A good book should leave you... slightly exhausted at the end. You live several lives while reading it.

William Styron, interview, Writers at Work, 1958

 
 
 
 
 
Tác giả: Việt Duội
Thể loại: Truyện Ngắn
Biên tập: Ngô Quang Việt
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 659 / 0
Cập nhật: 2015-10-25 14:18:40 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
ùa hè ven biển cũng không dễ chịu là mấy, cơn gió Đông Nam ẩm ướt nhanh chóng bị những tấm pro-xi măng hong khô. Mùa hè ở Hải Phòng mà cũng 38, 39 độ C, cái nóng kinh khủng làm người ta không còn chút tâm trạng nào để bước ra đường. Ấy vậy mà, 1 giờ chiều, hai đứa chúng tôi đang đạp xe trên con đường bê tông nghi ngút khói, mà chẳng phải có tâm trạng gì. Sự thể là vì từ 12 giờ hơn một chút tôi đã nhận được lệnh của thầy Hoàn chủ nhiệm lên trường có việc quan trọng. Chưa biết có việc gì nhưng thầy bảo thì cứ phải đi đã, lại không muốn đày nắng một mình tôi gọi thằng bạn đi cùng. Vừa nhận lệnh xong tôi tót sang nhà thằng Hiệp. Nhà nó không quá xa nên có việc gì tôi thường trực tiếp thông báo chứ chẳng bao giờ gọi điện cho mất công cả. Đến nhà nó, tôi dựng xe ngay trước sân rồi vào nhà tìm. Nhác thấy nó đang ngoài giếng, tôi ra đấy luôn. Thì ra thằng bé đang tắm, chống tay vào cửa, tôi nhìn vào thân hình khỏa ba phần tư của nó lên tiếng:
- Mày sexy quá đấy, mày tin tao gọi đội con gái vào hấp mày luôn không? Đời thuở nhà ai, tắm gội giữa trưa mà không che chắn gì thế này, mày không sợ hỏng đời giai thì cũng đừng để con người ta đau mắt chứ?
Hiệp vẫn không ngừng dội nước, nhưng nó đã trông thấy tôi, gạt nước trên mặt nó quay sang tôi:
- Trưa nóng quá! Mà tao vẫn che cái cần che mà. Mày có việc gì mà gọi tao thế?
- Ông Hoàn gọi tao lên trường, bảo có việc nhờ tao giúp. Tôi nói.
- Vậy liên quan gì đến tao?
Hiệp nói rồi nó lấy tay vơ bánh xà phòng sát lại một lần lên khắp người nó.Thằng bé chẳng to cao gì nhưng lại là đứa đô con, chân tay ngắn ngủn mà bắp to như hoa chuối. Những thằng chuột to khó khép nách lại hay dính phải bệnh hoy, không tắm thường xuyên thì không khác nào trùm khủng bố. Đợi thằng bé dội nước xong tôi nói tiếp:
- Ông Hoàn gọi tao chắc có việc gì rồi. Nhưng mày cứ đi với tao lên trường, nếu có việc đại sự thì tao làm, còn không mấy cái việc trẻ trâu thì tha hồ cho mày thể hiện. Mày thấy thế nào? Chẳng lẽ tao lại nhúng tay vào mấy việc trẻ con đấy?
- Dm, mày chán sống rồi à? Tao éo đi với mày nữa. Hiệp vừa lấy khăn lau người vừa giơ nắm đấm về phía tôi.
- Đùa thôi- tôi nghiêm túc- Ông Hoàn gọi tao lần này không biết làm gì, mày đi với tao, nếu lên đấy lao động thì kiểu gì cũng phải đi gọi người, nếu lúc đấy tao mới quay về gọi mày thì mất công lắm. Tao với mày cùng đi, nếu phải thế thì tao với mày cùng làm cho nhanh.
Hiệp chẳng bao giờ từ chối đi với tôi cả, đôi khi chẳng cần lý do. Hơn nữa nó ngồi ở nhà thì buồn như cù, đi với tôi chắc chắn vui hơn. Lau khô người nó mặc nhanh quần áo rồi cùng tôi lên đường. Hai đứa trên một chiếc xe mini lê từng bước trên đường, ra đường lúc đó chẳng dễ chịu chút nào, mặt đường hấp nóng lên, phía trên ánh nắng Mặt trời phả xuống. Thỉnh thoảng ông Hoàn vẫn có việc với chúng tôi giữa trưa như vậy, thỉnh thoảng thôi, tuần chưa đến sáu buổi, nhưng chưa một lần tôi từ chối, chẳng phải tôi ngại ngần gì ông thầy chủ nhiệm mà chẳng qua làm việc cho ông ấy tôi thấy mình thật được việc. Tôi thấy mình lớn hơn.
Vật lộn trên con đường mười năm phút chúng tôi cũng đến trường. Thầy giáo đã chờ được một lúc. Ông thầy trung tuổi nhà tận Kiến An nhưng có căn phòng nhỏ ở trường. Thầy ít ngủ trưa chỉ tại sáng có tiết mà chiều cũng có tiết. Lâu rồi thành quen thầy dành thời gian buổi trưa của mình để ngồi hút thuốc lào và nhâm nhi chén nước chè cùng bác Vưng bảo vệ, giấc ngủ trưa vàng bạc được thầy lấy lại mỗi lúc giận dỗi học sinh. Hôm nay như thường lệ thầy xuống phòng bảo vệ ở ngay cổng ra vào trường đàm đạo. Ngồi trong phòng thầy đưa mắt nhìn ra mấy chậu cây cảnh trên sân trường, dãy sứ đang nở hoa đỏ rực, dãy sanh mới đem về gốc to như bắp đùi, hàng cau sâmpanh nữa, trường mình thật xanh mắt. Nhưng trời nắng quá, mấy chậu cảnh có vẻ không còn xanh, mấy chum hoa sứ vẫn đỏ nhưng có vẻ hơi rủ xuống. Phải tưới cho chúng thôi, lại còn cho chúng vào chỗ mát nữa. Nghĩ vậy thầy gọi ngay cho tôi.
