What holy cities are to nomadic tribes - a symbol of race and a bond of union - great books are to the wandering souls of men: they are the Meccas of the mind.

G.E. Woodberry

 
 
 
 
 
Tác giả: Sưu Tầm
Thể loại: Truyện Ngắn
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 393 / 0
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
uyển sách đầu tiên cô viết ra đều dựa những truyện cô lấy từ đề tài gia đình cô. Nên viết nhanh, viết dễ, rồi để yên một chỗ. Cô không dám đưa cho nhà in, nhà xuất bản nào vì chưa tin vào thực lực, e sơ hở người đọc sẽ cười.
Tình cờ con bạn thấy được, một hai đòi mượn xem. Cô nhất định không cho. Nó năn nỉ mãi, cô lấy cớ của một người gởi giữ dùm, đưa nó xem lỡ bị thất lạc hay rách của tác giả, phiền chết. Vậy rồi con bạn òn ỉ riết, cô cũng xuôi, dặn đi dặn lại cặn kẽ: chỉ mày coi thôi, rồi trả, đừng chuyền tay cho ai.
Con bạn hứa đủ điều. Đọc suốt một đêm rồi trả. Tưởng là con nhỏ chê lời văn lủng củng, cốt truyện không hay, ai dè con bạn khen lấy khen để. Con nhỏ rêu rao truyện hay quá, nên suốt đêm đọc một mạch hết trơn. Nó còn khoe có đưa cho chú nó coi, ông ấy biểu hỏi tác giả có ưng thì ông in cho. Giá bán chia tứ lục. Cô không rành chuyện in ấn và tiền bản quyền nên ngần ngừ.
Nghĩ đi nghĩ lại, người viết cần phổ biến tâm tư của mình cho nhiều người biết và đọc càng hay. Còn chuyện tiền nong hay tiếng tăm thì từ từ sẽ tới nên cô giả bộ nói với con bạn để hỏi ý tác giả rồi trả lời.
Mấy bữa sau cô đưa bản thảo cho con bạn để giao cho chú nó in dùm. Quyển sách trao ra, mọi việc khoán cho chú con bạn lo hết, từ khâu phát hành, đóng gói và chuyển đi gởi bán các nơi. Không dè báo chí bàn tán lùm xùm, kẻ khen, người chê, mỗi người mỗi vẻ.
Chỗ phê bình về câu văn lời viết, chỗ bàn đến nội dung. Chỗ đoán già đoán non tác giả thế này thế nọ. Dăm bậc đàn anh lại chẻ sợi tóc làm tư, làm năm về cách viết thiếu lập trường, phóng đại tô màu quá cỡ. Có nơi còn đoan quyết là tác giả nói xỏ nói xiên, mục đích gây dư luận để chặn tài năng của cô.
Kẻ binh, kẻ lên án, gây nên một phong trào ồ ạt. Cô không ngờ chuyện viết chơi chơi mà ảnh hưởng dữ vậy. Tỉnh cô ở bé tí tẹo, người một dúm, ai làm gì chỉ cần xàng xẩy sơ sơ là biết ngay bót ai là chủ đề của câu chuyện. Có người đã nói đến tai cô: nghe cái giọng văn là đúng chóc ngay mày. Dù mày khéo lòn lách cũng không dấu hết cái kiểu nói trời ơi đất hỡi hằng ngày mày ưa phát ra.
Họ chê trách cô, lại gây phiền luôn cho cả thân nhân gia đình. Đột nhiên cô trở thành cái đích cho mọi mũi tên nhắm bắn. Đi đâu cũng gặp sự phê phán ồn ào. Cô rất buồn lòng vì cái sự hứng bất tử mà ra. Phải chi cô đừng nuôi mộng để được mọi người biết đến thì đâu đến nỗi tệ hại như bây giờ. Cô buồn muốn bỏ xứ mà đi.
