Trong chừng mực nào đó, chúng ta đôi khi phải chấp nhận những điều không như ý. Nhưng tuyệt đối không được từ bỏ niềm hy vọng.

Martin Luther King, Jr

 
 
 
 
 
Tác giả: Sưu Tầm
Thể loại: Truyện Ngắn
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 837 / 1
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
ười giờ tối. Tôi đang lái xe ào ào trên xa lộ thì điệu nhạc Ave Maria reo lên nơi cell. Tôi nhận ra ám hiệu gài riêng cho Liên. Tôi giữ một tay nơi vòng lái, còn một tay lôi cell ra nghe. Giọng Liên hốt hoảng nói với tôi: anh ơi, em đang bị lạc.
Tôi gắt lên hơi lớn tiếng: trời đất, em đi đâu mà bị lạc. Hiện giờ em ở nơi nào. Liệu có về đến nhà kịp giao thừa không? Nghe có tiếng thở dài sườn sượt trong máy, và giọng nũng nịu của Liên tiếp theo: chèn đét, em bị lạc sợ muốn chết. Anh không giúp em thì chớ, còn la nữa.
Tôi vội chối phăng: không, anh không la em đâu, nhưng tết nhất đến nơi, em còn lái xe đi đâu cho bị lạc. Hồi nãy em lấy exit chỗ nào thì giờ tìm chỗ đó mò ra lại.
Tiếng Liên vẫn chưa bớt nóng nảy: nói như anh nghe dễ ợt. Cũng vì điện thoại réo bất chợt, em mảng nghe nên missed mất cái exit mình chọn. Chạy xa lơ xa lắc mới tới một lối ra khác và rối beng lên, hổng tìm ra đường lối nữa. Chỗ này lạ hoắc, em có đến lần nào đâu mà biết.
Tôi sốt ruột ghê lắm. Tôi định lớn tiếng với Liên, nhưng kịp hạ giọng: em hỏi thăm người địa phương xem lối ra freeway thế nào. Còn không, thì em gọi 911 nhờ Cảnh Sát hướng dẫn. Tôi chưa nói dứt thì Liên hét lên: anh chỉ xúi dại, gọi 911 không đúng cách, Cảnh Sát phạt trắng máu.
Tôi đã hết nhẫn nại nổi. Tôi nói phéng trong máy: em định làm sao thì làm, anh chịu thua. Có tiếng sụt sịt trong máy rồi mạch bị cắt phụt. Tôi choáng váng, chỉ sợ Liên thất vọng đâm liều. Tôi chuyển sang nút recall, bấm hoài bấm hủy, nhưng Liên không trả lời.
Tôi điên cái đầu, hai tay nặng chình chịch. Không dám lái liều, tôi giạt vào lề, mở đèn emergency rồi ngồi lặng đi suy nghĩ. Các xe chạy qua loang loáng, mọi người tất bật, chẳng ai để ý đến cảnh tình tôi. Bao nhiêu lo lắng xoay vần trong trí. Nhớ lại, những đêm cuối năm trước đây, Liên và tôi êm đềm bên nhau cử hành giao thừa nơi đất khách. Cả hai đăm đăm nhìn về phương trời quê hương để thấy mủi lòng vì trùng trùng núi non và bầu trời ngăn cách không cho nhìn thấy được.
Càng gần đến lúc nửa đêm, Liên càng bàng hoàng như mơ như dại. Đôi mắt sầu thẳm nhìn không chớp về một điểm xa xăm. Tôi biết Liên đang nhớ đến nhà, đến người thân, họ hàng còn ở lại. Tôi nhẹ nhàng đến cạnh Liên để nàng dựa vào tôi cho bớt nỗi nhung nhớ miệt mài. Tôi tôn trọng phút giờ thiêng liêng để Liên hoàn toàn ngụp lặn trong bao la chua xót tâm hồn.
Lúc tiếng chuông đồng hồ gõ liên hồi mười hai nhịp, Liên nghẹn ngào ngước nhìn lên tôi và nói nhẹ như hơi gió thoảng: giao thừa rồi anh. Chỉ nói được bấy nhiêu, mắt nàng đã long lanh ngấn nước. Tôi cũng xúc động vô vàn, song phải làm tỉnh lấp liếm với Liên: bây giờ là giao thừa ở đây, nhưng bên nhà đã sang mùng Một rồi.