Thấy bọn tôi đến gần như lập tức thầy khá hài lòng, thầy gọi cả hai đứa vào phổ biến công việc rồi giục đi thong báo cho cảm lớp đi lao động đột xuất. Vốn nhanh nhẹn chúng tôi nhanh chóng đi làm ngay. Lớp tôi đông mà phân bố đều trên toàn bộ xã, nếu đi lần lượt chắc đến tối, với lại trời năng lôi thế này. Bọn tôi nhanh chóng đi gọi đội ngũ cán bộ lãnh đạo rồi bắt chúng đi gọi cho mình. Rồi tiếp đó là các đại ca uy tín bang chủ các bang để truy lùng ra các thành phần không nghe lời lãnh đạo. Tiếp đó hai đứa lần vào các quán điện tử gọi nốt mấy thằng bạn thân.
- Còn cu Đức với Tô nữa, tao với mày đi gọi Đức trước rồi gọi Tô-Tôi nói với Hiệp.
- Không cần đâu hai thằng mình vào quán giữa làng kiểu gì chẳng thấy hai đứa, bây giờ gần 3 giờ rồi, chắc chúng nó đang chờ đi chiến trường.
Tôi không để ý giờ giấc nhưng sự thật là đã dùng hết cách mà gần hai tiếng đồng hồ hai đứa tôi vẫn chưa gọi xong cho cả lớp. Chỉ tại nắng quá thôi, trời cứ chang chang thế này mà bắt chúng nó ra đường thì khó hơn lên trời. Hai đứa tôi dùng bao nhiêu chiêu mua chuộc, dụ dỗ, lừa đảo, vũ lực mà chẳng biết sẽ có bao nhiêu đứa cấp nhận lên trường giúp thầy. Ngay cả hai thằng bạn thân cũng mất tích. Thôi đành vậy, đi tìm chúng nó đã. Hai đứa tôi lên xe nhanh chóng tìm đến quán điện tử cách đó không xa-chốn đất lành chim đậu thường ngày của chúng tôi. Thấy bạn, tôi dong chúng đi mặc cho chúng kêu gào tiếc nuối vì nửa tiếng down chip cho một trận chiến trường. Cả bốn đứa xuất hiện trước mặt thầy lúc 3 giờ đúng, sau đúng hai giờ đi gọi người. Cu Đức tiếc rẻ trận chiến trường cấu vào tay tôi: “ Đáng ra tôi đang…”. Lớp tôi tuy uể oải nhưng không đến nỗi thiếu trách nhiệm quá mức, đám con trai đã đến đầy đủ, chỉ còn vài đứa con gái chưa đến. Buổi lao động không vì một vài người mà hoãn lại lâu hơn. Chúng tôi đứng quay quanh thầy nghe phổ biến:
- Trời nắng quá, thầy trò mình phải chuyển mấy cây sanh vào chỗ mát. Thầy tính cho chúng ra sân cầu long ở ngoài kia- Thầy nói rồi chỉ tay về phía cái sân nấp sau dãy phòng học- Để các bạn nam chuyển xong thì mấy em gái tưới cho thầy, chờ mát hẳn tưới cho thầy mấy chậu sứ nữa. Thôi làm luôn thôi không muộn mất.
Đoạn thầy quay sang phía tôi:
- Đi lấy xe với thầy!
Tôi theo thầy vào trong nhà kho của trường lấy ra một cái xe đẩy gầm cực thấp- cái mà chúng tôi sẽ dùng để chở mấy chục chậu cây nặng hàng tạ kia. Công việc đơn giản chúng tôi làm cũng đã quen: Khoảng 8 9 đứa con trai sẽ đứng quanh một chậu cây đường kính khoảng mét rưỡi, nhấc nổi nó lên chừng hai mươi phân rồi đặt nó lên xe chở đi. Công việc đơn giản được lặp đi lặp lại hơn ba mươi lần khiến tay chúng tôi phồng cả lên. Quãng đường chúng tôi đi cũng chỉ khoảng năm sáu vòng sân vận động, nhiều đôi chân không cảm giác gì nhưng không ít thì có phần tê tái. Công việc này năng nhọc nên được dành riêng cho con trai, con gái tuyệt nhiên không động vào làm gì cho vướng víu. Thế là chỉ có đám con trai thui thủi làm một mình. Lũ con gái phần biết mình không giúp được gì lên chúng đã lảng đi xa. Biết vậy cho đỡ vướng nhưng nó càng làm bọn tôi chán nản. Bình thường chúng tôi chẳng coi chúng nó ra gì đâu nhưng đến lúc mệt mỏi mới thấy một tiếng động viên của chúng nó thật giá trị. Tạm nghỉ sau khi đã vật lộn với năm bẩy chậu cây. Mấy đứa đứng nghỉ ngơi một chút. Thằng Chung than thở:
- Chán nhỉ anh em cứ thui thủi thế này sao? Giá như có bé nào đứng cạnh cổ vũ nhỉ! Chúng nó đang túm tụm ở kia kìa- nói rồi nó chỉ tay về phía mấy chậu sứ- cái bọn tệ thật không có việc gì làm mà không ra xem anh em làm ăn thế nào nhỉ.
Ninh béo cũng hò theo:
- Mày nói đúng đấy! bây giờ mà cái Nhung nó đứng ở đây thì mình tao bê cái chậu này chạy tung tăng cũng được.
Thằng béo vừa nhắc đến con bé xinh nhất lớp khiến cả lũ nuốt nước bọt ừng ực, đỡ khát. Đúng là thời nào cũng thế, khi xưa Tào Tháo dẫn quân qua vùng hạn, toàn quân khát nước Y nghĩ ra kế chém rằng phía trước có rừng mơ làm toàn quân ứa nước bọt mà đỡ khát nay chúng đem hai trái bưởi của cái Nhung ra mà tưởng tượng mà cũng đỡ khát. Hai trái bưởi chưa thấy đâu thì hai trái bòng đã đập thẳng vào mặt. Cái Thảo Phương lên tiếng:
- Mấy bố con trai làm ăn lề mề quá! Cần chị em tôi giúp không?
- Đấy vào mà khiêng với bọn tớ- tôi lên tiếng.
Hiệp đứng cạnh đá chân tôi:
- Mày muốn tao mất nước mà chết à? Nó nhảy vào đây tao ra luôn đấy.
