Có tiền và có những thứ tiền có thể mua được là điều tốt, tuy nhiên, đôi khi cũng nên xem lại và đảm bảo rằng mình không mất những thứ mà tiền không mua được.

George Horace Lorimer

 
 
 
 
 
Tác giả: William Barclay
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Van Kien
Upload bìa: Van Kien
Số chương: 11
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 4328 / 222
Cập nhật: 2016-09-17 19:41:31 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 6
hưởng Phạt
Mátthêu 6,1-18
1 “Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy. Bằng không, anlĩ em sẽ chẳng được Cha của anh em, Đấng ngự trên trời, ban thưởng. 2 Vậy khi bố thí, đừng có khua chiêng đánh trống, như bọn đạo đức giả thường biểu diễn trong hội đường và ngoài phố xá, cốt để người ta khen. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. 3 Còn anh, khi bô thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm, 4 để việc anh bố thí được kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.
5 “Và khi cầu nguyện, anh em đừng làm như bọn đạo đức giả: chúng thích đứng cầu nguyện trong các hội đường, hoặc ngoài các ngã ba ngã tư, cho người ta thấy. Thầy bảo thật anh em: chúng đã được phần thưởng rồi. 6 Còn anh, khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.
148 WILIIAM BARCLAY
0,1-10
7 “Khi Cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng: cứ nói nhiều là được nhận lời. 8 Đừng bắt chước họ, vì Cha anh em đã biết rõ anh em cần gì, trước khi anh em cầu xin.
9 “Vậy, anh em hãy cầu nguyện như thế này:
“Lạy Cha chúng con
là Đấng ngự trên trời, xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển,
10 triều đại Cha mau đến, ý Cha thể hiện
dưới đất
cũng như trên trời.
" Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày;
12 xin tha tội cho chúng con như chúng con cũng tha
cho những người có lỗi với chúng con;
13 xỉn đừng để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ.
14 “Thật vậy, nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em. 15 Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em.
16 “Rồi khi ăn chay, anh em chớ làm bộ rầu rĩ như bọn đạo đức giả: chúng làm cho ra vẻ thiểu não, để thiên hạ thấy là chúng ăn chay. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. 17 Còn anh, khi ăn chay, nên rửa mặt cho sạch, chải đầu cho thơm, 18 để không ai thấy là anh ăn chay ngoại trừ Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.
Khi học những câu đầu của Mátthêu đoạn 6, chúng ta đối diện với một vấn đề quan trọng nhất: vị trí của sự làm việc để mong được thưởng ở chỗ nào trong cuộc sông? Trong phần này, ba lần Chúa Giêsu dạy về việc Chúa ban thưởng những người phục vụ Ngài mà
0,1-i5
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 1​149
Ngài ưng ý (Mt 6,4.6.16). Đây là vấn đề quan trọng cần dừng lại để tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi tiếp tục nghiên cứu chi tiết.
Người ta thường nói động cơ được thưởng không có chỗ đứng trong đời sống Kitô hữu vì cho rằng chúng ta tốt vì phải tốt, đức hạnh đó tự nó là phần thưởng và toàn thể quan niệm về phần thưởng phải được loại bỏ khỏi đời sông. Một vị thánh thuở xưa thường hay nói ông ước ao có thể tắt ngọn lửa địa ngục bằng nước và lấy lửa đốt cháy hết những sự vui vẻ ở trên trời, ngõ hầu người đời có thể tìm điều thiện không vì điều gì khác hơn là vì chính bản thân điều thiện mà thôi, để ý niệm thưởng phạt có thể hoàn toàn loại khỏi cuộc đời.
Trên một phương diện, quan điểm đó rất tinh tế và cao thượng nhưng đó không phải là quan điểm của Chúa Giêsu. Chúng ta đã thấy trong đoạn này ba lần Chúa Giêsủ dạy về phần thưởng. Cách bô" thí đúng, cầu nguyện đúng, ăn chay đúng đều sẽ có phần thưởng. Đây cũng không phải là thí dụ về ý nghĩa phần thưởng trong lời dạy bảo của Chúa Giêsu. Chúa dạy: “Kẻ nào trung thành chịu nổi bắt bớ, chịu sỉ nhục mà không chút cay đắng, phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao” (Mt 5,12), Ngài dạy: “Kẻ nào cho một trong những đứa nhỏ này một chén nước lã vì kẻ ấy là môn đệ của Thầy, người ấy sẽ chẳng mất phần thưởng đâu” (Mt 10,41). ít ra một phần dụ ngôn về các nén bạc dạy rằng trung tín phục vụ sẽ nhận được phần thưởng (Mt 25,14-30). Lời dạy dỗ rõ ràng trong dụ ngôn \ ề phán xét sau cùng là có thưởng và phạt tùy phản ứng của chúng ta đối với những nhu cầu của đồng loại (Mt 25,31-46). Chúa Giêsu đã không ngần ngại nói đến phần thưởng và hình phạt. Chúng ta phải cẩn thận để không thiêng liêng hơn Chúa Giêsu trong suy nghĩ của chúng ta về vấn đề phần thưởng. Có những sự kiện hiển nhiên ta cần lưu ý:
1. Quy luật hiển nhiên của đời sông là bất cứ hành động nào không đem lại kết quả gì đều vô nghĩa và vô giá trị. Sự thiện không đạt được cứu cánh thì cũng chỉ là sự thiện vô nghĩa. Câu nói này thật đúng: “Điều có giá trị là điều ít ra cũng đem lại một lợi ích nào đó Đời sống Kitô hữu có mục đích và khi đạt được mục đích sẽ đem lại vui mừng, nếu không chỉ là vô nghĩa. Người nào tin nơi lời hứa và con đường Kitô giáo thì không thể tin rằng sự thiện không đem lại một kết quả nào ngoài chính nó.
150 WILIIAM BARCLAY
Ố,1-18
2. Bãi bỏ tất cả thưởng phạt khỏi ý niệm tôn giáo chẳng khác gì bảo rằng sự bất công có thẩm quyền tối hậu. Chủ trương rằng kết cục của người tốt và người xấu đều như nhau thì thật vô lý, vì như thế là Chúa không quan tâm gì đến sự tốt hoặc xấu của con người. Nói rõ ra là chẳng có lợi gì mà ăn ngay ở lành và chẳng có lý do gì mà phải sông cách này thay vì cách kia. Bãi bỏ thưởng phạt là cho rằng Chúa không công bình và cũng chẳng yêu thương. Thưởng và phạt là cần thiết để khiến cuộc đời có ý nghĩa.
Xa xa bình minh ló rạng Mặt trời lên tôi cũng thức dậy Rửa ráy, mặc đồ, ăn uống Nhìn, nói, nghĩ, và làm Tại sao? Chỉ có Trời biết!
Tôi thường rửa rá y ăn mặc,
Khổ sở làm chi nếu chỉ để phô trương!
Hãy cho tôi nằm nghỉ trên giường Vạn lần tôi đã làm hết sức Nhưng tất cả cũng chỉ để làm trở lại!
Nếu không có thưởng phạt thì quan điểm của bài thơ này đúng, mọi hành động đều vô nghĩa, mọi cô" gắng đều bay theo gió.
I. Quan Niệm Kitô Giáo về Phần Thưởng
1. Sau khi đã suy xét quan niệm về phần thưởng trong cuộc sống Kitô hữu, chúng ta cần phải biết rõ một số điểm:
Khi nói về phần thưởng, Chúa Giêsu xác định rõ là Ngài không nghĩ đến phương diện vật chất. Rõ ràng là trong Cựu Ước, ý niệm thiện hảo và thịnh vượng đi đôi với nhau. Nếu một người thiện hảo thì ruộng đất, mùa màng phong phú, con cái đầy đàn và cơ nghiệp lớn lao.
Điều này được coi là bằng chứng người đó tốt​lành. Chính​đó
là vấn đề của sách Gióp, Gióp rơi vào cảnh bất hạnh,​các bạn​đến
để biện luận với ông rằng cảnh bất hạnh đó chính là hậu quả tội lỗi của ông. Gióp đã quyết liệt phủ nhận. Êlipha nội: “Ông hãy suy xét lại, nào bao giờ có kẻ vô tội bị hư mất?” (G 4,7). Binđát nói: “Nếu ông trong sạch và ngay thẳng ngay từ bây giờ, Ngài sẽ chở che ông và trả lại cho ông địa vị của một người công chính” (G 8,6). Xôpha nói: “Vì ông thưa cùng Chúa rằng: Đạo lý tôi là
ồ, 1-18
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 1​151
thanh tịnh, tôi không nhơ bẩn trước mặt Chúa” (G 11,4). Quan niệm mà sách Gióp viết để chống lại là quan niệm nhân đức và thịnh vượng vật chất đi đôi với nhau.
Tác giả Thánh vịnh nói: “Trước tôi trẻ, rày đã già, nhưng chẳng hề thấy người công chính bị bỏ hay là dòng dõi họ đi ăn mày” (Tv 37,25), “Sẽ có ngàn người sa ngã bên ngươi và muôn người sa ngã bên hữu ngươi, song tai họa sẽ chẳng đến gần ngươi. Ngươi lấy mắt mình nhìn xem và sẽ thấy sự báo trả cho kẻ ác, bởi vì ngươi đã nhờ Chúa làm nơi nương náu, và Đấng chí cao làm nơi ở, nên sẽ chẳng có tai họa gì xảy đến, cũng chẳng có ôn dịch nào tới gần trại ngươi” (Tv 91,7-10). Đó là những điều Chúa Giêsu không hề dạy. Chắc chắn Chúa không hứa cho các môn đệ sự thịnh vượng vật chất mà là hứa cho thử thách và hoạn nạn, đau khổ, bắt bớ và sự chết: Rõ ràng là Chúa Giêsu đã không nghĩ đến những phần thưởng vật chất.
2. Điều thứ hai cần nhớ là phần thưởng cao quý nhất không bao giờ đến với người đi tìm phần thưởng. Nếu một người chỉ tìm phần thưởng, chỉ luôn luôn nghĩ đến điều mình sẽ được, thì thật người đó đã hụt mất phần thưởng mình đang tìm kiếm. Người đó mất vì đã nhìn Chúa và cuộc đời cách sai lạc. Một người luôn luôn tính toán phần thưởng của mình là người nghĩ về Chúa như một quan án và một chuyên viên kế toán và trên hết, người ấy đang suy tính cuộc đời theo phương diện lề luật. Người ấy đang suy nghĩ làm chừng này thì được chừng đó, người ấy xem cuộc đời như bản kế toán mua bán đổi chác. Người đang suy nghĩ đến việc trình lên Chúa cuốn sổ và thưa rằng: “Con đã làm được chừng này, phần thưởng của con đâu?”
Sai lầm cơ bản của quan điểm này là đã suy nghĩ về cuộc đời theo luật chứ không theo tình yêu. Nếu chúng ta yêu người nào sâu đậm và say sưa, khiêm nhường và vị tha thì dù có hiến tất cả những điều mình có, chúng ta vẫn thấy chưa đủ. Nếu chúng ta dâng được cho người ấy cả mặt trời, mặt irăng và các vì sao, ta thấy vẫn còn nợ người ấy. Người nào yêu luôn luôn là người mắc nợ. Nếu một người nhìn đời theo phương diện luật thì lúc nào cũng nghĩ đến phần thưởng mình sẽ được nhưng nếu nhìn đời theo phương diện thương yêu thì ý nghĩ về phần thưởng chẳng bao giờ xuất hiện.
152 WILIIAM BARCLAY
t>, I- i 5
Điều nghịch lý của phần thưởng Kitô giáo là: người nào tìm kiếm phần thưởng và tính toán thiệt hơn sẽ không nhận được gì, còn ai hành động chỉ vì thương yêu và không bao giờ nghĩ đến phần thưởng thì lại nhận được. Sự thật kỳ lạ là, cùng một lúc, phần thưởng vừa là phá sản vừa là cứu cánh của cuộc sống Kitô hữu.
II. Phần Thưởng Kitô Giáo
Chúng ta phải tiếp tục hỏi: Vậy phần thưởng là gì?
1. Trước hết cần lưu ý đến một chân lý cơ bản và tổng quát. Chúng ta đã thấy Chúa Giêsu không nghĩ đến phần thưởng về vật chất, phần thưởng của đời sống là phần thưởng chỉ dành cho người có tâm trí thuộc linh. Đối với người có ý hướng vật chất, đó lại không phải là phần thưởng. Phần thưởng Kitô giáo là phần thưởng chỉ dành cho người Kitô hữu.
2. Phần thưởng đầu tiên là sự thỏa lòng. Làm điều phải, vâng lời Chúa, đi theo đường lối Ngài luôn luôn đem lại sự thỏa lòng dù có hoặc không thể đem lại điều gì khác. Một người làm điều phải, vâng lời Chúa Giêsu có thể mất tài sản, địa vị, bị hoạn nạn hay bị treo cổ, bị chê bai, cô đơn, nhưng người đó vẫn còn sự thỏa lòng sâu xa, đó là điều lớn hơn mọi sự khác cộng lại. Không ai có thể đánh giá được điều này, nó không thể định giá bằng tiền vì chẳng có gì ở thế gian sánh kịp. Sự toại nguyện là vương miện cho cuộc sống.
Trong một nhóm thân hữu thường họp nhau hòa nhạc, có lần thi sĩ George Herbert đang trên đường đi họp, bỗng gặp một chiếc xe bị sa lầy, Herbert liền để cây đàn một bên và xuống giúp người lái xe. Phải mất khá lâu mới lái xe lên được và cuối cùng cả người ông dính đầy bùn. Khi ông đến nơi thì đã trễ buổi hòa nhạc. Ông thuật lại cho các bạn ông nghe sự'việc đã giữ chân ông dọc đường. Một người nói: “Anh mất một dịp thưởng thức âm nhạc”. Herbert mỉm cười: “Phải, nhưng tôi sẽ có bài ca giữa canh khuya”. Ông thỏa lòng vì đã làm một việc giống Chúa Giêsu.
Godfrey Winn nói về một nhà giải phẫu chỉnh hình nổi tiếng ở nước Anh. Trong những năm chiến tranh, ông ấy ngưng hành nghề tư, nghề đã đem lại cho ông mỗi năm 10.000 bảng Anh, để dâng trọn thì giờ sửa lại những khuôn mặt và thân hình các nhà
0,1-18
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 1​153
phi công bị cháy hoặc bị què cụt trong chiến cuộc. Godfrey hỏi ông rằag: “Tham vọng của anh là gì hả anh Mác?” Ông đáp: “Tôi chỉ muốn trở thành người phẫu thuật tốt”. Mười ngàn bảng Anh chẳng ra gì nếu đem so sánh với sự thỏa lòng của một việc làm bất vị kỷ.
Một ngày kia, có một bà đón gặp ông Dale ở Birmingham trên đường phố. Bà nói: “Tiến sĩ Dale ơi, cầu Chúa ban phúc lành cho ông”. Bà nhất định không cho biết tên, chỉ cám ơn ông, cầu chúc cho ông rồi đi. Lúc đó, Dale đang rất buồn nản, ông nói: “Nhưng sương mù tan, mặt trời lộ ra, tôi thở hít không khí tự do trên đồi núi Chúa”, về vật chất, ông chẳng giàu thêm một xu, nhưng nhà truyền giáo đã khám phá ra sự thỏa lòng sâu xa đến với mình khi giúp được một người. Ông đã được một phần thưởng vô giá. Phần thưởng là sự thỏa lòng mà không có tiền bạc nào trên thế gian mua được.
3. Phần thưởng thứ hai của cuộc sống là: còn có nhiều việc phải làm. Điều nghịch lý là thành quả của một công tác không đem lại nghỉ ngơi, tiện nghi và thoải mái mà lại đem đến nhu cầu fớn hơn, đòi hỏi gắng sức, nỗ lực nhiều hơn. Trong dụ ngôn nén bạc, phần thưởng của những đầy tớ trung tín là nhận một trách nhiệm lớn hơn (Mt 25,14-30). Một học sinh xuất sắc thường được thầy cho bài làm khó hơn, một nhạc công trẻ, tài ba, thường phải tập những bản nhạc khó hơn. Người Do thái có một câu nói hơi lạ: “Người thầy khôn ngoan sẽ đốì xử với học sinh như một con bò cái tơ, bắt mang gánh nặng mỗi ngày mỗi gia tăng”. Phần thưởng Kitô giáo ngược hẳn với phần thưởng của thế gian. Phần thưởng thế gian là thêm thời giờ thong thả hơn, còn đối với người Kitô hữu thì càng ngày Chúa giao nhiều thêm để làm cho Ngài và cho đồng bào. Công việc càng nặng nhọc, phần thưởng càng lớn.
4. Phần thưởng Kitô giáo cuối cùng là điều mọi người, mọi thời đại gọi là nhìn thấy Chúa. Đôi với những ai không hề lưu tâm đên Chúa thì đối diện với Chúa là một điều kinh khủng chứ không phải là điều vui mừng. Đi đường riêng, con người càng ngày càng trôi dạt xa Chúa, vực thẳm ngăn cách giữa hai người và Chúa trở nên xa lạ, hung tợn mà ai cũng muốn tránh. Nhưng nếu một người trọn đời mình tìm cách cùng đi với Chúa, tìm cách vâng phục Chúa, nếu người ấy tìm kiêm điều thiện suốt đời thì được ngày
154 WILIIAM BARCLAY
0,1
càng gần Chúa hơn, đến cuối cùng người ấy sẽ được sống thân mật với Chúa, không chút sợ hãi nhưng đầy vui mừng, hoan hỷ. Đó là phần thưởng lớn hơn hết.
Ý Hướng Sai
Mátthêu 6,1
Đối với người Do thái có ba việc căn bản trong đời sống tôn giáo, ba cột trụ lớn làm cơ sở cho cuộc đời tốt lành: bô" thí, cầu nguyện và ăn chay. Chúa Giêsu chẳng bao giờ tranh luận về điều đó, nhưng điều làm Ngài khó chịu là con người thường làm những điều tốt do những động cơ sai lạc.
Điều lạ là ba việc lành chủ yếu này thường dễ bị những động cơ lệch lạc lợi dụng. Chúa Giêsu cảnh cáo làm việc lành chỉ nhằm đem vinh hiển cho chính mình thì đã bị mất đi phần lớn giá trị quan trọng nhất. Một người có thể hay bô" thí nhưng không thực tâm giúp đỡ mà chỉ chứng tỏ lòng rộng rãi của mình để được tiếng cám ơn cùng ngợi khen của mọi người. Một người có thể cầu nguyện với Chúa mà chỉ để mọi người thấy. Một người có thể ăn chay, không phải để linh hồn được ích lợi, không thật hạ mình xuống trước mặt Chúa mà chỉ để chứng tỏ cho thế gian biết mình là người giữ kỷ luật thuộc linh nghiêm túc. Một người có thể làm việc lành chỉ vì muốn được người đời khen ngợi, muốn gây thêm uy tín và khoe cái tốt của mình cho thế gian.
Theo Chúa Giêsu thì tất cả những loại sự việc trên đã đem lại phần thưởng cho họ rồi. Ba lần Chúa Giêsu dùng câu “Họ đã được phần thưởng rồi” (Mt 6,2.5.16), có thể dịch rõ hơn là: “Họ đã nhận đủ số tiền phải trả rồi”. Tiếng Hylạp dùng động từ apechein là từ chuyên môn trong thương mại để chỉ rằng đã nhận đủ sô" phải trả. Đó là chữ được dùng trong các biên nhận. Tỉ dụ một người viết tờ biên nhận: “Tôi đã nhận đủ sô" tiền anh thuê máy ép dầu Ôliu”. Người thâu thuế viết giấy biên nhận: “Tôi đã nhận đủ sô" tiền thuế anh phải đóng”. Một người bán nô lệ giao giấy biên nhận ghi rằng: “Tôi đã nhận (apecho) đủ tiền”.
Điều Chúa Giêsu dạy: “Nếu ngươi bố thí cốt để chứng tỏ lòng rộng rãi, ngươi sẽ được mọi người khâm phục nhưng như vậy là
0,Z-4
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 1​155
xong. Người đã được trả đủ. Nếu ngươi cầu nguyện để khoe lòng tin kính, ngươi sẽ được khen là người mộ đạo, vậy là xong. Ngươi đã được trả đủ. Nếu ngươi cho mọi người biết mình đang ăn chay, ngươi sẽ được tiếng là khắc kỷ và đó là tất cả điều ngươi sẽ được”. Chúa Giêsu dạy: “Nếu mục đích của ngươi là được phần thưởng thế gian - thì chắc ngươi sẽ được - nhưng ngươi phải tìm kiếm phần thưởng của Chúa”. Người nào chỉ nắm lấy ân thưởng tạm thời và để cho phần thưởng vĩnh viễn qua đi là một người thiển cận đáng buồn.
Đừng Cho Như Thế Nào
Mátthêu 6,2-4
Đốì với người Do thái, bố thí là nghĩa vụ tôn giáo thánh thiện nhất. Ta có thể thấy điều đó trong việc người Do thái dùng cùng một chữ tzedakah cho cả sự công chính lẫn bố thí. Bô" thí và công chính được coi như nhau, bố thí là được công đức trước mặt Chúa, thậm chí cũng để được chuộc và tha thứ những tội lỗi quá khứ, “Tốt hơn là bố thí, chứ đừng chất chứa vàng bạc, bô" thí thì giải thoát khỏi sự chết và tẩy sạch mọi tội lỗi”. Bố thí là việc lành chắc chắn nhất vì là của cầm thế cho tội lỗi. Trong ngày hoạn nạn sẽ được ghi nhận để báo công, bố thí sẽ xóa gian ác của ngươi như sức nóng làm tan băng giá” (Gv 3,14-15).
Các Rápbi có câu: “Người bố thí lớn hơn người dâng lễ vật”. Bô' thí đứng hàng đầu trong bảng thống kê việc lành, vì thế, tất nhiên ai cũng muốn trở nên tốt bằng cách tập trung vào việc bô" thí. Giáo lý cao quý nhất của các Rápbi cũng đúng như sự dạy dỗ của Chúa Giêsu. Họ cũng cấm bô" thí cách phô trương. Họ nói: “Người nào bô" tích cách kín đáo sẽ cao trọng hơn Môsê”. Bô" thí có giá trị nhất là: “Khi người nhận không biêt ai cho và người cho không biết mình cho ai”. Họ nói: “Thà không cho hơn là cho nhưng lại làm người ta xấu hổ”. Trong đền thờ có một tục lệ rất hay là ai muôn chuộc tội lỗi mình thì đên bỏ tiền vào “phòng yên lặng”. Những đóng góp này sẽ được dùng kín đáo giúp đỡ nhiều người trong những gia đình đạo đức nhưng lại túng thiếu.
15 6 WILIIAM BARCLAY
0,Z-4
Nhưng cũng như trong nhiều việc khác, điều răn rất hoàn hảo mà thực hành thì lại kém xa. Người bố thí thường cố ý để mọi người thây, cốt tìm vinh danh cho mình hơn là để cứu giúp kẻ khác. Tại buổi họp ở hội đường, tiền dâng dùng để giúp người nghèo. Nhiều người cố ý cho người khác biết mình đã dâng bao nhiêu. J.J.Wetstein viện dẫn một tục lệ Phương Đông cổ: “ở Phương Đông, nước hiếm đến nỗi nhiều khi phải mua. Khi muốn làm việc thiện để cầu phúc cho gia đình, một người sẽ đến dặn người mang nước hãy đem cho người khát uống. Người mang nước đổ đầy bầu da đi đến chợ, kêu lên rằng: Hỡi những kẻ khát hãy đến uống của dâng. Người ban cho sẽ đứng gần bên nói: Hãy chúc phúc cho tôi, người đã cho anh uống”. Đó chính là điều Chúa Giêsu lên án là giả hình. Chữ hupokrites là tiếng Hylạp để chỉ diễn viên trên sân khấu. Người làm như thế chỉ diễn xuất tấn tuồng bố thí cốt cho mình vẻ vang.