Được cái, ba má cô không để vào tai lời đồn đãi của thiên hạ. Thấy cô suốt ngày ủ rũ buồn sầu, không dám chường mặt ra ngoài, hai thân nói với cô: họ nói kệ họ, nói thét cũng im. Mày lấy cốt truyện từ gia đình, tụi tao không cấm thì thiên hạ mắc mớ gì phải xía vào. Hai thân còn khuyến khích cô: mày im lặng một thời gian, nghe êm êm, nghĩ được gì, viết tiếp.
Cô hết ham chuyện muốn nổi danh nữa rồi. Mới cuốn sách đầu mà đã bị vây tứ bề, thiếu điều bị tội gọt đầu bôi vôi. Còn viết thêm, rủi đề tài nói bâng quơ, họ đàm tiếu là đụng chỗ này, chỗ kia, đỡ không kịp các lời công kích, chê bai thì khốn đốn nữa. Cô thưa với hai thân: con ngán rồi ba má à. Giờ có cho kẹo biểu con viết nữa, con cũng chạy.
Ông ba cô buồn vì tài năng vừa lóe của con đã bị dập vùi sớm. Ngày bữa, ngồi đâu ông cũng đem chuyện con nhỏ ra phân bua. Nhất là có mấy sợi vô, ông càng biện minh dữ. Ông binh vực con gái, ông phân tích lời văn, một mực chứng minh chẳng chạm đến ai cả. Ông loan báo là con ông còn viết tiếp, chẳng nhằm nhò ai, xoi móc ai, sự đời rẫy đầy điều tai nghe mắt thấy, cần gì phải nhờ ai mới có đề tài.
Cô nghe chuyện, trách ông ba hứng khiêu khích họ làm chi hổng biết. Bà má cũng góp lời cằn nhằn chồng: chuyện con nít mà ông làm thành chuyện lớn tùm lum. Có khi họ nói là ông xúi con mình làm bậy bây giờ.
Phần cô, mỗi lần buồn tình, cô lại giở quyển sách ra xem. Cô cố tìm xem giữa những dòng chữ có điều gì sai sót mà tìm hoài hổng thấy. Văn cô viết về một con đò, một miếng ruộng, viết về con trâu, cái đình, viết về một cô đào hay một người hát rong, có liên hệ mảy may gì đến ai đâu mà họ cường điệu lên dữ quá.
Vậy chớ bày tỏ sự ngậm ngùi về một dĩ vãng xa xưa hay nỗi tiếc thương về một quãng đời đã mất là vi phạm đến cá nhân ai sao. Người biết chuyện xỉa xói cô đã đành, người có khi chẳng hề đọc sách cô, chỉ nghe kháo, cũng làm ra vẻ sành sỏi chửi la cô thậm tệ.
Thời thế nào cũng vậy. Người ta không sợ con thú dữ mà sợ những tay theo đóm ăn tàn. Mỗi cuộc đổi thay là một lần người đời lên mặt, moi móc nhau ra để lấy lòng kẻ có quyền. Họ thóa mạ đủ vẻ, chụp mũ đủ điều, chỉ mong bản thân người bị lên án phải thất điên bát đảo mới thỏa.
Rồi như sau đó mọi chuyện qua đi. Họ muối mặt như chưa hề làm điều sai trái. Họ có thể nhỏn nhoẻn ngay được với nạn nhân một thời của họ, phỉnh nịnh như từng thân thuộc đã lâu. Ôi, sự đời sao lá mặt lá trái đổi thay nhanh còn hơn chong chóng.
Cô viết sách một cách tự phát. Cô chưa hề qua trường lớp hay một khóa huấn luyện, một trại viết văn nào. Đầu óc cô đầy ắp những hình ảnh, kỷ niệm mà cô đã sống, đã nhìn, suốt từ tấm bé đến nay. Khi ngủ cũng như khi thức, khi buồn cũng như khi vui, cô vẫn nghe văng vẳng bên tai tiếng lịch kịch của chiếc xe bò đi trong xóm. Cô ngồi phía sau chưn thả lỏng đu đưa. Con bò nhẫn nại đi, bánh niền sắt lục cà lục cục mồn một.
