It's so amazing when someone comes into your life, and you expect nothing out of it but suddenly there right in front of you, is everything you ever need.

Unknown

 
 
 
 
 
Tác giả: William Barclay
Thể loại: Giáo Dục
Biên tập: Van Mo
Upload bìa: Van Mo
Số chương: 16
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3309 / 168
Cập nhật: 2016-10-05 22:36:59 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 4
ạy Bằng Dụ Ngôn
Máccô 4,1-2
1 Đức Giêsu lại bắt đầu giảng dạy ở ven Biển Hồ. Một đám người rất đông tụ họp chung quanh Người, nên Người phải xuống thuyền mà ngồi dưới biến, còn toàn thế đám đông thì ở trên bờ.2 Người dùng dụ ngôn mà dạy họ nhiều điều.
Đến đây chúng ta thấy Chúa Giêsu lại bắt đầu một chuyển hướng mới. Ngài không còn dạy dỗ trong các hội đường nữa, nhưng đang dạy dỗ bên bờ biển hồ, Ngài đã dùng phương pháp chính thống để làm quen với dân chúng, bây giờ Ngài dùng cách khác, không theo thói thường.
Cần ghi nhận là Chúa Giêsu đang chuẩn bị để sử dụng các phương pháp mới. Ngài đang sẵn sàng và cố ý đưa việc truyền bá và giảng dạy đạo ra khỏi khung cảnh ước lệ trong hội đường đến chỗ lộ thiên, nơi có nhiều người bình dân tập họp đông đảo. John Wesley là một tôi tớ Chúa từng phục vụ trung tín suốt nhiều năm. Tại Bristol, bạn ông là George Whitefield đang giảng cho các thợ mỏ ở những khu đất trông, mỗi lần có đến hai mươi ngàn người nghe, trong số người đó có hàng trăm người trở lại đạo. Ông sai mời Wesley đến và Wesley trả lời “Tôi thích một căn phòng tiện nghi, có ghế ngồi êm ái, có tòa giảng đẹp đẽ”. Thoạt đầu thì cả ý niệm giảng ngoài trời đó đã khiến ông phật ý, chính ông kể rằng “Thoạt đầu tôi rất khó tự thuyết phục mình về cái phương thức lạ lùng đó, vì cả đời sông tôi (cho đến thật muộn màng về sau) tôi vẫn kiên trì giữ đúng từng điểm một với những gì là hợp lẽ, hợp thức, trật tự nên tôi nghĩ rằng việc cứu rỗi linh hồn người ta mà không thực hiện trong nhà thờ thì hầu như là một việc làm tội lỗi vậy”. Nhưng rồi Wesley thấy rằng việc giảng ngoài trời đó đã cứu được nhiều người và ông nói “Tôi không thể nào cãi lại với một sự kiện hiển nhiên được”.
Chắc trong số người Do Thái theo chính thống giáo, nhiều kẻ đã xem sự chuyển hướng này của Chúa Giêsu là việc muốn lòe người khác bằng cách tự quảng cáo, tự tạo một khung cảnh khác thường, mới lạ. Nhưng Chúa Giêsu vốn khôn ngoan, Ngài biết rõ lúc nào các phương pháp mới là cần thiết và cần mạo hiểm để đem ra áp dụng. Nếu Hội Thánh Ngài cũng khôn ngoan và dám mạo hiểm như vậy thiết tưởng cũng là điều hay.
Chuyển hướng mới, cần một phương pháp mới, và phương pháp Chúa Giêsu chọn là nói chuyện với dân chúng bằng dụ ngôn. Dụ ngôn theo nghĩa đen là một cái gì khác được ném một bên vật gì đó, nghĩa là về cơ bản, nó là một lối so sánh. Dụ ngôn là một câu chuyện dưới đất mà có ý nghĩa trên trời. Một điều gì đó dưới đât này được đem ví sánh với một điều ở trên trời để phần chân lý trên trời được người ta lãnh hội dễ dàng hơn nhờ ánh sáng của phần thí dụ dưới đất soi sáng. Tại sao Chúa Giêsu lại dùng phương pháp này? Tại sao Ngài lại dùng thật nhiều đến nỗi nó trở thành một đặc điểm của Ngài khiến mãi mãi sau này Ngài được nổi tiếng là bậc thầy dùng dụ ngôn.
1/ Trước hết và trên hết, Chúa Giêsu dùng dụ ngôn để dân chúng dễ hiểu. Bây giờ Ngài không nói chuyện với một đám người ngồi trong hội đường, ít nhiều cũng bị bắt buộc phải ngồi suốt buổi nhóm họp. Ngài đang nói chuyện với những đám đông ngồi ngoài bãi đất trông, được hoàn toàn tự đo bỏ đi bất cứ lúc nào. Do đó, điều quan yếu hàng đầu là phải làm cho đám đông chú ý. Nếu không chú ý, họ sẽ đứng dậy, bỏ đi. Sir Philip Sidney nói về bí quyết của thi sĩ “Bằng một câu chuyện đời xưa, nhà thơ giữ cho trẻ em thôi chơi đùa và người già cả thôi ngồi bên cảnh lò sưởi!” Phương pháp chắc chắn nhất khiến người ta phải chú ý là kể chuyện và Chúa Giêsu biết rõ điều đó.
2/ Hơn nữa, khi dùng dụ ngôn Chúa đã dùng phương pháp mà các thầy dạy Do Thái và cử tọa rất quen thuộc. Có nhiều dụ ngôn trong Cựu Ước, nổi tiếng nhất là chuyện con chiên mà Nathan đã kể cho Đavít nghe khi vua lập gian kế loại trừ Uria nhằm chiếm đoạt Bécsabê (2Sm 12,1-7). Các Rabi thường dùng dụ ngôn khi dạy dỗ. Người ta nói rằng bài giảng của Rabi gần 1/3 những quyết định về luật, 1/3 là giải nghĩa Kinh Thánh và 1/3 là dụ ngôn. Sau đây là hai thí dụ điển hình về những dụ ngôn của các Rabi. Câu chuyện đầu là tác phẩm của Rabi Judah the Prince (Vua Giuđa, khoảng 190 SC). Hoàng đế Roma Antonius hỏi ông làm sao ở đời sau lại có thể có hình phạt được, và một khi xác và hồn đã bị phân rẽ, thì không còn phạm tội được và cả hai đều đô lỗi cho nhau về các tội đã phạm trên thế gian. Vị Rabi đã trả lời bằng dụ ngôn sau đây:
“Một nhà vua nọ có một khu vườn trồng toàn cây ăn trái, có quả thật ngon, nhà vua cắt hai người canh giữ vườn, một tên mù, một tên què. Tên què bảo tên mù “Tao thấy trong vườn có nhiều trái cây ngon lắm, hãy cõng tao lên để tao hái rồi tao với mày ăn chung” tên mù bằng lòng và cả hai cùng ăn. Mấy ngày sau ông chủ vườn đến và hỏi hai tên giữ vườn về số trái cây ây. Tên què đáp “Tôi không có chân làm sao đi được đến đó, vậy đâu phải lỗi của
Tên mù thì nói “Tôi đâu có thấy quả đó ra làm sao, đâu phải 1* của tôi”. Vậy ông chủ vườn phải làm sao? Ông ta bảo tên mù ong tên que rồi xử tội cả hai. Vậy Thiên Chúa sẽ lại đặt linh hồn vao trong thân xác và sẽ phạt cả hai về tội của chúng.
Lúc Abin, con trai Rabi Chiyya chết khi mới được 28 tuổi, Rabi Zera đọc điếu văn và ông đọc theo hình thức dụ ngôn:
“Nhà vua nọ có một vườn nho và vua mướn nhiều công nhân đến làm vườn. Một người trong bọn họ vốn có tài năng đặc biệt. Nhà vua đã làm thế nào? Vua gọi người ấy đến trong khi số công nhân còn lại vẫn làm việc, vừa đi dạo trong vườn, vừa trò chuyện cùnơ người ấy. Buổi chiều khi các công nhân đến nhận tiền công, thì người công nhân có tài năng ấy cũng đến và được nhà vua trả trọn số tiền công ngày hôm đó. Các công nhân khác thấy vậy thì giận lắm, nói “Chúng tôi làm việc suốt ngày, trong khi anh này chỉ lao động có hai giờ, sao vua lại trả công cho hắn ta bằng như chúng tôi?” vua phán “Sao các ngươi giận dữ như vậy? Với tài năng của anh ta thì anh ta làm trong hai giờ còn được việc hơn các ngươi làm cả ngày”. Với Abin, con trai Chiyya cũng vậy. Trong đời sống 28 năm của mình, chàng đã học hỏi được nhiều điều hơn cả những người khác học hỏi cả trăm năm. Abin đã hoàn thành công tác nên được gọi về thiên đàng sớm hơn người khác, chàng không mất phần thưởng của mình đâu.
Khi Chúa Giêsu dùng dụ ngôn để giảng dạy là Ngài đã áp dụng một phương pháp mà người Do Thái vốn quen thuộc và có thể hiểu được.
3/ Hơn nữa, khi Chúa Giêsu dùng dụ ngôn, là Ngài sử dụng phương pháp biến một ý niệm trừu tượng thành cụ thể. Hầu hết con người thường dễ suy nghĩ bằng hình ảnh. Chúng ta có thể nói dài dòng về vẻ đẹp mà chẳng ai khôn thêm được chút nào cả. Nhưng nêu chỉ vào một người nào đó và nói “Đây là một người đẹp” thì vẻ đẹp sẽ trở thành rõ ràng. Chúng ta có thể nói thật nhiều về điều thiện mà không thể nào định nghĩa nó là gì cả, nhưng ai ai cũng thây được một việc tốt, một việc thiện khi có người làm công việc ay- Theo một ý nghĩa, thì mọi từ đều có thể mặc lấy một thân xác, m<?i ý niệm phải trở thành hành động thật sự nơi một người nào đo. Khi Tân Ước đề cập đến đức tin, phải nêu gương của Ápraham để ý niệm đức tin trở thành cụ thể nơi con người Ápraham. Chúa Giêsu là một bậc thầy khôn ngoan. Ngài biết nói cho một người có trí tuệ tầm thường lãnh hội được những ý niệm trừu tượng, chỉ phí công, nên Ngài đặt các ý niệm trừu tượng vào những câu chuyện cụ thể. Ngài phơi bày chúng thành hành động, Ngài đặt chúng vào những con người, để người ta có thể lãnh hội, hiểu được.
4/ Cuối cùng đặc tính quan trọng của một dụ ngôn là bắt buộc mọi người phải tự suy nghĩ cho chính mình. Nó không suy nghĩ thay cho họ, nó bắt buộc người ta phải tự suy nghĩ lấy, tự khám phá chân lý cho mình. Phương pháp giúp đỡ trẻ em tai hại nhất là làm việc thay nó. Chúng ta chẳng giúp ích gì cho nó khi làm giúp một bài toán, viết bài luận văn, giải đáp các câu hỏi về ngoại ngữ. Chúng ta giúp được nó thật nhiều khi chỉ hướng dẫn vừa đủ để chính nó làm công việc ấy. Đó chính là mục đích của Chúa Giêsu. Chân lý có ảnh hưởng gấp đôi khi được chính cá nhân khám phá ra. Chúa Giêsu không muốn giúp người ta khỏi đổ mồ hôi tinh thần để suy nghĩ, Ngài muốn họ phải suy nghĩ, Ngài không muốn làm cho trí tuệ họ lười biếng, Ngài muôn họ động não, tích cực hoạt động. Ngài không muốn lãnh trách nhiệm thay cho họ, Ngài muốn họ mang trách nhiệm. Khi dùng dụ ngôn không phải Ngài suy nghĩ thay cho họ, nhưng khích lệ họ tự suy nghĩ. Ngài trình bày cho họ phần chân lý mà nếu họ chịu cố gắng, suy nghĩ đứng đắn, họ sẽ tự khám phá được nó, chiếm hữu nó, giữ chặt nó, khiến nó thật sự trở íhành chân lý cho riêng mình.