Cái Thảo Phương không quá khủng khiếp đến mức làm thằng bé phải mất nước mà chết, có họa may chỉ hao mấy đôi ba lít là cùng. Cái Phương là đứa con gái to con, dữ tướng, có cái mặt tiêu biểu của một đứa con gái tuổi 15 (mụn trứng cá). Nó không quá tệ hại nhưng vì vừa nghĩ đến giấc mơ ngọt ngào mang tên Nhung nên chút cà phê đắng Thảo Phương khiến con người ta có thể sốc nặng. Cái Thảo Phương không nói đùa, nó nói giúp bọn tôi là giúp thật, nó dư thừa sức lực để làm điều đó. Kéo tay áo lên nó bước vào thay vị trí cu Đức(có vẻ thằng bé yếu nhất), thằng Hiệp muốn lao ra nhưng thiếu nó thì không thể nào nâng cái chậu này được. Là con gái nhưng sở hữu sức lực hơn người, con bé nhấc kênh cả một góc chậu. Hả hê thể hiện sức mạnh nó làm lũ con trai bọn tôi hơi có phần xấu hổ. Con bé giúp khiêng them hai cái nữa rồi bỏ ra chỗ con gái, nó quay lại chế bọn tôi:
- Có thế mà mấy đưa kêu mệt, cái chậu nhẹ như phao, hay để bọn con gái làm cho, mấy đứa ra kia mà tưới cây.
- Thôi chả dám tranh công việc gian khổ đấy với mấy chị- tôi nói- Nhìn mấy chị ngồi tưới mà vàng hết cả lá kia là biết vất vả thế nào rồi. Mỗi đứa có mấy lít mà phải tưới cho mấy chục chậu cây thế kia mệt phải biết.
Lớp tôi không phải toàn bọn trâu bò như con bé này nhưng phải thú thật cũng không có mấy đứa xinh xắn như cái Nhung, phần đông con gái lớp tôi chỉ xếp vào loại trung bình, mà trong khi cái mức trung bình của trường tôi còn quá thấp, nên chúng chẳng thể nào làm mát mắt đám con trai bọn tôi được. Bọn tôi hay suýt xoa trước bọn con gái lớp E nhưng từ ngày lớp tôi có cái Nhưng tình thế đã thay đổi, trai lớp E phải suýt xoa trước con gái lớp A chúng tôi, cũng vì thế mà nhiều cuộc đổ máu đã xảy ra để tranh giành vị thế hot girl trong mắt đám con trai chúng tôi. Gay gắt nhất là sự thù địch giữa cái Nhung với nhưng cô gái Amazone lớp E, mà cầm đầu là con bạn thân Gà con của tôi. Mà có thể chỉ vì chúng tôi tưởng tượng ra vậy thôi. Đứng suy ngẫm về tình hình gái mú trong lớp mà tôi thần người ra nhưng đám bạn thiếu người chỉ đạo( đúng ra là thiếu thằng hô mấy tiếng 1…2…3) nên đã đứng giải lao một lúc lâu. Bỗng một tiếng trống xé tan bầu không khí yên lặng. Đó là tiếng trống ra chơi tiết 3 của khối chiều, nhưng tràng trống này kéo dài hơn bình thường, thay vì nó chỉ lôi cơ số học sinh khối chiều ra cửa thì nó đã dong hết một lượt ra xếp hàng dưới sân. Tiết 3 mà, phải tập thể dục giữa giờ chứ, nhưng thế éo nào, bình thường học hè có phải tập thể dục đâu? Bây giờ mới 25 tháng 8. À ra thế, nay đã là tuần đầu của năm học mới, giờ các lớp đã bắt đầu học chính,tôi giờ đã chính thức lên lớp 9 rồi. Chúng tôi phải dừng công việc và đứng gọn vào một bên để đám học sinh khối chiều chịu cực hình. Cái trò tập thể dục giữa giờ có lẽ chẳng lạ lẫm gì đối với học sinh tiểu học và trung học cơ sở, mặc dù chỉ có năm động tác đơn giản tập tành suốt bao nhiêu năm mà chưa một lần chúng nó thuộc. Tôi chẳng đánh giá gì chúng nó đâu vì bản thân tôi có khác gì. Sân trường tương đối rộng nhưng hơn ba trăm đứa trẻ đã đứng tràn hết cả sân rồi. Chúng nhốn nháo khua chân múa tay theo nhịp trống-tiếng trống giật cục của một thằng bé lớp 8A. Trường tôi có một cái rất hay vào cái thời gian thể dục giữa giờ này, ông hiệu trưởng đặt cho nó cái tên rất kêu:” một phút vì môi trường”. Cái phong trào mới được du nhập từ trường cấp ba Ngô Quyền hay Thái Phiên gì đấy. Nó yêu cầu tất cả học sinh trên sân trường trong vòng một phút phải nhặt một ít lá khô, vỏ bánh kẹo, giấy, túi nilong…nhìn chung là rác ở trên sân trường cho vào thùng. Cách hay để dọn dẹp đấy chứ? Nhưng nó lại là tiêu chí cho cờ đỏ chấm thi đua, mỗi bé của một lớp không tham gia sẽ bị trừ một điểm. Vì vậy ai cũng phải thủ sẵn một ít rác cho mình,số ít không có sự chuẩn bị thì đành lao vào nhưng cuộc tàn sát đẫm máu để tranh giành…rác. Ban đầu là rác tự nhiên sau là rác nhân tạo,cuối cùng lá trên cây cũng được huy động làm rác, lá vàng, lá xanh rồi cả lá non cũng bị tuốt. Đấy là viễn cảnh của bốn năm tháng trước,nay bắt đầu năm học mới không ngờ phong trào này vẫn được phát huy. Hơn một tháng không có học sinh, hơn tháng rưỡi học sin thưa thớt, hơn nữa sân trường mới được quét xong rác trở nên vô cùng khan hiếm. Đám học trò đành đưa mắt về phía hàng cây xanh. Cả trăm đứa cùng hổ báo lao về phía hàng bằng lăng gần tường bao tuốt lá, hàng bằng lăng mùa này hoa tím biếc, một màu tím thật tinh khôi khi không còn pha dù chỉ là một chiếc lá xanh. Bỗng đâu trên sân trường một chiếc áo khoác đồng phục đã quay liền ba bốn vòng. Đám bạn chỉ trỏ:
- Con hấp nhà nào mà nóng như thế này còn mặc áo khoác kia. Trường gì kia, nội trú Đồ Sơn à? Trường mình sao có đứa nào có áo đấy. Lớp 8A thì phải học phòng lớp mình kìa.
- Nó mặc áo khoác chống nắng thôi, con gái nó thế chứ đâu suốt ngày phơi ra như an hem mình.