Động Cơ Bố Thí
Mátthêu 6,2-4
Chúng ta hãy xét những động cơ nằm phía sau việc bố thí:
1. Bô" thí vì bổn phận. Người cho không phải vì muốn cho, nhưng cho là bổn phận mà người cho không thể tránh được. Có thể họ nghĩ rằng (có thể là vô thức) có kẻ nghèo trong thế gian cốt để người ta có dịp làm bổn phận và lập công phúc trước mặt Chúa. Catherine Carswell trong sách tự thuật Lying Awake đã nói về những ngày đầu bà ở Glasgow: “Người ta có thể nói: người nghèo là những con vật được cưng, nhất định là họ ở luôn với chúng ta. Chúng ta phải yêu thương, tôn trọng và tiếp đãi họ”. Khi nhìn lại, bà thấy điểm chính là sự tự tôn của người giàu hạ cố xuống người nghèo. Bố thí được coi là bổn phận, nhưng kèm theo một bài luân lý cốt để thỏa lòng tự phụ của người ban tặng. Thời đó cứ đến tối thứ bảy thì Glasgow trở thành một thành phố say sưa. Bà viết: “Trong nhiều năm, cứ mỗi chiều Chúa nhật là cha tôi đi một vòng qua các nhà giam của ty cảnh sát để nộp tiền phạt xin tha cho những người say rượu cuối tuần để họ không bị mất việc vào ngày thứ hai. Mỗi người phải ký vào tờ cam kết hoàn lại cho ông
0,Z-4
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 1​157
Số tiền đó vào kỳ lương cuối tuần sau”. Tất nhiên, điều cha của bà làm là rất phải, nhưng ông đã ban cho từ địa vị ưu thế của người tự tôn và kèm theo một bài luân lý trong khi ban tặng. Rõ ràng ông tự cảm thấy mình ở một hạng đạo đức khác hẳn những người ông đã cho. Người ta nói về một bậc tôn trưởng rằng: “Người ban cho rất nhiều thứ nhưng không hề ban chính mình”.
Khi một người đứng trên bục cao ban xuống,​khi​một​người
ban cho với tính toán, hoặc ban cho vì ý thức bổn phận - dù là bổn phận đạo đức - thì dù của cho có rộng rãi đi nữa, người đó vẫn không ban chính mình và như thế sự bô" thí vẫn chưa trọn vẹn.
2. Bố thí vì uy tín. Có người cho để được tiếng. Do đó, không ai biết đến và nếu không được công bô", người ấy sẽ không bô" thí gì hết. Nếu không được cám ơn, khen ngợi và tôn vinh thì người ấy buồn rầu, bất mãn, không bằng lòng. Người ban cho không phải để Chúa được vinh hiển nhưng để tìm vinh hiển cho mình. Người ban cho không phải để giúp người nghèo​nhưng​để​thỏa
tính tự cao, lòng ham quyền thế của mình.
3. Bố thí chỉ vì bố thí. Người ta cho chỉ vì yêu thương và lòng nhân từ tràn ngập trào ra từ lòng mình. Người ta cho vì phải cho, không thể làm khác hơn. Người ta cho là vì không thể gạt bỏ trách nhiệm đối với người cùng khổ. Có một câu chuyện về lòng hào hiệp của bác sĩ Johnson và một người nghèo khổ tên là Robert Levett. Levett đã từng làm hầu bàn ở Pari và làm bác sĩ ở các khu người nghèo ở Luân Đôn. Ông ta có bề ngoài và cử chỉ mà Johnson phải nói: “Làm cho người giàu chán ghét và người nghèo kinh khiếp”. Nhưng bằng cách nào đó, ông đã trở thành người nhà của Johnson. Boswell lấy làm lạ lắm nhưng Goldsmith biết Johnson rất rõ. Ông nói về Levett rằng: “Người ấy nghèo và thành thật, vậy là đủ để gởi gắm cho Johnson. Bây giờ người ấy đang khốn khổ nên chắc Johnson sẽ giúp”. Sự bất hạnh là giấy thông hành để đi vào lòng của Johnson. Boswell thuật chuyện của Johnson: “Một đêm khuya, trên đường về nhà, ông thấy một người đàn bà nghèo khổ nằm ngoài phố, kiệt lực đến nỗi không thể đi được. Ông cõng người đàn bà về nhà mình mới biết đó là một trong những người đàn bà khôn khổ đã rơi vào tình trạng xấu xa nghèo khổ và bệnh hoạn. Thay vì quở trách nặng lời, ông đã cho người chăm sóc chu đáo trong thời gian dài rất tốn kém cho
1DÖ W1L11AM BARCLAY
0,0-0
đến khi người đàn bà được bình phục rồi ông lại cố gắng giúp bà ta sống cuộc đời hoàn lương”. Và ông nhận được lại là sự nghi ngờ bẩn thỉu của người chung quanh. Nhưng lòng ông đòi ông phải ban cho, phải làm như thế. Ngay trong những ngày nghèo khó của mình, khi về nhà trong buổi sớm mai, khi đi dọc bờ sông, ông bỏ tiền bố thí vào tay những đứa trẻ bơ vơ không nhà cửa. Mawkins nói, có người hỏi Johnson làm sao ông có thể chịu nổi khi trong nhà “đầy những kẻ bần cùng, bất xứng” như thế, ông trả lời: “Nếu tôi không giúp họ thì chẳng ai chịu giúp và họ không thể bị hư mất chỉ vì thiếu thôn”. Đây thật là sự ban cho chân chính, từ trong lòng, trào dâng bởi lòng mến Chúa.
Chúng ta thấy gương mẫu về sự ban cho trọn vẹn trong chính Chúa Giêsu. Phaolô viết cho Hội Thánh Côrintô: “Anh em biết Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, đã có lòng quảng đại như thế nào: Người vốn giàu sang phú quý, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em, để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở nên giàu có” (2 Cr 8,9). Sự ban cho của chúng ta không bao giờ làm bởi tự cho mình là công chính, làm vì bổn phận, càng không được làm để tìm danh dự và uy tín cá nhân. Nó phải làm từ tấm lòng thương yêu. Chúng ta phải cho người khác như Chúa Giêsu phó ban chính Ngài cho chúng ta vậy.
Đừng Nên cầu Nguyện Cách Nào
Mátthêu 6,5-8
5 “Khi cầu nguyện, anh em đừng làm như bọn đạo đức giả: chúng thích đứng cầu nguyện trong các hội đường, hoặc ngoài các ngã ba ngã tư, cho người ta thấy. Thầy bảo thật anh em: chúng đã được phần thưởng rồi. 6 Còn anh, khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.
7 “Khi cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng: cứ nói nhiều là được nhận lời. 8 Đừng bắt chước họ, vì Cha anh em đã biết rõ anh em cần gì, trước khi anh em cầu xin.
U,J-0
TIN MƯNG MÁTTHÊU - TẬP 1​159
Chưa thấy nơi nào có lý tưởng cầu nguyện cao hơn người Do thái, cũng chẳng có tôn giáo nào kể việc cầu nguyện vào hàng ưu tiên như người Do thái đã làm. Các Rápbi Do thái nói: “Cầu nguyện thật cao cả, lớn hơn mọi việc lành”. Một trong những điều khả ái nhất nói đến việc thờ phượng trong gia đình là câu của các rápbi: “Người nào cầu nguyện ở trong nhà là xây bức tường thép bao quanh”. Chỉ có một điều các Rápbi tiếc là họ không thể cầu nguyện suốt ngày.
Nhưng một số sai lầm đã xen vào trong thói quen cầu nguyện của người Do thái và đó cũng là những lỗi lầm thông thường trong việc cầu nguyện ở khắp nơi. Những lỗi lầm đó xảy ra ở trong một cộng đồng mà việc cầu nguyện được quan tâm hơn hết. Đó không phải là xao lãng cầu nguyện mà là cầu nguyện do lòng sùng bái sai lầm.
1. Cầu nguyện có thể trở thành hình thức. Có hai điều thường ngày người Do thái phải làm: trước hết là Shema, gồm có ba khúc Kinh Thánh ngắn: Đnl 6,4-9; 11,13-21; Ds 15,37-41. Shema là động từ ở thể sai khiến của động từ “nghe” trong tiếng Do thái lấy ra từ câu căn bản: “Hỡi ítraen hãy nghe, Chúa là Thiên Chúa chúng ta, là Thiên Chúa có một không hai” (Đnl 6,4). Mỗi người Do thái phải đọc thuộc lòng toàn bộ shema mỗi sáng và mỗi tối và phải đọc càng sớm càng tốt. Khi trời vừa sáng, đủ sáng để phân biệt màu xanh và trắng, hoặc như Rápbi Eliezer thì cho rằng đủ sáng để phân biệt xanh dương và xanh lá cây. Nhưng dù thế nào cũng phải đọc trước giờ thứ ba tức chín giờ sáng và buổi tối trước chín giờ. Đến hạn chót để đọc shema thì bất kể ở đâu: ở nhà, ngoài đường, đang làm việc, trong hội đường... người ta cũng phải dừng tay để đọc. Rất nhiều người ưa thích shema và đọc với lòng tốn sùng cung kính và yêu mến, nhưng cũng có những người đọc rất mau mau cho xong việc. Shema rất dễ trở thành sự lặp lại vô ích như đọc thần chú. Người Kitô hữu chúng ta không đủ tư cách để chỉ trích họ vì hình thức lẩm nhẩm cho qua như thế cũng chính là hình thức của lời cầu nguyện trước bữa ăn trong nhiều gia đình.
Điều thứ hai mà mỗi người Do thái lặp lại mỗi ngày là shemoneh ’esreh, có nghĩa là Mười Tám, gồm mười tám bài cầu nguyện mà nay vẫn còn là thiết yếu trong việc thờ phượng tại hội đường. Hiện giờ đã có bài cầu nguyện mười chín nhưng tên cũ vẫn
160 WILIIAM BARCLAY
u,j-o
còn giữ. Hầu hết những bài cầu nguyện này rất ngắn và rất hay chẳng hạn như bài thứ mười hai:
“Lạy Chúa, nguyện lòng thương xót Ngài tỏ ra cho người ngay thẳng, người khiêm nhường, các kỳ mục của ítraen Ngài và các giáo SƯ; xin hãy ban ơn cho người khách lạ tin kính giữa chúng con và hết thảy chúng con. Xin Chúa hãy ban phần thưởng tốt lành cho những người thành tâm tin cậy Danh Chúa, để chúng con được ở trong số những người của thế giới tương lai, để hy vọng của chúng con không bị lừa gạt. Lạy Chúa, nguyện Chúa được tôn vinh, Chúa là hy vọng và trông cậy của người trung tín”.
Bài thứ năm như sau: “Lạy Chúa chúng con, xin đem chúng con trở lại với luật Ngài. Hỡi Vua, xin hãy đem chúng con trở lại phục vụ Ngài, xin hãy đem chúng con trở lại với Ngài bằng hoán cải chân thật. Lạy Chúa, nguyện Chúa được tôn vinh, Chúa đã chấp nhận việc hoán cải của chúng con”.
Chẳng có hội đường nào có một lời kinh tốt đẹp như là shemoneh ’esreh. Luật dạy rằng người Do thái phải đọc bài ấy mỗi ngày ba lần buổi sáng, buổi chiều và buổi tối. Người Do thái đọc với tâm tình tin kính, nhưng phần đông đọc một cách máy móc. Cũng có một bản tóm lược cho những ai không có thì giờ hoặc trí nhớ để lặp lại cả mười tám bài cầu nguyện. Sự lặp lại bài shemoneh ’esreh đã trở nên như niệm thần chú, có tính cách mê tín dị đoan. Kitô hữu chúng ta không đủ tư cách chỉ trích họ, vì nhiều lúc chúng ta cũng làm y như vậy đối với Kinh Lạy Cha.
2. Nghi lễ Do thái soạn sẩn những bài cầu nguyện cho mọi trường hợp: ít có tình huống nào trong đời sông mà không có một bài cầu nguyện soạn sẩn. Có bài cầu nguyện trước và sau bữa ăn, có bài cầu nguyện tương quan tới ánh sáng, lửa, sấm, chớp, khi thấy trăng mới, sao chổi, mưa, bão, trước cảnh biển, sông, hồ, khi nhận tin tức tốt lành, dùng bàn ghế, lúc mới đến hay rời bỏ một thị trấn. Mọi sự việc đều có bài cầu nguyện. Điểm đáng yêu ở đây là mọi sự xảy ra trong đời sông đều được đưa đến trước tôn nhan Chúa. Nhưng chính vì những bài cầu nguyện được biên soạn tỉ mỉ, nên trỡ thành nghi thức khiến lời cầu nguyện thôi ra từ môi miệng mất đi rất nhiều ý nghĩa. Các giáo sư Do thái đã biết rõ hiểm họa này nên đề phòng, họ nói: “Nếu ai đọc bài cầu nguyện để
u
illN MU1NU MATTHEU - TẠP 1 iồi
cho xong việc, thì không còn là cầu nguyện. Không nên xem cầu nguyện như là một chiếu lệ nhưng như một hành động hạ mình, để hưởng được lòng thương xót của Chúa”. Rápbi Eliezer rất chú ý đến sự nguy hiểm của cử chỉ chiếu lệ đến nỗi ông có thói quen soạn bài cầu nguyện mới mỗi ngày để lời cầu nguyện của ông tươi mới luôn. Rõ ràng loại hiểm họa này kông chỉ giới hạn trong Do thái giáo. Ngay như giờ suy niệm cũng có thể đi dần tới hình thức chiếu lệ của một thời khắc biểu theo nghi lễ cứng nhắc.
3. Người Do thái sùng đạo dành thì giờ đặc biệt để cầu nguyện. Vào lúc chín giờ sáng, mười hai giờ trưa và ba giờ chiều, dù đang ở đâu họ cũng cầu nguyện. Họ có nhớ tới Chúa, hay cũng có thể chỉ cầu nguyện theo thói quen. Có câu chuyện về một người Hồi Giáo đang cầm dao đuổi kẻ thù, bỗng chuông cầu nguyện vang lên, anh ta dừng lại, mở tấm thảm cầu nguyện quỳ gối và đọc vội bài cầu nguyện, rồi đứng dậy, tiếp tục rượt đuổi để giết người. Mỗi ngày ba lần tưởng nhớ Chúa là điều thật tốt, nhưng cũng là điều nguy hiểm khi người ta chỉ cầu nguyện qua loa mà không hề suy nghĩ gì về Ngài.
4. Có khuynh hướng gắn liền cầu nguyện với một số nơi nào đó, đặc biệt là với hội đường. Không thể phủ nhận là có một số nơi dường như Chúa ở rất gần, nhưng có Rápbi lại đi xa hơn mà bảo rằng lời cầu nguyện chỉ linh nghiệm khi dâng lên trong đền thờ hoặc trong hội đường. Từ đó có thói quen lên đền thờ vào giờ cầu nguyện. Trong những ngày đầu của Hội Thánh, ngay cả môn đệ Chúa Giêsu cũng nghĩ như vậy vì chúng ta biết Phêrô và Gioan lên đền thờ cầu nguyện (Cv 3,1). Hiểm họa ở đây là có thể làm người ta nghĩ rằng Chúa bị giới hạn vào những nơi đó và quên rằng cả thế gian này là đền thờ của Ngài. Các Rápbi khôn ngoan nhât đã thấy hiểm họa này, họ nói: “Chúa dạy bảo ítraen hãy cầu nguyện trong hội đường của thành phố ngươi; nếu không thể được, hãy cầu nguyện ngoài đồng; nếu không thể được, hãy cầu nguyện trên giường ngươi; không thể được nữa, thì hãy hiệp thông với Chúa lúc nằm trên giường và yên lặng”.
Rắc rối của mọi cơ chê đều không nằm trong chính cơ chế đó mà ở người sử dụng nó. Một người có thể làm cho một hệ thông cầu nguyện thành một công cụ thờ phượng sùng kính hoặc thành một việc làm chiếu lệ, hời hợt chẳng suy nghĩ gì.
iOZ
W1L11A1V1​I
5. Người Do thái có khuynh hướng đọc bài cầu nguyện dài. Nhưng đó cũng không phải là khuynh hướng riêng của người Do thái: Vào thế kỷ 18, tại Tô Cách Lan kéo dài việc thờ phượng đồng nghĩa với sùng kính. Trong các việc thờ phượng, người ta đọc từng câu Kinh Thánh kéo dài một giờ và một bài giảng dài một giờ nữa. Lời cầu nguyện thì tự phát (không theo bài soạn trước) và rất dài. Tiến sĩ W.D.Maxwell viết: “Sự linh nghiệm của lời cầu nguyện được đo bằng lòng hăng hái, sự trôi chảy lẫn độ dài của nó”. Rápbi Lêvi nói: “Kẻ nào cầu nguyện dài sẽ được nghe”. Một Rápbi khác nói: “Khi người công chính cầu nguyện dài, thì lời cầu nguyện được nghe”. Xưa và nay người ta vẫn còn tưởng rằng nếu ai gõ cửa Chúa lâu thì Ngài sẽ đáp lời, nói nhiều và làm phiền Chúa nhiều thì Ngài sẽ đoái đến. Những Rápbi khôn ngoan nhất đã thấy rõ điều này; một người trong họ nói: “Cấm kéo dài sự khen ngợi Đấng Thánh”. Tác giả Thánh vịnh nói: “Ai sẽ tường thuật những chiến công của Chúa, sẽ công bố mọi câu tán tụng Người?” (Tv 106,2). Chẳng ai có thể làm được, “chớ vội mở miệng ra, và lòng ngươi chớ lật đật nói trước mặt Chúa, vì Chúa ở trên trời, còn ngươi ở dưới đất. Vậy ngươi nên ít lời” (Gv 5,1.2). Sự chiêm ngưỡng tôn thờ tốt nhất là giữ yên lặng. Rất dễ lẫn lộn sự lắm lời với sự tin kính, sự trôi chảy với lòng sùng kính, và không ít người Do thái đã rơi vào lầm lỗi đó.
6. Cũng có vài hình thức lặp đi lặp lại của người Do thái cũng như các dân Phương Đông thường hay dùng và hay lạm dụng. Người Phương Đông thường có thói quen thôi miên chính họ bằng cách lặp đi, lặp lại mãi một câu nói hay một chữ. Trong 1 V 18,26, các ngôn sứ của Baan kêu lớn tiếng từ sáng đến trưa: “Hỡi Baan, xin đáp lời chúng tôi”. Trong Cv 19,34, đám đông ở thành Êphêxô đã kêu lên trong hai giờ liền rằng: “Vĩ đại thay nữ thần Đian của người Êphêxô”. Người Hồi Giáo tiếp tục lặp lại vần HE hàng giờ và chạy vòng quanh cho đến khi xuất thần nhập hóa, để cuối cùng té xuống bất tỉnh và kiệt lực. Người Do thái làm như vậy với bài shema. Đó là một hình thức thôi miên bằng cầu nguyện.
Còn một cách khác người Do thái hay sử dụng là lặp lại khi cầu nguyện. Họ chồng chất mọi danh hiệu và hình dung từ trong lời cầu nguyện dâng lên Chúa. Một bài cầu nguyện danh tiếng khởi sự như sau: “Đáng chúc tụng, ngợi khen, sáng danh, tôn vinh, tán dương, vinh quang thay Danh của Đấng Thánh”.
Cố một lời cầu nguyện của người Do thái mở đầu bằng 16 tĩnh từ khác nhau kết với danh từ Chúa. Đầy là một loại lạm dụng từ. Khi một người khởi sự suy nghĩ nhiều về cách cầu nguyện hơn là nội dung cầu nguyện thì lời cầu xin của người ấy đã mất tác dụng ngay trên môi miệng mình.
7. Lầm lỗi sau cùng mà Chúa Giêsu thấy nơi người Do thái là họ cầu nguyện cho người ta thấy. Cách cầu nguyện của người Do thái rất dễ đưa đến phô trương. Họ đứng cầu nguyện, hai tay giơ cao, bàn tay ngửa lên và đầu cúi xuống. Bài cầu nguyện phải đọc ba lần trong một ngày, chín giờ sáng, mười hai giờ trưa, ba giờ chiều. Người ta cầu nguyện bất cứ ở đâu, vì thế vào giờ đó, người ta rất dễ tìm cách đến một góc phô" đông người, hoặc nơi công viên đông đúc của thành phố để mọi người đều thấy mình cầu nguyện với lòng sùng kính bậc nào. Rất dễ cho một người tìm cách dừng ở bậc cấp trên cùng của lối vào hội đường, đứng đó cầu nguyện rất dài để mọi người Mm phục lòng tin kính đặc biệt của mình. Rất dễ dàng đóng kịch cầu nguyện để cả thế gian đều thấy. Các Rápbi khôn ngoan nhất hiểu rõ và cũng lên án thái độ này: “Kẻ giả hình đem thịnh nộ cho thế gian và lời cầu nguyện của người đó không được nghe”. Có bôn hạng người không nhận được vinh hiển của Chúa trên mặt mình là: kẻ nhạo báng, kẻ giả hình, kẻ nói dối và kẻ vu khống (nói xấu). Các Rápbi cho rằng một người không cầu nguyện nếu lòng không hòa hợp với lời cầu nguyện. Vậy, để có cầu nguyện thật sự thì họ đòi phải có một giờ sửa soạn riêng trước và một giờ suy gẫm sau giờ cầu nguyện. Cách cầu nguyện của người Do thái đã dễ đưa đến phô trương, nếu trong lòng người cầu nguyện có kiêu ngạo.
Chúa Giêsu đưa ra hai quy luật quan ừọng cho việc cầu nguyện:
a/ Ngài nhấn mạnh việc cầu nguyện chân thật đều phải dâng lên cho Chúa. Sai lầm mà Chúa Giêsu phê dạy là họ đang cầu nguyện với người đời chứ không phải với Chúa. Một người đã mô tả lời cầu nguyện văn hoa trau chuốt tại nhà thờ Boston là “bài cầu nguyện hùng hồn nhất được dâng cho cử tọa tại Boston”. Người cầu nguyện chỉ quan tâm làm cho dân chúng cảm kích chứ không phải đang tiêp xúc với Chúa. Bất kể cầu nguyện chung hay cầu nguyện riêng, chúng ta không nên có tư tưởng nào đó trong lòng ngoài Chúa.
164 WILIIAM BARCLAY
b/ Ngài nhấn mạnh bao giờ chúng ta cũng phải nhớ Thiên Chúa mà chúng ta cầu nguyện là Thiên Chúa yêu thương, sẩn sàng đáp lời hơn là chúng ta sấn sàng cầu nguyện. Phúc lành và ân huệ Chúa ban, không phải do nài ép Ngài.
Chúng ta đến với Chúa không cần phải nịnh hót, quấy rầy và đập mạnh cửa mới được Ngài đáp lời. Chúng ta đến với Đấng mà ước muôn duy nhất của Ngài là ban cho. Chúng ta cần nhớ rằng đến với Chúa với ao ước trong lòng và trên môi có lời “Ý Cha được thực hiện” là đủ rồi.
Kinh Cầu Nguyện của Môn Đệ Mátthêu 6,9-15
9 "Vậy, anh em hãy cầu nguyện như thế này:
“Lạy Cha chúng con là Đấng ngự trên trời, xỉn làm cho danh thánh Cha vinh hiển,
10 triều đại Cha mau đến,
ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.
" Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày;
12 xin tha tội cho chúng con
như chúng con cũng tha cho những người có lỗi với chúng con;
13 xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ.
14 “Thật vậy, nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em. 15 Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em.
Trước khi khởi sự suy gẫm chi tiết về bài cầu nguyện này, có vài điều chúng ta cần ghi nhớ.
Trước hết, cần chú ý đây là bài cầu nguyện Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ. Cả Mátthêu và Luca đều xác nhận điểm đó. Mátthêu để bài cầu nguyện này chung với Bài Giảng Trên Núi và nhắm vào các môn đệ (Mt 5,1) cồn Luca cho biết Chúa Giêsu dạy bài cầu nguyện này theo yêu cầu của một môn đệ Ngài (Le 11,1). Điều trước nhất phải nhớ là Kinh Lạy Cha chỉ dành cho tín đồ. Đó
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 1​165
là bài cầu nguyện mà những ai cam kết phó mình cho Chúa Giêsu đọc lên thì mới có ý nghĩa. Kinh Lạy Cha không phải là bài cầu nguyện của trẻ con như nhiều người thường nghĩ. Thật sự, bài đó không có ý nghĩa nhiều đối với trẻ con. Cũng không phải là Bài Cầu Nguyện Gia Đình như đôi khi được gọi, trừ phi chữ gia đình có nghĩa là “gia đình Hội Thánh”. Kinh Lạy Cha đặc biệt và được xác định là bài cầu nguyện của môn đệ, và chỉ trên môi miệng của môn đệ bài cầu nguyện này mới có ý nghĩa. Nói cách khác, chỉ có thể đọc Kinh Lạy Cha khi người đó biết mình đang nói gì, và người ấy không thể biết cho đến khi đã trở thành môn đệ thật.