Cô nhớ cái ruộng mía cô vô xin ăn từng lóng ngọt lịm. Cô nhớ những ngày theo mẹ ngồi xe thổ mộ đi lễ chùa. Những mùa mưa, những ngày nắng cháy, những lớp học, những buổi theo chúng bạn rong chơi. Tất cả trở thành tiềm thức, chỉ cần một lần lóe lên như que diêm là mọi sự ùn ùn nổi dậy.
Cô viết tất cả những điều đó trong những trang sách của cô. Dĩ nhiên có dặm thêm chút đỉnh cho thêm tình tiết, nhưng mà cũng đâu có nói móc, nói xéo ai. Sách cô được nhiều nơi đọc khen hay, khen ngộ, chỉ riêng quê cô là chê ỏng chê eo. Con nhỏ bạn dựa theo lời ông chú thường cho cô biết tình hình thị trường tiêu thụ quyển truyện lần đầu của cô. Nó nói độc giả hỏi thăm chú nó chừng nào sẽ in quyển kế tiếp. Nó đốc thúc cô viết hăng, viết thêm, viết tới nữa đi. Sợ gì chớ?
Cô bực nhứt là cái cơ quan cầm cân nẩy mực về lĩnh vực chữ nghĩa tại địa phương xem ra tối kỵ với cô. Họ đưa ra một phong trào mổ xẻ và áp lực cô phải làm điều này lẽ nọ. Họ dọa nếu cô không nghe theo thì họ sẽ trục xuất cô ra khỏi vùng. Họ làm lớn chuyện, kêu xách mé cô con này, con nọ.
Cô chán đầy đầu. Lẩn đi như chuột. Càng trốn họ càng bao vây. Họ bắt cô một hai phải viết lời sám hối, làm như cô mang tội từ kiếp đời nào. Ông thân sinh ra cô phát khùng nên điếc hết sợ súng. Ông mượn hơi men thách thức lung tung. Người xẩu mình nhứt là bà má cô. Lớp chống đỡ cho con, lớp khuyên can chồng, bà quay mòng mòng như chính bà là nạn nhân của oán hận.
Vậy rồi đùng cái sách cô được cơ sở trung ương đứng nhận in. Bìa vẽ trang trọng hơn, sách in đẹp đẽ hơn, tên cô được nêu rõ ràng hơn, giói chức địa phương đâm tiu nghỉu như mèo bị xối nước. Họ ngập ngà ngập ngừng trước những phán quyết của họ vừa rồi. Họ đau như bị bò đá, nên ngậm hột thị mà cay đắng.
Cô không lấy điều này làm hãnh diện. Cô chỉ mong được yên thân và không muốn ăn thua với ai. Cô lặng lẽ quay về cuộc sống bình dị hằng ngày, vui thú với gia đình, với xóm nhỏ của cô.
Nhỏ bạn thấy tình hình đã trở lại yên tĩnh nên mon men tới. Nó nói lại lời ông chú nó giục cô viết tiếp quyển thứ hai đi. Nếu có thể, quyển ba, quyển tư và nhiều quyển sau nữa. Ông rành thị trường sách báo, ông nói độc giả đang say mê phải dấn tới luôn. Đừng để phôi pha rồi bị lãng quên, rất uổng.
Nói nào ngay, cô cũng chộn rộn trong lòng lắm. Lỡ đa mang cầm cây bút rồi, lâu lâu không rớ tới cũng thấy buồn ngứa lung tung. Còn cái đầu cũng vậy, quen nghĩ điều này điều kia, giờ bỏ trống vắng nghe sao bồn chồn lạ.
Mà viết thì viết cái gì bây giờ. Chuyện nhà cửa thiếu điều nói hết rồi. Còn chuyện ngoài đời sao khó khăn hết sức. Hồi trước cô có thể làng xàng đến đây đến kia. Còn bây giờ ai cũng e cô dòm dỏ rồi đặt điều viết về họ, chắc gì họ để cô vào nhà.