Tưởng Liên nguôi bớt, ai dè câu nói càng làm Liên đắm đuối hơn: dạo còn ở nhà, giờ này em theo thầy mẹ đi lễ chùa. Sư cụ ban lộc cho quả quit và phong bao đựng tờ hào mới cứng thơm. Rồi gia đình cùng ra vườn chùa xem hoa đào nở chi chít trên cây, những cánh hoa chúm chím như môi con gái. Em định bẻ một nhánh về chưng, nhưng mẹ cản lại không cho.
Kể xong, Liên dấm dứt khóc sụt sịt. Tôi cũng nghẹn ngào, mà phải pha trò: ngày tư ngày tết ai lại khóc. Liên giụi mặt vào bâu áo tôi, nói nấc lên: nhưng mà em nhớ. Tôi phải an ủi: thôi, được rồi, ta cứ xem như đây là hạt mưa xuân vừa rơi xuống cho ướt dầm cây lá, phải không em.
Giờ càng nghĩ tôi càng bực mình. Giận Liên thì ít mà trách tôi thì nhiều. Tại sao tôi lại nóng nảy như thế, Liên đang bối rối, sao tôi nỡ đối xử kém tế nhị với nàng. Cô ấy vừa đi lạc đường, giờ lại âm u luôn chẳng thèm gọi hỏi, liệu đêm cuối năm này sự thể sẽ ra sao.
Tôi lăm lăm cầm cái cell trong tay, nóng lòng chờ Liên gọi lại. Nỗi trống vắng tù mù khủng khiếp, trời đêm nay không trăng càng làm căng thẳng tôi thêm. Tôi gõ gõ cái cell lên đùi, lên vòng tay lái, lên cửa xe, sốt ruột, sốt ruột. Một xe tuần tra xa lộ ghé lại, một cảnh sát viên hỏi tôi lý do, tôi thoái thác nói trại đi chỉ ngồi nghỉ mệt và sẽ chạy lại. Ông ta căn dặn tôi cẩn thận và bỏ đi.
Mười một giờ, điệu nhạc quen thuộc lại vang. Tôi mừng húm hỏi Liên rối rít: em ra được xa lộ chưa. Liên mừng ra mặt: em hỏi dò mãi mới bò ra tới nơi, nhưng lại đi trên con đường local. Cũng may gặp người tử tế nên em đang chạy sau ông ta. Ông sẽ hướng dẫn em khi nào tới freeway cũ để có thể lái về nhà mình thì mới đi lo việc của ông ấy.
Bất giác tôi nói câu thank you vu vơ vào máy. Rồi sực nhớ ra, tôi dò hỏi Liên: em có giận anh không? Liên cười nắc nẻ: nếu giận anh thì giận cả đời. Và cô nàng nói như vẻ người lớn: vợ chồng ở với nhau em còn lạ gì tính nóng nảy của anh. Tôi thở phào sung sướng: cám ơn em, cám ơn em. Kế đó, tôi lại vội hỏi Liên: em còn xa nhà cỡ bao lâu, về kịp giao thừa chứ.
Liên ngập ngừng một lúc, tôi sốt ruột muốn chết. Tiếng u u trong cell, chắc gió trên đường đang dồn lùa vào. Tôi lập lại dồn dập: sao, em không trả lời anh. Thế nào kịp chứ. Liên nói như lá rơi: ông ta bảo quãng hai tiếng nữa là sẽ đến nhà.
Tôi lẩm nhẩm trong miệng: vậy là qua năm mới còn gì nữa. Nhưng tôi giữ vẹn trong lòng, không nói ra với Liên. Tôi mường tượng Liên sẽ vụt chạy vào nhà sau hai tiếng nữa và cho dù lúc ấy Tết hiện diện đã quá một giờ thì mùa Xuân vẫn đang lãng đãng khắp nơi.