Chúng ta cần chú ý đến trật tự những lời cầu xin của Kinh Lạy Cha. Ba điều lặp lại trước tiên liên hệ đến Chúa và sự vinh hiển của Ngài, ba điều lặp lại kế đó liên quan đến nhu cầu của chúng ta. Nghĩa là Chúa trước hết phải được đứng vào chỗ tôi cao rồi mới đến chúng ta và những điều lòng ta ao ước. Chỉ khi Chúa có vị trí xứng hợp với Ngài thì mọi sự mới vào nề nếp đúng đắn. cầu nguyện không bao giờ là một thứ cố gắng uốn ý Chúa xuôi theo lòng ao ước chúng ta. cầu nguyện bao giờ cũng phải là sự cố gắng đem ý muôn chúng ta thuận phục ý Chúa.
Phần thứ hai của Kinh Lạy Cha là một kết hợp kỳ diệu những nhu cầu của chúng ta... Phần này luận về ba nhu cầu cơ bản của loài người và ba phạm vi thời gian mà con người sinh hoạt. Trước hết, lời cầu xin bánh là xin điều thiết yếu duy trì sự sông và bởi đó đem nhu cầu của hiện tại đến với Chúa. Thứ hai, cầu xin ơn tha thứ là đem quá khứ đến của Chúa và xin ơn tha thứ của Chúa. Thứ ba, là lời cầu xin giúp đỡ trong cơn cám dỗ, nghĩa là giao phó cả tương lai vào trong tay Chúa. Trong ba lời cầu xin vắn tắt này chúng ta được dạy đặt để hiện tại, quá khứ và tương lai tất cả ở trước bệ chân Chúa.
Bài cầu nguyện này không những là bài trình bày trọn cuộc đời chúng ta ở trước Nhan Thánh Chúa, nhưng cũng là bài cầu xin Ba Ngôi Thiên Chúa ngự trong cuộc sống chúng ta nữa. Khi xin bánh để duy trì cuộc sông trên mặt đất là chúng ta hướng lòng về Đức Chúa Cha, Đâng Tạo Hóa nâng đỡ mọi cuộc sống. Khi xin ơn tha thứ là hướng lòng đến Chúa Giêsu, là Chúa và là Đấng Cứu Chuộc chúng ta. Khi xin cứu giúp trong cơn cám dỗ tương lai là hướng lòng đến Chúa Thánh Thần, Đấng Yên ủi, Đấng Thêm
166 WILIIAM BARCLAY
Sức, Đấng Soi Sáng, Đấng Hướng Dan và Đấng Canh Giữ đường lối chúng ta.
Bằng một cách thật lạ lùng, phần thứ hai ngắn ngủi này của Kinh Lạy Cha đem hiện tại, quá khứ và tương lai của cuộc sông con người trình ra trước Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Linh. Ba Ngôi hiệp làm một. Trong Kinh Lạy Cha, Chúa Giêsu dạy chúng ta đem cả cuộc đời đến với Ba Ngôi Thiên Chúa và xin Ba Ngôi Thiên Chúa vào cuộc đời chúng ta.
Cha Trên Trời
Mátthêu 6,9
Có thể nói rằng từ “Cha” dành cho Thiên Chúa là một từ tóm lược đức tin rất súc tích. Giá trị lớn của từ “Cha” là ở chỗ ổn định tất cả mọi liên hệ trong cuộc sống.
1. Danh từ ấy giải quyết mốì liên hệ của chúng ta với thế giới thiêng liêng. Các giáo sĩ nói rằng một trong những cứu giúp lớn nhất mà Kitô giáo đem đến cho lòng và trí người ngoại đạo là biết chắc chắn chỉ có một Chúa, Người ngoại tin tưởng vô sô" thần. Mỗi suối, mỗi sông, cây cỏ, thung lũng, núi rừng và mỗi sức mạnh thiên nhiên đều có thần riêng. Người ngoại sống trong thế giới đầy thần linh. Hơn nữa, các thần đó luôn luôn ghen tương, thù oán. Người ta phải làm dịu lòng các thần này. Người ta chẳng bao giờ có thể biết mình có bỏ sót, quên tôn vinh một vị thần nào trong số đó không, nên kết quả là người ta sông trong sự khiếp sợ các thần, người ta bị tôn giáo mình ám ảnh chứ không phải là được cứu giúp.
Huyền thoại Hylạp có ý nghĩa nhất về các thần là huyền thoại Prometheus. Prometheus là vị thần vào thời con người chưa có lửa, cuộc sông thật vô vị, buồn tẻ. Động lòng thương nên Prometheus đem lửa từ trời làm quà tặng cho loài người. Zeus, vua các thần, nổi cơn lôi đình khi thấy con người có lửa. Zeus bắt Prometheus xiềng vào hòn đá ở giữa biển Adritique. Ớ đó thần Prometheus bị hình khổ, ban ngày thì nóng và khát, ban đêm lạnh lẽo. Ngoài ra, Zeus lại sai chim kên kên xé gan Prometheus và càng xé, gan
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 1​167
lại càng mọc ra để lại bị xé nữa. Đó là vị thần đã cứu loài người. Khái niệm chính ở đây là lòng ghen thét oán thù giữa các thần và cứu giúp loài người là điều cuối cùng các thần nghĩ đến. Đó là ý tưởng của người ngoại về thái độ của thế giới vô hình đốì với loài người. Người ngoại đạo bị ám ảnh bởi vô số vị thần ghen tuông và oán hận. Vì thế, khám phá được vị thần chúng ta cầu khẩn có danh hiệu và tấm lòng của một người Cha nhân từ, thì đó là sự khác biệt vô cùng lớn lao. Ta không còn phải run sợ trước vô số các thần đầy ganh ghét, chúng ta được yên ổn trong tình thường của Cha mình.
2. Từ “Cha” giải quyết mối tương quan của chúng ta đối với thế giới có không gian và thời gian nơi chúng ta đang sông. Chúng ta dễ nghĩ thế giới này là một thế giới thù địch. Có những cơ may và biến dịch của cuộc đời. Có những luật sắt của vũ trụ mà vi phạm là chúng ta tự làm tổn hại chính mình. Có đau khổ và có sự chết. Nhưng nếu chúng ta tin chắc đằng sau thế giới này không phải là một ông thần tâm tính bất định, ganh ghét, chua ngoa mà là một Thiên Chúa mang danh là Chúa Cha, thì lúc đó, dù mọi sự có hoàn toàn đen tối, chúng ta vẫn có thể chịu đựng được, vì đằng sau những đen tối đó là tình yêu. Rất lợi ích cho chúng ta, nếu chúng ta xem thế giới được tạo dựng không nhằm chỉ để chúng ta thụ hưởng mà còn để huân luyện chúng ta.
Thí dụ như đau đớn có vẻ là một điều xấu, nhưng đau đớn có vị trí của nó trong trật tự của Chúa. Giả sử có người được cấu tạo không bình thường, không biết cảm giác đau đớn, người như thế là mối hiểm nguy cho chính anh ta và cho người khác nữa. Nếu không đau đớn chúng ta sẽ không bao giờ biết mình bị bệnh và rồi có thể chết trước khi bắt đầu điều trị. Nói như thế không có nghĩa là bảo đau đớn không thể là điều xấu mà chỉ muốn bảo rằng đó là đèn đỏ của Chúa dùng báo nguy cho chúng ta.
Nếu chúng ta biết được Đấng tạo nên vũ trụ này là Cha, thì chắc chắn biết thế giới nơi ta đang sông là một thế giới thân thiện chứ không nghịch thù. Gọi Chúa là Cha thì giải quyết được tương giao giữa chúng ta với thế giới chúng ta đang sống.
3. Chúng ta tin Chúa là Cha thì sẽ giải quyết được tương quan giữa chúng ta với người đồng loại. Nếu Thiên Chúa là Cha thì Ngài là Cha của cả loài người. Kinh Lạy Cha không dạy chúng ta
168 WILIIAM BARCLAY
u,7
Cầu nguyện “Cha tôi” mà là “Cha chúng con”. Trong Kinh Lạy Cha, điều rất ý nghĩa là không hề có chữ “tôi” và “của tôi”. Có thể nói: Chúa Giêsu đã đến lấy những chữ đó ra khỏi đời sống và thay vào đó là chữ chúng con, của chúng con. Chúa không là sở hữu độc quyền của riêng ai. Câu “Lạy Cha chúng con” hàm ý loại bỏ tư kỷ. Chức phận Cha của Chúa là căn bản duy nhất của tình huynh đệ loài người.
4. Tin Chúa là Cha sẽ giải quyết mối liên hệ với chính mình. Lắm lúc trong đời sống, người ta tự khinh ghét chính mình. Chính mình biết mình thấp hèn hơn cả loài côn trùng hèn hạ nhất. Tấm lòng biết rõ sự cay đắng trong lòng và không có ai biết sự bất xứng của mình bằng chính mình. Mark Rutherford ao ước thêm vào một phúc lành mới: “Phúc cho người nào chữa cho chúng ta bệnh tự khinh”. Phúc cho những người trả lại cho chúng ta lòng tự trọng. Đó là điều Chúa làm. Trong những giờ phút nghiêm ngặt, trơ trọi và kinh khủng, chúng ta vẫn còn nhớ dù chúng ta không quan trọng với ai, thì đối với Chúa chúng ta vẫn là quan trọng, trong lòng thương xót vô hạn của Chúa chúng ta thuộc dòng hoàng tộc, là con của Vua trên muôn vua.
5. Tin Chúa là Cha sẽ giải quyết mối liên hệ giữa ta với Chúa. Đó không phải là loại bỏ sức mạnh, quyền năng, oai nghiêm của Chúa, cũng không có nghĩa là khiến Chúa kém đi, mà là khiến chúng ta đến gần với sức mạnh, oai nghiêm và quyền năng của Chúa.
Một truyện cổ Rôma thuật lại một hoàng đế sau khi chiến thắng khải hoàn trở về, ông được hưởng đặc ân Rôma dành cho những người chiến thắng là duyệt binh qua các ngả đường trong kinh thành với tất cả chiến lợi phẩm và tù binh theo sau. Trong buổi diễu hành, đường phố đông nghẹt dân chúng hoan hô. Cảnh vệ đứng dọc theo đường phố để giữ trật tự. Tại một địa điểm trên đại lộ khải hoàn có dựng một bục nhỏ cho hoàng hậu và hoàng tộc ngồi xem vị hoàng đế kiêu hùng đi qua. Lúc đó, một hoàng tử nhỏ, con út của hoàng đế, nhảy từ trên bục xuông, rẽ qua đám đông, cố len lỏi qua người cảnh vệ, chạy băng qua đường để đón xe của cha mình. Người cảnh vệ cúi xuống giữ em bé lại: “Không được chạy! Em biết ai trong xe không? Hoàng đế đó, em không được chạy ra xe của hoàng đế”. Cậu bé cười đáp: “Đó là hoàng
<j,y
TIN MUNG MATTHEU - TẶP 1​169
đế của anh, nhưng là cha của tôi”. Đó là cách người Kitô hữu nghĩ về Chúa. Sức mạnh uy nghiêm và quyền năng thuộc về Đấng mà Chúa Giêsu dạy chúng ta xưng là Cha mình.
Cha Trên Trời
Mátthêu 6,9
Chúng ta đã suy nghĩ về mấy chữ đầu tôn xưng Chúa “Lạy Cha chúng con”, Ngài không chỉ là Cha chúng ta mà con là Cha chúng ta ở trên trời. Những chữ sau đây cũng rất quan trọng, bởi chúng hàm chứa hai chân lý lớn:
1. Chúng nhắc chúng ta về sự thánh thiện của Thiên Chúa. Chúng ta dễ hạ thấp và tình cảm hóa ý niệm về chức phận làm Cha của Chúa, biến Kitô giáo thành một tôn giáo dễ dãi, thoải mái, như Heine nói về Chúa “Ngài là người tốt bụng cho nên việc gì rồi cũng sẽ ổn thỏa thôi. Chúa sẽ tha thứ, đó là việc của Ngài”. Nếu chỉ thưa “Lạy Cha chúng con” thì còn có thể biện bạch, nhưng chúng ta đang cầu nguyện “Lạy Cha chúng con ở trên trời”. Có tình thương nhưng cũng có cả sự thánh thiện nữa.
Một trong những điều lạ là ít khi Chúa Giêsu dùng chữ “Cha” đốì với Chúa. Phúc Âm Máccô là sách có sớm nhất trong các sách Phúc Âm, cho chúng ta bản tường thuật chính xác về những điều Chúa Giêsu đã nói và làm. Trong Phúc Âm Máccô, Chúa Giêsu chỉ gọi Thiên Chúa là Cha có sáu lần, và không lần nào mà không có các môn đệ. Đốì với Chúa Giêsu, chữ Cha rất thánh, đến nỗi Ngài rất ít khi dùng và Ngài không thể dùng, trừ ra giữa những người hiểu được phần nào ý nghĩa.
Chúng ta không bao giờ được dùng chữ Cha cách cẩu thả, dễ dãi theo cảm xúc. Chúa không phải là người Cha dễ dãi, làm ngơ đốì với tội lỗi. Chúa mà chúng ta gọi là Cha là Đấng chúng ta phải lây lòng tôn thờ, kính yêu mà đến gần. Chúa là Cha ở trên trời, trong Ngài có yêu thương lẫn thánh thiện.
2. Chúng nhắc chúng ta về quyền năng Chúa. Trong tình yêu của con người thường xen lẫn thảm trạng của thất bại. Chúng ta thương yêu một người nhưng lại bất lực không thể giúp hoặc
170 WILIIAM BARCLAY
không thể ngăn người ấy làm một việc gì. Tinh yêu của loài người có thể rất mạnh mẽ nhưng lại hoàn toàn bất năng. Bậc cha mẹ nào có những đứa con lầm lạc, đi hoang thì biết rõ điều đó. Khi nói: “Lạy Cha chúng con ở trên trời” là chúng ta đặt tình yêu và quyền năng Thiên Chúa song song với nhau. Chúng ta nói rằng quyền năng Ngài bao giờ cũng do tình thương của Ngài thúc đẩy và chỉ đem ích lợi cho chúng ta, là chúng ta nói tình yêu của Thiên Chúa được quyền năng của Ngài hậu thuẫn, và bởi đó các mục đích của tình yêu đó không bao giờ thất bại. Đây không phải là tình yêu chúng ta thường nghĩ nhưng là tình thương yêu của Thiên Chúa. Khi cầu nguyện “Lạy Cha chúng con ở trên trời” chúng ta cũng phải nhớ đến sự thánh thiện của Ngài cũng như quyền năng hoạt động trong tình yêu, một tình yêu có quyền năng vô hạn của Chúa hậu thuẫn.
Danh Cha cả Sáng
Mátthêu 6,9
“Nguyện Danh Cha cả sáng” - có lẽ trong tất cả những lời cầu xin trong Kinh Lạy Cha, đây là lời cầu xin có ý nghĩa khó diễn tả nhất. Nếu có ai hỏi chúng ta ý nghĩa của lời cầu nguyện này thì có lẽ nhiều người khó trả lời. Trước hết chúng ta chú ý đến ý nghĩa của từ.
Chữ dịch “cả sáng” là một phần của động từ Hylạphagiazesthai. Động từ hagiazesthai liên hệ với tĩnh từ hagios, nghĩa là đối xử với một người hoặc một vật như hagios. Hagios là chữ thường được dịch là thánh. Nhưng ý nghĩa căn bản của hagios là khác biệt hoặc phân rẽ. Một vật là hagios tức là khác với các vật khác, một người là hagios tức là phân rẽ với mọi người khác. Như vậy đền thờ là hagios vì nó khác biệt với tòa nhà khác. Một bàn thờ là hagios vì nó có một mục đích khác với mục đích của các vật dụng thường. Ngày của Chúa là hagios vì nó khác biệt với những ngày khác. Vậy một tư tế là hagios vì được phân rẽ khỏi mọi người khác. Bởi đó, lời cầu xin này có nghĩa: “Nguyện Danh Chúa được đôi xử khác với những danh khác, nguyện Danh Chúa được dành cho một địa vị tuyệt đôi độc tôn”.
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 1​171
Nhưng còn một điểm nữa là trong tiếng Do thái, tên không chỉ có nghĩa là danh gọi, như Gioan hoặc Giacôbê, mà còn có nghĩa là bản chất, tính tình, nhân cách của người mang tên. Qua cách các tác giả Kinh Thánh sử dụng danh xưng ta thấy điểm đó rõ hơn. Tác giả Thánh vịnh nói: “Lạy Chúa, phàm ai biết Danh Ngài sẽ để lòng tin cậy Ngài” (Tv 9,10). Rõ ràng không có ý nói những kẻ biết Chúa là Chúa thì sẽ tin cậy nơi Ngài. Nhưng nó có nghĩa là những kẻ biết Chúa như thế nào, những kẻ biết bản chất và tâm tính của Chúa, sẽ để lòng tin cậy nơi Ngài. Tác giả Thánh vịnh nói: “Kẻ này nhờ cậy xe cộ, kẻ khác nhờ cậy ngựa. Nhưng chúng tôi nhờ cậy Danh Chúa là Thiên Chúa chúng tôi” (Tv 20,7). Rõ ràng câu đó không có nghĩa trong giờ nguy biến, tác giả sẽ nhớ rằng Chúa được gọi là Đức Chúa, nhưng có nghĩa trong một giờ như thế, có người sẽ dựa vào sự trợ giúp về nhân, vật lực của con người, nhưng tác giả Thánh vịnh sẽ nhớ đến bản chất và tâm tính của Chúa, sẽ nhờ Chúa là Đấng như thế nào và sự nhờ đó làm cho con người vững tin.
Vậy, chúng ta hãy để hai điều này chung với nhau. Hagiazesthai dịch là tôn thánh, có nghĩa là biệt riêng coi như khác biệt, dành cho một chỗ độc đáo và đặc biệt. Tên là bản chất, tính tình và nhân cách của người được bày tỏ cho ta biết. Bởi vậy khi chúng ta cầu nguyện xin “Danh Cha được cả sáng” có nghĩa là “Hãy khiến chúng con dành một chỗ độc tôn cho Ngài theo như nhân cách và tâm tính Ngài đòi hỏi và đáng được”. Đó là lời cầu nguyện cho chúng ta có đủ khả năng dành riêng chỗ độc tôn cho Chúa.
Lời Cầu Xin Tôn Kính
Mátthêu 6,9
Có một từ dành riêng cho Thiên Chúa một chỗ độc đáo mà chân tánh và bản chất Ngài đòi hỏi. Đó là chữ “tôn kính”, đáng kính (reverence). Đây là lời nguyện xin Chúa giúp chúng ta tôn kính Ngài cách xứng đáng. Trong bất cứ sự tôn kính chân thật nào đốì với Chúa đều có bốn điều thiết yếu sau:
1. Để tỏ lòng tôn kính Chúa, chúng ta phải tin Ngài thực hữu. Chúng ta không thể tôn kính một người không hiện hữu. Khởi đầu
172 WILIIAM BARCLAY
phải là lòng tin chắc có Chúa. Ngày nay người ta thường ngạc nhiên khi không thấy Kinh Thánh chứng minh Chúa thực hữu. Đối với Kinh Thánh, Đức Chúa Trời là một công lý (axiom). Một công lý là một sự thật đương nhiên không cần chứng minh, nhưng là căn bản của chứng cứ khác, ví dụ đường thẳng là khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm là công lý. Các tác giả Kinh Thánh muốn cho chúng ta biết rằng chứng minh sự thực hữu của Chúa là một việc thừa, vì họ kinh nghiệm sự hiện diện của Chúa mỗi phút trong đời mình. Họ muốn nói rằng không cần chứng minh Chúa thực hữu cũng như không cần chứng minh vỢ mình thực hữu. Người ấy gặp vỢ mình mỗi ngày và gặp Chúa mỗi ngày. Nhưng giả sử chúng ta cần chứng minh Chúa thực hữu, dùng lý trí để làm điều đó thì chúng ta sẽ bắt đầu như thế nào? Chúng ta phải khởi sự từ thế giới chúng ta đang sống. Lập luận cổ điển của Paley vẫn chưa lỗi thời. Giả sử có một người đang đi trên đường, chân đụng nhằm một cái đồng hồ đeo tay nằm dưới đất. Đây là người chưa thấy đồng hồ lần nào nên không biết đó là cái gì. Người ấy lượm lên và thấy đó là một vật có vỏ bao bằng kim loại, bên trong vỏ là một hệ thống bánh xe, trục, lò xo, viên ngọc. Người ấy thấy toàn bộ máy chuyển động vô cùng trật tự, cũng thấy những kim di động đều đặn quanh mặt đồng hồ. Vậy người ấy nói sao? Phải chăng sẽ bảo rằng tình cờ miếng kim loại, các viên ngọc đã từ lòng đất đến hợp lại với nhau, tình cờ biến thành những bánh xe, cần trục, lò xo và tình cờ chúng lại thành bộ máy này, tình cờ đã được lên giây và đã tình cờ chạy đúng giờ? Không đâu. Người ấy nói: “Tôi đã lượm được một cái máy, phải có người nào đó đã chế tạo cái máy này”. Trật tự khẳng định có một bộ óc tạo nên và sắp xếp. Nhìn vào thế giới, ta thấy bộ máy khổng lồ đang chuyển động trong trật tự. Mặt trời mọc và lặn nốì tiếp nhau không hề thay đổi. Thủy triều lên xuống theo thời khắc biểu, các mùa theo nhau trong trật tự. Nhìn thế giới, chúng ta buộc phải nói: “Chắc chắn phải có một Đấng Tạo Hóa”. Dữ kiện hiển nhiên trong thế giới dẫn đưa chúng ta đến Chúa. Như Sir James Jeans đã nói: “Không có nhà thiên văn nào có thể là nhà vô thần”. Trật tự của thế giới đòi hỏi phải có trí óc của Chúa ở phía sau.
Nhìn vào chính mình, có một điều con người không thể sáng tạo được, đó là sự sống. Con người có thể thay đổi, sắp xếp, biến cải mọi sự, nhưng không thể sáng tạo một vật sông. Từ
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 1​173
đâu chúng ta có được sự sông? Từ cha mẹ, phải, nhưng cha mẹ có được sự sông nhờ đâu? Vào một thời gian nào đó sự sống đã vào trong thế gian và đã đến từ bên ngoài thế gian, vì loài người không thể tạo ra sự sông. Như vậy, thêm một lần nữa chúng ta lại được dẫn đến với Chúa. Như Kant đã nói: “Luật đạo đức trong chúng ta và bầu trời đầy sao phía trên đầu chúng ta đã đưa đẩy chúng ta đến với Chúa”.
2. Trước khi ta có thể tôn kính Chúa, chúng ta không chỉ tin Ngài thực hữu mà còn phải biết Ngài như thế nào. Không ai có thể tôn kính các thần Hylạp vì những cuộc chiến tranh, vì ái tình, vì sự ganh ghét và tà dâm, vì mưu mẹo quỷ quyệt và hiệp khí của các thần ấy... Không ai có thể tôn kính những thần hay thay đổi vô luân và ô uế. Nhưng trong Chúa chúng ta thấy ba đức tính: thánh thiện, công chính và yêu thương. Chúng ta phải tôn kính Chúa không phải vì Ngài thực hữu nhưng vì Ngài là Đấng đáng cho chúng ta tôn kính.