Từ Đất Đến Trời
Máccô 4,3-9
Trong lúc giảng dạy, Người nói với họ:3 “Các người nghe đây! Người gieo giống đi ra gieo giống.4 Trong khi gieo, có hạt rơi xuống vệ đường, chim chóc đến ăn mất.5 cỏ hạt rơi trên sỏi đá, chỗ không có nhiều đất; nó mọc ngay, vì đất khônẹ sâu;6 nhưng khi nắng lên, nó liền bị cháy, và vì thiếu rễ nên bị chết khô.7 Có hạt rơi vào bụi gai, gai mọc lên làm nó chết nghẹt và không sình hoa kết quả.8 Có nhũng hạt lại rơi nhằm đất tốt, nó mọc và ỉớn lên, sinh hoa kết quả: hạt thì được ba mươi, hạt thì được sáu mươi, hạt thì được một trăm. ” 9 Rồi Người nói: “Ai có tai nẹhe thì nghe!”
Chúng ta để phần dụ ngôn này lại cho đến khi học đến phần cắt nghĩa do Máccô đưa ra. ở đây, chúng ta chỉ khảo sát như một kiểu mẫu về cách thực hiện giảng dạy bằng dụ ngôn của Chúa Giêsuễ Khung cảnh là bờ biển hồ, Chúa Giêsu đang ngồi trên chiếc thuyền đậu sát bờ. Bờ biển nghiêng dốc dần xuống phía mặt nước, tao ra một khán đài thiên nhiên cho quần chúng. Ngay lúc đang nói Chúa Giêsu trông thấy một người đang bận rộn gieo giống trong cánh đồng bên bờ hồ mà người ngồi nơi bờ biển có thể nhìn thây trong tầm mắt mình. Ngài bảo “Hãy nghe có người gieo giống đi gieo”. Đây là phương pháp dùng dụ ngôn.
1/ Chúa Giêsu bắt đầu bằng sự việc ở đây và bây giờ để nói đến sự việc ở đàng kia, lúc đó. Ngài bắt đầu bằng một việc đang xảy ra ngay lúc ấy trên đất này, để dẫn người ta đến với những ý nghĩ về thiên đàng, Ngài bắt đầu bằng một việc mà mọi người đều có thể nhìn thây để đi đến những việc không thấy được, Ngài bắt đầu bằng một việc mà ai nấy đều biết để đi đến một việc họ vẫn chưa bao giờ biết được. Đó chính là sư phạm giảng dạy của Chúa Giêsu. Ngài không làm người ta ngơ ngác bằng cách bắt đầu bằng những việc lạ lùng, khó hiểu, trừu tượng, nhưng bằng những chuyện đơn giản nhất cả đến trẻ con cũng hiểu được.
2/ Làm vậy, Chúa Giêsu chứng tỏ Ngài tin có một môi liên hệ đích thực giữa đất với trời, chắc Chúa Giêsu không đồng ý rằng “Trần gian là một sa mạc ảm đạm”. Ngài tin trong những việc tầm thường, bình thường hàng ngày của đời sống, người ta có thể nhìn thây Thiên Chúa trong đó. Như William Temple nói “Chúa Giêsu dạy cho người ta nhìn thây tác động của Thiên Chúa trong những việc đều đặn bình thường, trong việc mặt trời mọc lên, mưa rơi xuống và cây cỏ tăng trưởng”. Từ xưa, Phaolô cũng có ý niệm đó khi ông bảo thế giới hữu hình này nhằm mục đích chỉ cho người ta biết những điều vô hình của Thiên Chúa (Rm 1,10). Với Chúa Giêsu, thế gian này không phải là một nơi gian ác bỏ đi, nó chính là y phục của Thiên Chúa hắng sống. Sir Christopher Wren được chôn trong đại thánh đường Phaolô, là ngôi thánh đường lớn do chính thiên tài của ông vẽ kiểu và xây dựng. Mộ bia của ông ghi roột câu đơn giản bằng chữ Latinh, có nghĩa “Nếu bạn muốn trông thây công trình của con người, hãy nhìn quanh bạn”. Chúa Giêsu đã ngụ ý: “Nếu các người muốn thấy Thiên Chúa hãy nhìn quanh
mình”. Chúa Giêsu tìm thấy nơi những vật thông thường của đời sống vô số dấu hiệu dẫn con người đến với Thiên Chúa, miễn là họ biết nhìn và đọc cho đúng.
3/ Nội dung các dụ ngôn là tự nhiên, bất ngờ và không được chuẩn bị trước. Chúng được nói ra đúng lúc việc đang diễn tiến. Chúa Giêsu nhìn quanh tìm một khởi điểm cho việc tiếp xúc với dân chúng. Ngài thây một người gieo giông, đúng lúc ây, người gieo giống đã trở thành bài giảng của Ngài. Các dụ ngôn vôn không phải là những câu chuyện được gọt giũa trong cảnh vắng lặng của một văn phòng, chúng không được suy đi xét lại cẩn thận, trau chuốt, thử đem ra diễn đi diễn lại. Cái hay tuyệt vời của chúng, là Chúa Giêsu đã nghĩ ra và sáng tác những câu chuyện ngắn bất tử đó chỉ trong khoảnh khắc. Chúng vốn được tạo nên do đồi hỏi của chính khoảnh khắc, do nhu cầu và sức thúc đẩy của việc thảo luận.
C.J. Cadoux nói về các dụ ngôn rằng “Dụ ngôn là nghệ thuật được phát động nhằm phục vụ và tranh đấu”. Chính ở đây, chúng ta thấy được tại sao dụ ngôn vốn hiếm hoi, nó đòi hỏi một nghệ thuật rất cao nhưng là một nghệ thuật được vận dụng dưới nhiều điều kiện gay go. Trong ba dụ ngôn điển hình của Kinh Thánh, người nói ra chúng đã phải nắm vận mạng của mình trong tay. Giotham (Qa 9,8-15) nói ra dụ ngôn về cây cối của ông cho dân thành Sikhem, rồi phải chạy trốn để cứu mạng sống mình. Nathan (2Sm 12,1-7) với dụ ngôn về con chiên nhỏ đã nói cho một nhà vua độc tài phương Đông về tội lỗi của vua. Trong câu chuyện về những kẻ làm vườn nho gian ác, Chúa Giêsu đã dùng chính bản án tử hình của Ngài làm khí giới bảo vệ cho chính nghĩa của mình. Đặc điểm nổi bật nhất trong cách sử dụng dụ ngôn đó là vũ khí tranh luận, không phải như một bài vè được cấu tạo lúc tập trung tư tưởng trong cảnh yên tĩnh, nhưng là ứng khẩu ngay lúc chiến tranh để đối phó với một tình hình bất ngờ. Trong cách sử dụng cao siêu đó, nó chứng tỏ tính nhạy cảm của nhà thơ, sâu sắc, nhanh trí, sáng kiến của nhân vật chính là lòng can đảm khiến tâm trí người ấy vẫn làm việc hữu hiệu, không bị tình hình rắc rối, nguy hiểm của cuộc đấu tranh sinh tử làm trở ngại. Chúng ta ngưỡng mộ các dụ ngôn của Chúa Giêsu, nhưng khi nhớ rằng chúng lóe lên thật bất chợt, không được chuẩn bị trước, đúng vào khoảnh khắc cần thiết, chúng ta càng ngạc nhiên hơn.
4/ Điều đó đặt cho chúng ta một vấn đề phải luôn nhớ khi cô" gắng cắt nghĩa các dụ ngôn ấy. Thoạt tiên các dụ ngôn không ngụ ý cho người ta đọc mà để cho người ta nghe. Nghĩa là trước nhat không ai có thể ngồi lại để tra xét, nghiên cứu các dụ ngôn ây từng câu, từng chữ cả. Chúng vốn được nói ra không phải để người ta đủ thì giờ nghiên cứu, nghiền ngẫm lâu ngày, nhưng nó phải tạo được một ấn tượng tức thì, khiến người ta phải phản ứng ngay. Nghĩa là đừng bao giờ nên xem các dụ ngôn như những cach nói bóng. Trong một câu chuyện nó bóng gió, mỗi một phần, mỗi hành vi, mỗi tiểu tiết của câu chuyện ấy đều có ý nghĩa nội tại thật sâu sắc. Quyển Hành Trình Vào Vĩnh Cửu và chuyện Bà Tiên Nữ Hoàng là những câu chuyện có nghĩa bóng, trong đó, mỗi một biến cố, một nhân vật, một tiểu tiết đều có nghĩa biểu tượng. Như vậy một câu chuyện có nghĩa bóng phải được đọc, học hỏi, nghiên cứu, nhưng dụ ngôn là một câu chuyện mà người ta chỉ cần nghe qua một lần rồi thôi. Do đó, điều chúng ta phải tìm trong một dụ ngôn không phải là mỗi một chí tiết nhỏ nhặt trong đó đều tiêu biểu cho một điều gì đó nhưng chúng ta phải tìm một hoàn cảnh mà trong đó có một ý quan trọng nổi bật và lóe sáng như chớp. Thật sai lầm khi cô" gắng gán ép cho mỗi tiểu tiết trong dụ ngôn một ý nghĩa nào đó. Câu hỏi luôn luôn đúng là “Có ý gì phát sinh, lóe lên trong tâm trí người nghe, khi người ấy được nghe câu chuyện đó lần đầu tiên?”.
Mầu Nhiệm Nưởc Trời Máccô (4,10-12)
10 Khi cỏn một mình Đức Gìêsu, những người thân cận cùng với Nhóm Mười Hai mới hỏi Người về các dụ ngôn.11 Người nói với các ông: “Phần anh em, mầu nhiệm Nước Thiên Chúa đã được ban cho anh em; còn với những người kia là những kẻ ở ngoài, thì cái gì cũng phái dùng dụ ngôn,12 để họ có trổ mắt nhìn cũng chẳng thấy, có lắng tai nghe cũng không hiếu, kẻo họ trở lại và được ơn tha thứ. ”
Đây là một đoạn khó hiểu nhất của các sách Phúc Âm, bản dịch của chúng ta đề cập mầu nhiệm Nước Thiên Chúa. Nhưng trong Hy văn, từ “mầu nhiệm” này mang ý nghĩa chuyên biệt; nó không có nghĩa là một điều gì phức tạp, bí mật như cách chúng ta vẫn hiểu, mà là một điều hoàn toàn không hiểu được đối với người chưa được cho biết, nhưng thật rõ ràng minh bạch đối với người đã được cho biết ý nghĩa rồi.
Vào thời Tân Ước, trong thế giới ngoại đạo có một đặc điểm trong các tôn giáo bình dân được gọi là tôn giáo thần bí. Các tôn giáo này hứa hẹn cho người ta được kết hiệp với vị thần nào đó, thậm chí còn được đồng nhất hóa với vị thần đó nữa. Như thế, người ta sẽ không còn sợ hãi sống và chết. Hầu hết các tôn giáo ấy được đặt nền trên câu chuyện về một vị thần nào đó từng chịu khổ, chịu chết rồi sống lại. Hầu hết các tôn giáo ấy đều mang tính chất của những vở kịch tình cảm.