Một cái áo khoác khá nổi giữa đám đông, cái áo mỏng thôi( đồng phục nhà trường cái nào chả mong manh như thế)màu xanh ra trời kiểu dáng khá đẹp. Nhưng không quan trọng, cái dáng chuồn phía sau tà áo mới là thứ chúng nó mong đợi, một cái dáng eo ót sợ. Tôi biết con bé đang quay vòng vòng tìm rác, nhưng vô vọng thôi, tranh dành sao nổi với lũ đói khát kia. Chợt bé quay ngoắt về phía bọn tôi đang đứng, đôi mắt sáng nhìn về phía chậu cây sanh đang nằm chờ chở đi thèm muốn. Một đôi mắt thật sáng và càng sáng hơn khi ánh nắng chiếu vào- một đôi mắt tán xạ toàn phần ánh sáng mặt trời. Tôi nheo đôi mắt lại để nhìn rõ hơn đôi mắt ấy, lại lấy tay che phía trên cắp kính nữa nhưng vẫn quá chói lòa với tôi. Bé tiến lại gần chỗ tôi, nó không làm tôi thấy rõ hơn vì hồi lâu mắt tôi đã nhìn về vô cực. Đôi môi bé mấp máy không biết đã nói điều gì chỉ biết là ngay sau đó là đôi tay trắng nõn đưa ra nhanh như chớp giật nhanh một nắm lá sanh trên chậu cây còn nằm chênh vênh trên xe. Kẻ cướp đến rồi đi ngay trước mắt mà chúng tôi cứ đứng ngây ra, phải chăng tên tôi phạm mang khuôn mặt trái xoan kia đã dùng thứ vũ khí bí ẩn là nụ cười giòn như bánh đa kê làm cả bầy chúng tôi-những kẻ xưa nay chỉ sống với một bầy Amazone ưa bạo lực- sẵn sàng chịu mất đi cả trái tim.
- Trắng quá mày ơi, con bé trắng quá! Xinh quá chúng mày à.
Một thằng không tránh khỏi suýt xoa. Một làn da trắng thật, đôi môi đỏ nữa, mái tóc hơi cháy nắng mà khá dài, mái chém mai dài. Cái cổ thật thon cao, cái cằm vênh vênh tôn lên khuôn mặt kiêu kỳ luôn nghiêng một góc 30 độ. Cái trán bướng kìa, cao quá, tôi định đưa tay lên đầu ướm thử. Không bằng mình đâu chỉ khoảng 10 hay 12 cm là cùng. Chắc bé phải để mái thật dài để che đi cái trán bướng nhưng che làm sao được cái nét thông minh đã hằn lên mặt. Thoáng xuất hiện lại biến mất, một phút đã kết thúc, bé đã lấy được thứ mình cần nhưng chúng tôi vẫn đứng đơ dưới sân. Cả chục thằng như mất hồn cứ nhìn chằm chằm về phía căn phòng ngay cầu thang trên tầng hai. Chợt cái Nhung ở đâu lên tiếng:
- Mấy cậu làm gì mà cứ đờ người ra thế? Làm việc đi thầy giáo bảo làm nhanh rồi thầy cho đi ăn chè bưởi kìa.
Cái Nhung thấy đám con trai đã lâu chưa chuyển them được cái cây nào mới xin lệnh thầy ra kiểm tra, tiện thể thông báo luôn cái tin vui kia. Nhưng kệ, chè cháo bây giờ chẳng còn ngọt ngào gì với bọn này nữa, cả đám vẫn thả hồn đâu đó.
- Lạ nhỉ mấy người làm sao rồi? Bình thường thấy ăn là sang mắt lên mà, hôm nay làm sao rồi. Nói là được ăn mà chẳng ai quan tâm gì thế là thế nào nhỉ?-Cái Nhung cũng ngạc nhiên.
- Tại mải ngắm con bé xinh qua thôi- tôi trả lời con bé.
- Hic, người ta làm gì mà…cũng bình thường mà đâu đến mức đấy- hình như con bé tưởng bở.
- Này này bà nghĩ cái gì đấy? Ai thèm khen bà chứ?
- Ở đây chỉ có mấy cậu với tôi, không phải thì…chẳng lẽ mấy cậu bệnh hoạn đến mức khen nhau.
- Ra đường hôm nay không đội mũ hả em? Hay bị gió Lào thổi vào đầu? Cái này em không hiểu được đâu. Với sự nhỏ nhen của con gái sao nhận ra được cái vẻ đẹp của cô bé đấy chứ? Phải cảm nhận bằng cả trái tim. Nhắm mắt vào và tưởng tượng, ôi nụ cười ôi đôi môi, cái mũi cái mũi dọc…
- Thôi tôi xin mấy bố- Cái Nhung có lẽ hết chịu nổi với cái lối “ cậu cậu tớ tớ” mà nó vẫn giữ như hồi học trên thành phố. Dù sao đây cũng là nông thôn, nó phải quên với cái xưng hô của chúng tôi- Tôi biết rồi! Mấy bố mải nhìn con bé lớp 8A chứ gì? Nhìn nước dãi kia, thế chẳng cần bọn tôi tưới cây nữa. Muốn làm quen không tôi môi giới cho, nó đi học thêm toán với tôi.
- Có, có!-không chỉ một tiếng vang lên-mà điêu thấy mồ, bà đâu đến lỗi ngu mà phải đi học toán lớp 8 với nó? Mặt nhăn nheo thế này mà não lại nhẵn là thế nào nhỉ?
- Ai bảo học toán lớp 8? Nó với tôi đang học toán lớp 10 rồi. Nó tính thi vào Trần Phú.
- Ặc, thế bà học làm gì? Bà không đến lỗi ngu nhưng đánh đu sao được với bọn ấy?
- Bố tôi muốn tôi đi du học. Nhưng… cái Nhung nói thật.
- Ừ, mỗi người có một ước mơ. Mà không nói chuyện bà nữa, nói chuyện em nó đi, em nó trâu bò thế cơ à? Mới lên lớp 8 đi học trước hai năm chương trình cho nhanh già chắc? Mà nó trụ được không hay đi cho vui thôi?
- Nó giỏi lắm! Tôi toàn chép bài nó thôi. Nghe bảo mẹ nó là Hiệu trưởng cấp 3 nào đấy, mẹ nó dạy hết rồi.
- Chắc cấp 3 nội trú.
- Sao biết?
- Nó có cái áo kìa. Cái áo đồng phục đấy. Mà chưa hỏi nó tên gì nhỉ?
- Nó tên là Phương Thảo.
- Phương Thảo, cỏ non nghe hay quá. Tuổi tác thế nào?
- Nó học lớp 8 thì kém mình một tuổi rồi. ông hỏi lạ nhỉ?
