ dại tràn ngập. Cái gì quý thì hiếm cõ lẽ là thế. Vấn đề chúng ta có dám nhìn thẳng và cày xới lại khu vườn của mình hay không?
Cỏ Và Lúa Cỏ Và Lúa - Vũ Văn Sang