Một trong những tôn giáo nổi tiếng nhất được gọi là huyền nhiệm Isis. Osiris là một nhà vua khôn ngoan, nhân từ. Seth, người em gian ác của vua thù ghét nhà vua, nên âm mưu cùng bảy mươi hai người mời vua đến dự một bữa tiệc. Tại đó họ cố thuyết phục nhà vua vào nằm trong một chiếc quan tài đóng thật khéo, vừa vặn với hình vóc của nhà vua. Khi nhà vua vừa nằm gọn trong chiếc quan tài, chúng liền đậy nắp lại và đem quăng xuống sông Nile. Isis người vỢ chung thủy của vua, sau một thời gian cố công tìm kiếm, bà tìm được chiếc quan tài, đem về nhà và để tang, than khóc chồng. Thừa lúc vắng bà, tên Seth lại đến ăn trộm xác vua, chặt làm 14 mảnh, đem quăng rải rắc khắp Aicập. Một lần nữa, Isis lại ra đi, buồn bã và khổ công tìm kiếm xác chồng. Cuối cùng, bà tìm được đủ tất cả các mảnh và bằng pháp thuật, ráp chúng lại với nhau và khiến được Osiris sống lại. Từ đó ông ta trở thành nhà vua bất tử của cả người sống lẫn người chết.
Sự việc xảy ra là như vậy: ứng viên nhập đạo phải qua một thời gian dài chuẩn bị thanh tẩy, kiêng ăn, sống khắc khổ, học tập về ý nghĩa của câu chuyện. Rồi bằng một vở kịch tình cảm, câu chuyện gây cấn với tất cả âu sầu, buồn khổ, sự sông lại và kết cuộc chiến thắng đó được đem ra trình diễn. Âm nhạc, hương khói, ánh sáng và một bài kinh dài được sử dụng nhằm tạo nên một bầu không khí dễ gây cảm xúc. Trong lúc vở kịch được trình diễn thì kẻ thờ lạy nhập vào vị thần, cả trong những khốn khổ lẫn trong chiến thắng của thần minh. Nhờ kết hợp với vị thần, người ấy vượt qua sự chết để đến bất tử. Vân đề ở đây là với người không được cho biết trước thì mọi sự sẽ là vô nghĩa, nhưng với người đã được cho biết trước thì sự việc thật đầy ý nghĩa, vì người ấy đã được dạy bảo trước để nhìn thấy như vậy.
Đó là ý nghĩa chuyên biệt của từ Hy lạp musterion. Khi Tân Ước đề cập mầu nhiệm Nước Thiên Chúa thì không có nghĩa là nước ấy xa vời, trừu tượng, bí hiểm và khó hiểu, nhưng có nghĩa là nước ấy hoàn toàn không hiểu được đối với ai không dâng lòng mình cho Chúa Giêsu mà chỉ những ai đã nhận Chúa Giêsu làm thầy làm Chúa mới có thể hiểu được Nước Thiên Chúa có nghĩa gì mà thôi.
Nhưng chỗ khó hiểu của đoạn sách này nằm trong phần tiếp theo. Nếu chúng ta chỉ nhìn vào giá trị bề mặt của nó thì khi thoạt nghe, dường như Chúa Giêsu dạy dỗ bằng dụ ngôn là cố ý giấu phần ý nghĩa Ngài muốn nói đôi với những con người bình thường. Dù ngay từ đầu, những lời ấy ngụ ý gì, cũng không thể có nghĩa như vậy, vì có một điều có ý nghĩa rõ ràng, trong như pha lê đó là khi dụng dụ ngôn, Ngài không có ý che giấu ý nghĩa, giấu đi chân lý của mình, nhưng nhằm thúc đẩy người ta thấy được chân lý và buộc họ phải nhận ra chân lý đó.
Vậy tại sao đoạn sách này lại có phần hình thức như hiện có? Đây là một câu trích dẫn Isaia 6,9-10. Ngay từ hai trăm năm trước khi Chúa Giêsu dùng đến câu này, nó đã khiến người ta thắc mắc. Nguyên văn Do Thái của câu này như sau (hai bản dịch sau đây là của W.O.E Óesterley):
“Và Ngài phán” hãy đi, bảo với dân này rằng hãy lắng nghe nhưng đừng hiểu, hãy tìm xem nhưng đừng tìm thấy. Hãy khiến cho dân này béo lòng, nặng tai, nhắm mắt lại, e rằng nó thấy bằng mắt, nghe bằng rai và lòng hiểu được thì lại được chữa lành chăng”.
Thoạt nghe dường như Chúa bảo Isaia hãy tiếp tục giảng với mục đích cô" ý khiến dân chúng không hiểu gì. Trong thể kỷ 3 TCN, Kinh Thánh Do Thái đã được dịch sang Hy văn và bản dịch Hy văn, bộ Bảy Mươi (Settuagint) theo như tên gọi đã trở thành rnột trong những quyển sách gây được nhiều ảnh hưởng khắp thế giới, vì nó đưa Cựu Ước đi khắp thế giới nói tiếng Hy lạp. Các dịch giả bộ Bảy Mươi đã thắc mắc về đoạn sách này và đã dịch khác đi:
“Và Ngài phán, hãy đi bảo với dân này rằng, dĩ nhiên các ngươi sẽ nghe nhưng sẽ không hiểu, và nhìn thì thấy, nhiừig không nhận biết. Vì lòng dân này đã trở nên cứng cỏi, tai chúng nghe rất khó khăn, và mắt chúng đã nhắm lại, sợ rằng có lúc nào đó mắt chúng sẽ thấy, tai chúng sẽ nghe, lòng chúng sẽ hiểu vù sẽ ăn năn rồi ta sẽ chữa lành cho chúng chăng
Bản dịch Hy văn không bảo rằng Thiên Chúa muốn dân chúng cứng lòng đến nỗi sẽ không hiểu, mà bảo họ tự làm cho lòng mình cứng cỏi đến nổi không hiểu được, mà như thế khác trường hợp trước. Cách giải thích ở đây là không ai có thể diễn tả lại hoặc viết ra trên giấy trắng mực đen giọng nói của một người. Lúc Isaia nói, ông nói bằng giọng nửa mỉa mai, nửa thất vọng, nhưng hoàn toàn đầy lòng yêu thương. Ông nghĩa “Thiên Chúa sai ta đem chân lý đến cho dân này, thế nhưng, dầu ta muốn đem điều tốt đẹp, ích lợi đến cho họ, có lẽ ta cũng đồng thời được sai đi đến để đóng tâm trí họ lại đối với chân lý ấy, thà ta nói với gạch đá của vách tường còn hơn”. Chắc các bạn sẽ nghĩ rằng chính Thiên Chúa đã đóng chặt tâm trí họ lại đối với chân lý.
Khi Chúa Giêsư dạy bằng các dụ ngôn cũng vậy, Ngài muôn các dụ ngôn sẽ sáng lòa tâm trí con người, chiếu sáng ý của Thiên Chúa. Nhưng Ngài nhìn thấy trong nhiều đôi mắt sự u tôi không biết. Ngài thấy nhiều người bị thành kiến làm cho mù quáng, bị tư tưởng tham muôn khiến cho điếc đặc, họ quá lười biếng, không chịu suy nghĩ. Ngài quay lại với các môn đệ và bảo họ “Các ngươi có nhớ Isaia từng nói thế nào chăng? Ông bảo rằng lúc ông đem sứ điệp của Chúa đến cho dân Israel vào thời của ông, họ vốn u tối không chịu hiểu đến nỗi người ta có thể tưởng rằng thay vì mở tâm trí họ ra, Thiên Chúa lại đóng chặt tâm trí họ. Hôm nay, ta cũng cảm thấy y như thế”. Lúc Chúa Giêsu nói, Ngài đã không nói vì tức giận, vị nổi nóng, vì cay cú hay tuyệt vọng. Ngài nói với sự chờ mong, ao ước của một tình thương không được đáp ứng, với sự đau buồn sâu đậm của một người có tặng phẩm vô giá đem biếu tặng nhưng con người lại quá mù quáng không nhìn ra để tiếp nhận.
Nếu chúng ta đọc đoạn sách này và nghĩ nó phát xuất từ tình thương nối tiếc, chứ không phải do một giọng cay cú vì tuyệt vọng, thì ý nghĩa của nó sẽ khác hẳn đi. Nó sẽ không nói với chúng ta về một Thiên Chúa cô" tình muôn con người đui mù, một Thiên Chúa muốn giấu kín chân lý của Ngài, nhưng là về những con người u tối không hiểu biết, đến nỗi dù Thiên Chúa cố hết sức để xuyên thủng bức màn sắt của sự lười biếng không hiểu biết hầu đột nhập tâm trí họ, Ngài cũng chỉ phí công vô ích. Nguyện Chúa cứu chúng ta khỏi tâm trạng nghe chân lý Ngài như thế”Ể
Mùa Gặt Chắc Chắn
Máccô 4,13-20
Người còn nói với các ông: “Anh em không hiểu dụ ngôn nàv, thì làm sao hiểu được tất cả các dụ ngôn?'4 Người gieo giong đây là người gieo lời.13 Những kẻ ở bên vệ đường, nơi lời đã gieo xuống, là những kẻ vừa nghe thì Xatan liền đến cất lời đã gieo nơi họ.'6 Còn những kẻ được gieo trên sỏi đá là những kẻ khi nghe lời thì liền vui vẻ đón nhận,17 nhưng họ không đâm rê mà là những kẻ nông noi nhất thời; sau đó, khi gặp gian nan hay bị ngược đài vì lời, họ vấp ngã ngay.18 Những kẻ khác là những kẻ ãược gieo vào bụi gai: đó là những kẻ đã nghe lời,19 nhưng những nỗi lo lắng sự đời, bả vinh hoa phú quỷ cùng những đam mê khác xâm chiếm lòng họ, bóp nghẹt lời khiến lời khônq sinh hoa kết quả gì.20 cỏn những người khác nữa là những người được gieo vào đất tốt: đó là những người nghe lời và đón nhận, rồi sinh hoa kết quả, kẻ thì ba mươi, kẻ thì sáu mươi, kẻ thì một trăm. ”
Với những người được nghe Chúa Giêsu, thì mỗi chi tiết trong dụ ngôn này đều rất hiện thực, vì chúng được rút ra từ đời sống hằng ngày. Trong dụ ngôn này đề cập bôn loại đất.
1/ Có loại đất cứng bên vệ đường. Hột giống có thể rơi trên loại đất này theo hai cách. Các cánh đồng xứ Palestine là những dải đất dài và hẹp, các dải đất ấy được phân chia bằng những đường mòn trên cỏ, các đường mòn ấy là lối đi, được tạo nên do bước chân của khách đi đường, đất đã trở thành cứng như đá. Trong khi gieo giống, có thể một số hạt giống đã rơi ở đó, và chẳng có hy vọng mọc lên nổi. Nhưng tại Palestine, còn một cách gieo khác nữa. Thỉnh thoảng người ta chất một bao khi người ta dẫn con lừa đi lên đi xuống trong đồng ruộng thì hạt giống rơi ra. Dĩ nhiên là khi con lừa được dắt theo đường mòn để ra đồng thì một số hạt giống sẽ rơi trên đường và điều không tránh khỏi là chim đáp xuống ăn ngay. Có một số người mà chân lý Kitô giáo không thể tìm được đường xâm nhập lòng họ. Sở dĩ chân lý không tìm được lối vào vì họ chẳng để tâm, và việc chẳng chút quan tâm đó là do họ không nhận ra quyết định quan trọng đến mức độ nào. Sở dĩ Kitô giáo không ảnh hưởng trên một số đông người, không phải vì họ thù ghét đạo ấy, chỉ vì họ hoàn toàn dửng dưng. Họ nghĩ nó không thích hợp cho đời sống và họ vẫn sống được mà chẳng cần phải theo đạo. Điều đó có thể đúng nếu cuộc đời luôn êm xuôi, đẹp đẽ, chẳng có bất trắc, căng thẳng hoặc khóc lóc đau buồn, nhưng có lúc trong đời sống, thực tế ai cũng thấy cần đến một năng lực không phải của chính mình. Một thảm kịch ở đời nhiều người khi khám phá ra điều đó thì đã quá muộn.