Từ ngày quyển sách của cô được xã hội đón nhận, địa phương bớt mè nheo cô. Trái lại, cô còn nghe loáng thoáng hội gì đó định tổ chức lễ đăng quang cho cô với một món quà vì đã làm rạng rỡ quê mình. Cô nghe chữ “ quê mình “ sao mà ưu ái thế, chả bù những ngày lao đao cô đã phải chịu. Nhân tình lạ thật, chân giả chẳng biết đâu mà lần. Cũng một sự việc mà lúc hoạnh, lúc khen, lúc tưởng chết đến nơi, lúc lại vững vàng sống khỏe. Cô nghĩ giá như trung ương chưa in sách của cô thì chắc cô chưa có thời gian được lắng đọng như hiện giờ. Như vậy là giá trị cuốn sách tùy theo lòng dạ con người mà biến chuyển, chứ có phải đích thực với cái giá tự tại mà nó có đâu.
Cô rất buồn vì lỡ sinh ở đất nước này. Nên cô luôn phải dè dặt. Viết lách chỉ gõ trên máy. Được thì để lại, không thì xóa sạch hết. Những lúc ngồi khỏ ngón tay hay rê con chuột, cô thấy như mình trở thành một tiểu vũ trụ, quyền sinh sát trong tay. Muốn thẳng thành thẳng, muốn còn thành cong, nhân vật trong truyện chịu ân sủng của cô để hoặc còn, hoặc mất. Vì thế nhà cô không có một sọt giấy loại, cô tránh né từ đầu những chứng cớ có thể buộc chặt cô. Vậy mà vẫn không thoát.
Tuy vậy lắm lúc, đang gõ ào ào bỗng khựng lại. Ý tứ bay lạc đâu mất, càng vắt óc vun quén, một lời cũng không ra. Màn ảnh trước mắt quay mòng mòng, lấp lóa. Cô thấy đau nhức hai mắt vô cùng. Càng đào xới, càng tắc tị. Chán nản, cô xếp lưu giữ đoạn đang viết dở rồi chuyển sang xem tin tức. Cô mò mẫm khắp gầm trời, bên này bên kia, những thông tin cần thiết và không cần thiết.
Có lần cô đọc được bài thuật lại buổi ra mắt sách ở thật xa. Cô thấy bồn chồn muốn bản thân có được một bận như thế cho đứa con tinh thần của mình. Nhưng rồi cô thất vọng. Ở chốn cô sống, người ta không có thói quen làm như thế. Sách được âm thầm viết, được âm thầm in, được âm thầm bày ra ở các tiệm, các cửa hàng. May mắn có độc giả vào mua, chỉ thế thôi. Thành ra người làm văn không có dịp tự chất vấn mình phải ăn mặc như thế nào và dự liệu một thái độ trang trọng cho ngày ngồi đón độc giả đến mua ra sao.
Cô đem việc này nói với con bạn. Nó cười khành khạch trêu cô: bỏ đi tám, người ta lo chạy ăn còn chưa xong, rảnh rang đâu mà đến chờ ký với chả tặng. Bà đúng là học kiểu
“ phú quí sinh lễ nghĩa “. Hai đứa cùng ôm nhau cười nghiêng ngả.
Sau kỳ chết hụt đó, cô hơi rét. Bẵng đi khá lâu cô không viết thêm một lời nào. Cô bỗng thấy mình vêu vao, nứt nẻ. Lắm đêm giật mình tỉnh dậy, mắt cay xè không sao ngủ lại được. Cô bị dằn vặt, thôi thúc vì những tiếng kêu thống thiết trong tâm. Cô muốn ngồi lên, nhảy vào bật máy để gõ những thổn thức đang vùng lớn dậy trong ý tưởng. Chợt nghĩ đến ba má, đến gia đình, cô ngao ngán thở dài. Nước mắt cô trào ra đau đớn. Cô nghe chừng lòng quặn đau và có những đoạn ruột dường như đang bục vỡ ra. Cô chỉ biết thở dài cay đắng.
Chuyện Một Người Viết Sách Chuyện Một Người Viết Sách - Sưu Tầm