3. Một người có thể tin Chúa thực hữu, có thể tin Chúa thánh thiện, công chính và yêu thương, nhưng có thể vẫn không tôn kính. Tôn kính Chúa là phải luôn luôn ý thức sự hiện diện của Ngài, là sông trong một thế giới đầy Chúa, sống một đời không bao giờ quên Chúa, không hạn chế Ngài trong nhà thờ hoặc những chỗ gọi là nơi thánh, nhưng nhận biết có Chúa mọi nơi, mọi lúc. Chúa ở ngoài đường, Chúa ở công viên, Chúa trong tiệm ăn... đó là sự tôn kính.
Vấn đề của nhiều người là Chúa chỉ là Chúa có phép lạ, Chúa của những chuyện phi thường, giật gân, Chúa ở một nơi nào đó, còn ở những nơi khác thì Ngài hoàn toàn vắng bóng. Tôn kính Chúa có nghĩa là thường xuyên ý thức về Ngài.
Wordsworth nói irong những dòng thơ làm gần tu viện Titern:
Tôi cảm nhận
Niềm vui khơi động
Những tư tưởng cao cả, ý nghĩa tuyệt vời
Đằm thắm sâu xa
Nơi ở của ánh mặt trời hoàng hôn
Của biển bao la, và không khí sinh động
Của bầu trời xanh; và trong tâm trí con người
174 WILIIAM BARCLAY
\J,S
Một chuyển động, một tinh thần thôi thúc Mọi vật tư duy, mọi đối tượng suy tưởng Xuyên suốt vạn vật.
Một trong những thi sĩ là thơ đạo hay nhất ngày nay là Henry Ernest Hardy viết dưới danh hiệu “Cha Andrew” trong cuốn Mystic Beauty (Vẻ Đẹp Huyền Bí) như sau:
Ôi Luân Đôn, thành phố đa dạng
Giữa ngươi lẫn lộn nhiều giòng giống
Là mầm mống của thánh nhân
Qua lại các đường phố
Có mắt nhìn sẽ bắt gặp
Tuyệt tác của họa sĩ nhiều vô số
Tôi từng thấy con hẻm tắm màu xanh
Như linh hồn của Whistler
Bóng mờ của ánh sáng rực rỡ
Nơi tiệm bán cá chiên
Với nét màu tuyệt hảo
Ngon làm sao ấy
Tôi đến công viên thánh James
Giữa hoàng hôn và đêm tối
Ôi, nét đẹp huyền bí
Xám, xanh, tím
Làm sao quên được
Buổi tối tuyệt vời ấy
Tôi tin chắc Chúa ở đó
Nơi nào có vẻ đẹp
Đều có bàn chân ân phúc của Ngài
Bàn chân từng dẫm lên những đường cam go
Của Đấng đến làm người để chỉ cho ta biết Chúa
vẫn tiếp tục rảo bước ngược xuôi.
4. Còn một yếu tố nữa trong việc tôn kính Chúa. Chúng ta phải tin rằng Ngài thực hữu, chúng ta phải biết Chúa là như thế nào, chúng ta phải ý thức về Ngài luôn. Nhưng chưa đủ, một người có
1 XIN 1V1U1NU 1V1A1 iHbU - TẠP 1​1​/5
thể có tất cả ba điều này nhưng vẫn không tôn kính Chúa. Thêm vào ba điều trên còn phải tùng phục vâng lời Chúa. Tôn kính là thông biết cộng với vâng phục.
Biết Chúa thực hữu, biết Chúa là thế nào, ý thức về Chúa và hoàn toàn vâng phục Ngài, đó là điều chúng ta nguyện xin “Nguyện Danh Cha cả sáng”.
Nước Chúa Và Ý Chúa
Mátthêu 6,10
Từ “Nước Chúa” là đặc trưng của Tân Ước. Không có từ nào được dùng nhiều hơn từ này trong lời cầu nguyện, trong giảng dạy và trong văn chương Kitô giáo. Bởi vậy, chúng ta phải biết rõ ý nghĩa từ đó là gì.
“Nước Chúa” là trung tâm sứ điệp của Chúa Giêsu. Lần đầu tiên Ngài xuất hiện là khi Ngài đến xứ Galilê rao giảng Phúc Âm về Nước Chúa (Mc 1,14). Chính Chúa Giêsu cho biết giảng về Nước Chúa là một nghĩa vụ của Ngài: “Tôi còn phải loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa cho các thành khác nữa, vì cốt tại việc đó mà tôi được sai đến” (Lc 4,43; Mc 1,48). Luca mô tả hoạt động của Chúa Giêsu là “Ngài đi thành này đến thành kia, làng này đến làng khác giảng dạy và rao giảng Tin Mừng của Nước Thiên Chúa” (Lc 8,1). Như thế chúng ta buộc phải tìm hiểu ý nghĩa Nước Thiên Chúa.
Khi tìm hiểu ý nghĩa của từ này chúng ta gặp phải một khúc mắc. Chúa Giêsu nói về Nước với ba lối khác nhau. Ngài nói về Nước như đã có trong quá khứ. Ngài dạy rằng Ápraham, Ixaác và Giacóp cùng hết thảy các đấng ngôn sứ đều ở trong Nước Thiên Chúa (Lc 13,28; Mt 8,11). Rõ ràng Nước Chúa có từ trong lịch sử xa xưa. Ngài cũng nói về Nước trong hiện tại khi Ngài dạy: “Này, Nước Thiên Chúa ở trong các ngươi” (Lc 17,21). Bởi vậy Nước Thiên Chúa là một thực tại hiện có ở thế giới này. Ngài lại nói về Nước như sẽ có trong tương lai vì Ngài dạy người ta cầu xin Nước Chúa trị đên. Vậy một “Nước” làm sao đồng thời có cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai? Làm thế nào? Nước lại có thể đồng thời
1 /u W1L11/\1V1 DAK^LA I
là điều gì đã có, hiện có và sẽ đến mà chúng ta có bổn phận phải cầu nguyện cho Nước đó đến nữa?
Chúng ta sẽ thấy chìa khóa giúp hiểu vấn đề trong lời cầu xin ghép đôi của Kinh Lạy Cha. Một trong những đặc điểm thông thường nhất của cách hành văn Do thái là đặt câu song hành. Người Do thái có khuynh hướng nói mọi việc hai lần, nói điều gì đó cách này rồi nói lại một cách khác lặp lại, nói rộng hơn và giải nghĩa cách trên. Hầu hết mỗi câu trong Thánh vịnh đều cho thấy cách dùng song hành này. Hầu như câu nào cũng chia đôi ở giữa, nửa phần sau lặp lại, khai triển và giải thích phần thứ nhất. Sau đây là vài ví dụ để thấy rõ điều đó:
Tv 46,1: “Đức Chúa Trời là nơi nương náu và sức lực của chúng tôi, Ngài sẩn sàng giúp đỡ trong cơn gian truân”.
Tv 46,7: “Đức Chúa vạn quân ở cùng chúng tôi, Đức Chúa Trời Giacóp là nơi nương náu của chúng tôi”.
Tv 23,1-2: “Đức Chúa là Đấng chăn giữ tôi, tôi sẽ chẳng thiếu thốn gì, Ngài cho tôi an nghỉ nơi đồng cỏ xanh tươi, dẫn tôi đến mé nước trong lành”.
Chúng ta hãy áp dụng phương pháp này cho hai lời cầu nguyện của Kinh Lạy Cha. Hãy để “Nước Cha trị đến” bên cạnh “Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”. Hãy giả định lời cầu xin thứ hai cắt nghĩa lời cầu xin thứ nhất, chúng ta sẽ thấy định nghĩa trọn vẹn về Nước Chúa. Nước Chúa là một xã hội trên mặt đất mà ý Chúa được thực hiện trọn vẹn như ở trên trời. Tại đây, chúng ta có lời giải thích sao đồng thời Nước Chúa có thể là quá khứ, hiện tại và tương lai. Người nào trong thời quá khứ của lịch sử đã làm trọn ý muốn của Chúa thì ở trong Nước Ngài; người nào hiện đang làm trọn ý muốn của Chúa cũng ở trong Nước Ngài. Nhưng vì thế gian thật còn xa vời chưa phải là nơi ý Chúa thực hiện cách phổ thông và trọn vẹn nên điểm tuyệt đích của Nước Chúa vẫn còn trong tương lai và còn là điều chúng ta phải cầu nguyện.
ở trong Nước Chúa là vâng phục ý của Chúa. Như vậy chúng ta thấy ngay rằng Nước Chúa ở đây không liên quan gì đến các nước, các dân, các xứ, nhưng liên hệ đến mỗi người chúng ta. Nước ấy quả thật là điều rất riêng tư trong thế gian này. Nước Chúa đòi hỏi ý tôi, lòng tôi, đời sông tôi tuân phục.
v_/, -L \J
HIN 1V1U1NU MAlTHtU - TẠP 1 II/
Chỉ khi nào mỗi người chúng ta tự ý quyết định và tuân phục thì Nước Chúa đến.
Người Trung Hoa cầu nguyện rất hay: “Lạy Chúa, xin phục hưng Hội Thánh Ngài, bắt đầu từ chính con”. Chúng ta có thể đổi lời cầu nguyện ấy lại thành: “Lạy Chúa xin đem Nước Chúa đến, bắt đầu từ chính con”, cầu nguyện cho Nước Chúa là cầu nguyện cho ý muôn của chúng ta hoàn toàn tùng phục ý Chúa.
Nước Chúa Và Ý Chúa
Mátthêu 6,10
Chúng ta đã thấy rõ, điều quan trọng nhất trong thế gian là vâng phục ý Chúa và những chữ quan trọng nhât là “Ý Cha được thực hiện”. Nhưng tùy tâm trạng và giọng nói mỗi người mà ý nghĩa của lời này khác nhau ít nhiều.
1. Có thể có người nói: “Ý Cha được thực hiện” với một giọng đầy chán chường, chủ bại. Người nói điều đó không phải vì muốn nói nhưng vì nhận thấy rằng không thể nói cách nào khác. Người nói điều đó cũng có thể vì đã nhận thức rằng Chúa quá mạnh đối với mình, liều đập đầu vào những bức tường của vũ trụ là vô ích. Cũng có thể người nói điều đó chỉ vì nghĩ rằng mình đã bị quyền năng của Chúa bắt lấy. Mình không thể làm gì được, nếu chông lại chỉ như là lấy đầu húc vào bức tường vũ trụ. Người ấy đọc lời cầu nguyện này và chỉ nghĩ đến quyền lực nắm bắt của Chúa mà không làm sao thoát được. Như Omar Khayyam viết:
Những con cờ bất lực Người chơi Trên bàn cờ của Ngày và Đêm Di chuyển, chiếu, triệt:
Rồi từng con tuần tự lại dẹp vào xó tủ.
Quả bóng không lên tiếng Cầu thủ chuyền lại qua Đấng ném bạn ra sân cỏ Ngài biết rõ hết mọi sự.
Có người châp nhận ý của Chúa vì biết rằng mình không thể làm gì khác được.
178 WILIIAM BARCLAY
A V/
2. Có thể có người nói: “Ý Cha được thực hiện” với lòng tin yêu trọn vẹn. Người ấy có thể nói cách vui mừng tự nguyện, bất kể ý Cha là gì đi nữa. Người Kitô hữu phải nói câu: “Ý Cha được thực hiện” một cách rất dễ dàng, vì họ biết chắc hai điều về Chúa.
a/ Người ta có thể chắc chắn về sự khôn ngoan của Chúa. Khi muôn xây cất, tạo dựng, thay đổi hoặc sửa chữa cái gì, chúng ta thường đến hỏi ý kiến thợ chuyên môn. Người thợ gợi ý và chúng ta thường chấm dứt bằng câu: “Được, anh cứ làm theo ý anh cho là tốt nhất, anh là người chuyên môn mà”. Chúa là giám định viên cho cuộc sống, hướng dẫn của Ngài không hề đưa ai đi sai lạc. Khi một người chắc chắn rằng thì giờ của mình ở trong tay của Chúa khôn ngoan vô cùng, thì rất dễ nói: “Ý Cha được thực hiện”.
b/ Người ta có thể chắc chắn về lòng thương yêu của Chúa. Chúng ta không tin vào một Chúa có một tâm tính bất thường và hay chế nhạo hoặc tin ở một thuyết định mệnh mù quáng và sắt thép. Thomas Hardy kết thúc cuốn tiểu thuyết Tess với những hàng sau đây: “Chủ tịch của những thần bất diệt đã xong việc đùa giỡn với Tess”. Chúng ta tin ở một Chúa có danh hiệu là tình yêu. Như Whittier viết: “Tôi không biết Ngài dời núi, chuyển đồi ra sao. Tôi chỉ biết tôi không thể nào trôi giạt khỏi tình yêu và sự chăm sóc của Ngài”.
Như Browning đã tuyên bố đức tin mình cách khải hoàn: “Lạy Chúa, Ngài là tình yêu, nên con xây dựng đức tin trên đó... Con biết Ngài gìn giữ bước đường con đi và là sự sáng cho con trong chối tối tăm, và Ngài đã tiết chế sự đau buồn, đến nỗi nó đến với con như một niềm vui trang nghiêm. Nghi ngờ tình yêu Chúa quả thật là một điều quá xa lạ đốì với con”.
Và Phaolô đã nói: “Đến như chính con một, Thiên Chúa cũng chẳng tha, nhưng đã trao nộp vì hết thảy chúng ta. Một khi đã ban người Con đó, lẽ nào Thiên Chúa lại chẳng rộng ban tất cả cho chúng ta?” (Rm 8,32). Chẳng ai nhìn lên thập giá mà còn nghi ngờ tình thương của Chúa và khi chúng ta đã chắc chắn về tình thương của Chúa thì rất dễ nói “Ý Cha được thực hiện”.
u,ll
TIN MUNG MATTHEU - TẬP I 179
Bánh Hằng Ngày
Mátthêu 6,11
Người ta thường nghĩ đây là lời cầu xin có ý nghĩa rõ ràng, đơn giản và trực tiếp nhất. Nhưng các nhà chú giải Kinh Thánh đã giải thích nhiều cách khác nhau. Trước khi xem xét khía cạnh đơn giản và rõ ràng, chúng ta cần xem qua lời giải thích đã được đưa ra.
1. Bánh được đồng nhất với Mình Thánh trong Thánh Lễ. Ngay từ ban đầu, Kinh Lạy Cha được liên kết chặt chẽ với Thánh Lễ. Trật tự của thờ phượng có từ ban đầu là Kinh Lạy Cha được đọc tại bàn Tiệc Thánh. Cho nên có người cho rằng đó là lời cầu nguyện hằng ngày được dự Tiệc Thánh để nhận của ăn là Mình Thánh Chúa.
2. Bánh được đồng nhất với thức ăn Lời Chúa. Đó cũng là bài Thánh ca 29: “Bánh trường sinh xin cấp phát, lạy Chúa, hỡi Cứu Chúa chí nhân. Như đời xưa... cấp dưỡng chúng nhân; lòng tôi mong ước gặp Ngài tại trang Kinh Thánh...”. Vậy lời cầu nguyện này được coi là cầu nguyện để nhận được lời dạy dỗ chân thật, giáo lý chân thật và sự thật chân chính trong Kinh Thánh. Lời Chúa chính là lương thực cho tâm trí, tấm lòng và linh hồn con người.
3. Bánh là Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đã xưng Ngài là Bánh Sự Sống (Ga 6,33-35) và đây là lời cầu xin để mỗi ngày chúng ta có thê được nuôi dưỡng bằng chính Ngài là Bánh hằng sống. Vậy, lời cầu xin này được kể như lời cầu nguyện cho chúng ta được vui vẻ và mạnh mẽ bởi Chúa Cứu Thế là Bánh hằng sống.
Trong ý nghĩa đó, Mathew Arnold làm bài thơ về người thánh của Chúa mà ông gặp ở cuối phía đông thành phô" Luân Đôn vào một ngày nghẹt thở.
Tháng Tám, mặt trời nóng rát trên đầu
Đổ nắng xuống những con đường bẩn thỉu ở Bethral Green
Người thợ dệt xanh xao nhìn qua cửa sổ ở Spitafield
Thấy mất thần gấp ba lần nơi khác
Tôi gặp một người giảng đạo mà tôi biết:
180 WILIIAM BARCLAY
U,1 1
Đau yếu và nhiều việc, sao người lại đến chỗ này?
Người đáp: “Can đảm, vì gần đây tôi ngập tràn niềm vui
Khi suy nghĩ về Chúa Kitô, Bánh Hằng sống”.
4. Có thể hiểu lời cầu xin này hoàn toàn theo nghĩa Do thái. Bánh được xem là bánh của Nước Trời. Luca ghi lại lời một người nói với Chúa Giêsu: “Phúc cho kẻ sẽ được ăn bánh trong Nước Chúa” (Lc 14,15). Người Do thái có một ý tưởng kỳ lạ nhưng linh động. Họ chủ trương rằng khi Đấng Mêsia đến, khi thời đại hoàng kim đến, Ngài sẽ mở tiệc khoản đãi. Tại đó, những kẻ Chúa lựa chọn sẽ được mời vào bàn. Xác quái vật Bêhêmốt và Lêviathan sẽ là món thịt và cá cho bữa tiệc. Đó sẽ là bữa tiệc tiếp tân Chúa khoản đãi dân Ngài. Vậy, đây là lời cầu xin cho được một chỗ trong bữa tiệc đó.
Dù không cần phải đồng ý với những cắt nghĩa về ý lời cầu xin ấy, chúng ta cũng không cần phải bảo đó là sai. Tất cả đều có lý và giá trị riêng của nó.
Sự giải thích lời cầu xin này thêm phần khó khăn là do chưa xác định được ý nghĩa chữ epiousios mà ta dịch là “hằng ngày”. Điều kỳ lạ là cho đến gần đây cũng không hề thấy chữ đó trong nền văn chương Hylạp. Origen cho rằng Mátthêu đã đặt ra chữ đó. Bởi vậy, không thể biết chắc nghĩa đúng của nó là gì? Mãi đến gần đây người ta mới tìm thấy chữ đó trong một bản giấy chỉ thảo liệt kê những món mà một bà nội trợ phải mua hằng ngày. Vậy rất đơn giản lời cầu xin ấy có nghĩa: '‘Xin ban cho con thực phẩm cần thiết hôm nay. Xin giúp con mua thức ăn đủ cung cấp cho trẻ con sau khi đi học về, cho người lớn sau này làm việc vất vả. Xin cho chúng con ngồi lại quanh bàn ăn, chẳng thiếu thốn gì”. Đó là lời cầu nguyện đơn sơ xin Chúa ban thực phẩm ngày hôm nay.
Bánh Hằng Ngày
Mátthêu 6,11
Khi nhận biết đây là lời cầu xin đơn sơ cho nhu cầu mỗi ngày sẽ giúp chúng ta thấy một chân lý khác.
Ố,ii
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 1​181
1. Cho thây Chúa chăm sóc phần xác. Chúa Giêsu chứng tỏ điều đó, Chúa Giêsu đã để nhiều thì giờ chữa lành bệnh tật và thỏa mãn các nhu cầu của thân xác. Ngài nghĩ đến đoàn dân đã theo Ngài vào những nơi cô quạnh, nay phải đi đường xa mà về không có gì lót dạ. Chúa quan tâm đến thân thể chúng ta. Sự dạy dỗ nào xem thường, khinh dể hoặc xúc phạm đến thân thể đều sai. Chúng ta có thể biết Chúa quan tâm đến thân thể con người khi nhớ rằng chính Ngài đã mặc lấy thân thể đó. Trong Chúa Giêsu, Kitô giáo không chỉ nhắm cứu rỗi linh hồn mà còn quan tâm đến cứu rỗi toàn vẹn, cứu rỗi thân thể, tâm trí và tinh thần nữa.
2. Dạy chúng ta cầu xin lương thực hằng ngày. Ngài dạy chúng ta sống từng ngày một, không lo lắng, không bối rối về tương lai xa vời. Khi Chúa Giêsu dạy các môn đệ cầu xin điều này, hẳn Ngài liên tưởng đến bánh manna trong sa mạc (Xh 16,1-21). Dân ítraen bị đói và Chúa ban manna là lương thực từ trời, nhưng với một điều kiện, họ phải lượm vừa đủ cho nhu cầu hằng ngày. Nếu cố lượm nhiều để dành, cất giấu, manna sẽ sinh giòi bọ và hư. Họ phải hài lòng với số đủ dùng mỗi ngày. Như một Rápbi nói: “Phần của một ngày chỉ ở trong phạm vi ngày đó vì Đấng đã dựng nên ngày sẽ chu cấp cho từng ngày”, và một Rápbi khác nói: “Người nào có đủ ăn cho ngày hôm nay mà nói ngày mai chúng ta sẽ ăn gì, là người ít đức tin”. Lời cầu xin cho ta biết phải sống từng ngày một. Lời ấy cấm lo lắng, bốì rối vì lo lắng, bối rối là đặc tính của một cuộc sống không biết tin cậy Chúa.
3. Lời cầu xin này nhắc chúng ta biết dành cho Chúa địa vị xứng đáng của Ngài. Chúng ta tin rằng mình nhận từ Chúa lương thực cần thiết cho cuộc sống. Không ai tạo ra được hạt giống. Nhà khoa học có thể phân tích và biết một hạt giống có những thành tô nào, nhưng không một hại giống nào do tổng hợp mà mọc lên được. Mọi vật sống đến từ Chúa. Lương thực của chúng ta là ơn ban trực tiếp của Chúa.
4. Lời cầu xin này nhắc chúng ta biết cách làm thế nào để lời cầu nguyện thành tựu. Nếu có người sau khi cầu xin cứ ngồi đợi bánh rơi vào tay thì chắc sẽ chết đói. Lời cầu xin này nhắc chúng ta rằng cầu nguyện và làm việc phải đi đôi với nhau; chúng ta cầu nguyện, chúng ta phải tiêp tục để lời cầu nguyện thành hiện thực. Hạt giống sông đến từ Chúa nhưng chúng ta phải đi gieo trồng hạt
182 WILIIAM BARCLAY
6,12.14-15
giông đó. Dick Sheppard thích kể chuyện này: Một người kia có một lô đất, người ấy bỏ rất nhiều công'khó vào miếng đất, nào gom gạch đá, rẫy hết cỏ dại, bón phân cho bông hoa, rau quả. Một buổi chiều kia, ông dắt người bạn sùng đạo đi xem khu vườn đó. Người bạn trầm trồ: “Công việc của Chúa trên miếng đất nhỏ này thật lạ lùng”. Người đã bỏ công khai phá nói: “Phải, nhưng anh cũng cần được xem miếng đất nguyên thủy của Ngài”. Sự dư dật của Chúa và công khó của con người phải kết hợp với nhau. Cung như việc cầu nguyện dù có lòng tin, nhưng không có việc làm thì không hiệu quả.
Khi đọc lời cầu nguyện này chúng ta thừa nhận hai chân lý: Không có Chúa, chúng ta không làm gì được, không có sự cố’ gắng cộng tác của chúng ta thì Chúa cũng không làm gì cho chúng ta.
5. Cần chú ý rằng Chúa Giêsu không dạy chúng ta cầu nguyện “Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày”. Ngài dạy chúng ta cầu “Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày”, vấn đề của thế gian không phải là không có đủ thức ăn cho mọi người, có đủ và có dư nữa. Tại Mỹ những vựa bắp đầy tràn. Tại Batây, người ta lấy cà phê thừa chụm lửa cho đầu máy xe lửa chạy, vấn đề không phải là cung cấp mà là phân phối. Lời cầu nguyện này dạy chúng ta không nên ích kỷ. Đó là lời cầu nguyện mà chúng ta có thể dự vào sự đáp lời của Chúa bằng cách chia sẻ bớt cho những người kém may mắn hơn mình. Lời cầu nguyện này không chỉ là lời cầu nguyện để chúng ta nhận được bánh hằng ngày, mà cũng là lời cầu nguyện để chúng ta có thể chia sẻ bánh hằng ngày cho người khác nữa.
Sự Tha Thứ của Chúa Và của Con Người
Mátthêu 6,12.14-15
12 xin tha tội cho chúng con
như chúng con cũng tha cho những người có lỗi với chúng con;
14 “Thật vậy, nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em. 15 Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em.