2/ Có loại đất đá sỏi. Đây không phải là một thửa đất có nhiều đá sỏi nhỏ, nhưng là một lớp đất mỏng phủ trên một lớp đá vôi. Phần lớn xứ Galilê là loại đất đó. Trong nhiều cánh đồng, người ta có thể thấy rõ những khối đá nhô lên khỏi lớp đất mỏng, rất ít chất dinh dưỡng cũng như thiếu độ ẩm nên ngay khi mặt trời mọc lên tỏa ra sức nóng, thì hạt giống vừa nảy mầm bị héo khô mà chết. Bắt đầu một việc gì đó, bao giờ cũng dễ dàng hơn là hoàn tất nó. Một nhà truyền giáo đã nói: “Chúng tôi đã học biết rằng, nếu cần 5% cô" gắng để đưa một người đến với Chúa Cứu Thế, thì phải cần đến 95% nỗ lực để giữ người ây trong Ngài và lớn lên cho đến bậc trưởng thành trong Hội Thánh”. Có rất nhiều người bắt đầu tin theo Chúa Cứu Thế, và cũng có rất nhiều người đã rơi lại dọc đường. Có hai điều rắc rối đã gây ra sự hư hỏng ấy. Một là họ không chịu suy nghĩ cho chín chắn, và ngay từ đầu không biết mình phải trả giá thế nào, không biết theo Chúa có ý nghĩa gì. Hai là hàng ngàn người bị Kitô giáo thu hút, nhưng chẳng bao giờ chịu vượt khỏi phần nông cạn trên mặt của đời sông họ. Đối với Kitô giáo, đó là một trường hợp chọn lựa: hoặc là tất cả, hoặc chẳng có gì. Kitô hữu chỉ thực sự được an toàn, khi người ấy bằng lòng tùng phục Chúa Giêsu trọn vẹn.
3/ Loại đất thứ ba là loại đất đầy gai góc. Nông dân ở Palestine khá lười biếng. Anh ta chỉ cắt cỏ trên ngọn và cũng chỉ đốt phần ngọn mà thôi. Vì vậy, cánh đồng trông có vẻ sạch cỏ, nhưng rễ vẫn còn đó nên đến mùa mưa thì cỏ sống lại với tất cả sinh lực của chúng. Cỏ mọc nhanh và gây tai hại đến nỗi làm cho mầm sống của hạt giống bị nghẹt ngòi. Cuộc đời thật dễ bị ràng buộc bằng vô số những mốì bận tâm, đến nỗi chẳng còn chút thì giờ nào cho Chúa. Như một thi sĩ đã nói, những lo lắng của đời sống như lớp bụi đất cứ đóng dày thêm cho đến khi “chúng ta quên là vì bị bắt buộc phải quên chứ không phải vì muốn quên”. Đời sông càng phức tạp, chúng ta càng cần sắp xếp những việc ưu tiên thế nào cho phải lẽ, bởi vì có quá nhiều điều vẫn muốn truất bỏ Chúa khỏi chỗ cao nhất trong đời sống chúng ta.
4/ Cuối cùng là loại đất tốt, sạch, đủ độ sâu, trong đó hạt giống có thể mọc lên xanh tốt. Nếu chúng ta thật sự được lợi ích bởi sứ điệp Kitô giáo, thì dụ ngôn này dạy chúng ta phải làm ba việc.
Chúng ta phải nghe, nếu không lắng tai, không thể nào nghe thây được. Một đặc điểm trong đời sống là nhiều nsười quá bận nói mà không có thì giờ để nghe, bận tham gia tranh luận đến nỗi không có thì giờ lắng nghe, quá bận rộn nêu ý kiến, quan điểm riêng mà không có thì giờ lắng nghe tiếng Chúa. Chúng ta quá bận rộn đi đây đi đó, đến nỗi không có thì giờ để ở yên tịnh.
Chúng ta phải nhận chân lý. Khi nghe sứ điệp Kitô giáo chúng ta phải thật sự tiếp nhận vào tâm trí. Tâm trí con người là một bộ máy kỳ dị và nguy hiểm. Trong công cuộc sáng tạo, Chúa cho cơ thể chúng ta được cấu tạo phản ứng nhanh để hễ có vật lạ nào đe dọa bay vào mắt thì nó tự động nhắm lại. Đó là một phản ứng do bản năng, một hành động phản xạ. Cũng vậy, bất cứ lúc nào tâm trí chúng ta nghe đến điều nó không thích nghe, nó tự động đóng cửa lại. Nhiều lần sự thật làm mất lòng, chân lý có thể gây tổn thương, nhưng một loại thuốc đắng, một phương pháp trị liệu gây khó chịu phải được chấp nhận thì sức khỏe mới được bảo vệ. Đóng cửa tâm trí lại đôi với sự thật, với chân lý mình không thích nghe là con đường ngắn nhất đi đến tàn hại và thảm cảnh.
Chúng ta phải hành động. Trong dụ ngôn kết quả là gấp ba mươi, sáu mươi và một trăm. Đây là một kết quả lổn lao, những vùng đất núi lửa của xứ Galilê vốn nổi tiếng là trúng mùa. Chân lý Kitô giáo phải luôn luôn biến thành hành động. Nói cho cùng, Kitô hữu luôn có thách đố phải hành động chứ không phải chỉ lý luận suông.
Tâ't cả các ý nghĩa trên đây của dụ ngôn này nẩy sinh khi chúng ta ngồi lại và dành thì giờ để học hỏi, nghiên cứu. Nhưng nếu đòi hỏi tất cả những ý nghĩa này đều lóe lên trong tâm trí con người khi họ mới nghe lần đầu đó là việc khó. Nhưng điều gì phải được lóe lên cho đám đông nghe lần đầu tiên bên bờ biển Galilê? Chắc chắn điều đó là: dù một phần hạt giống không mọc lên, không tăng trưởng nhưng sự kiện còn lại là: đến cuối mùa vẫn có một vụ gặt lớn. Đây là một dụ ngôn nhằm tẩy trừ thất vọng. Thoạt nhìn, dường như nỗ lực của chúng ta đều chẳng có kết quả gì, dường như phần lớn công khó của chúng ta đều phí hoài cả. Đó là ý nghĩ của các môn đệ khi họ thấy Chúa Giêsu bị trục xuất khỏi hội đường, bị xem là kẻ đáng nghi ngờ. Tại nhiều nơi, dường như sứ điệp của Ngài đã thất bại, khiến họ xuống tinh thần. Nhưng dụ ngôn này dạy họ, và nói với chúng ta rằng “Hãy kiên nhẫn, cứ làm việc của mình. Hãy gieo giông, giao hết mọi việc còn lại cho Chúa, mùa gặt là chắc chắn”.
Ánh Sáng Phải Chiếu Ra
Máccô 4,21
Người nói với các ông,ãChẳng lẽ mang đèn tới đê đặt dưới cải thùng hay dưới gầm giường? Nào chang phải là đế đặt trên đế sao?
Các câu 21-25 rất đáng chú ý. Đó là những vấn đề mà các nhà viết sách Phúc Âm đã phải đối đầu. Các câu này nêu cho chúng ta bôn câu nói khác nhau của Chúa Giêsu. Trong câu 21, nói về cái đèn. Câu 22 nói về việc làm sáng tỏ những điều bí ẩn che giấu. Câu 24 quy định chúng ta sẽ nhận lại theo mức độ mình đã đong. Câu 25 nói về người đã có thì sẽ được cho thêm. Trong sách của Máccô, các câu nói đó đã liên tiếp theo sát cạnh nhau. Nhưng trong sách của Matthêu, bốn câu ấy được chép rải rác nhiều nơi. Câu 21 được nhắc lại trong Mt 5,15, câu 22 được nhắc lại trong Mt 10,26, câu 24 được nhắc lại trong Mt 7,2, câu 25 được nhắc lại trong Mt 13,12 và 25,29. Khi nghiên cứu các câu này, có một điểm thực tế nổi bật: chúng ta không nên tìm mối liên hệ giữa chúng. Vì chúng chẳng có liên hệ gì với nhau, nên chúng ta phải xét từng câu một.
Việc ấy xảy ra như thế nào? Các câu nói ấy của Chúa Giêsu được Máccô ghi lại liên tiếp nhau, trong khi Matthêu lại rải chúng ra khắp sách Phúc Âm. Lý do là Chúa Giêsu có một ngôn ngữ đặc biệt tinh tường. Ngài có thể nói những điều thật sông động, súc tích. Ngài có thể nói những điều ghi sâu vào ký ức con người khiến họ không thể quên được. Hơn nữa chắc Ngài từng nói những điều như vậy nhiều lần. Ngài đã đi từ nơi này sang nơi khác, đã có nhiều nhóm thính giả khác nhau và Ngài đã phải nhắc đi nhắc lại nhiều lần những lời Ngài dạy dỗ ở những nơi Ngài đến. Nhiều người nhớ những điều Chúa Giêsu giảng dạy vì chúng được trình bày sống động đến nỗi họ không bao giờ quên được. Nhưng điều họ quên là Ngài đã nói những câu ấy nhân cơ hội nào. Vì thế khá nhiều câu nói của Chúa Giêsu dường như có vẻ “lạc lõng”. Chính những lời dạy dỗ được khắc sâu vào ký ức và người ta nhớ mãi, nhưng nó được nói ra trong hoàn cảnh nào, cơ hội nào thì người ta đã quên. Vậy, chúng ta phải khảo sát những câu nói sống động ấy một cách riêng rẽ, biệt lập.
Trước hết, không ai thắp đèn rồi đem đặt nó dưới thùng, chẳng khác gì lây cái chén úp lên trên, cũng không ai để nó dưới gầm giường. Mục đích của cái đèn là để người ta trông thây và nhờ nó người ta thây được nên phải được đặt ở nơi mà ai cũng thây. Chúng ta có thể học hai điều trong câu này.
1/ Chân lý nhằm cho người ta thấy, chân lý không phải để giấu đi. Có thể sẽ gặp nguy hiểm khi nói ra chân lý, vì nói ra chân lý sẽ bị bắt bớ, và gặp rắc rối nhanh nhất. Nhưng những con người chân chính, những Kitô hữu chân chính luôn luôn đứng vững trên chân lý trước mặt người khác. Trong đời sông nhiều khi chúng ta biết rõ chân lý đòi hỏi những gì, là việc cần thực hiện, đó là việc mà Kitô hữu phải làm. Trong đời sông, nhiều lần chúng ta đã không chịu làm, vì làm việc ấy chúng ta sẽ bị tai tiếng, có khi còn tự chuốc họa vào thân. Chúng ta phải nhớ naọn đèn chân lý phải được nêu cao, chứ không phải để đem giấu đi hầu mong được an toàn một cách hèn nhát.
