Sự khác biệt giữa cơ hội và khó khăn là gì? Là thái độ của chúng ta! Trong mỗi cơ hội có khó khăn, và trong mỗi khó khăn đều có cơ hội.

J. Sidlow Baxter

 
 
 
 
 
Tác giả: Lloyd Alexander
Thể loại: Tuổi Học Trò
Dịch giả: Lê Minh Đức
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Lê Huy Vũ
Số chương: 22
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 75 / 12
Cập nhật: 2020-06-12 14:05:37 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 18 - Vùng Đất Tự Do
ừ dòng sông Tiểu Avren, họ thong thả cưỡi ngựa hướng về phía đông, dừng lại bất cứ khi nào họ muốn, ngủ lại trên các bãi cỏ hoặc trú nhờ ở vô số các trang trại nằm dọc những thung lũng xanh tươi. Đây chính là Vùng đất Tự do, với những căn nhà tranh nằm rải rác thành những vòng tròn, viền quanh là các cánh đồng được cày xới và thảo nguyên. Taran thấy người dân Tự Do rất nhã nhặn và hiếu khách. Mặc dù cậu chỉ tự giới thiệu tên mình là Taran ười Lang Thang, người dân ở những thôn làng này vẫn tôn trọng sự riêng tư của cậu và không hỏi han gì về quê quán, địa vị, hay đích đến của cậu.
Taran và Gurgi đã cưỡi ngựa vào vùng ven của làng Cenarth, Taran gò cương ghìm Melynlas lại trước một túp lều dài, mái thấp, từ đó vang lên tiếng búa gõ lên đe. Bên trong, cậu gặp được người thợ rèn, một người đàn ông vạm vỡ đeo tạp dề da, với bộ râu lởm chởm đen nhánh và mớ tóc đen rậm cứng như rễ tre. Lông mày ông cháy sém cả, bụi bẩn và bồ hóng bám đầy mặt ông; tàn lửa tuôn như mưa xuống đôi vai trần của ông, nhưng ông có vẻ chẳng thèm đếm xỉa gì đến chúng, như thể chúng chỉ là một đàn đom đóm vậy. Với giọng hát vang vọng như tiếng đá gõ lên tấm khiên đồng, ông ngân nga một bài ca hòa âm với nhịp búa gõ, hát to đến nỗi Taran đoán là phổi của ông hẳn cũng bền dai chẳng khác nào cái ống bễ của ông. Trong khi Gurgi thận trọng lùi lại để tránh đám tàn lửa, Taran liền cất tiếng chào, lên giọng nhưng gần như không đủ to để át nổi tiếng ầm ĩ trong xưởng rèn.
“Thưa ông Thợ Rèn,” cậu nói, cúi đầu chào thật thấp khi rốt cuộc ông thợ rèn cũng nhìn thấy cậu và đặt cây búa xuống, “tên cháu là Taran Người Lang Thang và đang trên đường tìm học một nghề để tự kiếm sống. Cháu có biết một chút về nghề rèn của ông và mong ông sẽ dạy cho cháu biết thêm. Cháu không có vàng bạc để trả công cho ông, nhưng hãy giao cho cháu bất kỳ việc gì và cháu sẽ sẵn sàng làm ngay.”
“Đi đi!” Người thợ rèn quát. “Việc thì ta có nhiều lắm, nhưng không có thời gian để dạy cho kẻ khác.”
“Ông chỉ thiếu thời gian thôi ư?” Taran nói, tinh quái liếc nhìn ông thợ rèn. “Cháu đã nghe nói rằng chỉ có người nào là bậc thầy trong nghề của mình thì mới dạy được thôi.”
“Khoan đã!” Người thợ rèn gầm lên trong khi Taran định quay đi, và ông vồ lấy chiếc búa như thể định ném nó vào đầu Taran vậy. “Cậu nghi ngờ kỹ năng của ta ư? Ta đã từng đập bẹp vô số kẻ khác trên chiếc đe này vì những điều nhỏ nhặt hơn nhiều! Kỹ năng ư? Trên toàn Vùng đất Tự do này không ai có kỹ năng được như Hevydd Con Trai của Hiraw đâu!”
Nói đoạn ông chộp lấy chiếc kẹp, lôi một thanh sắt đỏ rực từ trong lò lửa đỏ rực ra, ném nó lên chiếc đe và bắt đầu đập búa lên nó nhanh đến nỗi Taran gần như không theo dõi nổi chuyển động của hai cánh tay lực lưỡng của Hevydd; và đột nhiên ở một đầu thanh sắt bỗng hiện ra một bông hoaáo gai, hoàn hảo trong mọi đường uốn lượn của từng chiếc lá, từng cánh hoa.
Taran ngắm nhìn nó vẻ kinh ngạc và thán phục. “Cháu chưa bao giờ thấy ai làm việc khéo léo đến thế.”
“Cậu cũng không thể thấy nó ở nơi nào khác được đâu,” Hevydd đáp, cố giấu một nụ cười kiêu hãnh. “Nhưng cậu định kể cho ta nghe chuyện gì thế? Cậu có biết nghề rèn ư? Không mấy người học được các bí quyết của nghề rèn đâu. Ngay cả ta cũng chưa biết được hết mọi bí quyết của nó.” Ông lắc lắc mái tóc lởm chởm của mình vẻ giận dữ. “Những bí quyết sâu kín nhất ư? Chúng nằm sâu trong lòng Annuvin, bị Arawn Chúa tể Tử địa lấy cắp. Chúng đã biến mất rồi. Vĩnh viễn biến mất trên toàn Prydain.