0,12.14-15
TIN MÜNG MÁTTHÊU - TẬP 1​183
Trước khi ta có thể chân thành đọc lời cầu xin này thì phải nhận thức rằng ta cần phải cầu nguyện lời này. Có nghĩa là trước khi cầu nguyện ta phải ý thức về tội lỗi. Ngày nay, người ta không ưa nói về tội lỗi. Mọi người đều phản đối khi bị gọi hoặc bị đối xử như tội nhân, vấn đề là hầu hết mọi người đều có quan niệm sai lầm về tội lỗi. Họ sẵn sàng nhìn nhận kẻ trộm, say rượu, sát nhân, tà dâm, chửi thề là tội nhân. Nhưng vì họ không phạm những tội đó, họ sống cuộc đời đoan trang bình thường, đáng kính, không bao giờ sợ bị đưa ra tòa hoặc vào tù hoặc bị đăng trên báo. Vì thế, họ cảm thấy mình chẳng dính líu gì đến tội lỗi cả. Để chỉ về “tội”, Tân Ước dùng năm chữ khác nhau:
1. Chữ thông thường nhất là hamartia: nguyên nghĩa của từ này là trật mục tiêu. Thất bại, không bắn trúng mục tiêu là hamarita. Bởi vậy, tội lỗi là thất bại, không được như điều mình đáng phải sống và có thể sống.
Charles Lamb mô tả một người có tên là Samuel le Grice, là một thanh niên xuất sắc nhưng không bao giờ làm trọn lời hứa. Lamb nói: “Trong sự nghiệp của chàng có ba giai đoạn. Có giai đoạn người ta bảo rằng chàng chắc sẽ làm được việc. Vào giai đoạn khác người ta lại bảo chàng có thể làm được việc, nếu chàng muôn. Và đến giai đoạn thứ ba người ta lại bảo: Chàng có thể đã làm được việc rồi, nếu chàng thích”. Edwin Muir viết trong bản tự truyện: “Sau một tuổi nào đó, tất cả chúng ta, tốt và xấu, đều phải đau buồn vì những năng lực bên trong chúng ta chưa bao giờ được dùng đến. Vì chúng ta không trở nên con người lẽ ra mình phải là như thế”. Đó chính là hamartia, đó chính là trình trạng của chúng ta. Chúng ta có là người chồng hoặc người vợ tốt như mình có thể tốt được như thế không? Chúng ta có thể là người thợ tốt hoặc người chủ tốt như chúng ta đáng phải tốt chăng? Có ai dám tự hào mình đã thực hiện mọi điều mình đáng phải thực hiện đúng như khả năng mình cho phép không?
Khi chúng ta nhận ra, tội lỗi có nghĩa là không đánh trúng mục tiêu, không được như mình đáng phải được thì rõ ràng mỗi người chúng ta đều là tội nhân.
2. Chữ thứ hai chỉ về tội là parabasis, nghĩa là bước ngang qua. Tội lỗi là vượt qua ranh giới giữa phải và trái.
184 WILIIAM BARCLAY
0,12.14-13
Chúng ta có luôn luôn ở bên phải của lằn ranh giữa thành thật và giả dôi không? Có một điểm nhỏ nào không thành thật trong đời sông chúng ta không. Có phải bao giờ chúng ta cũng ở bên phải lằn phân chia đúng, sai không? Có thật chúng ta không bao giờ dùng lời nói hoặc yên lặng để vặn cong hoặc lẩn tránh, hoặc xuyên tạc sự thật không? Có phải chúng ta bao giờ cũng ở bên phải lằn phân chia sự tử tế, lễ độ với ích kỷ và gắt gỏng không? Có phải không hề có một hành động tồi hoặc lời nói thiếu lễ độ trong đời sông chúng ta không? Khi suy nghĩ theo cách này, chắc chắn không ai dám tự hào là bao giờ mình cũng ở bên phải đường ranh.
3. Chữ thứ ba chỉ về tội paraptoma có nghĩa là trượt chân. Trượt chân trên một đường trơn hoặc đóng băng, không do cố ý như parabasis. Nhiều lần chúng ta buột miệng lỡ lời. Nhiều lần chúng ta bị lôi cuốn bởi một thôi thúc hoặc đam mê nào đó, chúng đã từng chiếm quyền kiểm soát, đoạt mất tự chủ của chúng ta trong giây lát nào đó. Người tốt nhất trong chúng ta cũng có thể sa vào tội nếu ta thiếu đề phòng.
4. Chứ thứ tư chỉ về tội là anomia có nghĩa là vô kỷ luật. Anomia là tội của người biết điều phải mà cứ làm điều trái, biết luật mà cứ vi phạm. Bản năng thứ nhất của con người là bản năng làm điều mình thích, và bởi thế có những lúc người ta muốn đạp đổ truyền thống, thách thức luật lệ và làm những điều cấm. Trong Mandalay của Kipling, người lính già đã nói: “Hãy chở tôi tới bờ phía đông kênh Suez, ở đó người tốt nhất giống người xấu nhất. Tại đó không có Mười Điều Răn và người ta cứ làm điều mình khao khát”. Cho dù có những người dám nói mình chưa từng phạm điều nào trong Mười Điều Răn thì cũng không ai có thể nói là mình không hề có ước muốn phạm tội.
5. Chữ thứ năm chỉ tội về opheilema là chữ dùng trong Kinh Lạy Cha, và opheilema có nghĩa là nợ, là không trả nổi món nợ, không làm tròn bổn phận. Không có người nào dám cả gan xưng rằng mình đã làm tròn bổn phận đối với người ta và đốì với Trời. Đó là sự trọn lành loài người không thể có.
Vậy, khi biết rõ tội là gì, chúng ta sẽ thấy nó là một căn bệnh phổ thông, mọi người đều mắc. vẻ đạo mạo đáng kính bề ngoài ở trước mặt loài người có thể đi đôi với tội lỗi bên trong ở trước
0,12.14-15
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 1​1​85
mặt Chúa. Quả thật đây là lời cầu xin của Kinh Lạy Cha mà mỗi người cần cầu nguyện.
Sự Tha Tội Của Chúa Và Con Người
Mátthêu 6,12.14-15
Chẳng những loài người cần nhận thức lời cầu xin này là một nhu cầu mà cũng cần nhận biết mình đang làm gì khi cầu nguyện như thế. Trong cả Kinh Lạy Cha, đây là lời cầu xin đáng sỢ nhất. “Xin tha tội cho chúng con như chúng con cũng tha cho những người có lỗi với chúng con”. Trong câu 14, 15 Chúa Giêsu đã nhìn rõ: Nếu chúng ta tha tội cho người khác, thì Chúa tha tội cho chúng ta, nhưng nếu chúng ta không chịu tha cho kẻ khác thì Chúa cũng không chịu tha tội chúng ta. Bởi vậy, rõ ràng nếu chúng ta đang cầu nguyện lời này mà trong đời sống vẫn còn bất hòa chưa hàn gắn, một cuộc cãi lẫy chưa dàn xếp, thì chúng ta đang xin Chúa đừng tha thứ chúng ta. Nếu chúng ta nói: “Tôi sẽ chẳng bao giờ tha thứ hoặc quên điều người đó đã làm cho tôi”, rồi chúng ta lại nói lên lời cầu xin này tức là cố ý xin Chúa không tha tội cho mình. Có người đã nói: “Cũng giống như sự bình an, sự tha thứ của con người và sự tha thứ của Chúa kết hợp với nhau, không thể tách rời”. Chúng kết chặt với nhau, tùy thuộc nhau. Nếu khi thốt ra lời cầu xin này, chúng ta nhớ mình đang làm gì thì chắc có những lúc ta không dám đọc lời cầu nguyện đó.
Khi Robert Louis Stevenson sống ở các hải đảo Phương Nam, bao giờ ông cũng hướng dẫn giờ thờ phượng gia đình mỗi sáng, và luôn luôn kết thúc bằng Kinh Lạy Cha. Ngày kia đang đọc Kinh Lạy Cha, ông đứng dậy bước ra khỏi phòng, vợ ông theo sau tưởng ông bị đau, vì sức khoẻ ông rất kém. Bà nói: “Có chuyện gì vậy mình?” Stevenson đáp: “Tôi không xứng đáng đọc Kinh Lạy Cha hôm nay”. Không ai xứng đáng đọc kinh này, khi nào vẫn còn tinh thần không tha thứ. Nếu một người không giải quyết ổn thỏa mọi việc với người lân cận mình thì không thể sông ổn thỏa mọi việc với Chúa. Muôn có tinh thần tha thứ trong đời sống, chúng ta cần có ba điều thiết yêu:
186 WILIIAM BARCLAY
6,12.14-15
1. Phải học biết thông cảm. Bất cứ ai làm gì cũng có lý do. Có ai đó vụng về, vô lễ hay cằn nhằn, có lẽ anh ta lo lắng hoặc đang đau. Nếu có ai nghi kỵ, ác cảm với chúng ta, có lẽ vì họ hiểu lầm hoặc hiểu không đúng điều chúng ta đã nói hoặc làm. Có thể anh ta chỉ là nạn nhân của môi trường sinh hoạt xấu hoặc vì bẩm sinh di truyền. Có lẽ anh ta thấy cuộc sống khó khăn và mốì liên hệ với người khác là cả một vấn đề. Nếu chịu khó tìm hiểu nguyên do trước khi lên án, chúng ta sẽ thấy dễ tha thứ hơn.
2. Phải học quên. Chừng nào ta còn nhớ và còn nuôi dưỡng một thương tổn nào thì không hy vọng chúng ta có thể tha thứ. Chúng ta thường nói: “Không thể nào tôi quên được điều người đó đã làm cho tôi”. “Tôi sẽ không bao giờ quên cách người ấy đã đối xử với tôi ở tại chỗ đó”. Đó là những câu nói nguy hiểm có thể làm chúng ta rốt lại không còn có thể tha thứ điều gì cả. Văn hào Tôcáchlan Andrew Lang đã đăng một bài điểm sách rất tốt về một cuốn sách do một thanh niên sáng tác. Không ngờ thanh niên này lại phản ứng và tấn công ông một cách cay đắng, hỗn xược. Sau ba năm, Andrew Lang ở chung với thi sĩ Robert Bridges, một hôm, Bridges ngạc nhiên thấy Lang bây giờ không còn nhớ chuyện đó gì hết. Ông đã hoàn toàn quên sự công kích cay đắng và sỉ nhục năm xưa. Bridges nói: “Tha thứ là dâu hiệu của một vĩ nhân nhưng quên đi là một nhiệm mầu”. Chỉ có tinh thần xóa bỏ của Chúa Giêsu mới có thể lấy ra khỏi ký ức chúng ta sự cay đắng cũ mà ta cần phải quên.
3. Phải học yêu thương. Chúng ta đã thấy tình yêu là agape, là từ tâm và thiện chí, không bao giờ tìm điều gì khác hơn là lợi ích cao nhất cho người khác, bất kể họ đã làm gì cho ta và đã đôi xử với ta cách nào. Tình yêu chỉ đến với chúng ta khi có Chúa Giêsu là nguồn thương yêu đến ngự trong tâm khảm chúng ta. Nhưng Ngài không thể đến nếu chúng ta không mời Ngài. Chúng ta phải tha thứ để được tha thứ, đó là điều kiện để ta được tha thứ và chỉ quyền năng Đấng Cứu Thế mới khiến chúng ta hội đủ điều kiện.
6,13
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 1​187
Nỗi Thống Khổ Trong Cơn Cám Dỗ
Mátthêu 6,13
'3 xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ,
nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen.
Trước khi khởi sự nghiên cứu lời cầu xin này một cách chi tiết, chúng ta cần chú ý đến hai nghĩa của từ cám dỗ:
1. Ngày nay chữ “cám dỗ” thường có nghĩa xấu. Cám dỗ là tìm cách dụ dỗ người ta vào sự ác. Nhưng trong Kinh Thánh chữ pairazein thường được dịch là “thử thách”, có phần chính xác hơn là cám dỗ. Trong Tân Ước, cám dỗ không phải là tìm cách quyến rũ người ta vào tội ác mà là thử nghiệm sức mạnh và lòng trung thành cùng khả năng làm việc của người ta. Trong một câu chuyện Cựu Ước, Thiên Chúa đã thử lòng trung thành của Ápraham bằng cách đòi ông dâng Ixaác - đứa con trai độc nhất - làm lễ vật. Câu chuyện khởi sự: “Khi mọi việc kia đã xong, thì Chúa thử Ápraham” (St 22,1). Rõ ràng chữ “thử” đây không có nghĩa là quyến rũ, tìm cách dụ dỗ cho sa vào tội lỗi. Đó là điều Chúa không bao giờ làm. “Thử” có nghĩa là trắc nghiệm lòng trung thành và vâng phục. Câu chuyện Chúa Giêsu chịu cám dỗ mở đầu bằng câu: “Bấy giờ, Thần Khí đưa Chúa Giêsu vào hoang địa để chịu quỷ dữ cám dỗ” (Mt 4,1). Nếu coi chữ cám dỗ đó có nghĩa là quyến rũ sa vào tội thì hóa ra Thần Khí là tác nhân buộc Chúa Giêsu phạm tội.
Cám dỗ còn có một nghĩa quan trọng khác. Cám dỗ không phải trù định để khiến chúng ta sa ngã, nhưng để chúng ta nên những người mạnh hơn, tốt hơn; không để chúng ta thành tội nhân nhưng để thẳnh người tốt. Chúng ta có thể thất bại trong cuộc thử nghiệm nhưng đó không phải là mục đích của thử thách. Mục đích là đê chúng ta mạnh mẽ hơn. Nói cách khác, cám dỗ không phải là trừng phạt mà là làm vinh hiển cho con người. Kim khí dùng trong một dự án kỹ thuật lớn, phải chịu được sức nén và sức kéo nhiều lần hơn áp suất thực tế nó phải chịu. Cũng vậy, một người cân được Chúa thử nghiệm trước khi được Ngài dùng.
2. Đó là sự thật, nhưng còn một sự thật khác được Kinh Thánh xác quyết là quyền lực của điều ác đang hành động trong thế êian này. Kinh Thánh không phải là một sách lý thuyết và cũng
188 WILIIAM BARCLAY
không bàn về nguồn gốc của quyền lực tội ác, nhưng Kinh Thánh cho biết rõ nó hiện hữu. Rõ ràng lời cầu nguyện này của Kinh Lạy Cha không nên dịch là: “Xin cứu chúng con cho khỏi sự dữ”, nhưng là: “Xin cứu chúng con khỏi Kẻ ác”. Kinh Thánh không coi điều ác như một nguyên lý hay lực lượng trừu tượng mà là một quyền lực hữu ngã hoạt động chống nghịch Chúa.
Khái niệm Xatan trong Kinh Thánh rất đáng chú ý. Trong tiếng Do thái chữ Xatan chỉ có nghĩa là kẻ đối nghịch. Nó có thể được dùng cho người. Kẻ thù của người nào là Xatan của người ấy. Người Philitinh sợ Đavít có thể trở thành Xatan của họ (1 Sm 29,4). Salômôn tuyên bô" rằng Chúa đã ban hòa bình và thịnh vượng đến nỗi chẳng còn Xatan nào để chông nghịch lại mình (2 V 5,4). Đavít coi Abisai nhưXatan của mình (2 Sm 19,22). Qua tất cả những trường hợp này, Xatan có nghĩa là kẻ kiện cáo. Chữ này cũng được dùng trên trời nữa. Người Do thái cho rằng trên trời có một thiên sứ lo việc tố cáo con người, một loại thiên sứ công tô" và đó là chức năng của Xatan. Vào giai đoạn ấy, Xatan không phải là một quyền lực của sự ác. Xatan lúc bấy giờ là phần tử trong cơ quan thẩm dạy ở trên trời. Trong Gióp 1,6, Xatan được ở giữa số con Chúa đến trình diện trước mặt Chúa: “Vả, một ngày kia các con Chúa đến ra mắt Chúa và Xatan cũng đến”. Vào giai đoạn ấy Xatan giữ vai trò công tô".
Nhưng, từ chỗ buộc tội đến chỗ kiện cáo không xa lắm. Tên khác của Xatan là ma quỷ, tiếng Hylạp là diabolos, đó là chữ thường dùng để chỉ kẻ phỉ báng, vu khống. Vậy, Xatan trở thành ma quỷ, kẻ phỉ báng có biệt tài, kẻ đối nghịch với loài người, lấy quyền lực để làm hư hỏng mục đích của Chúa và làin loài người phá sản. Xatan tiêu biểu cho những gì chông đối loài người và chống nghịch Chúa. Chúa Giêsu dạy chúng ta hãy xin cho được cứu khỏi quyền lực gây tai họa đó. Không cần bàn luận hay suy đoán gì về nguồn gốc của Xatan. Có người nói: “Nếu một người thức giấc, thấy nhà mình bốc cháy, người đó không ngồi vào bàn để viết hoặc đọc một bài khái luận về căn nguyên của lửa mà phải lập tức đứng dậy, dập tắt ngọn lửa để cứu nhà mình”.
Vậy Kinh Thánh không mất thì giờ để nói nhiều về căn nguyên của điều ác. Kinh Thánh trang bị cho con người chiến đấu chống điều ác là thế lực hiện hữu cách hiển nhiên.
u,i J
TIN MƯNG MÁTTHÊU - TẬP 1​189
Cám Dỗ Tấn Công
Mátthêu 6,13
Cuộc sông bao giờ cũng có cám dỗ tấn công, nhưng không kẻ thù nào có thể xâm lấm được nếu nó chưa lập được một cứ điểm. Vậy, cám dỗ có thể lập cứ điểm ở đâu? Cám dỗ đến từ đâu? Được cảnh báo trước tức là được vũ trang trước. Nếu biết trước sự tấn công đến từ đâu, chúng ta có cơ hội tốt để đánh bại nó.
1. Đôi khi cám dỗ tấn công từ bên ngoài, từ những người có ảnh hưởng xấu. Trong sô" những người chúng ta thường tiếp xúc, có người rất khó xui họ làm một việc mất phẩưi giá, cũng có người rất dễ khiến ta làm điều xấu. Khi còn là thanh niên, Robert Burns có đến với Irvine để học làm tơ gai. Tại đó, chàng có một người bạn tên là Robert Brown là một người đã lăn lộn nhiều trong đời, lại là một người có một cá tính lôi cuốn và chế ngự người khác. Burns khâm phục anh ta và cố gắng bắt chước. Burns nói về Brown: “Anh ta là người duy nhất mà tôi từng thấy là kẻ ngu dại hơn cả tôi nữa mỗi khi dính dáng đến đàn bà. Anh ta là người đã khiến tôi hư hỏng”. Có những tình bạn có thể làm hại chúng ta. Giữa một thế gian đầy cám dỗ, ta phải rất cẩn thận trong việc chọn bạn. Đừng tạo cơ hội cho những cám dỗ từ bên ngoài.
2. Một trong những sự kiện bi đát của đời sống là cám dỗ có thể đến từ những người yêu thương chúng ta và trong tất cả mọi loại cám dỗ, đây là cám dỗ gay go nhất. Cám dỗ này đến từ những người thương yêu ta, họ không có ý làm hại ta.
Một người có thể biết mình được Chúa kêu gọi làm một việc, nhưng đó có thể là con đường nguy hiểm chẳng ai thích. Cháp nhận con đường đó có thể phải từ bỏ điều mà thế gian gọi là sự nghiệp. Lúc đó chính người thân sẽ tìm cách khuyên người đó đừng bước vào. Họ khuyên nên thận trọng, khôn ngoan, họ muốn thây người họ thương yêu làm theo quan điểm của thế gian, họ không muôn thấy người ấy bỏ mất cơ hội. Họ tìm cách ngăn cản người ấy làm điều chính người ấy biết là phải.
Trong Gareth and Lynette, Tennyson thuật chuyện của Gareth, con trai út của Lot và Bellicent. Gareth muốn đi theo các anh để
190 WILIIAM BARCLAY
1
phục vụ vua Arthur. Bellicent, mẹ chàng không muôn cho chàng đi, bà hỏi: “Con không thương mẹ ở nhà cô đơn sao?” cả hai anh trai chàng đã theo vua, bây giờ chàng cũng phải đi chăng? Nếu ở lại nhà, mẹ chàng sẽ tổ chức những buổi săn bắn, sẽ tìm một nàng công chúa làm vợ chàng, để chàng hạnh phúc. Chỉ vì thương con, bà muốn giữ chàng. Kẻ cám dỗ đang nói bằng chính tiếng nói của yêu thương. Nhưng Gareth trả lời: “Ô thưa mẹ, làm thế nào mẹ có thể cột con như mẹ cột ngựa, nay con đã thành nhân và con phải sống, phải làm việc của một người đã trưởng thành...” Chàng thanh niên muôn ra đi nhưng tiếng nói yêu thương cám dỗ chàng ở lại.
Đó là điều xảy đến cho Chúa Giêsu. Ngài nói: “Người ta sẽ có kẻ thù địch là người nhà mình” (Mt 10,36). Những thân nhân của Chúa Giêsu đã đến và muốn bắt Chúa trở về “vì họ nói Ngài mất trí” (Mc 3,21). Đối với họ, Chúa đang phí phạm cuộc đời và sự nghiệp Ngài. Đối với họ, Ngài đang làm những điều quá dại dột và họ cố ngăn chặn Ngài. Cám dỗ gay go hơn hết đốì với chúng ta là từ tiếng nói thương yêu.
3. Còn có một loại cám dỗ kỳ quặc có thể đến với chúng ta, nhất là đối với giới trẻ. Hầu hết, chúng ta có một xu hướng kỳ dị khiến chúng ta thành tồi tệ hơn. Chúng ta không muốn tỏ ra là loại hiền lành, đạo đức, thánh thiện mà còn muốn được coi là một tay bạo gan và dám mạo hiểm, một người sành đời hơn là một kẻ ngây thơ. Trong lời thú tội của Augustinô có một đoạn nổi tiếng: “Trong những kẻ trạc tuổi với tôi, tôi thấy xấu hổ vì mình không trơ trẽn bằng họ, khi tôi nghe họ kheo khoang những việc bỉ ổi đã làm... Tôi vui sướng không chỉ bởi sự thích thú của việc làm mà còn bởi lời khen ngợi. Tôi tự làm cho mình xấu xa hơn để không bị họ chê, vì đã không phạm những tội ghê tởm. Tôi nhận cả những tội thật sự tôi không hề làm để khỏi bị khinh chê”. Nhiều người khởi sự sống buông thả hoặc tiêm nhiễm thói xấu chỉ vì không muốn bè bạn coi mình là tay mơ. Một trong những cách tốt nhất chống lại loại cám dỗ này là lòng can đảm dám làm người tốt.
4. Cám dỗ không chỉ đến từ bên ngoài mà còn từ bên trong nữa. Nếu trong chúng ta không có gì để cám dỗ có thể lôi cuôn được thì nó bất lực. Chúng ta ai cũng có nhược điểm và cám dỗ luôn luôn tấn công vào nhược điểm đó.
1 UN iVXUJNÜr MAlTHtíU - TẠP 1 ly 1
Nhược điểm ở mỗi người mỗi khác và điều quyến rũ người này có khi không làm cho người kia lay chuyển; và điều làm cho người này đứng vững thì lại là một cám dỗ mạnh mẽ mà người kia không kháng cự nổi. Trong vở kịch Ý Chí của James Barrie, ông Devizes, một luật sư, chú ý Surtees, người thư ký già làm việc cho ông đã nhiều năm, trông rất bệnh hoạn. Ông hỏi người thư ký có bệnh gì không. Ông già trả lời là bác sĩ đã cho ông biết ông mắc một thứ bệnh không chữa được.
- Devizes (lấy làm khó chịu): Tôi tin chắc không phải - cái ông lo SỢ. Bất cứ một chuyên viên nào cũng có thể nói với ông như vậy.
- Surtees (không nhìn lên): Vào hôm qua tôi đã đi một bác sĩ rồi, thưa ngài.
- Devizes: Vậy hả?
- Surtees: Đó là..., thưa ngài.
- Devizes: Ông ta không thể biết chắc.
- Surtees: Vâng, thưa ngài, ông ta biết chắc ạ.
- Devizes: Một cuộc giải phẫu...
- Surtees: Ông ta nói quá trễ rồi. Nếu tôi giải phẫu trước đây khá lâu chắc còn có cơ hội.
