Freedom is not given to us by anyone; we have to cultivate it ourselves. It is a daily practice... No one can prevent you from being aware of each step you take or each breath in and breath out.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 332 / 0
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
i cũng biết tác dụng của chiếc đèn vàng tín hiệu giao thông. Khi gặp nó người ta sẽ chậm lại, chờ xem sẽ đèn đỏ hay đèn xanh để quyết định tiếp tục đi hay đứng lại. Cuộc sống văn phòng cũng như vậy. Có vấn đề gì thì ta cứ đèn vàng nhấp nháy đã, ngó trước ngó sau, ngó trên ngó dưới, rồi hãy chuyển màu xanh hay đỏ... cho vừa.
Một người hoặc "nổi" quá hoặc "nhạt" quá đều khó sống yên trong thế giới cơm hộp và những chuyện "tám" cho vui. Vậy là, chẳng biết từ bao giờ, cái khả năng hòa nhập (thậm chí là hòa tan) được trở thành một tiêu chí để ai đó có thể trở thành một nhân viên chuẩn mực.
Đèn đỏ - dừng lại?
Phải thống nhất luôn với nhau là công sở không phải là nơi để "chơi nổi". Định làm đèn đỏ, muốn ai cũng phải dừng lại trước mình? Cũng tốt thôi! Nếu có khả năng "giơ đầu chịu báng" thì cứ mặc sức mà thể hiện cá tính. Giỏi giang nhất? Làm việc năng suất nhất? Xinh đẹp nhất? Mốt nhất? Thậm chí là "khéo" nhất? Nếu không phải là sếp thì đừng nhất gì cả là... tốt nhất.
Những người muốn làm đèn đỏ luôn là đích đến cho những câu chuyện bên lề bất tận nơi công sở. Tại sao? Tại chính mình thôi. Ai bảo mình không hòa đồng. Tại sao trong một tập thể bình thường thì bạn lại nổi lên khi mà bạn không ở vị trí cao hơn ai cả? Làm việc nhiều quá chắc gì đã thành công hơn.
Được sếp cưng hơn thì có khi chỉ vì được tín nhiệm mà lại bị "dí" đủ thứ việc linh tinh. Rồi cứ nai lưng ra mà làm, thậm chí chưa biết là có được trả thêm lương hay không.
Người ngoài nhìn vào lại cười nhạt bảo: "Dở hơi!", "Ôm rơm nặng bụng". Định làm đèn đỏ theo kiểu chơi nổi thị nhất định là không được rồi. Công việc như nhau, lương lậu như nhau, cũng một chồng, hai con. Thế mà một người thì quần là áo lượt, phấn son thơm phức trong khi những người khác thì quanh năm suốt tháng 2-3 bộ công sở.
Ai biết được là chơi đồ xịn hay khéo mà mua đồ sale? Chỉ cần biết rằng nó cũng như mình mà nó lại... hơn mình tức là nó có vấn đề. Vấn đề ấy là vấn đề gì thì lại phải "tám" tiếp. Đằng nào thì đèn đỏ chả luôn bắt mọi người phải dừng lại để ngắm nghía và bình phẩm.
Đèn xanh - cho qua
Trong thế giới công sở "cơm hộp trà trưa", cái triết lý an phận tưởng hay mà lại hóa dở. Đừng tưởng làm một chiếc đèn xanh vậy thì mọi người sẽ đi qua mà không... ngoái lại nhìn. Chọn cách sống nhàn nhạt là chả khác gì tự tách mình ra khỏi thế giới mà ngày nào ta chả phải mất 8 tiếng vàng ngọc cho nó.
Mà đã nhàn nhạt thì đương nhiên là sẽ mất quyền lợi vì không ai nhớ đến. Một người "nhạt thật" thì sẽ bị quy kết là ngây ngô, chả được việc gì. Một người "nhạt vờ" thì sẽ lại quy kết là sống giả tạo, biết mà trốn việc. Và tất nhiên là một người đã nhạt rồi thì đừng bao giờ mơ có chuyện được đề cử, bầu ban trong bất kỳ một "phi vụ" nào có dính dáng đến địa vị hay quyền lợi ở cơ quan.