- Ý tôi là tuổi con gì? Xem có hợp không chứ?
- Giáo sư nhà ta xưa này coi nữ nhi là chuyện thường tình mà khi đã bị hấp hồn thì tính xa thế nhỉ. Nó sinh ngày 25 tháng 9 năm 1995, tuổi con gì tôi chịu.
- Vậy là tuổi lợn, tuổi lợn gì mà học trâu thế? Tuổi lợn thì không hợp lắm. tưởng đẻ đầu năm tuổi tuất chứ, mà cung Thiên Bình à, bảo làm sao thông minh giống tôi có khác. Chỉ tiếc cái tuổi…
Thằng Hiệp nghe hai đứa nói chuyện mà hồi hộp. Nó xen vào:
- Thế tao tuổi gà có hợp không? Bảo Bình nữa có hợp không?
- Mày im đi, đời mày ở vậy thôi, tao xem tướng mày là cái tướng khó đỡ. Lấy vợ đẹp thì ba ngày nó bỏ theo tao, còn vợ mà có xấu quá thì ba ngày nó cũng bỏ theo thằng Chung.
- Cái gì đấy, xấu sao lại sang chỗ tôi? Chung nghe thấy tên mình.
- Thôi mấy người, thế có muốn làm quen nữa không đây? Nhung hỏi.
- Có chứ, Có cách giúp à?
- Không hỏi thế thôi, nói thật khó lắm!
- Nó kiêu đến thế sao?
- Không nó…hấp.
Sau hôm đó một tuần thì chúng tôi bắt đầu vào học chính thức, chẳng biết là may hay rủi mà nhà trường bố trí các lớp học khác so với hồi học hè. Lớp bé học cùng ca với lớp tôi, ngày trước học cúng phòng nay chuyển sang phòng ngay bên cạnh-vốn là phòng của lớp E, sau hôm khai giảng tôi mới biết điều này. Hôm khai giảng tôi mới để ý thì ra bé là lớp trưởng lớp 8A, mới đầu tôi không nhớ ra nhưng hình như từ hồi tôi còn học lớp 8 có lần thầy giáo đã nhắc đến một con bé lớp trưởng học giỏi vẽ đẹp lớp dưới khiến tôi vẫn cay cú tìm cơ hội tỷ thí. Có thể vì lý do này mà hồi lớp 8 tôi chăm lạ lắm. Tranh thủ sự non trẻ của các em lớp dưới cùng với đó là sự thất bại của thế hệ đàn anh, tôi trở thành một niềm hy vọng đặc biệt của thầy cô. Ê mà bé là lớp trưởng, tôi là lớp phó học tập xứng đôi đấy chứ? Nhưng nghĩ lại tiếc, nếu mình cũng là lớp trưởng có phải hay không, thỉnh thoảng cùng đi họp với nhau tranh thủ tán tỉnh luôn, lại còn… Lý do nào cũng là lý do nhưng nếu nói một cách thật lòng thì tham vọng quyền lực của tôi đã có từ rất lâu rồi. Hồi lên cấp 2, lớp tôi pha trộn từ nhiều lớp dưới cấp 1, lại có tới 3 cụ lớp trưởng từ cấp một. Tôi không có cơ hội tranh chấp( chẳng qua hồi nhỏ tôi không màng thế sự thôi chứ không đã làm lớp trưởng từ hồi lớp 5 rồi). Lúc bấy giờ tôi ra sức ủng hộ con bạn thân Đồng Yến của mình lên nắm đại quyền, đồng thời mình thì buông rèm nhiếp chính chi phối từ phía sau. Ngót đã 3 năm trôi qua nó vẫn làm lớp trưởng.
Hồi đó chính trị thế giới có nhiều bất ổn nào là Iraq, Iran, Thái Lan, Nhật Bản hết khủng bố lại bạo loạn lật đổ, chính trường trong lớp không tránh khỏi chao đảo. Hôm đó nghe tin bên Thái tướng Xạ Mặc đảo chính Thạc Sỉn đánh dấu sự thất bại của đảng người Thái yêu người Thái trên chính trường nước bạn, cả lớp tôi xôn xao: không biết số phận tương tự có xảy ra với đảng Con gái bênh con gái đang nắm quyền trong lớp không. Đảng Con gái bênh con gái dưới sự che chở của lớp trưởng không ngừng lớn mạnh suốt 3 năm qua. Nhưng như một quy luật tự nhiên của lịch sử khoa học thế giới, tuổi dậy thì khiến con gái xích lại gần với con trai lớn. Sự đoàn kết vốn có dần dần đánh mất, đảng có nguy cơ sụp đổ từ bên trong. Lo lắng về hiệu ứng đôminô tương tự như các quốc ra trong khu vực, thầy Hoàn vội liên lạc với tôi khi mọi chuyện chưa xấu đi. Gặp tôi thầy không vội vào vấn đề ngay:
- Chiều nay thầy gọi em không bận gì chứ?
- Tối em phải đi học Hóa, nhưng 5h cơ, bây giờ mới có 3h, thầy có việc gì bảo em ạ?
Tôi lễ phép trả lời lại, trong đầu hơi lo lắng bởi chẳng bao giờ thầy rào trước đón sau như thế cả. Ông Hoàn hơi chần chừ:
- Cũng không có gì quan trọng đâu. Lâu lâu thầy trò mình nói chuyện chút thôi.
Tôi thật không chịu nổi sự vòng vo của ông thầy, nó làm tôi lo lắng hơn. Biết làm sao giờ? Chuyện gì phải đến cũng sẽ đến, tội của tôi nhiều vô kể nếu chỉ một buổi chiều thì sao xử hết được. Nói đến đây tôi có chút yên tâm. Tôi gật đầu “vâng” cho ông bắt đầu câu chuyện. Ông nói:
- Em thấy lớp mình thế nào?
- Dạ bình thường ạ.
- Không có gì không ổn à?
- Dạ không ạ.
- Em để ý xem, em không thấy lớp mình đang đi xuống sao?
- Dạ không…-đang định nói từ không tôi chợt ngừng lại-dạ cũng hơi hơi ạ.
- Nguyên nhân?
- Dạ?
- Em nghĩ là do đâu?
- Chắc tại mới nghỉ hè xong các bạn chưa tập trung.
- Các em đi học lại hơn tháng rồi sao gọi là mới nghỉ hè được? Thầy nghĩ là do…mà thầy thấy cái Yến không bảo được lũ con trai nữa hay sao đấy?