2/ Kitô giáo của chúng ta nhằm nêu cao cho mọi người đều trông thấy. Vào thời Hội Thánh sơ khai, lắm khi cho người khác biêt mình là Kitô hữu có nghĩa là tự đưa mình vào chỗ chết. Đế quốc Roma trải rộng khấp thế gian. Để buộc mọi người hiệp nhất trong đế quốc bao la ấy, người ra bày ra chuyện tôn thờ hoàng đế. Hoàng đế là hiện thân của nhà nước và phải được tôn thờ như vị thần. Vào những ngày quy định nào đó, mỗi người bị bắt buộc đến dâng lễ cho hoàng đế. Thật ra đây chỉ là cách để trắc nghiệm lòng trung thành của quần chúng về phương diện chính trị. Sau khi làm việc đó, người ta được cấp cho một chứng chỉ là đã xong bổn phận, và khi đã có chứng chỉ, người ấy có thể đi ra và thờ lạy bất cứ vị thần nào tùy ý. vẫn còn nhiều chứng chỉ như thế, chúng được viết như sau:
“Gửi cho những người phụ trách việc cúng lễ của Inares ở làng Theoxenis, với hai con là Aias và Hera ở làng Theadelpheia. Chúng tôi dâng lễ đều đặn cho các thần, và giờ đây, trước sự hiện diện của quý vị và theo quy tắc đòi hỏi, chúng tôi đã dâng lễ và đổ rượu lễ ra, cũng đã nếm các lễ vật, nên chúng tôi yêu cầu quý ông cấp cho chúng tôi tờ chứng chỉ như quy định. Chúc các ông sức khỏe ”ễ
Tiếp theo là lời chứng thực: “Chúng tôi, Serenas và Hermas đã chứng kiến việc dâng lễ của ông”.
Những gì một Kitô hữu phải làm chỉ là thực hiện điều đòi hỏi rồi nhận tờ chứng chỉ, thế là người ấy được an toàn. Nhưng lịch sử cho biết, hàng ngàn Kitô hữu thà chết chứ không chịu làm thế. Họ có thể che giấu họ là Kitô hữu rất dễ dàng, họ có thể tiếp tục làm Kitô hữu một cách riêng tư, kín đáo, không ai biết và không hề bị rắc rối. Nhưng với họ, Kitô giáo là một cai gì cần tỏ ra, cần chứng thực để làm chứng trước mặt mọi người. Họ rất tự hào được cho mọi người biết lập trường của mình. Nhờ những con người đó mà Kitô giáo còn đến ngày nay. Thông thường, im lặng kín đáo việc chúng ta thuộc về Chúa Giêsu và Hội Thánh Ngài luôn luôn là việc dễ, nhưng Kitô giáo của Chúa Giêsu luôn luôn phải giông như ngọn đèn cho mọi người đều thấy.
Chân Lý Không Thể Xóa Bỏ Được
Máccô 4,22-23
Vì chẳng có gì che giấu mà không phải là đế được tỏ bày, chẳng có gì bí ẩn mà không phải là đế đưa ra ánh sáng.23 Ai có tai nghe thì nghe! ”
Chúa Giêsu xác quyết niềm tin: Chân lý không thể bị che giấu mãi được. Câu nói này ứng dụng theo hai chiều hướng:
1/ Nó ứng dụng cho chính chân lý. Trong chân lý có một cái gì không thể tiêu diệt. Con người có thể khước từ, không chịu đốì diện với chân lý, họ nỗ lực chèn ép chân lý, cố gắng xóa sạch chân lý. Họ từ chối không chấp nhận chân lý nhưng “chân lý vốn siêu việt đến độ cuối cùng nó sẽ thắng”.
Vào đầu thế kỷ 16, nhà thiên văn học Copernicus khám phá địa cầu không phải là trung tâm vũ trụ, trái đất quay quanh mặt trời chứ không phải mặt trời xoay quanh trái đất. Ông là người thận trọng nên trong suô't 30 năm chỉ giữ khám phá đó cho riêng mình. Đến năm 1534, lúc sắp trút hơi thở cuối cùng, ông thuyết phục được một người thợ in, ấn hành công trình vĩ đại của ông nhan đề “Những Xoay Chuyển của Các Thiên Thể”, người đã in sách của ông với tâm trạng kinh hoàng. Copernicus chết đi, nhưng nhiều người khác đã thừa kế bão tố.
Đến đầu thế kỷ 17, Galileo thừa nhận thuyết của Copernicus và công khai nói lên niềm tin của mình vào thuyết ấy. Năm 1616 ông bị gọi ra trước tòa Tôn Giáo Pháp Đình tại Roma và niềm tin của ông bị lên án. Luther viết “thiên hạ nghe theo một nhà thiên văn học mới nổi tiếng (ông ngụ ý nói Copernicus) có chứng minh trái đât quay chứ không phải các tầng trời, bầu trời hay mặt trời, mặt trăng. Con người ngu dại này muôn làm đảo lộn cả khoa học và thiên văn học: Nhưng Kinh Thánh cho biết Giôsuê đã ra lệnh cho mặt trời dừng lại, chứ nào phải là trái đất.
Thời gian cứ trôi qua. Bạn có thể đe dọa tra tấn một người vì người ấy khám phá được chân lý. Bạn có thể gọi anh ta là ngu dại và tha hồ cười nhạo anh ta là lỗi thời, nhưng việc làm đó chẳng thay đổi chân lý được. Andrevv Melville nói “quyền treo cổ hay lưu đầy chân lý” không nằm trong tay bạn. Người ta có thể công kích, trì hoãn chèn ép, chế nhạo chân lý, nhưng chân lý sẽ được báo trả và cuối cùng nó sẽ thắng. Con người phải cẩn thận, chớ có chống lại chân lý.
2/ Nó ứng dụng cho chính đời sống và hành vi của chúng ta. Khi làm điều sai quấy, thể hiện đầu tiên của bản năng là chạy trốn. Đó chính là điều Ađam và Eva đã làm khi ông bà vi phạm mệnh lệnh của Chúa (St 3,8). Nhưng chân lý vẫn có cách để trồi lên. Nói cho cùng, chẳng có ai giấu được chân lý với mình, và người nào phải giấu giếm một chuyện gì đó chẳng bao giờ hạnh phúc. Cuộc sống dối trá không thể giấu kín mãi được. Và cuối cùng, con người chẳng còn giấu gì được Thiên Chúa, chẳng có gì bí mật mà không bị phơi bày trước mặt Ngài. Hãy luôn nhớ điều này, chúng ta ước muốn sống một cuộc sống thế nào để khi mọi người nhìn và Thiên Chúa xem xét, chúng ta vẫn không bị xấu hổ.
Sự Quân Bình của Đời Sông
Máccô 4,24
24 Người nói với các ông: “Hãy đế ỷ tới điền anh em nghe. Anh em đong đẩu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong đấu ẩy cho anh em, và còn cho anh em hon nữa. ”
Trong đời sống bao giờ cũng có một sự cân bằng. Điều một người nhận được thì cũng bằng như điều người ấy cho đi.
1/ Điều này nghiệm đúng cho việc nghiên cứu, học hỏi. Một người càng bỏ công chuẩn bị cho một đề tài nào, thì người ấy sẽ càng lãnh hội được nhiều điều về chủ đề ấy. Người ta kể rằng dân Bạtthê xưa kia, thường chẳng cho thanh thiếu niên ăn gì cả nếu chúng không chịu làm việc đổ mồ hôi. Phải lao động mới có ăn. Mọi chủ đề nghiên cứu học hỏi cũng vậy. Sự vui thích, thỏa lòng, tỷ lệ thuận với những cố gắng dành cho việc tra cứu về đề tài đó. Điều này đặc biệt đúng trong việc học Kinh Thánh, nếu chúng ta chịu bỏ công nghiên cứu các đoạn ấy, thì chính những đoạn sách ấy sẽ đem đến nhiều điều học hỏi, và khám phá sự phong phú của Lời Chúa. Một chủ đề nếu chỉ nghiên cứu sơ sài thì kết quả không đem lại sự hứng thú trong khi thật sự tận tâm nghiên cứu sẽ khám phá sự hấp dẫn và thích thú.
2/ Điều này nghiệm đúng cho việc thờ phượng. Chúng ta càng aóp phần vào việc thờ phượng trong nhà Chúa bao nhiêu, sẽ nhận lai từ việc thờ phượng đó bây nhiêu. Khi đến nhà Chúa để thờ phượng, chúng ta thường đến với ba điểm sai lầm sau:
Chúng ta chỉ đến hoàn toàn để nhận lãnh. Nếu đến theo tinh thần này chúng ta có thể sẽ chê người đánh đàn, chê ca đoàn, chỉ thấy khuyết điểm trong bài giảng. Chúng ta sẽ xem cả buổi thờ phượng như một buổi trình diễn giúp chúng ta tiêu khiển. Chúng ta phải đến với thái độ sấn sàng đóng góp. Chúng ta phải nhớ rằng thờ phượng là hành động tập thể, mỗi chúng ta đều có thể đóng góp chút gì vào đó. Thay vì hỏi “tôi có thể nhận được gì trong buổi thờ phượng?” Chúng ta tự hỏi “Tôi có thể đóng góp gì vào buổi thờ phượng”. Cuối cùng chúng ta sẽ nhận lãnh được nhiều điều từ việc thờ phượng hơn khi chúng ta chỉ muốn đến để nhận lãnh mà thôi.
Chúng ta có thể đến mà chẳng mong đợi gì cả. Có thể chúng ta chỉ đến vì thói quen hay có tính cách chiếu lệ, cũng có thể chỉ đơn giản là một phần trong thời dụng biểu hàng tuần. Nhưng xét cho cùng, chúng ta phải đến để gặp Chúa và khi gặp Ngài thì bất cứ điều gì cũng có thể xảy đến.
Chúng ta có thể đến mà chẳng chuẩn bị gì cả. Chúng ta dễ đến nhà thờ mà lòng và trí chẳng chuẩn bị gì, vì đến cách vội vàng. Nhưng sự việc có thể khác hẳn nếu trước khi đến nhà thờ, chúng ta dành vài phút yên lặng, tĩnh tâm để kết hiệp với Chúa. Các Rabi Do Thái dạy các môn đệ của họ “Cầu nguyện chung đạt hiệu quả nhất khi trước đó mỗi người đã cầu nguyện riêng”.
3/ Điều này nghiệm đúng cho các mối giao hảo riêng tư. Một trong những sự kiện quan trọng trong đời sống là chúng ta thấy người khác phản ánh chính con người của mình. Nếu chúng ta cộc căn, cau có, nóng nảy có lẽ chúng ta sẽ gặp người tỏ ra khó chịu không kém. Nếu chúng ta hay chê bai, thích bới lông tìm vết, yên tâm, rồi chúng ta cũng gặp những người có thái độ ý như vậy đôi VƠ1 mình. Nếu chúng ta nghi ngờ, chẳng dám tin ai cả thì rất có thể nểtfời khác cũng đối xử như vậy với chúng ta. Nếu chúng ta muốn người khác yêu mến mình, thì trước hết mình cần phải yêu mến họ. Người nào muốn có nhiều bạn bè thì trước hết phải tự tỏ ra cởi mở trong giao tiếp. Chính vì Chúa Giêsu tin người ta nên nhân loại mới tin Ngài.
Luật Gia Tăng
Máccô 4,25
Vì ai đà có, thì được cho thèm; còn ai không có, thì ngay cái đang có cũng sẽ bị lây mất. ”
Thoạt nghe câu này có vẻ chói tai, nhưng nói rất đúng và sâu sắc trong cả bài học của đời sống.
