Nothing is worth reading that does not require an alert mind.

Charles Dudley Warner

 
 
 
 
 
Tác giả: Sưu Tầm
Thể loại: Truyện Ngắn
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1080 / 56
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
àn bà thì không biết, chứ đa phần đàn ông thời nay đến quãng tuổi lưng chừng là vấp phải những thứ bệnh trọng, không ung thư gan, suy thận nặng, thì lại xuất huyết não, tâm thần. Vượt được tuổi 49, 59, quá bát tuần đến cửu tuần, có nghĩa là các cơ quan nội tạng đều siêu bền, đều “chạy tốt”, bấy giờ hóa tinh hoặc trở lại kiếp con hắc tinh tinh kỳ dị.
Ai đến tuổi đó, hễ đi đâu là gặp ai cũng mở miệng rối rít: “Tôi ngoại tám mươi rồi”. Hoặc: “Ngót hai năm gần chín chục”. Từ đó cứ tự nhiên tung hê hết cá tính của mình.
ở xóm Trại có cụ ngoài tám mươi, áo quần bảnh bao lịch sự, đội mũ, thắt lưng, đeo túi, đeo Huân chương như đi đại lễ. Ngày nào cũng vậy, tháng nào cũng vậy, cả năm đều vậy. Bất kể ngày đông tháng giá hoặc mùa hè đổ lửa. Bình thường cụ đi đứng chỉn chu, khoan thai, mắt nhìn thẳng. Đến lối rẽ thì cụ xoay mông quặt chân như lính tráng, vừa đi vừa hát to “Vì nhân dân quên mình”. Hát rồi đưa tay lên mũ chào...
Ở phố Đản có cụ ngoài tám mươi, từ quê ra ở với anh con trai cỡ Bộ trưởng. Cô con dâu cỡ Thứ trưởng. Đón bố, con trai con dâu chuẩn bị bộ sa lông mới, thay thảm mới, giường chiếu bàn ghế cứ như cung điện nhà Thanh bên Tầu xưa. Dăm bữa nửa tháng, anh con trai xuống cái xe ô tô ở sân thì thấy bố mình tay cầm quạt cứ ngồi xổm ở góc sân, mắt nhìn lên tán cây trong vườn. Con trai đến gần, nghiêng đầu lễ phép thưa hỏi, thì được trả lời: “ngồi thế cho mát”. Một ngày cô con dâu đi làm về thì tá hỏa tam kinh khi thấy ông cháu chơi ở góc sân xa tít sau vườn, cứ lấy que bới đất bới phân gà cho cháu chơi, thỉnh thoảng lại cười, đưa lên mồm...
Phía cầu Mây có cụ ông gần chín mươi tuổi một mình tọa một căn hộ tầng trệt, ngay mặt đường. Con cháu ở trong phố cổ. Tuổi cao, nhờ trời cụ khỏe, ăn nói còn lưu loát lắm. Có một tổ vệ sinh đường phố toàn những cô đã chồng con phốp pháp, vui cười, hàng ngày quí “bố già” vui tính, đến gửi nhờ dụng cụ, quần áo. Ban đầu hai bên còn lạ, sau quen hơi dần nhất là các cô ngạc nhiên thấy “bố già” chăm sóc quần áo của mình quá ư chỉn chu, cẩn thận. Thậm chí bố chăng dây thép quanh giường ngủ của mình, phơi quần áo chị em bộ nào ra bộ ấy... Đêm đêm “bố già” hít thở và ngủ rất ngon lành. Con cháu đến, nhất là phái đàn bà, là cụ ghét, cụ đuổi. Cụ chỉ mặt: “Này, chúng mày chưa nuôi bố được một ngày đâu đấy”. Lại nói: “Chúng mày đừng mua gì cho bố. Bố giờ chỉ hít thở là chính”. Chỉ đàn bà con gái nhạy cảm mới biết “bố già” hít thở gì...
Có cụ gần chín mươi ở quãng phố Hương lại rơi vào tình trạng thật lạ lùng. Một đời cụ thanh sạch. Nghĩa là từ trẻ cụ không thuộc loại đàn ông phàm phu tục tử. Tám mươi, cụ còn minh mẫn. Tám nhăm, còn minh mẫn... Cứ thế đến gần chín mươi, cụ rơi vào tình trạng run rẩy hoang tưởng. Không phải là kẻ chơi bời trác táng, cũng không phải khổ hạnh tu hành. Như khát vọng sống từ kiếp nào dồn nén vào cụ, khiến cụ khao khát khôn nguôi. Gặp người cùng giới thì không sao, hễ thấy bóng dáng đàn bà con gái là cụ run rẩy bàng hoàng, mắt đỏ lên như khóc, rồi òa khóc thật... Trong khi hai bàn tay run rẩy như người sắp chết đuối cứ níu kéo, vẫy gọi...
Dễ đoán được là bố anh Ký Vấn, người sinh ra thằng con làm báo viết thơ như anh Ký Vấn, thì đang rời vào hoàn cảnh “bố già” nào rồi.
Kiếp đàn ông xem thế mà thật nan giải. Có khi câu thơ Kiều của cái người đàn ông, tên là Nguyễn Du, vốn là thế này chăng:
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh lại là... đàn ông!
Anh Ký Vấn nhìn lên màn hình, rồi nói một câu vô cảm:
Kiếp sau không muốn làm người, nhất là làm thằng đàn ông. Cũng không lập nên gia đình nữa.