- Chắc tại các bạn đang tuổi…khó bảo lắm.
- Ừ tuổi này hiếu động không cho vào khuôn khổ là hỏng ngay. Lúc bé còn đỡ bây giờ lớn rồi thầy sợ con gái không có uy. Thầy định thay lớp trưởng.
- Dạ, vâng vâng… mà thầy định định làm gì cơ, thầy thay lớp trưởng á?-tôi hơi mất bình tĩnh.
- Ừ thầy định để con trai làm lớp trưởng. Em thấy thế nào?
Tôi không biết phải nói thế nào bây giờ, lớp có khối con trai đấy nhưng toàn đứa bị đưa vào sách đen sách đỏ hết cả. Nói cho cùng chỉ là ông ấy muốn chọn tôi. Khổ chỉ tại mình hay giả vờ ngoan mà thầy cô hiểu lầm. Tôi hiểu ý ông nhưng vẫn khiêm tốn:
- Em thấy cứ thế nào ấy, chọn con trai em sợ không ổn
- Con trai mới có uy, thầy biết con trai lớp mình toàn đứa nghịch, khó bảo. Nói thật thầy muốn em thay cái Yến làm lớp trưởng, em làm được không?
- Em á- tôi hét lên sửng sốt mặc dù đã xác định từ lâu-em sợ các bạn không nghe em.
- Cứ yên tâm, em rất thông minh, em sẽ có cách khiến các bạn nghe lời. Mà thầy thấy mấy đứa con trai rất thân với em mà, chúng nó nể em lắm đấy.
Tôi đành đồng ý với thầy, nói là đành lòng nhưng ngay khi đã xác định sự việc này tôi đã có vài kế hoạch trị vì trong đầu. Thầy lo em không bảo được lũ con trai ư, có lẽ nào? Chúng nó lúc nào chả nghe lời em, chúng nó nể em lắm mà. Thử hỏi chỉ cần cáu lên là nửa viên ngói hay cái thước kẻ bay thẳng vào đầu thì thằng nào không nể. Chỉ có điều là bọn con gái, xưa nay tôi luôn tâm niệm là không bao giờ ra tay với con gái nên chỉ dùng vũ lực để cai trị thôi thì khó đây. Cái này khó quá, khó thật đấy. Tôi về nhà cứ băn khoăn về cái kế hoạch kia đến lỗi quên cả đi học Hóa, tối muộn thầy giáo gọi điện đến phải chối là ốm. Phải làm thế nào nhỉ? Mà cái chuyện này có gì mà quan trọng thế chứ, chỉ là…nhưng không được ông Hoàn đã nói vậy thì mình phải làm cho ra ngô ra khoai mới được, cứ ề à như cái Yến thì còn gì là uy tín của mình nữa. Lớp không tiến bộ mình không biết rúc vào đâu nữa. Lại một đêm trằn chọc lần mò sử sách mà vô phương. Đêm đến trong cơn mơ bụt hiện lên bày tôi cách hay rằng: ở đời lấy mỡ nó rán nó là cách tuyệt hay, chín giòn thơm ngon mà giảm được colesteron…Cổ nhân lại có câu:” con gái ăn ít nói nhiều, nhanh già lâu chết, miệng kêu tiền tiền” đánh vào kinh tế là chúng nó chịu ngay. Giật mình tỉnh dậy sau cơn mơ, mồ hôi toát rã, biết mình gặp tiên, hào hứng ngủ tiếp chờ ngày mai nhận chức.
Tôi ngồi vào vị trí lãnh đạo dưới sự ngỡ ngàng của bao đứa trong lớp, chính xác là ba đứa trong lớp: cu Đức, Tô và Hiệp. Thằng Hiệp kêu trời:
- Tự nhiên mày làm lớp trưởng làm gì? Bây giờ cái Yến làm lớp phó thay mày nó kiểm tra bài tập tao thì sao? Chết đời tao rồi.
- Lo gì, nó không sờ đến mày đâu, có gì tao bảo nó cho.
Tôi sực nhớ ra điều tôi lo lắng khi ở vị trí mới này. Ngày xưa tôi như quan khâm sai của lớp, hàng ngày cầm sổ loan tào đi dọc các dãy bàn tàn sát chúng sinh. Quen biết thì hầu như tôi tha, chỉ có những kẻ dại dốt chống đối thì tôi thẳng tay trừng trị. Tuy vậy chủ trương của tôi là không gây thù chuốc oán, tôi làm phúc nhiều chứ chẳng mấy khi làm điều gì độc ác. Nhưng nay mất đi quyền sinh sát, tôi lo những việc tàn ác khi xưa bị đem ra báo thù:” Việt! Bài tập Toán của bạn đâu? Bài soạn văn nữa, mà bạn không làm bài tập Tiếng Anh à? Sinh Địa Sử Vật Lý nữa, thì ra bạn chẳng bao giờ làm cả, vậy mà vẫn kiểm tra bài tập bọn tớ được, lớp trưởng mà thế à?” nghĩ đến thôi cũng đủ giật mình. Thôi bỏ qua một bên chuyeebj gì đến rồi cũng sẽ đến. Tô thấy tôi làm lớp trưởng lại cảm thấy vui, Tô nói:
- Từ giờ nghỉ học thêm thoải mái rồi! Có muốn trốn học thì cứ bảo đi làm gì hộ lớp trưởng, phải không? An hem sướng rồi.
- Đừng nói thế, Việt nó làm lớp trưởng anh em lại khó nghỉ học hơn, giờ trốn mất uy tín bạn bè.- Đức lo lắng.
- Anh em yên tâm. Khi nào cần nghỉ cứ bảo tôi, tôi xin phép cho.- tôi hào phóng.
- Chả ai như mày, toàn xúi bạn bè trốn học.- Hiệp trách.
- Mà bọn Hùng Lê lấc cấc lắm, ông bảo không biết chúng nó có nghe không? Phương Nhin với Vinh Văng hay trốn học đánh bạc, chắc thầy giáo cho ông làm lớp trưởng để giải quyết vụ này, ông lo được không?
Công nhận Đức lo xa hơn tôi, có những thứ tôi chưa nhận ra để mà tính nó đã tính rồi. Không muốn nhận là mình chưa có sự chuẩn bị, tôi nói đầy tự tin:
- Thằng Hùng thì chẳng lo, ông biết con lớp trưởng lớp C không? Con gái mà cầm roi mây đến lớp, con trai dù to đến đâu nó cũng quất hết. Mình là con trai sợ gì, tôi sẽ cho Tô với Hiệp vào đội chấp pháp, chẳng lẽ không đàn áp được mấy thằng trẻ con đấy ư? Còn cu Phương thì…thì kệ nó thôi, anh em cũng chơi với nó rồi anh em biết cả, đâu phải không khuyên nó bao giờ, kệ nó đi, chán thì nó quay lại, không để nó gây hậu quả nghiêm trọng là được.