1/ Nó nghiệm đúng cho sự hiểu biết. Một người càng biết nhiều thì càng có thể biết được nhiều hơn. Nếu không chịu khó học văn phạm Hy văn thì khó mà dấn thân vào nên văn học phong phú Hy lạp. Càng học được nhiều văn phạm cơ bản, người ấy sẽ càng học biết được nhiều hơn. Nếu không chịu khó học về cơ cấu một khúc giao hưởng thì khó lòng thưởng thức hết được cái hay trong âm nhạc. Nhưng khi đã học biết được điều đó rồi, người ấy sẽ gia tăng trong sự hiểu biết nhiều vẻ đẹp đẽ, đáng yêu hơn trong âm nhạc. Trái lại nếu không chịu khó học hỏi thêm để gia tăng sự hiểu biết của mình, người ta sẽ dần dần bị mất đi sự hiểu biết trước đó. Nhiều người lúc bé học được khá nhiều tiếng Pháp ở trường, bây giờ quên hết, vị họ không cô" gắng để phát triển thêm, về mặt tri thức, thì một người càng hiểu biết nhiều, sẽ có khả năng càng hiểu biết được nhiều hơn.
Con người càng hiểu biết thì càng nhận được thêm. Nhưng nếu không luôn luôn cố gắng để hiểu biết thêm thì dần dần sự hiểu biết đó sẽ vuột mất khỏi tầm tay họ. Các Rabi Do Thái có một câu nói hơi kỳ quặc. Họ bảo rằng phải đối xử với người học trò như người ta đối xử với con bò tơ vậy, vì mỗi ngày cậu ta cần được cho một gánh nặng nặng hơn một chút. Trong tri thức, chúng ta không thê dừng lại, bất cứ lúc nào, chúng ta cũng có thể được thêm hay bị mất đi.
2/ Nó nghiệm đúng cho sự cố gắng. Một người càng khỏe mạnh trong phạm vi cấu tạo của thân thể mình, người ấy càng có thể phát triển sức mạnh nhiều thêm. Càng tập luyện thân thể người ây càng có khả năng làm được việc hơn. Trái lại, nếu người ấy để cơ thể lười biếng, yếu đuối, ẻo lả, cuối cùng sẽ mất cả tình trạng sung sức vốn có. Chúng ta nên nhớ thân thể chúng ta vốn thuộc về Thien Chúa y như linh hồn vậy. Ai trốn tránh không chịu làm việc, sẽ chẳng còn làm nổi việc gì nữa.
3/ Nó nghiệm đúng cho mọi tài năng kỹ xảo hoặc nghề thủ công. Một người càng phát triển tài khéo của bàn tay, con mắt hoặc trí tuệ cứ ngày càng phát triển thêm lên. Nhưng nếu người ây buông xuôi bỏ mặc, chẳng buồn ứng dụng một kỹ thuật tân kỳ nao cả, người ấy sẽ khựng lại một chỗ, chỉ làm độc nhất một công việc, nghề nghiệp nào đó và sẽ chẳng tiến bộ được chút nào. Nếu người ấy xem thường biệt tài của mình, thì cuối cùng người ấy sẽ thấy mình mất đi biệt tài đó.
4/ Việc cũng xảy ra như vậy với khả năng gánh lấy trách nhiệm. Một người càng nhận nhiều trách nhiệm bao nhiêu, càng có khả năng đảm đương thêm bấy nhiêu, càng tự bắt buộc mình phải quyết định nhiều bao nhiêu càng có nhiều khả năng để quyết định bấy nhiêu. Nhưng nếu trốn tránh trách nhiệm, bỏ qua việc phải quyết định mà cứ do dự mãi, thì cuối cùng, người ấy sẽ trở thành yếu đuôi, bạc nhược, hoàn toàn không thể đảm đương nổi một trọng trách hay quyết định được một việc nào cả. Trong các dụ ngôn của Ngài, Chúa Giêsu cứ nhắc đi nhắc lại câu khẳng định của Ngài rằng phần thưởng cho người thi hành tốt một công tác là được giao thêm công việc để làm. Một trong những định luật chính yếu của đời sống mà nếu quên đi, người ta sẽ tự chuốc lây tai họa cho mình, càng thành công, thì người ta càng thành công, nhưng nếu không chịu cố gắng thì sẽ mất luôn điều mình vôn có trước đó nữa.
Sự Tăng Trưởng Vô Hình Và Cứu Cánh Chắc Chắn
Máccô 4,26-29
Người nói: "Chuyên Nước Thiên Chúa thì cũng tựa như chuyện Một người vãi hạt giống xuống đất.27Đêm hay ngày, người ấy có ngủ
hay thức, thì hạt giống vẫn nẩy mầm và mọc lên, bằng cách nào, thì người ấy không biết.28 Đất tự động sinh ra hoa màu: trước hết cây lúa mọc lên, rồi trổ đòng đòng, và sau cùng thành bông lúa nặng trìu hạt.29 Lúa vừa chín, người ấy đem liềm hái ra gặt, vì đã đến mùa. ”
Đây là dụ ngôn duy nhất chỉ riêng sách Máccô ghi lại. “Nước Thiên Chúa” thật ra có nghĩa là triều đại của Thiên Chúa, nó chỉ về ngày mà ý Chúa sẽ thành tựu ở dưới đất cũng như trên trời. Đó là mục đích của Thiên Chúa cho toàn vũ trụ. Dụ ngôn này tuy ngắn gọn nhưng chứa đầy chân lý.
1/ Nó cho chúng ta biết sự bất năng, bất lực của loài người. Kẻ làm ruộng không làm cho hạt giông mọc lên được. Nói cho cùng, họ cũng không biết nó mọc lên như thế nào nữa. Nó có sự bí quyết của sự sống và sự mọc lên bên trong nó. Chưa hề có ai nắm được bí quyết của sự sống, chưa hề có ai tạo ra được bất kỳ một vật gì theo đúng nghĩa của nó. Người ta có thể phát hiện chúng, có thể sắp xếp lại vật nọ vật kia, có thể khai triển chúng, thế nhưng tạo ra chúng thì không thể! Chúng ta không thể tạo ra Nước Trời, Nước Trời là của Thiên Chúa. Thật ra chúng ta có thể làm hỏng, cản trở hoặc có thể tạo ra một hoàn cảnh trên thế gian để nước ấy có cơ hội đến trọn vẹn hơn, nhanh chóng hơn. Nhưng phía sau mọi sự là Thiên Chúa quyền năng và ý của Ngài.
2/ Nó cho ta biết vài điều về Nước Thiên Chúa. Có một sự kiện đáng chú ý là Chúa Giêsu thường dùng các dụ ngôn về sự tăng trưởng trong thiên nhiên để mô tả sự đến của Nước Thiên Chúa.
Sự tăng trưởng trong thiên nhiên thường không thể cảm nhận được. Nếu hàng ngày nhìn một cây nào đó chúng ta không thể thấy sự tăng trưởng của nó. Chỉ khi nào chúng ta nhìn nó rồi sau đó một thời gian nhìn lại mới thấy chỗ khác nhau. Với Nước Thiên Chúa cũng vậy, chúng ta sẽ chẳng có chút gì để nghi ngờ diễn tiến của Nước Chúa nếu chúng ta đem so sánh, không phải là ngày hôm nay với ngày hôm qua mà là thế kỷ này với thế kỷ trước.
Khi Elizabeth Fry đến khám đường Newgate vào năm 1817, bà thấy trong khu nữ tội phạm có 300 phụ nữ và vô số trẻ con chen chúc nhau trong hai gian phòng hẹp. Họ sống, nấu nướng, ăn ngủ ngay trên nền đất. Chỉ có hai người canh chừng, đó là một ông cụ và người con trai ông ta. Họ chen lấn nhau, trần trụi hầu như là thú vật, xin tiền khách đến thăm để uống rượu tại quán rượu ngay tronơ nhà tù. Tại đó bà gặp một bé trai 9 tuổi đang chờ trèo cổ vì tội đã dung gậy thọc qua cửa sổ để móc trộm những bức tranh giá hai xU Năm 1813, thợ dệt ở Bolton đã tranh đấu được trả lại bảy hào rưỡi một ngày công và thợ mỏ ở Stafford đấu tranh đòi được trả hai đồng sáu một tuần. Ngày nay, ít ai tưởng tượng nổi những chuyện như thế. Tại sao vậy? Vì Nước Thiên Chúa đang diễn tiến. Có thể có sự phát triển của Nước Thiên Chúa cũng giống như sự tăng trưởng của một cây, ta không thấy được từng ngày một, nhưng qua nhiều năm, thì sự phát triển ây được nhìn thấy hết sức rõ ràng.
Sự phát triển tự nhiên vốn liên tục. Bất kể ngày đêm, trong lúc người ta ngủ, sự tăng trưởng cứ tiếp diễn. Với Thiên Chúa không có tình trạng khi này khi khác, về nỗ lực và lòng tcít của con n^ười có nan đề là họ không giữ được sự liên tục. Hôm nay ta tiến một bước, nhưng hôm sau chúng ta lại lùi hai bước. Nhưng công việc của Thiên Chúa luôn luôn âm thầm tiến triển. Ngài không ngừng phô bày kế hoạch của Ngài.
Sự phát triển tự nhiên là một việc không trách được. Chẳng có gì mạnh hơn sức tăng trưởng. Một gốc cây có thể làm nứt cả vệ đường bêtông bằng sức tăng trưởng của nó. Một ngọn cỏ có thể nhô lên khỏi một kẽ nứt của con đường tráng nhựa. Chẳng có gì ngăn chặn sự tăng trưởng. Với Nước Thiên Chúa cũng vậy. Mặc dầu loài người cứ chống đối, bất tuân phục, công việc của Thiên Chúa vẫn cứ tiếp diễn và cuối cùng, chẳng có gì ngăn chặn nổi các kế hoạch của Ngài.
3/ Nó cho ta biết có một kết cục. Có một ngày, mùa gặt sẽ đên. Khi mùa gặt đến có hai việc xảy ra trái hẳn nhau, điều không tránh được là có hai mặt khác nhau của cùng một vấn đề sẽ xảy ra. Những kết quả tốt được thu vào kho, còn cỏ rác rơm rạ đều bị tiêu hủy. Mùa gặt và phán xét đi đôi với nhau. Khi nghĩ về ngày sắp đên đó, có ba điều được đặt ra cho chúng ta.
Đó là lời kêu gọi hãy nhẫn nhục. Chúng ta là những con người được tạo ra cho thời gian tạm thời nên việc suy nghĩ trong giới hạn tạm thời là điều không thể tránh được. Thiên Chúa có cả cõi đời đời để hành động “vì một ngàn năm trước mặt Chúa khác nào ngày hôm qua đã qua rồi, giống như một canh của đêm”(Tv 90,4). Thay cho tính nóng nảy dễ cáu kỉnh hấp tấp của loài người chúng ta phải nuôi dưỡng linh hồn mình một đức tính nhẫn nhục biết chờ đợi Chúa.