Thị rít lên, khi trên màn hình đang loạn cảnh binh đao của phim “Binh pháp Tôn Tử”:
- Gia đình gì anh. Hễ mở mồm là chửi họ hàng tông tích bên ngoại.
Ký Vấn như bị sét đánh. Cứ mỗi lần gia cảnh Ký Vấn bối rối là thị lại giở chiêu ấy, cái chiêu đánh sang bên ngoại. Như mây đen thù hận từ kiếp nào trong đáy lòng người đàn bà cứ đùn lên, đùn lên che khuất tất cả.
Kiếp một thằng đàn ông bèo bọt như Ký Vấn lại càng nan giải.
Buổi sáng chủ nhật Ký Vấn đành phải lao ra phố, cùng một cỗ sáng lạc bữa. Dọc phố dạo này ở đâu cũng thấy “ngan, tiết canh ngan”. Ngan ngỗng chẳng rõ báo điềm gì, còn tiết canh ngan thì ắt là điềm báo người đời đang khát máu, sau đêm dài nóng nực xem “Binh pháp Tôn Tử”.
Mình là kiếp bò, vậy thì đáp vào quán “phở bò gia truyền”. Nghe nói toàn quân từ Nam Định lên, lại toàn thanh niên choai choai như lính tráng. Phía trước là cái bếp phun đầy khói than, khói mỡ như chiến trận. Bên trong có đến một trung đội dao thớt, bưng bê loạn xì ngầu. Chẳng có nét gì là ẩm thực. Thị dân thi nhau vục vào ăn, và khen “món nước ninh xương thật”.
Bàn la liệt. Một gia đình dựng xe máy, bên ngoài bốn cái mũ bảo hiểm lố nhố như ma. Một chốc thì thấy anh chồng cởi mũ, đầu sấy ốp, kính gọng vàng, đeo đầy bao túi trong đó có chiếc mobil phôn. Chị vợ đầu dắt tém rất điệu, tay đeo đầy nhẫn vàng, vòng kiềng vàng, cái dây chuyền chừng năm chỉ lách ra khỏi cái cổ trắng ngần. Hai đứa con thì khỏi phải nói, con chị và thằng em đều đeo kính cận, cứ để mãi cái mũ bảo hiểm trên đầu mà tiến vào bàn ăn. Bố mẹ điệu đàng gỡ mũ cho mỗi đứa. Còn nói: “Khổ, con tôi”. Rồi đưa mắt nhìn nhau rất tình tứ.
Chuông leng keng từ trong bụng anh chồng bật ra. Anh ta vội hắt xì hơi, đưa cái máy nhỏ xíu bằng hộp diêm khổ lớn, nói lắp bắp không chủ ngữ: “Cứ thế nhé. Bai”. Chị vợ đổi sắc mặt, đưa mắt lườm một cái như tia chớp.
Hai chị em kính cận vừa ăn vừa vung tay. Gương mặt, áo quần, cử chỉ, ngôn ngữ của chúng có cả Mỹ, cả Tàu, cả Nhật, cả Thái... Chúng đang chuyện hồn nhiên về một bộ phim chưởng nào đó mà chúng vừa xem ở nhà tối qua.
Thằng em đưa thẳng tay: “Xiu!... Xiu!...”
Cô chị: “Đệ này!...”
Rồi cứ thế chúng liên chi hồ điệp:
- Chị thích nhất cảnh mụ hoàng hậu đưa tay tung chưởng móc mắt lão vua dâm...
- Chẳng bằng thằng Ngố hóa phép làm rụng cả bộ hạ lão quan...
- Chẳng bằng!...
- Chẳng bằng!...
Chúng phồng mang trợn mắt sắp tung chưởng, giành nhau phun ra những âm thanh “Pằng... Pằng...” như súng trận. Bố mẹ đưa mắt tình tứ, cười nhìn nhau.
Sau mỗi lần “Pằng... pằng...”, một sợi bún phở lại bắn vào bát của anh Ký Vấn. Rồi tới tấp chẳng hiểu ra thế nào nữa. Đành bỏ tô phở, đứng phắt dậy, lao ra đường.
Cô vợ bĩu môi:
- Lão già khó tính!
Anh chồng sang trọng kẻ cả:
- Trẻ con mà! Thời nào chẳng thế!
Đành lao đến Sở, dù chủ nhật. Tòa soạn nơi anh Ký làm việc, từ tuần báo, đúng chủ nhật này, ra báo hàng ngày. Tức nhật báo.
Trên màn hình người ta đang chiếu lại cảnh ngựa hí gươm đao của phim “Binh pháp Tôn Tử”.
Anh Ký Vấn muốn ngửa mặt lên trời mà kêu rằng:
- Tôn Tử sư phụ, xin thầy dạy con theo chước nào đây?
Ký Vấn ta là đàn ông thời nay, láu cá, dẫu tuyệt vọng vẫn làm ra ta đây tràn trề hy vọng, chẳng đợi sư phụ mách bảo, định thực thi cái chước thứ băm bảy (nối vào băm sáu chước của Tôn Tử) là vừa làm ra chuồn, vừa làm ra ở để nghi binh cuộc đời. Bỗng cái ông lão ngoài tám mươi xóm Trại từ đâu hiện về. Vẫn túi đeo, nai nịt, huân chương đỏ ngực, vừa đi vừa hát câu muôn thuở: “Vì nhân dân quên mình”. Lão giơ tay chào và hỏi:
- Anh bao nhiêu rồi?
- Thưa cháu kém hai, đầy lục tuần ạ!
- Vậy anh đã học câu: Lão bảy mươi học lão bảy mốt chưa?
- Dạ, rồi ạ!
- Thế anh hãy ráng sống đi vài chục năm nữa để hiểu lớp bát tuần, cửu tuần chúng tôi nhé!
Nói rồi ông lão biến mất...
Binh Pháp Tôn Tử Binh Pháp Tôn Tử - Sưu Tầm