Anh em thấy tôi nói vậy cũng phần nào yên tâm. Tôi biết mình như thế là không hoàn thành một phần nhiệm vụ, nhưng không sao tôi hoàn thành phần còn lại là được. Đầu tiên đẻ cải thiện bộ mặt của lớp tôi chỉnh đốn kỷ luật trật tự của lớp ngay từ đầu. Nạn không chịu xếp hàng đầu giờ cũng như cuối giờ được tôi quan tâm đầu tiên. Tôi cho người lôi từng đứa không chịu xếp hàng ra sân. Sẵn sàng cho năm con về với má những đứa không chịu đứng ngay ngắn. Để công bằng tôi một bộ bài để chọn ra hàng được ra về trước( lúc xếp hàng ra về, dù về trước hay sau chỉ vài giây nhưng luôn là vấn để tranh chấp chính giữa các tổ. Đôi khi việc chọn ra tổ gương mẫu xếp hàng ngay ngắn cũng mất cả tiếng đồng hồ, lớp có bốn tổ nên vị trí thứ hai thứ ba cũng được cạnh tranh gay gắt) Tôi quyết định vấn để này bằng một bộ bài nên chỉ mất có hơn 15 phút, thứ hạng các tổ do tài năng của các tổ trưởng mà xếp. Sau này để đỡ mất thời gian hoặc quá nặng nề về vấn đề may rủi, tôi tổ chức giải cho các tổ trưởng từ tiết 1 vói nhiều trận hơn nhiều thể loại hơn để họ tha hồ phô diễn tài năng. Mới một phương pháp cai trị mới lớp tôi đi lên nhanh chóng cả mặt, điểm cờ đỏ lúc nào cũng full 30/30. Điểm sổ đầu bài cũng không thấp nữa bởi điểm kém tôi đã tránh không ghi vào cộng thêm biệt tài giả mạo chữ ký của tôi.
Lại nói thêm từ ngày làm trưởng vị trí đứng của tôi có nhiều khác biệt. Thay vì luôn đứng cuối hàng để tránh tổ trưởng để ý thì tôi đứng hiên ngang ra…ngoài hàng-cũng giống như bé. Tôi lựa lúc lớp bé xếp hàng mới cho lớp mình xuống. Tôi hay tranh chỗ xếp hàng với bé, cho lớp tôi đi theo những hướng oái oăm chặn đường bé. Bé cáu tôi lắm ghét cái thằng cha 9A suốt ngày tranh chòe. Nói thế thôi nhưng những hôm mưa rào xong sân trường ướt sũng, tôi phần bé cái chỗ khô ráo đối diện cửa lớp tôi, hôm nắng lại đảo lại cho bé đứng trước hàng dừa cảnh mặc cho mấy đứa lớp tôi kêu oai oái. Ngày qua ngày tôi cứ hay trêu chọc bé, dần lâu bé nhẵn mặt tôi. Mà chỉ là nhẵn mặt thôi, sự thật bé là một đứa con gái rất kiêu kì, con trai bao đứa làm thân bé đều lơ hết, một thằng con trai khác lớp mà khác cả khối như tôi để bé nhớ tên thì đã là may mắn lắm rồi. Hơn nữa bé còn gọi tôi là anh nữa…hix. Nhớ một ngày tôi gặp bé trên đường đi học về, có hai bé Nguyễn Đức Cảnh( trường cấp 3 địa phương) vo ve tán tỉnh. Bé độp ngay một câu:” tao không rảnh tiếp chuyện hai thằng chúng mày”. Có lẽ tôi chưa bao giờ thấy bé gọi ai là anh hay thậm trí là xưng hô tử tế với con trai, với con trai học cùng lớp bé cũng chỉ mày tao( dù là lớp trưởng). Thế mà hôm đấy, khi tôi bê chồng vở đồng phục( tôi phải dùng vở viết có logo của nhà trường) lên cho lớp, bé chặn đường tôi xin đểu. Mà đúng ra là xin đùa:
- Anh Việt lắm vở thế! Em xin mấy quyển là.
Tôi chẳng biết nói gì bây giờ, chỉ biết sững sờ đánh rơi cả chồng vở xuống. Bé biết thóp tôi cười bảo:
- Em xin mấy quyển thôi anh cho em nhiều thế?
- Anh biết lòng tham cô vô đáy, ý anh là để tạm nó xuống đây, anh xuống văn phòng mang cho cô thêm chồng nữa- tôi lấy lại được chút bình tĩnh.
- Anh làm em rỗi rồi, chả cần.
Bé kết thúc câu chuyện, giải thoát cho tôi bởi có nói tiếp tôi cũng chẳng biết nói gì, nhưng dù sao câu chuyện hiếm hoi kết thúc ở đây cũng làm tôi tiêng tiếc. Nhưng chỉ trách mình bí từ quá không nghĩ ra được gì hay ho mà mồi chuyện tiếp. Có trách thì trách chả hiểu tại sao mình run.