- Devizes: Nhưng ông lúc trước không có.
- Surtees: Theo tôi biết thì không, thưa ngài, nhưng ông ta nói tôi luôn luôn có nó, và nó nằm ở đâu đó trong tôi, một chấm đen, không lớn bằng đầu kim, nhưng chờ đợi lan rộng ra và hủy hoại tôi khi thời cơ đến.
- Devizes (bất lực): Thật là bất công!
- Surtees (khiêm nhường): Thưa ngài, tôi không biết; nhưng ông bác sĩ nói là có một loại chấm đen như thế trong tất cả chúng ta, nếu chúng ta không phát hiện sớm, cuối cùng nó sẽ bộc phát và giết hại ta.
- Devizes: Không, không, không.
- Surtees: Ông ta gọi nó là “cái đáng quyền rủa”. Tôi nghĩ ông ta muôn nói chúng ta phải biết nó, và phải coi chừng.
192 WILIIAM BARCLAY
1 u
Trong chúng ta ai cũng có nhược điểm, nếu không cảnh giác nó sẽ có thể hủy hoại chúng ta. Đâu đó trong mỗi n^ười đều có một tì vết, một tính xấu nào đó hủy hoại cuộc đời, một bản năng hoặc đam mê quá mạnh đến nỗi cám dỗ có thể chộp lây cơ hội. Chúng ta phải nhận biết và cảnh giác.
5. Đôi khi cám dỗ không đến từ nhược điểm mà từ những ưu điểm. Nếu có điều nào làm chúng ta thường nói: “Đó là điều tôi chẳng bao giờ làm” thì đó chính là điểm chúng ta phải coi chừng. Lịch sử đầy dẫy những câu chuyện nói về các lâu đài bị chiếm từ những chỗ quân canh cho rằng vững quá không cần phòng vệ. Không có gì khiến cám dỗ gặp may chọ bằng quá tự tin. Dầu ở tại chỗ yếu nhất hoặc chỗ mạnh nhất, chúng ta đều phải luôn luôn cảnh giác.
Phòng Vệ Chông Cám Dỗ
Mátthêu 6,13
Chúng ta đã suy nghĩ về sự tấn công của cám dỗ. Bây giờ, chúng ta hãy huy động mọi phương tiện phòng vệ chống lại cám dỗ.
1. Phòng vệ đơn giản hơn hết là lòng tự trọng. Khi sự sông của Nơhêmi bị đe dọa, người ta đề nghị ông ngưng công tác và trôn vào Đền Thờ. Ông đáp: “Một người như tôi đây sẽ chạy trốn ư? Người nào như tôi đây vào trong Đền Thờ mà lại được sống sao? Tôi sẽ không vào đâu?” (Nkm 6,11). Người ta có thể chạy trốn nhiều điều.nhưng không thể chạy trôn chính mình. Con người phải sống với ký ức và khi đã mất lòng tự trọng thì cuộc sống sẽ khốn khổ. Một lần kia, người ta khuyên Tổng Thông Garfield làm một việc xấu xa nhưng rất có lợi. Họ bảo ông: “Chẳng ai biết đâu”. Ông đáp: “Tổng Thống Garfield biết chứ, tôi phải ngủ với ông ấy đấy”. Khi bị cám dỗ chúng ta có thể tự về bằng cách nói: Một người như tôi mà lại đi làm một việc như thế sao?
2. Phòng vệ bằng truyền thống. Không ai dám coi thường những truyền thống và di sản đã phải trải qua nhiều thế hệ mới xây dựng được. Khi Pericles, chính khác vĩ đại nhất của thành Athene sắp đọc diễn văn tại quốc hội, bao giờ ông cũng tự nhủ:
U,1 J
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 1​193
“Pericles, hãy nhớ ngươi là người Athene và ngươi sắp nói với người Athene”. Truyền thông là một trong những sức mạnh quan trọng nhất trong cuộc sống. Chúng ta thuộc về một xứ, một nhà trường, một gia đình hoặc một Hội Thánh, và điều chúng ta làm, sẽ ảnh hưởng đến những nơi đó. Chúng ta không thể xem thường mà phản bội những truyền thống của nơi mình đã xuất thân.
3. Phòng vệ bằng những người ta yêu và yêu ta. Nhiều người dễ dàng phạm tội nếu chỉ mình anh ta chịu hình phạt. Nhưng chỉ vì không dám thấy ánh mắt đau đớn của người thân mà anh ta tránh xa tội lỗi, không dám hủy hoại đời mình. Laura Richards có một ví dụ như sau: “Một người ngồi hút ông điếu trước cửa nhà, tên hàng xóm đến ngồi bên cạnh rủ rê: ‘Anh nghèo quá, bây giờ lại thất nghiệp. Tôi có cách này giúp anh làm ăn khá hơn. Công việc rất dễ dàng lại được nhiều tiền, cũng không đến nỗi xấu xa gì hơn công việc bao nhiêu người khả kính khác đang làm đâu. Anh bỏ qua cơ hội này thì ngốc lắm. Nào, theo tôi, mọi việc rồi sẽ đâu vào đấy ngay’. Người đó lắng nghe, vừa lúc đó, người vỢ trẻ ẩm con đến trước cửa lều: ‘Anh giữ hộ thằng bé một lát đi, nó đang quấy, em phơi quần áo’. Người chồng bế con đặt trên đầu gốì, đứa bé nhìn lên, cặp mắt nó nói: ‘Con là máu thịt của máu thịt cha, là linh hồn của linh hồn cha, con sẽ theo cha, cha dắt con đi đâu con sẽ đến đó, chân con sẽ bước theo chân cha’. Người cha nói với tên hàng xóm: Anh đi đi, đừng bao giờ đặt chân đến đây nữa”.
Một người có thể dễ phạm tội nếu giá phải trả chỉ ảnh hưởng đến một mình họ. Nhưng nếu người đó nhớ lại rằng tội lỗi mình phạm sẽ làm tan nát lòng người khác, thì đó chính là một cách phòng vệ mạnh mẽ chông lại cám dỗ.
4. Phòng vệ bằng sự hiện diện của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu không phải là hình vẽ trong cuốn sách, Ngài là sự hiện diện sông. Chúng ta nên luôn tự hỏi: “Tôi sẽ làm gì nếu bất chợt thấy Chúa đứng bên tôi đây? Tôi sẽ sông cách nào nếu Chúa Giêsu là khách trong nhà tôi?” Toàn thể vấn đề đức tin là Chúa Giêsu ở bên cạnh chúng ta và do đó chúng ta phải làm sao để Chúa thây cả đời sống chúng ta đáng hợp với Ngài. Chúng ta có một cách phòng vệ vững mạnh chống lại cám dỗ là trong trí chúng ta luôn luôn có sự hiện diện của Chúa Giêsu.
194 WILIIAM BARCLAY
O,iu-io
Không Ăn Chay Cách Nào Mátthêu 6,16-18
16 “Rồi khi ăn chay, anh em chớ làm bộ rầu rĩ như bọn đạo đức giả: chúng làm cho ra vẻ thiểu não, để thiên hạ thấy là chúng ăn chay. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. 17 Còn anh, khi ăn chay, nên rửa mặt cho sạch, chải đầu cho thơm, 18 để không ai thấy là anh ăn chay ngoại trừ Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.
Cho đến nay ăn chay vẫn là phần thiết yếu của nếp sống tôn giáo Phương Đông. Người Hồi Giáo giữ kỳ chay ramadan rất nghiêm túc, nhằm tháng thứ chín của năm Hồi Giáo, để kỷ niệm lần đầu tiên Mahômét được mặc khải. Cuộc ăn chay kéo dài từ rạng đông, lúc bắt đầu phân biệt được sợi chỉ đen với sợi chỉ trắng - cho đến khi mặt trời lặn. Không được tắm, ăn uống, xức dầu thơm cùng mọi nhu cầu không cần thiết khác. Các nữ điều dưỡng và phụ nữ có thai được miễn, binh lính và những người du lịch được miễn, nhưng phải ăn chay vào một dịp khác với sô" ngày tương đương. Nếu vì sức khoẻ một người cần ăn thì phải đền bù bằng cách bô" thí cho kẻ nghèo khổ. Tục lệ ăn chay của người Do thái cũng y như vậy. cần lưu ý, như trên đã nói, ăn chay kéo dài từ hừng đông đến mặt trời lặn, ngoài giờ đó có thể dùng bữa như thường. Trong thời Chúa Giêsu đối với người Do thái trong năm chỉ có một n^ày ăn chay bắt buộc, đó là ngày Đại Lễ Chuộc Tội. Trong ngày đó, từ sáng đến tối mọi người “phải ép linh hồn mình” (Lv 16,31)- Luật Do thái giáo quy định rằng: “Trong ngày Đại Lễ Chuộc Tội tuyệt đối cấm không được ăn, uống, tắm, xức dầu, mang giày dép, hoặc vỢ chồng nằm với nhau”, cả đến trẻ con cũng được huấn luyện dần dần tập ăn chay trong ngày Đại Lễ Chuộc Tội để khi trưởng thành chúng có thể giữ được ngày ăn chay toàn quốc đó.
Ngoài một ngày ăn chay bắt buộc với mọi người, người Do thái cũng còn giữ thêm các buổi ăn chay riêng tư cho mình.
1. Ăn chay trong lúc tang chế. Khoảng thời gian từ lúc chết đến khi chôn, tang gia phải kiêng ăn thịt và uống rượu.
o,io-iồ
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 1​195
2. Ăn chay để chuộc tội. Thí dụ người ta bảo Rubên ăn chay bảy năm vì dính líu trong vụ bán Giuse: “Người không uống rượu nho cũng không uống rượu mạnh, chẳng có miếng thịt nào qua miệng người và không ăn đồ ăn ngon miệng” (Giao ước của Rubên 1,10). Cũng vậy: “Simêôn ép linh hồn mình bằng ăn chay hai năm, vì đã ganh ghét Giuse” (Lời chứng của Simêôn 3,4). Đê’ ăn năn tội với Tama, người ta nói Giuđa trong lúc tuổi già “chẳng hề uống rượu, ăn thịt, chẳng dự những buổi vui chơi” (Giao ước của Giuđa 15,4). Quan niệm Do thái cho thấy ăn chay không có giá trị gì nếu không có hoán cải. Ăn chay cốt chỉ để thể hiện sự buồn bực trong lòng ra bên ngoài. Tác giả sách Gv 31,10 nói: “Một người ăn chay để bỏ tội lỗi, lại đi ra và làm lại tội đó. Ai sẽ nghe lời cầu nguyện của người đó và sự hạ mình có lợi ích gì chăng?”
Trong nhiều trường hợp, ăn chay là một hành động hoán cải toàn quốc, cả xứ ăn chay sau thảm họa nội chiến với chi tộc Bengiamin (Qa 20,26). Samuen truyền cho dân ăn chay vì đã đi sai lạc theo thần Baan (1 Sm 7,6). Nơhêmi báo dân ăn chay và xưng tội (Nkm 9,1). Nhiều lần cả nước ăn chay để bày tỏ hoán cải của toàn dân trước mặt Chúa.
3. Đôi khi ăn chay là một chuẩn bị cho một mặc khải. Trên núi, Môsê đã ăn chay bốn mươi ngày đêm (Xh 24,1-5). Đanien đã ăn chay khi chờ đợi Chúa (Đn 9,3)- Chính Chúa Giêsu đã ăn chay khi Ngài chờ đợi hoạt động công khai (Mt 4,3). Đây là một nguyên tắc lành mạnh vì khi thân thể được khép vào kỷ luật, các năng khiếu của tâm trí và thuộc linh càng bén nhạy. Đôi khi kiêng ăn là một tiếng kêu nài đến Chúa. Chẳng hạn nếu hạn hán không mưa, mùa màng bị đe dọa, người ta rao báo một kỳ ăn chay toàn quốc để kêu xin Chúa.
Trong việc ăn chay của người Do thái, có ba ý niệm chính:
1. Ăn chay là một nỗ lực, cố ý làm Chúa chú ý đến mình. Ý này có từ thời nguyên thủy. Ăn chay cốt để Chúa chú ý và để xin Ngài thăm viếng kẻ ép linh hồn mình như vậy.
2. Ăn chay là một sự cố ý bày tỏ lòng hoán cải thật. Ăn chay là đảm bảo lòng thành thật trong lời nói và lời cầu nguyện cốt để làm chứng thật sự hoán cải. Điều nguy hiểm ở đây là bằng chứng bên ngoài cho việc hoán cải (ăn chay) rất dễ bị dùng để thay thế cho việc hoán cải thật.
196 WILIIAM BARCLAY
o,iu-io
3. Phần lớn các cuộc ăn chay có tính cách cầu thay. Ăn chay không vì mục tiêu cá nhân nhưng để cầu cứu Chúa xin để Ngài giải cứu xứ sở. Như những người sùng đạo từng nói: “Người thường không thể làm điều này vì bị công việc và thế gian lôi cuốn. Chúng ta ăn chay để bù đắp cho sự thiếu sùng kính của những người khác”. Đó là lý thuyết và thực hành của người Do thái.
Dù lý tưởng về việc ăn chay có cao đến đâu thì trong thực hành vẫn có những hiểm họa không thể tránh. Hiểm họa lớn nhất là người ta có thể coi đó là một dâu chỉ lòng tin kính cao độ, trở thành sự cô" ý trình diễn không phải với Chúa mà với con người, để tỏ ra rằng mình là người kỷ luật và sùng đạo. Đó chính là điều Chúa Giêsu lên án, Ngài lên án ăn chay khi ăn chay để phô trương lòng tin kính. Người Do thái ăn chay vào ngày thứ hai và thứ năm, đó là những ngày phiên chợ. Những ai muốn phô trương thì trong những ngày ấy có thể có số khán giả đông hơn, sấn sàng khâm phục lòng tin kính của họ. cố nhiên họ đã cố ý dùng những cách để người khác biết họ đang ăn chay. Họ ra đường đầu tóc bù xù không chải, quần áo lấm láp, xốc xếch. Thậm chí họ cồn cố ý làm da mặt trắng để trông có vẻ xanh xao. Đó không phải là khiêm nhường mà là kiêu ngạo và phô trương cố ý.
Các Rápbi khôn ngoan nhất cũng nghiêm khắc lên án điều này y như Chúa Giêsu. Họ biết rất rõ ăn chay chỉ để kiêng ăn thì không có giá trị gì. Họ bảo lời khấn hứa ăn chay giống như cái gông sắt của tù nhân. Ai tự buộc mình vào lời khấn ấy bị coi như một người thấy một cái gông ở đâu đó và tự nguyện chui đầu vào đó để trở thành nô lệ cách vô ích. Một trong những lời nói tinh tế nhất của các Rápbi là: “Trong ngày dạy xét mọi người phải khai ra những điều tốt lành đáng lẽ mình hưởng mà lại không hưởng”.
Tiến sĩ Boreham có một câu chuyện bình luận quan niệm sai lầm về ăn chay. Một người đang tham quan trên rặng núi Rocky bỗng gặp một linh mục Công Giáo, anh ta ngạc nhiên thây một người cao niên đang chiến đấu với những mỏm đá, vực thẳm và các đèo dốc đứng. Anh ta hỏi vị linh mục “Cha làm gì ở đây?” Vị linh mục trả lời: “Tôi đang đi tìm vẻ đẹp của thế giới”. Người thanh niên nói: “Thếnhưng ở tuổi của linh mục thì quá trễ rồi”. Vị linh mục già bèn thuật lại câu chuyện đời mình, ông đã sông gần
0,10-10
TIN MỬNG MÁTTHÊU - TẬP 1​197
suốt đời trong tu viện, không hề ra khỏi tu viện. Rồi ông bị đau và trong cơn mê, ông thấy một thiên sứ đến đứng cạnh giường, ông hỏi: “Người đến đây làm gì?” Vị thiên sứ đáp: “Để đưa ngươi về”, ông tiếp lời: “Về một thế giới tươi đẹp?” Thiên sứ đáp: “Thế giới tươi đẹp là thế giới ngươi sắp từ giã”. “Vậy mà tôi không hề thấy gì ngoại trừ cánh đồng và những hàng cây chung quanh tu viện, tôi thấy quá ít cái thế giới tôi đang từ giã”. Thiên sứ nói: “Ta cũng e rằng người cũng sẽ thây rất ít vẻ đẹp ở thế giới người đang đến”. Ông già năn nỉ: “Ôi xin cho tôi ở lại trong hai năm nữa. Lời cầu xin đó của tôi được nhận, vì vậy tôi đang dùng chút sức tàn và trọn thời gian còn lại để thám hiểm vẻ đẹp của thế giới và tôi thấy thật là kỳ diệu!” Bổn phận của con người là đón nhận và vui hưởng vẻ đẹp của thế giới, đừng chốĩ bỏ. Ăn chay chỉ để kiêng ăn hoặc để phô trương lòng sùng kính thì chẳng có một giá trị tôn giáo nào cả.
Việc Ăn Chay Thật
Mátthêu 6,16-18
Chúa Giêsu lên án loại ăn chay lệch lạc, Ngài đòi hỏi khôn ngoan. Đó là điều ít người nghĩ đến, có một sô" người cả đời không bao giờ ăn chay, trong khi đó thật ra ăn chay đúng đắn là một điều tuyệt hảo. Sau đây là một sô" lý do:
1. Ăn chay rất tốt cho sức khoẻ, nhất là cho những người phì mập và những người chỉ biết sông để ăn chứ không phải ăn để sống, ăn chay đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe hơn người ta nghĩ.
2. Ăn chay rất tốt cho việc giữ kỷ luật cá nhân. Chúng ta rất dê rơi vào tình trạng dễ dãi với chính mình, rất dễ đi đến chỗ chúng ta chẳng hạn chế mình điều gì mình có hoặc có thể mua. Rât tôt cho ta nếu mỗi tuần có dịp ngăn cấm không để cho những ước muôn và ham thích của mình làm chủ và tự khép mình vào kỷ luật nghiêm nhặt.
3. Ăn chay giữ chúng ta khỏi làm nô lệ thói quen. Rất nhiều người trong chúng ta quá dễ dãi trong một vài thói quen khiến nó trở nên cần thiết đến nỗi không thể bỏ được. Từ một môn giải trí nó trở thành nhu cầu thiết yếu không bỏ được, và khi dứt bỏ nó
198 WILIIAM BARCLAY
0,iy-¿l
chúng ta tưởng chừng mình bị bỏ vào ngục. Nếu chúng ta thực hành một việc ăn chay khôn ngoan thì không một thú vui nào có thể trở thành ông chủ của ta. Chúng ta phải làm chủ những thú vui chứ không để nó làm chủ chúng ta.
4. Ăn chay duy trì khả năng “nhịn”. Một trong những thử thách lớn của đời sống là sô" lượng những điều được ta coi là thiết yếu. Càng ít điều được coi là thiết yếu thì chúng ta không trở thành nô lệ cho những cái xa hoa của cuộc đời. Thật là quý hóa nếu ta đi trên một đường phố đầy những cửa hàng hai bên, nhìn tất cả những món trưng bày mà thấy mình sống chẳng cần đến chúng. Giữ một vài hình thức kiêng cữ sẽ duy trì khả năng “nhịn” để không điều gì được phép trở thành thiết yếu cả.
5. Ăn chay giúp ta biết thưởng thức hơn. Khi có một vài thứ hiếm hoi bất ngờ đến, chúng ta thấy thật sung sướng. Còn những gì thường quá đâm nhàm. Thức ăn không còn kích thích vị giác sẽ trở nên nhạt nhẽo. Điều từng là một lạc thú nay trở thành một thứ ma tuý không có không được! Kiêng cữ giữ cho niềm vui luôn luôn thú vị và mới mẻ.
Ăn chay dường như không còn nữa trong cuộc sống nhiều người. Chúa Giêsu lên án việc ăn chay lệch lạc, nhưng không bao giờ Ngài có ý hoàn toàn loại bỏ ăn chay. Chúng ta rất nên thực hiện ăn chay theo cách riêng và theo nhu cầu cá nhân mình. Lý do thực hành ăn chay là “để hạnh phúc trần gian có thể là kẻ hướng dẫn mà không là xiềng xích trói buộc chúng ta”.
Kho Tàng Thật
Mátthêu 6,19-21
19 “Anh em đừng tích trữ cho mình những kho tàng dưới đất, nơi mối mọt làm hư nát, và kẻ trộm khoét vách lấy đi. 20 Nhưng hãy tích trữ cho mình những kho tàng trên trời, nơi mối mọt không làm hư nát, và kẻ trộm không khoét vách lấy đi. 21 Vi kho tàng của anh ở đâu, thì lòng anh ở đó.
Sự khôn ngoan trong cuộc sống bình thường hằng ngày là tìm cho mình những gl lâu bền. Bất kể mua xe, may quần áo, mua sắm
VJ, X y-AsL
HIN MUINU MAlTHbU - TẠP 1 lyy
đồ đạc, ai cũng tránh những thứ hào nhoáng không tốt mà chỉ mua sắm những vật dụng chắc chắn, bền bỉ và tinh xảo nữa. Đó là điều Chúa Giêsu đang nói ở đây. Ngài bảo chúng ta để ý đến những sự việc lâu bền.
Chúa Giêsu nhắc đến ba hình ảnh từ ba tài nguyên quan trọng của xứ Palestin:
1. Ngài bảo hãy tránh những thứ mà mốì mọt có thể hủy hoại. Ớ Phương Đông, một phần tài sản của người ta là quần áo, gấm vóc và lụa là. Khi Ghêhaxi, tôi tớ của Êlisê, muôn lấy chút lợi lộc phi nghĩa từ tay Naaman sau khi chủ mình đã chữa lành, anh ta chỉ xin một nén bạc và hai bộ quần áo (2 V 5,22). Một trong những điều cám dỗ Acan phạm tội là chiếc áo choàng Babylon đẹp đẽ (Gs 7,21). Nhưng chú tâm vào thứ của cải đó là ngu dại vì môi mọt sẽ đến tận nơi họ chất chứa mà cắn xé, vẻ đẹp hào ngoáng của chúng sẽ bị hủy diệt. Những của cải loại đó không trường cửu.
2. Ngài bảo loài người phải tránh những thứ ten sét có thể làm hư. Ten sét dịch từ chữ brosis, nghĩa đen là sự ăn mất đi. Nhưng ngoài câu này không có chỗ nào khác dùng cho nghĩa ten sét. Rất có thể bức tranh có bôi cảnh như sau: Ớ Phương Đông của cải của người ta, thấy rõ là ngũ cốc và thóc lúa thâu chứa trong các kho lẫm lớn. Sâu mối có thể ăn mất đi, nhiều giống chuột cũng có thể xâm nhập, cắn phá hủy hoại. Ý của câu này có thể nói đến cách chuột, sâu bọ và các giống khác vào kho lẫm ăn mất. Của cải loại này cũng không có gì bền vững cả.
3. Ngài bảo loài người tránh những kho tàng của cải mà kẻ trộm có thể đào ngạch khoét vách lấy được. Chữ dùng ở đây có nghĩa là làm xuyên thủng qua, tiếng Hylạp là diorussein. Tại xứ Palestin, tường nhiều nhà chỉ được làm bằng đất sét nung và trộm cướp có thể vào bằng cách đào qua tường. Lời trứng dẫn đây có ý nói một người giấu trong nhà một kho báu nhỏ, nhưng một ngày kia, khi về nhà, người đó thây kẻ trộm đã đào qua bức tường mong manh lấy mất kho báu. Một kho báu có thể bị mất cắp là một loại kho báu không bền vững.
200 WILIIAM BARCLAY
U,1
Kho Tàng Trên Trời
Mátthêu 6,19-21
“Kho tàng trên trời” ỉà một câu người Do thái rất quen tai. Có hai điều được họ coi là đồng nhất với kho tàng đó.
