This nice and subtle happiness of reading, this joy not chilled by age, this polite and unpunished vice, this selfish, serene life-long intoxication.

Logan Pearsall Smith

 
 
 
 
 
Thể loại: Giáo Dục
Nguyên tác: Paradise Fish Care Guide & Species Profile
Dịch giả: Đức Trí
Biên tập: Quoc Anh Le
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: /
Cập nhật: 2023-06-10 19:34:48 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
. Đặc điểm nổi bật của Cá Đuôi Cờ
Cá Đuôi Cờ (Paradise fish), hay còn gọi là Cá Thiên Đường, một số người gọi là Cá Lia Thia Đồng. Là loại cá thuộc họ Cá Tai Tượng, là loại cá có họ hàng gần với cá Betta/cá Đá.
Nên Cá Đuôi Cờ sở hữu khá nhiều đặc tính giống cá Betta như dễ nuôi, khá trâu bò, có thể lấy oxy trực tiếp trong không khí, sống được trong nhiều môi trường nước, những nơi chật hẹp, và ít oxy.
Thêm vào đó, cá cũng có thân hình thon gọn, nhiều màu sắc, và đặc biệt là chiếc đuôi dài thước tha không thua gì các dòng cá Betta hiện nay.
ca-thien-duong
Một điểm cộng rất lớn cho Cá Đuôi Cờ (Cá Thiên Đường), mà mình cho là tốt hơn cá Betta đó là cá ít hiếu chiến hơn cá Betta. Anh em có thể nuôi Cá Đuôi Cờ chung với một số loại cá khác và ngắm chúng bơi lội.
Khác với cá Betta, anh em phải nuôi con đực riêng lẻ một mình. Lâu lâu nhìn cũng thấy hơi cô đơn.
Ngoài ra, cá Đuôi Cờ (Cá Thiên Đường) phân bố chủ yếu ở vùng Đông Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, hay các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Nên ở một số nơi, người ta còn gọi là Cá Đuôi Cờ Miền Bắc.
Vì quen với khí hậu lạnh trong tự nhiên, nên cá cũng có khả năng chịu lạnh khá ổn. Anh em ở miền Bắc nuôi cá Đuôi Cờ ngoài trời không sợ cá bị lạnh và chết.
Và sau này người ta còn phát hiện cá còn xuất hiện ở Đồng Nai, và cá tỉnh lân cận phía Nam. Nên có thể nói chúng có thể sống tốt, bất chấp thời tiết Việt Nam.
Nhìn chung, anh em có thể xem Cá Đuôi Cờ (Cá Thiên Đường) là một phiên bản cá Betta sống được nước lạnh và ít hiếu chiến hơn.
Nên cá rất thích hợp cho những anh em có đam mê với vẻ đẹp của cá Betta, nhưng lại muốn có một bể cá cộng đồng, hoặc muốn một chút thay đổi. Cá Thiên Đường chắc chắn là một lựa chọn lý tưởng cho anh em.
II. Cách nuôi Cá Đuôi Cờ (Cá Thiên Đường) không bị chết?
Cá Đuôi Cờ (Cá Thiên Đường) là loại cá sống rất trâu bò và mãnh liệt trong tự nhiên.
Trong tự nhiên, chúng thường sống trong các vùng ao tù nước động, cây cối rậm rạp ở các cánh đồng, con sông, hay mương rãnh dẫn nước ra ruộng lúa.
Vì thế cá rất thích được sống trong các hồ được trồng nhiêu cây thủy sinh rậm rậm như Ngưu Mao Chiên, Rong Đuôi Chó, Rong Đuôi Chồn,… hay những loại cây thả nổi như Bèo, Sen, Súng, nơi cung cấp chỗ ẩn nấp lý tưởng cho cá.
Dưới đáy hồ nên trải thêm lớp cát, một vài khúc lũa để trong giống tự nhiên và đẹp hơn.
Ngoài ra anh em cũng có thể bổ sung thêm lá bàng khô trong hồ, giúp hạn chế nấm, vi khuẩn, tăng cường sức đề kháng, hồi phục vây, đuôi cá nhanh hơn. Và tăng thêm tính tự nhiên trong hồ.
Cá Đuôi Cờ tuy ít hiếu chiến hơn Cá Betta và có thể nuôi chung với nhau, nhưng nếu nuôi với mật độ cao, thì các con đực sẽ đánh nhau để tranh giành lãnh thổ.
Để cá sống hỏa thuận, anh em nên nuôi hồ có kính thước tổi thiểu là 40 lít nước cho một cặp cá. Một con cá Đuôi Cờ sống tốt trong khoảng 20 lít nước, nuôi nhiều hơn thì cứ nhân theo lên.
Về thiết bị hồ cá, anh em không cần phải suy nghĩ nhiều về vấn đề này. Đối với Cá Đuôi Cờ anh em chỉ cần sử dụng một bộ lọc có công suất tương đương với thể tích hồ là ổn (Công suất gấp đôi thể tích càng tốt).