Mà những người "sống chậm" này cũng đừng tưởng đã thoát khỏi những cái miệng buôn dưa lê. Có phúc lợi gì sẽ bị gạt bỏ, mà có trục trặc gì thì sẽ bị... đổ tội. Ai bảo, "Nhạt thế mà cũng vào được đây làm. Chắc là lại có vấn đề!" Vấn đề ấy là vấn đề gì thì phải... "tám" tiếp. Đằng nào thì "đèn xanh" đã chẳng để ngỏ cho thiên hạ cái quyền muốn đi thế nào thì đi.
Sống sao cho vừa
Mệt thật! Đi thì cũng dở, ở chẳng xong. Thôi thì ta cứ dùng dằng "nửa ở nửa về" cho dễ sống. Ai chẳng biết cái sự "vừa" là một điều rất có ích. Ăn vừa đủ chất thì người khỏe đẹp. Ngủ vừa đủ thì mắt không thâm, da không sạm. Sách nào chả viết thế! Đến cả hạnh phúc cũng chỉ là một thứ cho vừa, vừa lòng với những gì đang có ấy là hạnh phúc. Cứ thế, sống sao cho vừa ở công sở là cố mà hòa mình vào cái không khí chung.
Không xa lánh nhưng cũng không nổi trội. Mùa lạnh mặc áo vest sẫm màu, mùa hè nóng mặc chemise cổ Đức, không bao giờ sợ lỗi mốt. Người ta buôn mình cũng buôn, dù biết là lúc không có mình ở đấy thì người ta sẽ buôn chuyện của mình. Chưa ai làm thì mình cũng đừng làm vội.
Găp chuyện bức xúc thì cứ để người ta nói trước rồi mình nói theo. Kể cả có quyền lợi gì thì cũng không cần phải nhảy bổ vào tranh phần. Cứ từ từ rồi cũng có phần, miễn là đừng chậm chạp quá. Nếu có không được phần ngon nhất, nhiều nhất thì cũng không đến nỗi sứt đầu mẻ trán.
Trâu sớm uống bọt. Trâu chậm thì uống cặn. Mình cứ vừa mà uống cả cốc bia ngon lành. Nhưng cứ loay hoay sống sao cho vừa cuối cùng là nảy sinh cái bệnh sợ... không vừa hay chưa đủ vừa.
Mỗi ngày trước khi đến công sở lại phải nghĩ xem hôm nay mặc thế nào cho vừa? Đến cơ quan lại phải tự nhủ làm bao nhiêu thì là đủ? Đi họp thì cứ bỏ phiếu kín hay lấy ý kiến tập thể cho vừa mà an toàn. Tưởng thế là hết đâu. Về nhà nấu bữa cơm cũng sợ không vừa miệng mẹ chồng.
Ra phố shopping cũng sợ không vừa lòng mấy cô mậu dịch viên thời mở cửa. Thậm chí có định đi xem hài kịch cũng sợ cười không vừa, lại bị lạc với những người "dễ tính" xung quanh. Cái bệnh ấy tưởng chỉ là bệnh công sở, lâu ngày thành mãn tính. Cứ thế, dân văn phòng hóa ra cũng như cô dâu mới về nhà chồng, khổ sở trăm điều, chịu đựng để giữ hòa khí.
Nhưng ít ra cô ta còn có anh chồng đến tối còn... vui vẻ, xả stress được với nhau. Chứ cứ đèn vàng như thế, lại phải loay hoay ngó trước, ngó sau, lúc nào cũng giật mình thon thót, còn biết gì đến cảm hứng trong công việc. Dần dần cũng hoang mang không biết mình có... biết gì hay không nữa!
(Theo Tư Vấn Tiêu Dùng)
Cái lý của đèn vàng Cái lý của đèn vàng - Cẩm Nang Nghề Nghiệp