1. Theo họ, những việc lành làm ở trần gian sẽ trở nên kho tàng của họ trên trời. Người Do thái có câu chuyện rất hay về vua Monobaz ở Adiabene đã gia nhập đạo Do thái. “Monobaz đã phân phát tất cả kho tàng của ông cho người nghèo trong năm đói kém”. Các anh em vua sai người đến nói: “Các tổ phụ đã thâu góp của cải và làm giàu thêm cho kho tàng của hoàng gia, còn anh lại làm tiêu tan đi”. Ông nói với họ rằng: “Tổ phụ đã thâu góp của cải ở thế gian này, ta thấu góp của cải trên trời. Họ đã tích chứa ở nơi loài người có thể quản lý, nhưng ta chứa của cải ở nơi mà bàn tay loài người không thể đụng đến. Tổ phụ ta thâu góp của cải không sinh lợi, ta thâu góp của cải có lợi. Tổ phụ ta thâu góp của cải bằng tiền bạc, ta thâu góp của cải bằng linh hồn. Tổ phụ ta thâu góp của cải cho người khác, ta thâu góp của cải cho chính ta. Tổ phụ ta thâu góp của cải trong thế gian này, còn ta thâu góp cho thế giới tương lai”.
Cả Chúa Giêsu lẫn các Rápbi Do thái đều chắc chắn rằng của cải tích trữ ích kỷ thì mất, nhưng của cải ban cho cách rộng rãi đem lại kho báu trên trời.
Đó cũng là nguyên tắc của Hội Thánh Chúa. Các Hội Thánh đầu tiên bao giờ cũng chăm sóc kẻ nghèo, người đau, người khôn khổ, kẻ khuyết tật và những người không ai lưu tâm tới. Trong những ngày Hội Thánh bị bách hại, chính quyền Rôma cướp bóc các kho tàng của Hội Thánh. Quận trưởng Rôma bảo phó tế Laurensô: “Chỉ cho ta biết kho tàng để đâu?” Laurensô chỉ vào những người góa bụa, kẻ mồ côi đang được nuôi dưỡng, kẻ đau yếu đang được chăm sóc, người nghèo khổ đang được cung cấp, ông nói: “Đây là kho tàng của Hội Thánh”.
Hội Thánh bao giờ cũng tin rằng: điều chúng ta giữ sẽ mất và điều chúng ta cho đi sẽ còn lại.
2. Người Do thái luôn luôn nối kết “Kho tàng trên trời” với cá nhân. Khi người ta hỏi Rápbi Yose ben Kisma có muốn ở trong
TIN MUNG MATTHEU - TẶP 1​201
một thành phô" ngoại đoạ để hưởng lương nhiều không? Người trả lời sẽ không ở nơi nào trừ môi trường Lề Luật, ông nói: “Trong giờ lâm chung chẳng có bạc, vàng hoặc châu báu nào có thể đi theo, duy chỉ có những hiểu biết Lề Luật và việc lành mà thôi”. Điều duy nhất người ta có thể đem theo khi lìa khỏi thế gian này vào thế giới bên kia chính là con người mình, con người mình càng tinh khiết thì kho báu của mình ở trên trời càng lớn.
3. Chúa Giêsu kết thúc đoạn này khi tuyên bô" một chân lý: “Kho tàng của anh ở đâu thì lòng anh ở đó”. Nếu mọi sự người ta quý trọng và để lòng vào là ở trần gian thì người ta không thể quan tâm đến thế giới nào khác hơn thế gian này. Nếu suốt đời người nào biết hướng về cõi vĩnh cửu thì họ sẽ coi nhẹ những điều thuộc trần gian. Nếu người nào quý trọng mọi điều của trần gian thì người đó sẽ chần chừ, miễn cưỡng, buồn bực khi phải từ giã trần gian. Còn nếu tư tưởng của người đó hằng ở thế giới bên kia, người đó sẽ ra đi đầy vui mừng, vì đi về cùng Chúa. Một ngày kia, tiến sĩ Johnson được đưa đi xem một lâu đài sang trọn. Trên đường về, ông nói với đồng bạn: “Đây là những điều làm người ta khó chết”. Chúa Giêsu chưa bao giờ bảo thế giới này không quan trọng, nhưng Ngài dạy: sự quan trọng của thế gian không ở trong chính nó mà ở chỗ nó sẽ đưa ta đến đấu. Thế gian này không phải là mục tiêu của cuộc sống, nó chỉ là một quãng đường, và bởi thế con người không nên để lòng mình bám vào nó và vào những gì thuộc về nó, con người bao giờ cũng phải để tâm vào mục đích ở thế giới bên kia.
Thị Giác Bị Lệch Lạc
Mátthêu 6,22.23
22 “Đèn của thân thể là con mắt. Vậy nếu mắt anh sáng, thì toàn thân anh sẽ sáng. 23 Còn nếu mắt anh xấu, thì toàn thân anh sẽ tôi. Vậy nếu ánh sáng nơi anh lại thành bóng tối, thì tối biết chừng nào!
Ý tưởng nêu lên trong đoạn Kinh Thánh này rất đơn giản. Con mắt được coi là cửa sổ để ánh sáng chiếu vào toàn thân. Ánh sáng như thế nào là do màu sắc và tình trạng khung cửa. Nếu khung
Z\)L W1L11A1V1 tíAKLLAĩ
kính trong, sạch bụi, ánh sáng sẽ tràn vào phòng, soi rọi mọi ngõ ngách. Nếu khung cửa lắp kính màu bị mờ, bụi bặm hay dơ bẩn, ánh sáng sẽ bị chặn lại và căn phòng sẽ tối tăm.
Mức độ ánh sáng vào phòng sẽ tùy thuộc tình trạng khung cửa. Do đó, Chúa Giêsu đã nói ánh sáng xuyên vào soi sáng tấm lòng và linh hồn một người tùy thuộc cách nhìn của người đó vì mắt là cửa sổ của toàn thân.
Quan điểm chúng ta nhìn người khác tùy thuộc con mắt chúng ta. Có nhiều điều rất hiển nhiên có thể bóp méo hoặc làm mờ thị giác chúng ta.
1. Thành kiến làm lệch lạc nhãn quan chúng ta. Không gì hủy hoại dạy đoán bằng thành kiến. Nó làm người ta không thể chu toàn được trách nhiệm dạy đoán sáng suốt, hữu lý và hợp lý. Nó cũng làm cho người ta đui mù trước sự kiện. Hầu hết tất cả những khám phá mới đều phải trả qua một quá trình đấu tranh với những thành kiến vô lý. Khi nam tước James Simpson khám phá ra những hiệu năng của chất chloroform ông phải đấu tranh với thành kiến của thế giới tôn giáo và y học lúc đó. Một trong những người viết tiểu sử ông có ghi: “Thành kiến, một quyết tâm què quặt, ngoan cố đi trên những lối mòn và tránh né những con đường mới, nỗ lực ngăn chặn ân huệ mới tìm được”. “Nhiều người chủ trương rằng cố gắng xóa bỏ lời nguyền rủa đàn bà là chống lại luật Chúa”. Một trong những điều cần thiết của cuộc sống là dám tự xét mình để giúp chúng ta thấy mình đang hành động đúng nguyên tắc hay đang là nạn nhân của thành kiến sai lầm và vô lý. Người bị thành kiến chi phôi thì mắt tối tăm và thị giác bị lệch lạc.
2. Lòng ganh tị làm lệch nhãn quan chúng ta. Shakespeare cho chúng ta một thí dụ cổ điển trong bi kịch Othello. Othello nổi tiếng anh hùng, cưới nàng Desdomona, người đã yêu chàng tha thiết và tuyệt đối trung thành. Là tư lệnh của quân đoàn Venise, chàng thăng cap cho Cassio và bỏ qua Iago. Iago bị lòng ghen tị nung nấu nên đã khôn khéo sắp đặt và điều khiển sự việc để gieo vào lòng Othello mốì nghi ngờ rằng Cassio và Desdomona đang tiến hành một âm mưu. Iago ngụy tạo bằng cớ để minh chứng khiến Othello nổi ghen và đến cuối cùng mưu sát Desdomona bằng cách dùng gốì làm nàng nghẹt thở. A.c.Bradley viết: “Lòng ghen tương như của Othello đã làm hỗn loạn bản chất con người
ũ,¿¿.¿ó
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 1​203
và buông thả con thú trong lòng ra”. Nhiều cuộc hôn nhân và tình bạn bị đổ vỡ chỉ vì ghen tị. Nó đã bóp méo những sự việc vô tình thành những hành động tội ác và làm mờ mắt trước sự kiện và chân lý.
3. Tính tự phụ cũng có thể làm lệch nhãn quan chúng ta. Trong tập tiểu sử viết về Mark Rutherford, Catherine Macdonald Maclean có một câu châm biếm John Chapman, chủ hiệu sách và nhà xuất bản, từng là chủ của Rutheford: “Đẹp trai, quý phái, tính tình vui vẻ, ông ta rất được phục nữ hâm mộ, nhưng chính ông ta lại nghĩ mình được hâm mộ hơn thực tế”. Tính tự phụ có ảnh hưởng gấp đôi trên nhãn quan một người, vì nó làm người ấy không thấy được thực trạng của mình và của người khác. Nếu một người tự tin rằng mình khôn ngoan vượt bực thì không bao giờ nhận ra mình ngu dại. Nếu một người không thấy gì hết ngoài ra tính tốt của mình thì không bao giờ biết mình lầm lỗi. Mỗi khi so sánh với kẻ khác, người ấy chỉ thấy ưu điểm của mình và nhược điểm kẻ khác thì không bao giờ có thể tự kiểm thảo và nếu vậy thì không thể tự cải thiện. Ánh sáng mà người ấy nhờ để thấy mình và thấy người khác sẽ chỉ là bóng tối.
Cần Có Con Mắt Bao Dung
Mátthêu 6,22-23
Chúa Giêsu nói về một đức hạnh đặc biệt làm con mắt chan hòa ánh sáng và một lỗi lầm làm con mắt phủ đầy tối tăm. Từ “sáng” trong Hi văn là haplous. Trong Kinh Thánh từ này thường có nghĩa là rộng rãi, bao dung. Giacôbê nói Chúa là Đấng ban cho cách rộng rãi (Gc 1,5). Cũng vậy, trong Rôma 12,8 Phaolô khuyên tín hữu bô" thí cách rộng rãi; ông cũng nhắc Hội Thánh Côrintô về lòng rộng rãi của Hội Thánh Makêđônia, cũng như lòng rộng rãi của chính họ. Để nắm được ý nghĩa đích thực, chúng ta nên dịch là con mắt bao dung hoặc rộng rãi thay vì mắt sáng.
Mắt xấu tiêng Hylạp là poneros, đây là nghĩa phổ thông, Bản Bảy Mươi và Tân Ước dùng từ này với nghĩa keo kiệt, bần tiện. Sách Đệ nhị luật dùng nói về bổn phận cho những anh em thiếu thốn vay mượn. Nhưng rắc rối ở chỗ, cứ đến năm thứ bảy là năm
2U4 WILIIAM BARCLAY
D,ZZ.ZJ
phóng thích, mọi món nợ đều được tha, vì thế gần đến năm phóng thích người ta thường không cho vay mượn, sợ người vay lợi dụng năm thứ bảy và không trả nợ. Do đó luật quy định “Coi chừng kẻo có kẻ ác tưởng nơi lòng ngươi rằng năm thứ bảy tức năm phóng thích gần đến, coi chừng kẻo mắt ngươi chẳng đoái thương (xấu, poneros) anh em nghèo khổ của mình, không giúp gì hết” (Đnl 15,9). Rõ ràng chữ poneros ở đây có nghĩa là keo kiệt, bủn xỉn, hẹp hòi. Châm ngôn có lời khuyên “Chớ ăn bánh của kẻ có mắt gian ác” (Cn 23,6), nghĩa là “đừng làm khách trong nhà kẻ bần tiện”. Cũng có câu: “Người nào có mắt tham, vội ham kiếm của cải” (Cn 28,22). Nghĩa là “kẻ keo kiệt và người hẹp hòi luôn luôn vơ vét”. Để hiểu đúng nghĩa chúng ta nên dịch chữ poneros là “keo kiệt”, “bần tiện” hơn là “xấu”. Như thế Chúa Giêsu muốn nói: “Chỉ lòng rộng rãi mới có thể giúp người ta có cái nhìn trong sáng, đúng đắn về con người và cuộc sống; còn tính keo kiệt, tinh thần hẹp hòi sẽ làm cái nhìn trở nên lệch lạc”.
1. Chúng ta phải rộng lượng trong việc xét đoán người khác. Bản tính con người là thích nghĩ đến và nhắc lại điều xấu của kẻ khác. Hằng ngày, tiếng thơm của nhiều người vô tội bị chôn vùi qua những tách trà do những nhóm người ngồi tán gẫu, chuyên đưa ra những lời phê phán tẩm đầy thuốc độc. Thế giới sẽ bớt đau đớn biết bao nếu chúng ta suy nghĩ và nói những điều tốt nhất, thay vì xấu nhất, về hành động của người khác.
2. Chúng ta cần rộng lượng trong hành động. Trong tập tiểu sử của Mark Rutherford, tác giả Catherine Macdonald Maclean nói về những ngày Rutherford đến làm việc ở Luân Đôn: “Vào lúc ấy, người ta luôn thấy ông bộc lộ lòng thương cảm con người cách nồng nàn. Câu hỏi nung nấu ông, ám ảnh ông về số phận của bao nhiêu người sông trong khu phô" ông là: “Tôi có thể làm gì? Tôi có thể giúp họ điều gì?” Đốì với ông bất cứ hành động từ thiện nào cũng luôn luôn có giá trị hơn là phát biểu suông. Khi sông và làm việc chung với Evans, điều khắc sâu trong Rutherford là: “Cô ta nghèo, lợi tức thì ít ỏi và dù cô hy vọng sẽ sống bằng nghề viết văn, tương lai cũng chẳng có gì vững chắc. Dù vậy cô ấy vô cùng rộng rãi, luôn cứu giúp những “con chó què”, cảnh nghèo khổ của người khác lại làm cô nặng lòng hơn chính sự nghèo khổ của mình. Cô khóc đắng cay vì không thể làm vơi bớt cảnh nghèo
U,ZH
TIN MUNG MATTHEU - TẠP 1​2U^
ngặt của chị em hơn là khóc cho sự nghèo túng của chính mình”. Chỉ khi chúng ta bắt đầu cảm biết như thế, chúng ta mới có thể thấy con người và sự vật rõ ràng. Đó là lúc mắt chúng ta chan hòa ánh sáng.
Con mắt bần tiện hẹp hòi:
a/ Nó làm ta khó sông với chính mình. Nếu một người lúc nào cũng ganh tị với thành công của người khác, tị hiềm với hạnh phúc của họ, hờ hững trước sự thiếu thôn của anh em mình, người đó sẽ trở thành đáng thương hơn hết - một con người đầy lòng ghen ghét. Sự cay đắng buồn giận phát sinh trong lòng sẽ cướp mất của ta hạnh phúc, bình an và vui mừng.
b/ Nó làm ta khó sống được với người khác. Con người bần tiện bị mọi người ghê tởm, khinh bỉ. Lòng bác ái che đậy vô sô" tội lỗi, nhưng tinh thần ganh ghét đô" kỵ làm nhiều đức tính trở thành vồ ích. Dù xấu đến đâu, người rộng rãi vẫn được thương mến, nhưng tốt đến mấy mà lại bần tiện thì mọi người đều ghét.
c/ Nó khiến ta khó sống với Chúa. Không ai rộng lượng bằng Chúa, và phân tích đến cùng thì hai người sống bằng những nguyên tắc trái ngược nhau không thể hiệp thông. Không thể có tương giao giữa một bên là Chúa với tình yêu bùng cháy, và bên kia là một người với tấm lòng băng giá vì bần tiện.
Con mắt ganh ghét bóp méo nhãn quan, chỉ có con mắt rộng rãi, bao dung mới thấy rõ và thấy theo quan điểm của Chúa.
Phục Vụ Độc Quyền
Mátthêu 6,24
24 “Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được.
Đô"i với người thời xưa, câu này có ý nghĩa hơn đối với chúng ta. Từ “làm tôi” tiêng Hylạp là douleuein; doulos là nô lệ và douleunein là làm nô lệ cho, kurios là “chủ” và đây là chữ dùng chỉ quyền sở hữu tuyệt đối. Ý nghĩa câu này sẽ rõ ràng hơn nếu chúng ta dịch: “Không ai có thể làm nô lệ cho hai ông chủ”.
¿uu W1L11A1V1 Ỉ3AKCLA Y
Để hiểu hết ý nghĩa, có hai điều chúng ta cần nói về người nô lệ thời xưa. Trước hết, trong quan điểm luật pháp, nô lệ không phải là một con người mà là một đồ vật. Nô lệ tuyệt đối không có gì cả, chủ có thể sử dụng nô lệ thế nào cũng được. Đối với luật pháp, nô lệ là một dụng cụ sống, ông chủ có thể bán, đánh, quẳng ra ngoài hoặc giết đi; vì ông ta sở hữu người nô lệ y như chủ sở hữu một đồ vật. Thứ hai, nô lệ ngày xưa không có chút thì giờ nào là của riêng. Mỗi giây phút của đời sống nô lệ đều thuộc chủ. Trong những điều kiện ngày nay, người ta phải làm việc trong một số thì giờ quy định, ngoài ra là thì giờ của riêng mình. Ngoài giờ làm việc ở công sở, mỗi tối người thư ký có thể chơi vĩ cầm cho một dàn nhạc hòa tấu, anh ta có thể tìm thấy ý nghĩa của cuộc sông qua âm nhạc. Một người làm việc cho xưởng đóng tàu ban ngày, có thể làm chủ quán ban đêm, và có thể chính trong công việc này anh ta thật sự vui thích, biểu lộ được hết cá tính của mình. Nhưng đây là điều hoàn toàn ngược lại đốì với một nô lệ. Tất cả thì giờ của người nô lệ đều nằm trong quyền sử dụng của chủ.
Đây chính là mối liên hệ giữa chúng ta với Chúa, ta không có quyền gì cả. Chúa là chủ tuyệt đôi. Không bao giờ chúng ta được phép hỏi: “Tôi muốn làm gì?” Nhưng phải luôn luôn hỏi “Chúa muốn tôi làm gì?” Chúng ta không có giờ nào của riêng mình cho nên không thể lúc thì nói: “Tôi sẽ làm điều Chúa muốn tôi làm” lúc lại nói: “Tôi sẽ làm điều tôi thích”. Không có giây phút nào Kitô hữu ngưng làm Kitô hữu, không lúc nào người đó có thể buông lơi các tiêu chuẩn Kitô hữu - thiếu cảnh giác, sống cho Chúa tùy hứng hay bán thời gian không thể chấp nhận được, sống đời Kitô hữu là một việc làm trọn thời gian. Không chỗ nào trong Kinh Thánh đòi hỏi phục vụ Chúa cách tuyệt đối và độc quyền rõ ràng hơn ở đây.
Chúa Giêsu tiếp tục nói: “Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi mamôn nữa”. Mamôn là từ Do thái chỉ của cải vật chất - nguyên nghĩa của nó không phải là một chữ có ý xấu. Các Rápbi Do thái có câu: “Hãy quý trọng mamôn của người khác như của chính ngươi”, nghĩa là mỗi người phải coi tài sản vật chất của người khác quý trọng như tài sản của mình. Nhưng từ mamôn cũng có một lịch sử kỳ thú và đặc sắc. Nó từ một gốc có nghĩa là phó thác, mamôn là vật ký thác tại ngân hàng. Mamôn
UN MUNG MATTHEU - TẠP 1​21)'/
là tài sản được giao cho người nào đó bảo quản giúp. Nhưng dần dần mamôn không còn có nghĩa là vật ký thác nữa nhưng là cái gì mà con người ký thác lòng tin cậy của mình vào đó. Cuối cùng mamôn được viết hoa và được coi như một ông thần.
Lịch sử từ đó đã diễn tả sống động cách thức tài sản vật chất chiếm đoạt một vị trí mà nó không được phép chiếm trong cuộc sống. Ban đầu tài sản là những thứ được giao phó cho người khác bảo quản nhưng cuối cùng nó lại biến thành những điều con người đặt lòng tin cậy. Để chỉ thần tượng của một người, không có cách mô tả nào hay hơn là bảo rằng thần tượng là quyền lực người ta tin cậy. Khi người ta đặt lòng tin cậy nơi vật chất thì nó đã trở thành thần tượng chứ không còn là phương tiện nữa.
VỊ Trí Của Tài sản Vật Chất
Mátthêu 6,24
Lời Chúa buộc ta phải suy nghĩ đến vị trí đúng đắn của tài sản vật chất trong đời sống. Trong lời dạy của Chúa Giêsu có ba nguyên tắc quan trọng liên quan đến tài sản.
1. Phân tích đến cùng thì mọi sự đều tùy thuộc Chúa. Kinh Thánh nói rất rõ: “Đất và muôn vật trên đất, thế gian và những kẻ ở trong đó đều thuộc về Chúa” (Tv 24,1), “Vì hết thảy thú rừng đều thuộc về Ta, các bầy súc vật trên ngàn núi cũng vậy. Nếu Ta đói; Ta chẳng nói cho ngươi hay, vì thế gian và muôn vật đều thuộc về Ta” (Tv 50,10.12). Trong lời dạy của Chúa Giêsu, chủ là người ban yến bạc cho đầy tớ (Mt 25,15) và chủ vườn là người giao vườn nho cho kẻ làm thuê (Mt 21,33). Nguyên tắc này có những hiệu quả rộng rãi. Con người có thể mua bán, sắp xếp, điều chỉnh sự vật nhưng không thể tạo ra sự vật. Quyền sở hữu tối hậu trên mọi vật là thuộc về Chúa. Con người không thể bảo một vật gì trên trần gian này là “của mình” mà chỉ được nói “cái này thuộc về Chúa và Ngài đã cho tôi sử dụng nó”. Do đó xuất hiện nguyên tắc căn bản này: không có gì trên thế gian này thuộc về tôi nên tôi cũng không được phép sử dụng thế nào tùy ý mà
L
phải nói rằng: “Cái này thuộc về Chúa và tôi phải dùng nó theo ý
Ngài”. Một em bé gái ở thành phố, lần đầu tiên được tham quan
208 WILIIAM BARCLAY
miền quê, lần đầu tiên thấy chùm hoa vuông xanh biếc, em hỏi cô giáo: “Thưa cô, không biết Chúa có cho phép em hái một bông hoa của Ngài không?” Đây chính là thái độ đúng đối với cuộc sống và mọi sự vật trên thế gian.
2. Nguyên tắc căn bản thứ hai: Con người luôn luôn quan trọng hơn sự vật. Nếu tài sản, tiền bạc, của cải được thâu góp, tích luỹ qua sự lạm dụng và đối xử với con người như với đồ vật thì tất cả của cải và sự giàu có đó đều sai. Ớ đâu và khi nào nguyên tắc này bị quên lãng, khinh thường thì những hậu quả nghiêm trọng chắc không tránh khỏi. Cho đến nay (1956) nước Anh vẫn còn chịu hậu quả của mốì liên hệ với nền công nghiệp thế giới trong những ngày con người bị coi như đồ vật. Sir Arthur Bryant trong quyển English Saga đã nói về một sô" những điều đã xảy ra trong thời đó. Trẻ con bảy, tám tuổi (có trường hợp một đứa trẻ mới lên ba) được sử dụng trong các hầm mỏ. Một sô" em phải vừa bò, vừa kéo các xe goòng dọc theo đường hầm. Có em mỗi ngày phải đứng trong nước ngập đến đầu gối suốt 12 giờ để bơm nước ra. Có em được gọi là “người đánh bẫy” phải mở và đóng những cửa thông gió nên phải ngồi trong các phòng lộng gió suốt 16 giờ liền một ngày. Năm 1815, trẻ con phải làm việc trong các xưởng máy từ năm giờ sáng đến tám giờ tôi, làm cả chiều thứ bảy. Mỗi ngày được nửa giờ ăn sáng và nửa giờ ăn trưa. Năm 1833 có 84.000 trẻ em dưới 14 tuổi làm việc trong các nhà máy. Người ta ghi nhận có trường hợp trẻ em làm các công việc không còn cần thiết nữa đều bị sa thải. Bọn chủ nhân phản đôi từ sa thải và bảo rằng chúng được trả tự do, dù họ nhìn nhận rằng đám trẻ sẽ gặp nhiều khốn khó “có thể đi ăn xin, hoặc làm những việc tương tự như vậy”.