Hồi đó tôi đi học vui lắm, thầy hay có chuyện buồn đâm ra suy nghĩ nhiều. Ông ấy tâm trạng mà bắt bọn tôi viết nhật ký lớp, nhật ký tổ. Cái nhật ký đúng là nỗi khổ của bọn tôi bởi không phỉa là cảm xúc mà nó là nghĩa vụ. Tôi nhớ có lần tôi viết:” Hôm nay thứ ba, lớp mình có năm tiết nên tổ mình cũng vậy. Tiết một chẳng hiểu tạo sao bạn Quý không đi học. Tiết hai tổ vẫn không thấy bạn Quý đâu. Tiết ba thầy Mến hỏi bạn Quý đâu thì tổ mới phát hiện bạn không có mặt trong lớp. Tiết bốn vẫn không thấy dấu hiệu gì của bạn nên tổ trưởng đã xác nhận bạn nghỉ học. Các bạn bỏ ra một tiết để viết giấy xin phép và tập ký chữ ký của phụ huynh. Để tiết năm nếu thầy cô hỏi thì có lý do, nhưng không ai hỏi thăm gì cả. Phát hiện tờ giấy xin phép quên không ghi ngày tháng, các bạn giữ lại đề phòng lần sau.” Một tuần năm buổi, đầy đủ, cuối tuần thầy kiểm tra. Thi thoảng thầy còn cho làm bài kiểm tra hai tiết với nhưng câu hỏi thật khó đỡ: Các em hay gọi tôi là gì “ ông Hoàn, lão Hoàn, thằng Hoàn hay Hoàn hấp”? Câu trả lời thì từ câu hỏi ai cũng biết rồi đấy nhưng thử hỏi trong tình huống ấy biết trả lời thế nào bây giờ. Đấy là hy hữu thôi, thông thường vẫn là lớp mình hôm nay có gì đặc biệt, có tội lỗi gì, kể ra hết. Ban đầu con vui vẻ thì chỉ là chuyện bạn Ninh chán nhạc vàng chuyển sang hát nhạc thiếu nhi khủng bố nền âm nhạc nước nhà. Đề nghị bạn Nhung giải quyết mấy cây si của 9E trồng trước cửa lớp vì mất mĩ quan đô thị. Nhưng rồi chuyện vui cũng hết, chuyện buồn bọn tôi tìm cách giấu nhưng tần suất kiểm tra cứ tăng mỗi ngày, bất quá đành nói ra. Sự thể cũng là vì lúc đầu tôi nghiêm khắc với lớp nhưng được mấy hôm tôi lại chuyển sang bao che dung túng, thi đua lớp đi lên đều đều nhưng có nhiều tội ác trong lớp thì vẫn được tôi giấu kín. Tôi giấu thôi chứ có kín hay không thì phải hỏi chúa. Tôi nhớ hồi đấy thằng Phương lấy xe của thằng Vinh cắm, sự việc không đến mức quá nghiêm trọng bởi vì người bị hại cũng không coi trọng việc này, nó coi trọng tình bạn với hung thủ hơn, tôi biết điều này nên không báo với thầy giáo, và không hiểu tại sao ông ấy lại biết. Rồi lại việc bọn thằng Chung, thằng Tiến đánh nhau với bọn lớp 8, tôi bị thằng Tập cầm dao hỏi thăm, tôi đều giấu nhẹm đi. Tôi dặn bọn con trai, cái này chỉ lưu hành nội bộ, đứa nào làm lộ ra thì đừng nhìn mặt an hem nữa. Chúng nó vì thế cũng giấu đi cho tôi. Nhưng thưa che làm sao được mắt thánh, chúng tôi ra sức bao bọc mà ai ngờ có quấn đi quấn lại vài chục lớp thì nilong trong suốt vẫn là một lớp nilong trong suốt. Một hôm đẹp trời ông Hoàn gọi tôi lên gặp riêng. Không vòng vo như trước ông vào để ngay:
- Ngồi vào kia, lấy tờ giấy trắng ra tôi đọc anh ghi.
- Dạ có việc gì thế thầy, viết gì ạ?
- Tôi bảo gì anh làm lấy không phải hỏi nhiều.-ông đọc cho tôi viết- Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập-Tự do-Hạnh phúc. Đơn xin từ…
Tôi nghe đến đây biết chuyện gì đã xảy ra. Không chần chừ, tôi lên tiếng:
- Thôi thầy không cần đọc nữa, đoạn sau em tự viết được.
- Anh biết vì sao không?
- Em không biết nhưng lý do nào cũng là lý do, thầy cho em từ chức còn hơn là thầy cách chức em. Cứ coi như là lý do sức khỏe đi cũng được.
- Anh nói hay nhỉ, cứ như không có chuyện gì tôi bắt tội anh đấy. Anh đã làm sai chuyện gì anh tự biết chứ.
- Em không nhớ hết thầy ạ. Thôi đàng nào em cũng lấy cái lý do đấy để từ chức rồi.
- Tôi không đùa với anh, anh giấu tôi những gì anh biết chứ? Từ hồi anh làm lớp trưởng tới nay anh chưa báo cáo tôi lần nào. Cái Yến nó không làm được việc nhưng nó còn chịu khó báo cáo với tôi.
- Tại em không có việc gì cần nhờ đến thầy thôi.
- Thế vụ thằng Phương, vói bọn thằng Chung thì sao.
- Em đang giải quyết- may không có vụ của mình- Chỉ là em chưa giải quyết xong thôi.
- Anh tự tin quá đấy, anh mà giải quyết được thì cần tôi làm gì?( đúng là cái điều tôi vẫn thắc mắc: cần thầy làm gì?) mà cả anh nữa, là lớp trưởng mà đánh nhau với mấy thằng ranh 8D, anh tin có ngày nó đánh anh thành tật không.
Chết chửa tưởng thầy không biết, ai ngờ.
- Chắc em phải mạnh tay hơn, một lần cho chúng nó chừa hẳn, không có ngày nó đánh em thành tật mất- tôi làu bàu.
- Anh nói gì?
- Không em bảo chỉ là hiểu lầm thôi, nó tưởng em là thằng khác ấy mà.
Ông Hoàn thở dài một cái, ông không muốn bàn luận gì thêm nữa. ông hỏi tôi:
- Anh xong chưa, con trai các anh chẳng được việc gì cả. Muốn cho con trai làm mà chẳng làm nổi cái trò chống gì. Lại phải cho lũ con gái làm, anh không thấy nhục à?
Tôi lại làu bàu trong miệng” nhục dần đều”. bất giác ông Hoàn hỏi:
- Anh nói nên cho đứa nào làm thay anh bây giờ.
- Lựa chọn nào cũng là lựa chọn, tùy thầy thôi.-tôi hơi thiếu suy nghĩ.
- Tôi không đùa đâu. Ông Hoàn vẫn bình tĩnh.
- Em nghĩ là bạn Nhung.
- Được rồi tôi có sự lựa chọn của mình.
- Thầy không hỏi em vì sao như?
- Viết xong thì đưa cho tôi- tôi đưa ông tờ giấy mà tôi vừa viết xong không quên điểm chỉ lăn tay. Ông cầm lấy rồi nói- anh về đi xong việc rồi.
Vâng sự nghiệp lãnh đạo của tôi chỉ dài có thế, bên Trường Mai, ông Sổn Trai cũng đã giành lại chính quyền cho Đảng PPP,bên này bọn con gái lại một lần nữa đặt ách thống trị lên lớp miền đất 9A này.Không biết rồi sẽ ra sao đây.
Chuyện Của Duội Chuyện Của Duội - Việt Duội