Trong hồ có trồng nhiều cây, thì nên bổ sung thêm đèn, để cây có thể quang hợp và phát triển. Thời gian chiếu sáng khoảng 8 tiếng/ngày là đủ.
Ho-ca-thien-duong
Còn về sủi oxy, hoặc sưởi, thì gần như không cần thiết, vì như để cập ở trên Cá Đuôi Cờ có thể sống trong nhiều môi trường nước, nóng lạnh khác nhau và ít oxy.
Tuy nhiên nếu trong hồ có sẵn, hoặc anh em muốn bổ sung thêm thì cũng không vấn đề gì.
Ngoài ra nuôi Cá Đuôi Cờ cũng khá nhàn, anh em cũng không cần phải cân đo đong đếm độ pH hay độ cứng trong nước làm gì cho mệt. Chỉ cần nước máy, để qua đêm khử clo là quá đủ cho những con Đuôi Cờ này sống vui, sống khỏe rồi.
Chỉ cần lưu ý một điểm nhỏ là khi thả cá mới mua vào hồ, anh em nên thả cá đúng cách, để cá làm quen với nước, tránh thả trực tiếp gây sốc nước, khiến cho cá dễ ra đi sau vài ngày.
Tuy là loại dễ nuôi và sống được trong nhiều điều kiện nước. Nhưng mình vẫn sẽ cung cấp các thông số nước cơ bản để nuôi Cá Đuôi Cờ khỏe mạnh cho anh em tham khảo thêm:
Nhiệt độ nước: 16-27oC
Độ pH: 5.8 – 8.0
Độ cứng: 5 – 30
III. Cách nuôi Cá Đuôi Cờ/Thiên Đường sinh sản?
Cách ép đẻ Cá Đuôi Cờ (Cá Thiên Đường) cũng khá giống với cách ép đẻ cá Betta.
Đầu tiên anh em cần làm là chọn ra cho mình một cặp cá trống mái.
Phân biệt Cá Đuôi Cờ cũng khá đơn giản, anh em chỉ cần quan sát một vài đặc điểm nổi bật dưới đây là có thể phân biệt được cá Trống/ Mái:
Cá Đuôi Cờ (Cá Thiên Đường) Trống:
Kích thước to hơn cá mái
Màu sắc sặc sỡ hơn
Đuôi vây thường dài hơn, và thường có tua kéo dài
Cá trống thường hiếu chiến hơn cá mái
Cá Đuôi Cờ (Cá Thiên Đường) Mái:
Kích thước nhỏ hơn Cá Trống
Màu sắc cũng nhạt hơn Bộ vây ngắn hơn, và thường không có tua kéo dài (mặc dù ở một số dòng cá mái cũng có tua kéo dài)
Bụng cá mái thường to tròn, nhất là khi đang mang trứng.
ca-thien-duong-sinh-san
Cá đuôi cờ mái (Màu Trắng) – Cá đuôi cờ trống (Màu đen)
Sau khi chọn được một cặp cá đực, mái. Anh em nên nuôi chúng riêng biệt, và cho chúng ăn thức ăn giàu protein như: Trùn chỉ, Bo Bo, Trùn huyết,… trong khoảng 2 – 3 ngày để bồi bổ trước khi giao phối.
Tiếp đến, anh em để cá trống/mái làm quan bằng cách đặt chúng trong hai hủ keo riêng biệt vào một hồ ép đẻ. Kích thước khoảng 38 lít, sâu khoảng 18 cm, nước ấm khoảng 25oC (Cá Thiên Đường không sinh sản vào mùa lạnh). Trong hồ được bố trí nhiều rong bèo để cá mái có thể lẫn trốn sau này.
Sỡ dĩ mực nước trong hồ không nên quá sâu vì khi cá con nở, chúng có thể bơi lên trên và hớp không khí dễ dàng nếu cần. Ngoài ra, mực nước nông còn giúp cho cá đực có thể nhặt trứng rồi cho vào tổ bọt một cách dễ dàng, tránh bị kiệt sức.
ep-de-ca-thien-duong
Cách bố trí hồ ép đẻ
Sau 1 – 2 ngày cho cá đực, mái làm quen, lúc này anh em có thể thả chúng vào hồ để giao phối.
Tuy nhiên, Cá Đuôi Cờ trống khá hung dữ, hiện tượng cá trống cắn chết cá mái xảy ra khá thường xuyên và là kết quả của việc trong hồ không có nhiều rong bèo để cái mái có thể lẫn trốn khi cần.
Để tránh tình trạng đáng tiếc trên, sau khi thả 1 – 2 ngày, cá mái vẫn trốn tránh, chưa giao phối, nghĩa là chúng chưa sắn sàng. Anh em nên bắt ra vào hũ keo riêng để chúng có thời gian làm quen, và đồng thời có thể cho cá mái ăn dễ hơn.