Năm 1842, thợ dệt ở Burnley được trả công 7 xu rưỡi một ngày trong khi thợ mỏ ở Staffordshire được trả 2 hào 6. Nhiều người thấy rõ sự bất công tàn bạo này. Carlyle nhấn mạnh: “Nêu kỹ nghệ bông vải xây dựng trên xác của đám trẻ gầy guộc đói khổ thì dẹp nó đi, nếu quỷ sứ xen vào nhà máy, nhà máy phải đóng cửa”. Người ta giải thích rằng tiền công hạ thì giá thành sẽ hạ. Coleridge trả lời: “Anh nói về việc hạ giá sản phẩm từ 8 xu xuống 6 xu, nhưng nếu làm như vậy, anh đã làm cho đât nước anh yếu hơn kẻ thù ngoại bang, đã hạ phẩm giá hàng ngàn đồng bào anh và đã gieo bất mãn giữa các giai cấp xã hội, thì tôi cho rằng
sản phẩm của anh như vậy là quá đắt”. Ngày nay sự việc đã đổi khác, nhưng đó là điều người ta vẫn còn nhớ, ấn tượng về những ngày đen tối đó vẫn hằn sâu trong ký ức vô thức của dân chúng. Mỗi khi con người bị đối xử như đồ vật, như máy móc, như dụng cụ, để gia tăng lao động và để làm giàu cho bọn chủ nhân thì thảm họa sẽ đến, chắc chấn như sự luân chuyển của ngày đêm. Nước nào quên nguyên tắc con người quý hơn sự vật, là đang chuốc lấy hiểm họa cho mình.
3. Nguyên tắc thứ ba là của cải luôn luôn ở hàng thứ yếu. Kinh Thánh không nói: “Tiền bạc là cội rễ của mọi điều ác”, nhưng dạy “Lòng ham tiền bạc là cội rễ của mọi điều ác” (1 Tm 6,10). Trong các của cải vật chất có thể có điều được gọi là “sự cạnh tranh cứu rỗi”, người ta cho rằng vì mình giàu nên có thể mua tất cả, có thể cứu mình ra khỏi mọi cảnh ngộ. Của cải trở thành thước đo, trở thành mong ước độc nhất, trở thành vũ khí duy nhất giúp người ta đối phó với cuộc đời. Nếu muốn có của cải để sống độc lập trong danh dự, để giúp đỡ gia đình và đồng bào thì đó là điều tôt. Nhưng nếu muốn giàu chỉ là để sung sướng càng thêm sung sướng, xa xỉ thêm phần xa xỉ, nếu của cải trở thành nguồn sông, trở thành mục đích đời sống thì nó không còn là phương tiện tốt nữa mà nó đã chiếm đoạt địa vị chỉ dành cho một mình Chúa.
Từ tất cả những suy nghĩ này xuất hiện một vấn đề: sở hữu của cải, tiền bạc, tài sản vật chất không phải là tội mà là một trách nhiệm nặng nề. Nếu người nào có nhiều của thì vấn đề không phải là ca tụng người đó mà phải đặt ra vấn đề cầu nguyện, để người đó biết sử dụng của cải này theo ý muốn của Chúa.
Hai Vấn Đề Quan Trọng về của cải
Mátthêu 6,24
Có hai câu hỏi lớn về của cải mà những điều khác đều tùy thuộc vào lời giải đáp những câu hỏi này.
1. Một người kiếm ra của cải như thế nào? Người đó vui mừng muôn Chúa Giêsu thây cách mình kiếm tiền hay muốn giấu Ngài?
Có người có thể dám hy sinh danh dự và trung thực để đổi lấy của cải. George Macdonald kể chuyện một anh chủ tiệm ở làng nọ trở nên rất giàu có. Mỗi khi đo vải, anh ta để hai ngón tay cái phía trong cây thước nên anh ta luôn luôn đo thiếu. Macdonald nói về người này “Anh ta đã lấy bớt phần linh hồn để bỏ vào túi bạc”. Để làm giàu cho trương mục ngân hàng, người ta dám làm tổn thương linh hồn mình.
Cũng có người thâu đoạt của cải bằng cách cố ý tiêu diệt đối thủ yếu hơn mình. Nhiều người thành công đã xây dựng trên thất bại của người khác. Nhiều người tiến thân bằng cách gạt bỏ người khác ra khỏi hoạn lộ. Rất khó tìm thấy một người thành công theo những phương cách trên lại có thể ăn ngủ yên ổn.
Nhiều người cũng có thể thu đoạt tài sản bằng sự hy sinh những bổn phận cao quý hơn. Robertson Nicoli là một chủ bút nổi tiếng đã sinh ra trong một tư thất ở đông bắc Tôcáchlan. Thân sinh ông có một đam mê là mua và đọc sách, nhưng lợi tức của ông mỗi năm không quá 200 bản Anh. Với hơn 17.000 cuốn sách, sô" sách của ông vượt hẳn bất cứ thư viện tư nhân nào ở Tôcáchlan. Ông không sử dụng những sách ấy cho bài giảng mà chỉ khao khát được sở hữu và đọc sách. Đến năm 40 tuổi, ông lập gia đình với một cô gái hai mươi bôn tuổi, nhưng tám năm sau bà này chết vì lao phổi, và trong số 5 người con, chỉ có hai người sống trên tuổi hai mươi, số sách gia tăng một cách kinh khủng như tế bào ung thư đầy các phòng và cả các hàng lang trong tư thất. Những đống sách ấy có thể làm sở hữu chủ vui sướng nhưng nó đã giết vợ con ông. Đó là những tài sản đã phải trả bằng giá quá đắt. Mỗi người phải tự vấn: “Tôi đã thâu đạt những của cải này như thế nào?
2. Sử dụng của cải như thế nào? Có nhiều cách:
Có người không hề biết sử dụng của cải, chỉ sung sướng trong sự thu góp tài sản. Tài sản của anh ta có thể hoàn toàn không được sử dụng - tình trạng vô dụng luôn luôn mời gọi tai họa.
Có người sử dụng tài sản một cách vị kỷ: muốn lương cao chỉ là để có xe đẹp hơn, có tiện nghi hơn và những ngày nghỉ ăn tiêu xa xỉ hơn. Người ta chỉ quan tâm đến những cách tài sản sẽ được dùng cho riêng mình mà thôi.
0,Z3-J4
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 1​211
CÓ người dùng của cải một cách gian ngoa: dụ dỗ người khác làm điều trái phép hoặc bán những thứ không được phép bán. Nhiều thanh niên bị mua chuộc hoặc sa vào tội lỗi bởi đồng tiền của kẻ khác. Giàu có đem lại quyền lực, một con người tham ô thôi nát có thể dùng tiền của làm hư hỏng người khác. Trước mặt Chúa, đây là một tội đáng ghê tởm.
Cũng có người dùng tài sản để được độc lập và mưu cầu hạnh phúc cho kẻ khác. Không cần phải giàu có lắm mới làm được vì một người có nửa Anh kim vẫn có thể rộng rãi y như người có hàng ngàn bảng Anh. Ta sẽ không đi sai lạc nếu dùng tài sản mình đem hạnh phúc cho người khác. Phaolô nhớ lại điều Chúa Giêsu nói khi hầu hết những người khác quên: “Cho đi thì có phúc hơn là nhận lãnh” (Cv 20,35). Bản tính của Chúa là ban cho và nếu trong đời sống chúng ta ban cho bao giờ cũng hơn nhận lãnh thì chúng ta đã sử dụng đúng điều mình có - dù có ít hay nhiều cũng vậy.
Cấm Lo Lắng
Mátthêu 6,25-34
25 “Vì vậy Thầy bảo cho anh em biết: đừng lo cho mạng sống: lấy gì mà ăn; cũng đừng lo cho thần thể: lấy gì mà mặc. Mạng sống chẳng trọng hơn của ăn, và thân thể chẳng trọng hơn áo mặc sao? 26 Hãy xem chim trời: chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào kho; thế mà Cha anh em trên trời vẫn nuôi chúng. Anh em lại chẳng quý giá hơn chúng sao? 27 Hỏi có ai trong anh em, nhờ lo lắng, mà kéo dài đời mình thêm được dù chỉ một gang tay? 28 Còn về áo mặc cũng thế, lo lắng làm gì? Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng mọc lẽn thế nào mà rút ra bài học: chúng không làm lụng, không kéo sợi;29 thế mà, Thầy bảo cho anh em biết: ngay cả vua Salômôn, dù vinh hoa tột bậc, cũng không mặc đẹp bằng một bông hoa ấy. 30 Vậy nếu hoa cỏ ngoài đồng, nay còn, mai đã quẳng vào lò, mà Thiên Chúa còn mặc đẹp cho như thế, thì huống hồ là anh em, ôi những kẻ kém tin!31 Vì thế, anh em đừng lo lắng tự hỏi: ta sẽ ăn gì, uống gì, hay mặc gì đây? 32 Tất cả những thứ đó, dân ngoại vẫn tìm kiếm. Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần tất cả những thứ đó. 33 Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và
212 WILIIAM BARCLAY
0,Z30^
đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho.34 Vậy, anh em đừng lo lắng về ngày mai: ngày mai, cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày ấy.
Khởi sự nghiên cứu đoạn Kinh Thánh này chúng ta cần biết rõ điều Chúa cấm và điều Ngài truyền dạy. Chúa không cấm việc dự liệu thận trọng thông thường nhưng Ngài cấm lo lắng. Chúa không bênh vực thái độ không lo xa, phí phạm, cẩu thả, vô tâm, biếng nhác trong cuộc sông, nhưng Ngài cấm sợ hãi lo lắng làm mất hết sinh lực cuộc đời.
Chữ merimnan dùng ở đây có nghĩa là bồn chồn, lo lắng. Trong một bức thư trên giấy chỉ thảo, một người vợ viết cho chồng: “Cả ngày lẫn đêm em không ngủ được vì lo lắng (merimna) cho chàng”. Nghe tin con khoẻ mạnh và công việc thành công, người mẹ viết: “Đó là tất cả nỗi lo lắng (merimna) và lời cầu nguyện của mẹ cho con”. Thi sĩ Acacreon viết: “Khi uống rượu, những nỗi lo lắng của tôi (merimnai) đi ngủ”. Trong tiếng Hylạp, đây là một từ đặc biệt chỉ bồn chồn, lo sợ, ưu tư.
Người Do thái rất quen với thái độ này trong cuộc sống. Các Rápbi dạy rằng phải đối diện cuộc đời bằng sự thận trọng và điềm tĩnh, như họ nhấn mạnh mỗi người phải dạy con trai mình một nghề, nếu không thì có nghĩa là dạy con ăn cắp. Tóm lại, họ tin ở sự chuẩn bị những bước cần thiết cho cuộc sống thận trọng, nhưng đồng thời họ cũng nói: “Người đã có ổ bánh trong giỏ mà còn nói: ‘ngày mai tôi sẽ ăn gì’ là người ít đức tin”.
ở đây Chúa Giêsu dạy một bài học mà đồng bào Ngài biết rất rõ: bài học kết hợp tất cả sự thận trọng, dự liệu, điềm tĩnh, tin cậy.
Lo Âu Và Cách Cứu Chữa
Máthêu 6,25-34
Trong mười câu này Chúa Giêsu đưa ra bảy lập luận và biện giải chống lại lo lắng.
1. Khởi đầu Chúa Giêsu nêu lên rằng (c.25) Thiên Chúa đã ban cho chúng ta sự sống, và nếu Ngài ban sự sống, chắc chắn
i 11N 1V1U1NU 1V1A 1 1 Htu - i Ạí' 1
Z1 J
Ngài sẽ ban những điều thứ yếu hơn. Nếu Ngài đã ban sự sống, Ngài sẽ ban thực phẩm để duy trì sự sông đó. Nếu Chúa đã cho chúng ta thân xác, chắc chắn Ngài sẽ ban áo quần che thân. Nếu có người đã cho chúng ta một món quà vô giá, người đó không thể bần tiện, bủn xỉn, vô tâm mà không sẵn sàng cho những món kém giá trị hơn. Vì thế, lập luận đầu tiên là nếu Chúa cho chúng ta sự sống, chắc chắn Ngài sẽ ban mọi điều cần thiết để duy trì sự sống chúng ta.
2. Chúa Giêsu tiếp tục nói về chim trời (c.26). Loài chim không hề lo lắng, không hề thâu góp lương thực cho tương lai không thấy được, vậy mà cuộc sống của chúng vẫn tiếp tục tồn tại. Rápbi Simêôn ngạc nhiên về đời sống loài vật, đã nói: “Trong đời tôi chưa bao giờ thấy con nai phơi trái vả, con sư tử làm phu khuân vác hay con cáo làm thương gia, vậy mà chúng đều được nuôi dưỡng. Nếu chúng là loài được tạo dựng để phục vụ Đấng Tạo Hóa, lại không được nuôi dưỡng hay sao? Lo lắng là tôi đã làm hỏng, làm hư đường lối và thể chất của mình”. Điểm Chúa Giêsu muốn nêu lên không phải là chim trời không làm việc (người ta bảo rằng người siêng năng nhất cũng không làm việc nhiều bằng một con chim sẻ trung bình) mà là chúng không lo âu. Người ta không thấy ở loài chim cái căng thẳng lo âu của con người khi hướng về tương lai mù mịt hoặc khi bôn ba chất chứa của cải cho những ngày sắp đến.
3. Trong câu 27, Chúa Giêsu tiếp tục chứng minh rằng bao giờ lo âu cũng chỉ là vô ích. Câu này có thể hiểu theo hai nghĩa: thứ nhất, không ai vì lo lắng mà làm cho mình cao hơm một cubit, cubit dài khoảng 45 phân. Chắc chắn không ai dám nghĩ đến chuyện cho mình cao thêm 45 phân nữa. Nghĩa thứ hai là, không ai vì lo âu mà thêm cho đời mình dù chỉ một khoảng khắc ngắn nhất (bản Việt văn dịch là: “khắc”), nghĩa này có phần đúng hơn. Tóm lại, lập luận của Chúa Giêsu là lo âu hoàn toàn chẳng đi đến đâu.
4. Chúa Giêsu nói tiếp về hoa (c. 28-30). Ngài nói như người quý mến và quan tâm đến loài dã thảo. Hoa huệ ngoài đồng là các loại hoa anh túc đỏ và bạch mẫu đơn. Chúng chỉ nở được một ngày trên vùng đồi núi Palestin. Dù cuộc sống chúng thật ngắn ngủi, chúng đã được khoác vào một vẻ đẹp vượt xa hoàng bào của vua chúa. Khi héo tàn, chúng chẳng được dùng vào gì ngoài việc
1
VJ​^J~T
đem đốt. Kiểu lò Palestin làm bằng đất sét, giống như một hộp đất sét vuông để trên một tấm gạch, bên dưới đốt lửa. Khi muốn tăng nhiệt độ, người ta ném vào lò vài nắm cỏ khô, hoa dại và đốt lên. Cuộc đời bông hoa chỉ có một ngày rồi bị đốt cháy giúp một bà nội trợ nướng bánh trong lúc vội vàng, thế mà Thiên Chúa còn cho nó mặc đẹp đến nỗi con người cũng không bắt chước được. Nếu Chúa đã ban vẻ đẹp như thế cho loài hoa đoản mệnh thì con người còn được Ngài chăm sóc nhiều hơn biết bao. Lòng đại lượng của Chúa đã hậu đãi đoá hoa sớm nở tối tàn kia, chắc chắn không thể nào quên con người là triều thiên trong muôn loài thụ tạo.
5. Tiếp tục, Chúa Giêsu đưa ra lập luận nền tảng chống lại lo âu. Chúa nói lo âu là đặc tính của người ngoại chớ không thể của người đã biết Chúa (c.32). Lo âu là không tin cậy Chúa. Lòng vô tín đó có thể hiểu được ở người ngoại khi họ tin cậy một thần linh đầy lòng ganh ghét bất thường, bất ổn, chứ không thể hiểu được đối với người đã được học hỏi và gọi Thiên Chúa là Cha. Vì tin nơi tình yêu của Chúa nên Kitô hữu không thể lo âu.
6. Đến đây Chúa Giêsu đưa ra hai phương cách đánh bại lo âu, thứ nhát là phải chuyên chú tìm kiếm Nước Thiên Chúa. Chúng ta đã biết “ở trong Nước Chúa” và “làm theo ý Chúa” có cùng một nghĩa (Mt 6,10). Chuyên chú vào việc chấp nhận và làm theo ý Chúa là một cách đánh bại lo âu. Chúng ta cũng biết trong cuộc sống chúng ta, một tình yêu vĩ đại có thể xua tan mọi quan tâm hoặc âu lo. Tinh yêu đó có thể khích lệ làm việc, tăng cường nỗ lực học hành, thanh tẩy đời sống và chế ngự toàn thể con người. Chúa Giêsu đã xác quyết rằng khi Chúa trở thành quyền lực chế ngự đời sống chúng ta thì lo âu sẽ bị loại trừ.
7. Cuối cùng, Chúa Giêsu dạy có thể đánh bại lo âu khi chúng ta học được nghệ thuật sống từng ngày một (c.34). Người Do thái có câu: “Đừng lo lắng về hoạn nạn của ngày mai, vì anh cũng không biết điều gì ngày hôm nay sẽ đem lại mà! Có lẽ ngày mai anh không còn sống nữa và như vậy anh đã lo lắng về một thế giới không thuộc về mình”. Nếu chúng ta sông trọn từng ngày, làm xong từng việc thì tổng sô" các ngày đều tốt. Chúa Giêsu khuyên chúng ta nên sống tùy theo nhu cầu của từng ngày, đừng lo âu gì về tương lai không biết và về những biến cố có thể sẽ chẳng bao giờ xảy ra.
0,Z0-:S4
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP I 215
Lo Âu Và Dại Dột
Mátthêu 6,25-34
Chúng ta có thể tóm tắt lập luận của Chúa Giêsu chông lại lo âu:
1. Lo âu là điều không cần thiết, vô ích và tai hại nữa. Lo âu không ảnh hưởng đến quá khứ đã qua. Omar Khayyam rất đúng khi bảo rằng: “Không thể dùng trí khôn, lòng sùng đạo hay nước mắt xóa đi một dòng chữ đã viết”. Quá khứ là quá khứ. Dù sao, không có nghĩa là con người phải đoạn tuyệt hoặc có thể đoạn tuyệt với quá khứ, nhưng là nên dùng quá khứ như một thúc đẩy và hướng dẫn cho hành động tốt hơn trong tương lai, chứ không ôm ấp quá khứ cho tới khi nó làm mình lo âu đến tê liệt mọi hành động. Cũng vậy, lo âu về tương lai là vô ích. Trong một bài giảng, Alistair MacLean đã kể về một anh hùng trong câu chuyện là một bác sĩ ở Luân Đôn. Ông bị tê bại nằm liệt giường nhưng lại vô cùng hoan hỷ, ông có nụ cười tươi tắn và can đảm đến nỗi không còn ai tỏ vẻ thương hại. Con cái tôn kính ông, có lần một cậu con trai sắp rời tổ ấm chuẩn bị bước vào những ngày phiêu lưu của cuộc đời, ông đã cho lời khuyên giá trị sau; “Johnny con ơi, điều con phải làm là ngẩng cao đầu, hành động như người trưởng thành và cần nhớ rằng những khó khăn lớn nhất con phải đốì diện là những khó khăn không bao giờ xảy đến”. Lo âu về tương lai là phí công vô ích và cái tương lai trong thực tế ít khi tệ hại như cái tương lai trong nỗi sợ hãi của chúng ta.
Lo âu còn tệ hại hơn cả sự vô dụng vì nó thường gây tổn hại. Hai chứng bệnh điển hình của cuộc sông hôm nay là loét bao tử và đau tim. Trong nhiều trường hợp, đó là hậu quả của lo âu. Y học chứng minh rằng người cười nhiều là người sống lâu. Sự lo âu làm mỏi mòn tâm trí thì cũng làm suy nhược thân xác. Lo âu ảnh hưởng đến khả năng dạy đoán, làm suy yếu năng lực quyết định cuôi cùng, có thể làm cho ta không còn đủ sức đối phó với cuộc đời. Mỗi người hãy cô" gắng hết sức trong mọi hoàn cảnh, phần còn lại giao cho Chúa.
2. Lo âu là đui mù. Lo âu là từ chối bài học trong cõi thiên nhiên. Chúa bảo hãy nhìn xem chim trời cùng sự giàu có của thiên
216​WILIIAM BARCLAY
b,z>;54
nhiên và hãy tin cậy nơi Đấng yêu thương đã ban tất cả những phong phú giàu có ấy. Lo âu là từ chối bài học lịch sử. Tác giả Thánh vịnh đã tự khích lệ bằng ký ức về lịch sử: “Lạy Chúa Trời của con, linh hồn con bị sờn ngã trong mình con, nên từ xứ Giođan, từ núi Khécmôn và từ Mítsêa, con nhớ đến Chúa” (Đnl 3,8-9). Khi đến nơi này, tác giả tự an ủi bằng ký ức về những điều Chúa đã làm. Người nào thường suy nghĩ như thế sẽ không bao giờ lo lắng về tương lai. Lo âu là từ chối bài học của đời sông. Chúng ta hiện còn đang sông và thật sự đã trải qua nhiều cảnh ngộ. Nhưng nếu có ai bảo chúng ta phải đi qua những hoàn cảnh mà thật sự là chúng ta đã qua rồi, thì hầu hết mọi người đều nghĩ đó là việc bất năng. Bài học của đời sông là bằng cách nào đó, chúng ta đã chịu đựng được cái không thể chịu nổi, làm điều không làm được và vượt qua điểm không thể vượt. Bài học của đời sống chứng minh rằng lo âu không cần thiết.
3. Lo âu là không tin kính. Lo âu không do hoàn cảnh bên ngoài. Trong những hoàn cảnh như nhau, có người hoàn toàn bình thản, có người lại lo cuống cuồng. Lo âu và bình an không do hoàn cảnh mà do từ trong lòng. Alistair MacLean thuật lại câu chuyện của Tauler, một nhà thần bí người Đức. Một hôm Tauler gặp một người ăn xin, Tauler chào: “Này bạn, cầu Chúa cho anh một ngày may mắn”. Người ăn xin đáp: “Cảm tạ Chúa, tôi chưa hề có ngày nào không may”. Tauler tiếp: “Xin Chúa cho anh cuộc đời hạnh phúc”, “Cám ơn Chúa, tôi không bao giờ bất hạnh”. Tauler rất ngạc nhiên: “Anh nói sao?” Người ăn xin đáp: “Có gì đâu, khi trời tối, tôi cám ơn Chúa; khi mưa tôi cảm tạ Ngài; vì ý muốn Chúa là ý muốn tôi, điều gì Chúa vui lòng thì tôi vui lòng. Tại sao tôi lại bảo mình bất hạnh, khi tôi không bất hạnh?” Tauler nhìn người này, kinh ngạc hỏi: “Anh là ai?” Anh ta đáp: “Tôi là Vua”, “Vậy thì vương quốc của anh ở đâu?” Người ăn xin từ tốn đáp: “Trong lòng tôi”.
Từ xưa Isaia đã nói: “Hãy nhờ cậy Chúa đời đời. Người nào để trí mình nương tựa nơi Ngài thì Ngài sẽ gìn giữ người ấy được bình an trọn vẹn, vì người ấy đã nhờ cậy Ngài” (Is 26,3)- Như có người đã nói: “Bí quyết sự bình an của tôi là khi vượt đại dương, lòng tôi luôn luôn nằm trong bến cảng”.
/,i-J
HIN IViUlNU MA 1 ÍHEU • lrtf I ¿.Il
Có thể CÓ nhiều tội lớn hơn tội lo âu, nhưng không có tội nào biến con người trở thành vô dụng hơn tội này. “Đừng lo âu về ngày mai” là mệnh lệnh của Chúa Giêsu và đó là con đường không những chỉ dẫn đến bình an mà đến cả sức mạnh nữa.
Chú Giải Tin Mừng Mát Thêu Chú Giải Tin Mừng Mát Thêu - William Barclay Chú Giải Tin Mừng Mát Thêu