Đó là lời kêu gọi hãy hy vọng. Chúng ta hiện đang sống trong một bầu không khí tuyệt vọng. Trong Hội Thánh người ta thất vọng, ngoài đời con người thất vọng, mọi người đều sợ hãi nhìn về tương lai. H.G. Wells nói “Con người bắt đầu trong cái hang đá ẩn sau một hàng rào chắn gió, rồi sẽ kết thúc trong cảnh hoang tàn của một xóm nhà lụp xụp chìm ngập bệnh tật”. Giữa hai cuộc thế chiến, Sir philip Gibbs viết một quyển sách viễn tưởng, ông hình dung một trận chiến tranh hơi độc có thể xảy ra. Ông nói lên điều này, “Nếu tôi ngửi thấy hơi độc trong phố High Street, Kensington, tôi sẽ không đeo mặt nạ chống hơi độc, mà tôi sẽ bước ra, hít thật nhiều chất độc ấy vào, vì bấy giờ tôi biết là cuộc chơi đã chấm dứt”. Đã có quá nhiều người cảm thấy rằng đối với nhân loại thì trò chơi quả là đã kết thúc rồi, và không có ai vừa nghĩ vậy lại vừa tin Chúa. Nếu Chúa thực sự là Thiên Chúa mà chúng ta vẫn luôn tin, thì không có chỗ nào dành cho bi quan cả. Có thể có ăn năn, hôì tiếc, có thể có sám hối, đau thương, có thể có tìm kiếm hết lòng, có nhận thức về thất bại và về tội lỗi, nhưng chúng ta chẳng bao giờ tuyệt vọng.
Đó là lời kêu gọi hãy chuẩn bị. Nếu kết cục phải đến, chúng ta phải chuẩn bị cho sẩn sàng. Vì khi nó đến, chúng ta mới chuẩn bị thì quá muộn. Chúng ta phải thật sự để gặp Chúa. Nếu biết sống bằng sự nhẫn nhục không có gì khiến tuyệt vọng, và sống trong sự chuẩn bị luôn luôn nhìn đời trong ánh sáng của cõi đời đời, nhờ ân sủng Chúa, chúng ta sẽ sẩn sàng cho phần kết cục của Ngài khi nó đến với chúng ta.
Từ Nhỏ Đến Lởn
Máccô 4,30-32
30 Rồi Người lại nói: “Chúng ta ví Nước Thiên Chúa với cái gì đây? Lấy đụ ngôn nào mà hình dung được?31 Nước Thiên Chúa giống như hạt cải, lúc gieo xuống đất, nó là loại hạt nhỏ nhất trên mặt đất.32 Nhưng khi gieo rồi, thì nó mọc lên lớn hơn mọi thứ rau cỏ, cành lá xum xuê, đến nỗi chim trời có thể làm tổ dưới bóng. ”
Trong dụ ngôn này có hai hình ảnh mà bất kỳ người Do Thái nào cũng nhận ra ngay. Thứ nhất, tại Palestine hạt cải thường tiêu biểu cho một vật nhỏ nhất. Chẳng hạn “đức tin bằng hạt cải” có nghĩa là “đức tin nhỏ nhất”. Tại xứ Palestine, hạt cải nhỏ đó thật ra cũng mọc lên thành một cây to. Một du khách đến Palestine cho biết ông đã thấy một cây cải cao vượt hẳn đầu một người đang cỡi trên lưng ngựa. Chim chóc rất thích thứ hạt màu đen của cây ây và cả bầy chim đông đảo quây quần quanh một cây cải như thế là chuyện rất thường. Thứ hai, trong Cựu Ước, cách thông thường nhất để mô tả một đế quốc rộng lớn là so sánh nó với một cây cổ thụ còn các nước chư hầu của nó thì ví như bầy chim ẩn dưới bóng của cành lá nó (Ed 17,22..; 31,1-4, 20-21). Cho nên hình ảnh một cây cổ thụ có chim đến núp trong cành lá, tiêu biểu cho một đại vương quốc và các nước họp thành vương quốc ấy.
1/ Dụ ngôn này nói với chúng ta rằng “Đừng bao giờ chán nản khi khởi điểm quá nhỏ bé”. Có thể hiện nay chúng ta chỉ gây được một kết quả hết sức nhỏ bé, nhưng nếu kết quả nhỏ bé đó cứ được nhân lên, lần lần nó sẽ to lớn vô cùng. Thí nghiệm sau đây chứng minh “hiệu quả nhỏ bé ” của một chất thuốc nhuộm. Một chậu to đựng nước trong và cho vào đó một giọt thuốc nhuộm, từng giọt, từng giọt được nhỏ vào. Thoạt tiên, dường như nó chẳng có hiệu quả gì cả, chậu nước chẳng bị đổi màu tí nào. Nhưng thình lình, ta thấy nước có màu, sau đó màu càng đậm dần cho đến khi toàn chậu nước đều trở thành màu. Kết quả này do từng giọt màu kế tiêp nhau tạo nên. Chúng ta thường cảm thấy rằng với tất cả nỗ lực của mình, chúng ta đã không tạo được một giá trị nào trong lúc có ngay một khởi đầu. Nhưng phải nhớ trong bất cứ việc gì cũng có một khởi điểm. Chẳng có việc gì vừa xuất hiện mà đạt mức hoàn chỉnh ngay. Nhiệm vụ của chúng ta là làm những gì mình có thể làm được và hiệu quả của các cô" gắng bé nhỏ tích tụ lại, cuối cùng, tạo ra một kết quả gây kinh ngạc cho mọi người.
2/ Dụ ngôn này nói với chúng ta về vương quốc Hội Thánh. Như chúng ta đã biết cây cổ thụ và chim trời tiêu biểu cho một đại vương quốc và các nước ẩn mình trong đó. Hội Thánh đã bắt đầu với một cá nhân, nhưng kết thúc với cả thế giới. Điều này được nghiệm đúng theo hai chiều hướng.
Hội Thánh là một vương quốc trong đó mọi loại ý kiến mọi loại thần học đều tìm được chỗ đứng. Chúng ta vẫn có khuynh hướng dán nhãn tà giáo lên bất kỳ người nào không nghĩ như mình. John Wesley đã nêu gương khoan dung khi ông nói “Chúng ta suy nghĩ và hãy để cho người khác suy nghĩ”. Tôi không có quyền phản đối người có ý kiến khác tôi, cũng không tỏ sự khác biệt nào đối với người ta, chỉ vì người ta đội tóc giả, còn tôi vẫn giữ đầu tóc thật của mình. Wesley có một câu chào hỏi “Lòng bạn có giống như lòng tôi chăng? Nếu có xin hãy đưa tay của bạn cho tôi”. Tin mình đúng là điều rất tốt nhưng không có lý do gì để cho rằng người khác mình là sai.
Hội Thánh là một vương quốc, trong đó các dân các nước đều gặp nhau. Có một nhà thờ mới được xây dựng. Một trong những nét đặc sắc của nó là một khung cửa sổ bằng kính màu. Một ủy ban được giao nhiệm vụ tìm một chủ đề cho khung cửa sổ ấy, cuối cùng họ quyết định dùng mấy câu trong bài thánh ca: “Kìa trên thiên đàng bao trẻ họp nhau. Vui vẻ vòng quanh ngai thánh”.
Họ nhờ một họa sĩ nổi tiếng vẽ kiểu, để căn cứ theo đó làm khung cửa sổ. Họa sĩ bắt tay vào việc và say mê với công tác ấy, cuối cùng ông ta hoàn thành bức tranh. Ông ta lên giường và ngủ thiếp đi. Nhưng đêm đó, ông ta nghe trong phòng vẽ của mình có tiếng ồn ào. Ông vào phòng vẽ xem chuyện gì xảy ra. Dường như có một người ỉạ mặt đang cầm cọ cùng tấm bảng đựng màu và cặm cụi vẽ lại bức tranh. Họa sĩ thét lên “Dừng tay lại ngay, ông làm hỏng mất bức tranh của tôi”. Người lạ mặt đáp “Theo tôi, ông đã vẽ hỏng rồi”. Họa sĩ hỏi “Hỏng thế nào?” Người lạ mặt nói “Này nhé, trên bảng đựng màu của ông đây có đủ các màu, nhưng ông chỉ dùng độc một màu để vẽ gương mặt đám trẻ. Ai bảo với ông rằng trên Thiên Đàng chỉ có trẻ con da trắng mà thôi?” Họa sĩ đáp “Chẳng ai bảo cả, tôi chỉ nghĩ thế thôi”. Người lạ mặt nói “Ông nhìn lại xem, tôi vẽ mấy đứa mặt vàng, mấy đứa mặt nâu, vài đứa da đen, vài đứa da đỏ. Tất cả chúng nó có mặt tại đó, vì chúng đã đáp lại tiếng gọi của tôi”. Họa sĩ hỏi “Tiếng gọi của ông à? Vậy ông là ai?” Người lạ mặt mỉm cười “Từ rất lâu rồi tôi đã nói: “Hãy để con trẻ đến cùng ta, đừng ngăn trở, vì nước Thiên Chúa thuộc về chính kẻ giống như các con trẻ đó, bây giờ tôi vẫn còn lên tiếng ơọi như vậy”. Họa sĩ nhận biết đó chính là Chúa Giêsu, và khi ong ta vừa nh^n ra thl Nểài cũnễ biên mât- Ông nhìn thây bức tranh kỳ diệu hơn nhiều với các trẻ em đen, vàng, đỏ, nâu, trắng. Sáng hôm sau, họa sĩ thức dậy chạy vào phòng vẽ, bức tranh vân y nguyên như chiều hôm qua, ông biết đêm rồi mình nằm mơ, thây môt thị kiến. Hôm ấy là ngày ủy ban đặc trách đến xem tranh, ông chôp lấy cọ và màu, rồi bắt đầu tô các em bé trong tranh bằng đủ thứ màu cho mọi màu da trên thế giới. Lúc ủy ban đến, nhận thây bức tranh thật đẹp và mọi người thì thầm, “Ô đây là gia đình của Chúa”. Hội Thánh đã bắt đầu tại Palestine nhỏ như hạt cải, vốn có đủ chỗ cho mọi dân tộc khắp thế giới. Trong Hội Thánh của Chúa không có bức tường ngăn cách nào cả, loài người dựng nên các hàng rào nhưng trong Chúa Cứu Thế, đã phá bỏ, triệt hạ rồi.
Thầy Khôn Ngoan Và Trò Khôn Ngoan
Máccô 4,33-34
33Người dùng nhiều dụ ngôn tươnẹ tự mà rao giảng lời cho họ, tuỳ theo mức họ có thế nọ, he.34 Nẹu-ỏi không bao giờ rao giảng cho họ mà không dùng dụ ngôn. Nhirng khỉ chỉ có thầy trò với nhau, thì Người giải nghĩa hết.
Trong đoạn này, chúng ta có một câu định nghĩa hoàn toàn cả về người thầy khôn ngoan, lẫn người học trò sáng dạ. Chúa Giêsu đã dạy tùy sức lãnh hội của người nghe Ngài. Đó là điểm chính yêu đầu tiên trong cách dạy dỗ khôn ngoan.
Có hai nguy cơ mà bằng mọi giá một thầy dạy khôn ngoan phải tránh.
Người ấy phải tránh phô trương. Nhiệm vụ của một giáo sư không phải là làm cho người ta chú ý đến chính mình, nhưng giúp người ta chú ý đến chủ đề mình đang nói đến. Tính thích phô trương có thể làm cho cá nhân minh lấn át cả phần chân lý mình muốn trình bày. Nó có thể khiến người ta nghĩ đến cách nói sao cho khéo về một sự việc hơn là chính sự việc. Hay nó có thể làm cho người ta muốn phô trương sự uyên bác của mình đến nỗi trở nên quá tối nghĩa và phức tạp, làm cho người bình thường không thể hiểu đượcệ
Nói cao quá khả năng tiếp thu của thính giả sẽ chẳng được ích lợi gì. Có người nói “Việc một người bắn trên mục tiêu chỉ chứng tỏ anh ta là người xạ thủ tồi. Một giáo sư giỏi phải luôn chú tâm đến đề tài giảng dạy chú không chú tâm đến chính mình”.