Sau đó thả lại cá mái vào hồ xem có tiến triển hơn không, nếu sau 1,2 lần thử nhưng kết quả vẫn không được. Anh em nên đổi cặp cá khác để ép đẻ sẽ tốt hơn.
Nếu như thành công, sau khi giao phối cá mái sẽ nằm một góc, còn cá đực sẽ bảo vệ và chăm sóc tổ trứng. Lúc này anh em cần nhẹ nhàng vớt cá mái ra, rồi cho lại vào hồ cũ, cho ăn và chăm sóc cẩn thận để dưỡng cá.
Sau 48 – 96 giờ, trứng sẽ nở, anh em nên vớt cá trống ra rồi dưỡng sức cho nó sau khoảng thời gian làm bố vất vả. Cá con mới nở có thể tự cung cấp dinh dưỡng từ nõa trứng dưới bụng.
Ca-Thien-Duong-con
Cá Thiên Đường/ Cá Đuôi Cờ con còn nỏa trứng dưới bụng
Sau 3 ngày, anh em có thể cho cá ăn artemia, hoặc trùng cỏ. Sau 1 tuần, cá có thể bắt đầu ăn bo bo, hoặc cám dành cho cá con.
Ép đẻ Cá Đuôi Cờ (Cá Thiên Đường) trong bể cá cộng đồng.
Đối với anh em nuôi Cá Thiên Đường đực. mái trong bể cộng đồng. Cá sẽ tự bắt cặp, và ép đẻ trong hồ, cá trống sẽ xây tổ bọt, và cá mái sẽ canh chừng từ xa. Chúng sẽ đánh đuổi các con khác trong hồ để bảo vệ tổ của chúng.
Sau khi giao phối và trứng nớ ra cá con, cặp cá bố mẹ thường kiệt sức, và nằm dưới đáy hồ. Lúc này anh em nên cho cá ăn thức ăn giàu protein để hồi sức, và tránh tình trạng cá bố mẹ ăn nhầm cá con do đói.
IV. Câu hỏi thường gặp khi nuôi Cá Đuôi Cờ/ Thiên Đường (FQA)
Tại sao cá Đuôi Cờ/ Thiên Đường thường nhảy ra ngoài?
Cá Đuôi Cờ thường nhảy ra ngoài, vì chúng thích. Và cũng bản năng sinh tồn của chúng. Trong tự nhiên, cá thường nhảy lên cao để bắt côn trùng trên cây hoặc bay gần mặt nước. Nên khi nuôi trong hồ, cá cũng thường nhảy ra ngoài vì bản năng, và sở thích.
Để giải quyết vấn đề, anh em chỉ cần dùng lưới che trên hồ là được. Một số anh em thường thả bèo dày đặt ở mặt hồ để cá dịu lại một chút. Nhưng che hồ bằng lưới vẫn là phương pháp chắc ăn nhất.
Cá Đuôi Cờ/ Thiên Đường nuôi chung với cá nào?
Mặc dù có phần ít hiếu chiến hơn Cá Betta, nhưng Cá Đuôi Cờ trống vẫn rất hiếu chiến.
Tránh nuôi chung với các loại cá có kích thước nhỏ như: Cá Neon, Cá Trâm, Cá Ngựa Vằn,… hoặc các loại cá bơi chậm, vây dài như Cá Ông Tiên.
Ngoài ra Cá Đuôi Cờ thường đánh nhau với Cá Đuôi Cờ đực khác và Cá Betta Trống, nên không thể nuôi chung.
Trong hồ nên nuôi với tỉ lệ 1 trống: 2 mái. Thêm vào đó, Cá Đuôi Cờ cũng có thể giao phối với Cá Betta mái.
Đối với Cá Đuôi Cờ anh em có thể nuôi chung với cá loại cá có kích thước tương đương, tính tình ôn hòa thuộc họ cá rô phi (Cichlids) hoặc họ cá tai tượng (Gouramis) như: Cá Sặc Cảnh, Cá Hồng Két, Cá Thanh Ngọc, Cá Chùi Kiếng…
Lưu ý là kích thước hồ phải lớn, mật độ tối thiểu là “1 inch cá cho 1 gallon nước” (1 inch = 2.5 cm, 1 gallon = 3.79 Lít)
Trên đây là những thông tin bạn cần biết về Cá Bảy Màu Rừng Endler. Anh em nếu có câu hỏi, hay thắc mắc riêng hãy đăng nhập và để lại bình luận bên dưới. Chúc anh em thành công!
Nguồn: https://www.fishkeepingworld.com/paradise-fish/
Cá Đuôi Cờ/ Cá Thiên Đường: Cách Nuôi Chi Tiết Cá Đuôi Cờ/ Cá Thiên Đường: Cách Nuôi Chi Tiết - Đức Trí - Robert