Tôi cười to tiếng, và lái xe trở ra freeway sau khi nói với Liên: anh chờ em ở nhà. Tôi nhập vào dòng xe đang chạy, quay kính xe xuống, mặc cho gió lạnh thổi thốc tháo vào. Lòng tôi say với hương xuân dặt dìu sắp tràn tới. Đột nhiên, tôi nghe như tiếng lách tách của vỏ cây đang nứt nhẹ với mùa Xuân. Những tiếng kêu rất bé, rất mong manh, phải tinh lắm, phải để hết tâm, mới lắng nghe được.
Đó là tiếng cành mận, cành mai cựa mình trong đêm giao tiết, lung linh dưới sương, dưới giọt mưa phùn róc rách. Có một chút gì nơi quê Liên vừa bừng dậy trong tôi, không nồng mà thực có nhựa thông đang luyện. Tôi miệt mài giữ chặt tay lái để bình yên về tới nhà.
Bà ngoại và mấy cháu đang ngóng mong tôi. Chúng huyên thuyên hỏi lý do về trễ. Tôi dấu chuyện Liên bị lạc đường. Bọn trẻ nao nức chờ được lì xì trước khi đi ngủ. Tôi phải thưa riêng với bà ngoại và xin bà dỗ bọn nhóc về giường chúng.
Mười hai giờ. Giao thừa gõ những âm thanh lanh lảnh. Bọn nhóc nhao nhao: mom đâu, mom đâu. Tôi nói trại đi cho chúng khỏi hỏi nữa. Nhưng chúng đâu có chịu, chúng nũng nịu với ngoại: why, why, grandma. Bà ngoại quay đi nghẹn ngào.
Nhưng rồi giao thừa cũng xong. Bọn nhóc được bà ngoại chúc Tết, nhận các bao đỏ, rồi cũng bằng lòng về giường ngủ. Còn lại một mình, tôi sắp bàn với mấy ngọn nến và để một chai champagne ướp đá. Rồi lẳng lặng ngồi chờ. Bà ngoại cho các cháu ngủ say cũng ra với tôi. Đêm mùa xuân êm ắng, nghe rõ từng bước chân rón rén lướt qua. Pháo rộn ràng thi nhau nổ, tiếng dòn tan từ những trung tâm thương mãi đông cửa hàng người Việt vọng lại. Tôi chúc sức khỏe bà ngoại, mẹ Liên chúc năm mới lại tôi. Cả hai nghe như có một mầm mống thiêng liêng vừa xảy ra đâu đây. Dù chưa phải chính thật là hương vị Xuân bên nhà, nhưng vẫn làm cho bà ngoại và tôi bùi ngùi với cảnh Tết.
Chợt tiếng cell vang, tôi mở to âm thanh. Tiếng Liên nhí nhảnh oang oang trong máy: con chúc năm mới mẹ, em chúc mừng anh thêm một tuổi. Happy New Year cả nhà. Hôn các con cho em. Tôi cũng họa lời chúc Liên: năm mới, chúc em lộng lẫy như chúa Xuân. Song lái cẩn thận, mẹ và anh chờ em đấy.
Trời u u, đất u u. Mùa xuân rùng rùng giăng khắp ngõ. Thêm một lần sống với cái Tết xa quê. Bà ngoại vui mà vẫn quệt vội gấu áo lên đuôi mắt. Mặc dù Liên đã nhắn nhe sẽ về đến nhà lúc 1 giờ đêm, nhưng lòng tôi vẫn bồn chồn lo lắng. Giao thừa qua dế đến hai khắc rồi, tiếng pháo đốt chỉ còn lẻ tẻ và thưa thớt, vậy mà chưa nghe thấy cú gọi thêm nào của Liên cả. Liệu nàng hấp tấp muốn về có bị lạc vào chốn thiên la địa võng nào khác chăng.
Tôi nắm chặt hai bàn tay gõ gõ lên nhau, đi ra đi vào sốt cả ruột. Bà ngoại ngồi nhìn chốc chốc cũng thở dài. Thấy tôi giống con thú bị sập bẫy, bà ngoại khuyên can: thì anh ngồi xuống một lát đi, làm gì cứ rối lên vậy.