Người ấy phải tránh thái độ hơn người. Việc giảng dạy đích thực không phải là nói cho quần chúng những gì họ đã biết, mà là nói những gì cùng học với nhau. Theo ý của Plato, thì giảng dạy đơn thuần có nghĩa là rút từ trí năng và ký ức của quần chúng những gì họ đã biết. Người thầy chỉ biết đứng trên bục nói xuống sẽ không bao giờ thành công. Việc giảng dạy đích thực bao gồm việc cùng nhau chia sẻ và khám phá. Đó là một liên kết thám hiểm các xứ sở của tâm trí.
Người muốn dấn thân trong việc giảng dạy phải luôn luôn tìm cách sở hữu một số phẩm chất.
Người thầy phải có sự hiểu biết. Một trong những điều khó khăn nhất của người chuyên môn là hiểu được hay làm một điều gì đó. Điều cần đối với người thầy là suy nghĩ với trí năng của học viên và nhìn với đôi mắt của họ trước khi giải thích và truyền đạt bất cứ dạng trí thức nào.
Người thầy phải có sự kiên trì. Hillel, một Rabi Do Thái đã nói, “Một người dễ cáu kỉnh không thể dạy được”, và nhấn mạnh đức tính trước tiên của người thầy là điềm đạm. Người Do Thái lưu ý nếu một người thầy nhận thấy học trò của mình không hiểu một điều gì thì ông ấy phải bắt đầu trở lại, phải giải thích lại tất cả mà không hề oán giận, tức tối. Đó chính là điều Chúa Giêsu tự chọn suốt cuộc sống.
Người thầy phải có sự nhân từ. Luật về giáo dục của người Do Thái cấm mọi hình phạt quá đáng. Đặc biệt cấm mọi hình phạt là sỉ nhục học sinh. Trách nhiệm của người thầy là luôn luôn khích lệ và không bao giờ gây chán nản. Anne Buchan nói: bà cụ ngoại của bà có một câu rất hay, “Đừng bao giờ làm nản lòng giới trẻ”. Rất dễ cho một người thầy dùng lưỡi như một cái roi đánh vào những học sinh có trí năng chậm chạp, người thầy thường bị cám dỗ tìm một thắng lợi rẻ tiền bằng cách biến một hoc sinh như vậy thành mục tiêu cho những câu châm biếm, trêu chọc và làm trò cười cho mọi người. Người thầy nhân từ sẽ không bao giờ làm như vậy.
Đoạn Kinh Thánh này cũng cho chúng ta thây người học trò khôn ngoan. Nó cho chúng ta hình ảnh về một nhóm học trò mà Chúa Giêsu thực sự giải thích mọi sự cách đầy đủ được.
Người học trò khôn ngoan không tan trường để quên. Người ây rời nơi học để suy đi nghĩ lại điều đã nghe. Cứ nghiền ngẫm cho đến khi người ấy có thể tiêu hóa tất cả. Epictetus, một người thầy khôn ngoan của trường phái triết học Stoic thường đau lòng vi một vài học trò của ông. Ông nói rằng con người phải sử dụng triết đã học, không phải để nói nhưng để sống. Bằng một dụ ngôn thô thiển, ông nói rằng các con cừu không mửa ra cỏ để chứng tỏ cho người chăn biết chúng đã ăn bao nhiêu; nhưng chúng tiêu hóa và dùng những gì đã ăn để sản sinh lông và sữa. Người trò khôn ngoan không rời nơi học rồi quên đi những gì đã học, cũng không phô trương điều mình học, nhưng âm thầm suy nghĩ kỹ cho đến lúc khám phá ra nó có nghĩa gì cho đời sống và lối sống của mình.
Trước hết, người học trò khôn ngoan tìm cách kết bạn với thầy. Sau khi Chúa Giêsu giảng dạy xong, đoàn dân ra về, nhưng một nhóm nhỏ vẫn gắn bó và không muốn rời Ngài. Với nhóm người này Ngài đã bày tỏ ý nghĩa của một người thầy vĩ đại. Điều chúng ta muốn biết không tập chú vào điều người ấy dạy, nhưng vào chính người ấy. Sứ điệp của thầy không thể hiện bao nhiêu qua những gì ông dạy nhưng qua chính bản thân ông. Con người muốn học hỏi nơi Chúa Giêsu cần phải kết bạn với Ngài. Nếu thực hiện được, người ấy sẽ thắng, không phải chỉ trong học hỏi, nhưng trong chính cuộc sống.
Bình An của Sự Hiện Diện
Máccô 4,35-41
35 Hôm ấy, khi chiều đến, Đức Giêsu nói với các môn đệ: “Chúng ta sang bờ bên kia đi!” 36 Bỏ đám đông ở lại, các ông chở Người đi, vì Người đang ở sẵn trên thuyền; cỏ những thuyền khác cùng theo Người.37 Và một trận cuồng phong noi lên, sóng ập vào thuyền, đến nỗi thuyền đầy nước.38 Trong khi đó, Đức Giêsii đang ở đàng lái, dựa đầu vào chiếc gối mà ngủ. Các môn đệ đảnh thức Người dậy và nói: “Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi, Thầy chăng lo gì sao? ”39Người thức dậy, ngâm đe gió, và truyền cho biên: “ỉm đi! Cám đi! “Gió liền tắt, và biến lặng như tờ.40 Rồi Người bảo các ông: “Sao nhát thế? Làm sao mà anh em vần chưa có lòng tin? ”4Ì Các ông hoảng sợ và nói với nhau: “ Vậy người này là ai, mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh? ”
Biển hồ Galilê nổi tiếng về bão tô". Những cơn bão từ nguồn đến hết sức thình lình với sự tàn phá kinh khủng. Một tác giả đã mô tả chúng như vậy: “Các trận cuồng phong khủng khiếp lồng lộn trên mặt nước mà bình thường rất phẳng lặng, ngay cả khi bầu trời hoàn toàn trong trẻo, thình lình cơn bão đến không phải là điều không thường thấy. Vô số các thung lũng từ hướng đông bắc và hướng đông trải ra ở phần trên của hồ tạo thành rất nhiều hẻm núi nguy hiểm bọc gió từ cao nguyên Hauran, vùng đồi Tracônít và đỉnh núi Hetmôn tạo thành một sức nén, ào đến với một lực kinh khủng qua một khoảng trống hẹp rồi thình lình thoát ra làm xao động hồ Giênêdarét bé nhỏ trong một tình trạng kinh hoàng nhất. Những khách vượt hồ luôn luôn có cơ hội phải đối diện với những cơn bão thình lình như vậy”.
Chúa Giêsu đang ở trong thuyền, tại chỗ dành cho bất cứ một vị khách quý nào. Chúng ta được biết, “Trong những thuyền này, tại đó có sắm sẵn một tấm thảm và gối. Người lái thuyền đứng cách đó một chút gần bánh lái thuyền để có thể dễ dàng nhìn phía trước”.
Thật thú vị khi ghi nhận được những lời của Chúa Giêsu truyền cho gió và sóng hoàn toàn giống như điều Ngài đã truyền cho người bị quỉ ám trong Máccô 1,25. Sức mạnh phá hủy của bão tố cũng như sức mạnh tàn phá của ma quỉ khi nó nhập vào con người, vì vậy dân chúng tại Palestine vào thời ấy tin rằng quyền lực xấu xa của ma quỉ cũng đang hoạt động trong lãnh vực thiên nhiên.
Thật thiếu công bằng khi chúng ta chỉ suy nghĩ câu chuyện này theo nghĩa đen. Nếu nó chỉ thuật lại một phép lạ vật chất trong đó một cơn bão thực sự yên lặng thì đó là một điều rất lạ lùng và là điều đáng cho chúng ta kinh ngạc, nhưng đó là điều đã xảy ra một lần. Trong trường hợp đó nó hoàn toàn ở bên ngoài đối với chúng ta Nhưng nếu chúng ta đọc nó theo ý nghĩa biểu tượng thì sẽ thấy giá trị hơn. Khi các môn đệ nhận thức được sự hiện diện của Chúa i với họ thì cơn bão yên lặngễ Một lần nữa họ kinh nghiệm sợ hãi tan biến và bình an vào trong lòng họ. Ra khơi với Chúa Giêsu là ra khơi an toàn ngay cả trong bão tố. Giờ đây là sự thật cho mọi trường hợp. Đó khôn 2 phải là điều chỉ xảy ra một lần, nhưng vẫn còn đang xảy ra và có thể xảy ra cho chúng ta. Trong sự hiện diện của Chứa Giêsu chúng ta có được bình an ngay cả trong bão tố khủng khiếp nhất của cuộc sống.
1/ Ngài ban cho chúng ta bình an trong bão tô" của sầu muộn. Khi sầu muộn đến, Ngài nói với chúng ta về vinh quang của cuộc đời sẽ đến. Ngài biến đổi bóng tối của sự chết thành ánh sáng của sự sống vĩnh cửu. Ngài nói với chúng ta về tình yêu của Thiên Chúa. Một câu chuyện cổ nói về một người làm vườn, nơi ấy có một đóa hoa mà ông rất yêu quý. Một ngày nọ khi ra vườn thấy bông hoa đó đã mất. Ông ta vồ cùng phật ý, bức tức và phàn nàn. Trong lúc đang bực tức ông gặp chủ vườn và phàn nàn với chủ. Chủ vườn nói “Anh yên tâm! Chính tôi đã hái nó cho tôi”. Giữa bão tô" của sầu muộn, Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng những người chúng ta thương yêu đã đi ở với Thiên Chúa và Ngài đảm bảo rằng rồi đây chúng ta sẽ gặp lại những người thân thương mà chúng ta đã thiếu vắng họ một thời gian.
2/ Ngài ban cho chúng ta bình an khi những nan đề của cuộc sống cuốn hút chúng ta vào trong cơn bão của nghi ngờ, căng thẳng và không chắc chắn. Rồi có những lúc chúng ta chẳng biết phải làm gì, khi chúng ta đứng trước ngã ba của cuộc sông không biết đi đường nào. Lúc ấy chúng ta quay sang Chúa Giêsu và thưa cùng Ngài rằng, “Lạy Chúa, Ngài muốn con làm chi?” Con đường sẽ được khai thông. Thảm kịch không phải là chúng ta không biết phải làm gì, nhưng chính là chúng ta thường không hạ mình tuân phục sự hướng dẫn của Chúa Giêsu. Câu hỏi ý Ngài và tuân phục ý đó là đường đến bình an trong những lúc như vậy.
3/ Ngài ban cho chúng ta bình an trong bão tố của lo âu. Kẻ thù hàng đầu của bình an là lo lắng, lo lắng cho chính mình, lo ìang về tương lai ngoài sự hiểu biết, lo lắng về những người mình yêu. Nhưng Chúa Giêsu nói với chúng ta về một người Cha không bao giờ làm đổ những giọt lệ không cần thiết nơi con Ngài, và về một tình yêu vượt trội giữa chúng ta và những người thân yêu của chúng ta khỏi trôi giạt. Trong bão tố của lo âu, Ngài đem đến cho chúng ta bình an của tình yêu Thiên Chúa.
Chú Giải Tin Mừng Mác-Cô. Chú Giải Tin Mừng Mác-Cô. - William Barclay Chú Giải Tin Mừng Mác-Cô.