Tôi đành phải ghé lại cái ghế cạnh đó, nhìn đăm đắm vào mấy ngọn nến đỏ chưa châm, buồn muốn sụm xuống. Bỗng tôi nghe văng vẳng giọng hát ngày xưa: ôi đàn xưa, buồn như lúc xuân sắp tàn, buồn như hoa sắp tan (PD) mà ruột cứ nẫu từng cơn.
Lại một khắc nữa trôi qua. Đêm mùa xuân lạnh lùng vô vọng. Trời trở lạnh nhiều hơn. Tôi rón rén ra cạnh cửa sổ, vạch màn nhìn ra ngoài. Sương mù giăng khắp chỗ, mù mù như làn bụi mỏng che mọi con đường phố sá đêm khuya. Những ngọn đèn vàng cố xuyên thủng bức voan thiên nhiên để soi vào lòng người ly hương một ảnh hình của quê hương xa tắp.
Tôi ngóng chờ một chiếc động cơ xe ngoặt vào lối nhà mình. Bà ngoại chừng cũng tái tê lòng như con rể. Hơi thở cứ dập dình nơi cổ họng, lưu lại một đoạn ngắn rồi lại chuồi dài xuống nhè nhẹ. Giây phút đợi chờ sao dài vô tận. Tiếng xe thoang thoảng từ xa lộ ngoài xa như trêu ngươi và thử thách lòng đợi mong ngùn ngụt.
Ôi, tôi có mơ chăng? Tôi vừa nghe hình như có tiếng máy nổ ình ình. Rồi dù giữa đêm khuya khoắt, tiếng còi xe lanh lảnh vang lên. Tiếng còi như niềm vui và chấp nhận mọi buồn phiền của hàng xóm trách mắng. Một giọt lệ chợt vương ra nơi đuôi mắt tôi. Tôi muốn gào lên một lời sung sướng. Quay lại phía bà ngoại, tôi thấy bà vừa thở phào và chẳng dấu diếm nỗi mừng kéo luôn vạt áo lên lau vội hai bên mắt đẫm lệ.
Liên ùa vào như cơn bão, trên tay cầm một bó hoa tươi. Khựng thấy bà ngoại và tôi mắt ướt tèm lem, Liên gượng gạo nói vui cho khỏa lấp: ô hay, sao Tết nhất mà cả nhà lại ủ dột thế này. Rồi Liên đem hoa cắm vào bình, thắp diêm đốt những ngọn nến cháy lên, và liến thoắng chúc từng người: con chúc mẹ một năm thêm tuổi thọ, em chúc anh một năm mới an lành. Tôi mừng quá, nước mắt tuôn dầy thêm, nhưng cũng gạt mà hòa theo Liên: phải, phải, ta mừng Xuân đi chứ. Nào con xin mẹ, xin em nâng ly, cả nhà ta chúc nhau một mùa xuân hòa bình đến với mọi người.
Liêng nũng nịu đến dựa vào tôi, một lần nữa nói lời xin lỗi. Xong nàng chạy sang mẹ ấp hai tay bà vào ngực. Tôi nghe Liên thỏ thẹ với bà ngoại: thêm một năm ta xa nhà, mẹ nhỉ. Lời nói nghe bâng quơ mà sao ai cũng thấy nghẹn ngào. Tôi lo mở nút chai champagne, tiếng kêu bốp dòn tan trong đêm vắng và rót vào ly đưa từng người: xin cả nhà uống mừng mùa Xuân đang ngự trị khắp nơi.
Tôi là người đầu tiên trút một hơi chất rượu màu vàng anh vào cổ. Bà ngoại dáng ngập ngừng, còn Liên thì cầm chiếc ly xoay xoay trong tay đưa cao lên nhìn không chớp. Tôi chợt nghe tiếng vỏ cây nứt mạnh, nghe to đến nỗi lọt rõ vào nhà. Bà ngoại nói lãng đãng: hình như cây mận nơi vườn bên nhà vừa nứt mộng.
Bước Xuân nhè nhẹ luồn vào nhà. Mùa Xuân lan rộng ra.
Bước Xuân Bước Xuân - Sưu Tầm