“Nhưng đây, hãy cầm lấy,” người thợ rèn ra lệnh, dúi chiếc kẹp và cái búa vào tay Taran. “Hãy đập cho thanh sắt này thật phẳng, và làm nhanh vào, trước khi nó nguội đi mất. Hãy cho ta thấy trong hai cái cẳng gà kia của cậu có chút sức lực nào không.”
Taran bước đến bên chiếc đe và như bác Coll đã dạy cậu trước kia, cố hết sức mình để gõ thẳng thanh sắt đang nhanh chóng nguội đi. Ông thợ rèn khoanh hai cánh tay khổng lồ của mình lại, chăm chú quan sát cậu một hồi lâu, rồi bật cười vang.
“Đủ rồi! Đủ rồi!” Hevydd kêu lên. “Cậu đã nói thật. Về bí quyết nhà nghề thì đúng là cậu chỉ biết chút ít thôi. Thế nhưng,” ông nói thêm, xoa xoa cằm bằng một ngón tay cái đầy sẹo, to gần bằng nắm đấm của một người thường, “thế nhưng, cậu lại có khả năng nắm bắt được nó.” Ông nhìn kỹ vào mặt Taran. “Cậu có đủ can đảm để đương đầu với khói lửa không? Để chiến đấu với sắt nóng mà chỉ có chiếc kẹp trong tay?”
“Xin hãy dạy cháu nghề rèn,” Taran đáp lại. “Ông không cần phải dạy cho cháu lòng can đảm đâu.”
“Nói cứng cỏi lắm!” Hevydd kêu lớn, vỗ mạnh lên vai Taran. “Ta sẽ tôi luyện cậu trong xưởng rèn của ta! Hãy tự chứng tỏ mình và ta thề sẽ biến cậu thành một thợ rèn lành nghề. Giờ thì, để bắt đầu...” Mắt ông chạm vào cái bao gươm rỗng không của Taran. “Có vẻ là trước kia cậu đã từng đeo một thanh gươm đấy nhỉ.”
“Đúng là trước kia cháu đã có một thanh gươm,” Taran trả lời. “Nhưngó đã bị mất lâu rồi, và giờ cháu đi lại mà không có vũ khí.”
“Nếu vậy thì cậu sẽ rèn một thanh gươm,” Hevydd ra lệnh. “Và khi rèn xong, hãy cho ta biết việc gì vất vả hơn: đập búa rèn sắt hay là đập đầu kẻ khác!”
Taran đã nhanh chóng tìm được câu trả lời cho câu hỏi này. Những ngày tiếp sau đó là những ngày vất vả nhất mà cậu từng trải qua. Mới đầu cậu tưởng ông thợ rèn sẽ giao cho cậu một trong những thanh sắt đã nằm sẵn trong lò luyện. Nhưng Hevydd không hề có ý định làm vậy.
“Cái gì, bắt đầu khi công việc đã làm xong nửa chừng ư?” Hevydd phì một tiếng. “Không, không, chàng trai của ta. Cậu sẽ rèn một thanh gươm từ đầu đến cuối.”
Thế là nhiệm vụ đầu tiên mà Hevydd giao cho Taran là đi thu nhặt củi đốt cho lò rèn, và từ bình minh tới chiều hôm Taran canh chừng ngọn lửa cho đến khi cậu thấy rằng cái lò là một con quái vật có cái miệng đầy lửa gầm thét, không bao giờ chịu no. Ngay cả khi ấy thì công việc cũng mới chỉ bắt đầu, bởi vì Hevydd nhanh chóng ra lệnh cho cậu xúc một đống đá khổng lồ đổ vào lò rồi nấu chảy những quặng kim loại có trong đá. Đến khi có được một thanh sắt thì mặt mũi và tay Taran đã cháy xém và nhọ nhem cả, và trên tay cậu nhiều vết phồng rộp hơn là da. Lưng cậu mỏi nhừ; hai tai cậu ong ong đầy những tiếng gõ đập và tiếng Hevydd hò hét ra lệnh, chỉ bảo. Gurgi đã xung phong nhận nhiệm vụ thổi bễ, không bao giờ nao núng ngay cả khi một đám tàn lửa bốc lên và bám vào bộ lông bù xù của nó, làm từng mảng bị cháy xém đi cho đến khi nom như thể một bầy chim đã kéo tới nhổ lông nó ra làm tổ vậy.
“Cuộc đời là một xưởng rèn!” Ông thợ rèn kêu lên, trong khi Taran, mồ hôi tuôn ròng ròng ướt trán, gõ liên hồi lên thanh sắt. “Đúng thế, là búa và đe nữa! Ta sẽ bị nung, bị nấu chảy, bị gõ đập, và chẳng ai biết được chuyện gì đang xảy ra với mình cả. Nhưng hãy can đảm chịu đựng đi! Kim loại chỉ vô giá trị cho đến khi nó được tôi luyện thành hình!”
Bất chấp sự mệt mỏi khiến cuối mỗi ngày cậu lại ngã gục một cách biết ơn vào cái ổ rơm trong gian nhà kho, tim Taran đập rộn ràng hơn và tinh thần cậu phấn chấn hơn khi từng chút từng chút một, thanh gươm thành hình trên chiếc đe. Cái búa nặng trĩu dường như nặng hơn mỗi khi cậu cầm nó lên; nhưng cuối cùng, với một tiếng kêu vui sướng, cậu ném nó xuống và giơ lên thanh gươm đã hoàn thành, được rèn đẹp đẽ và cân xứng, tỏa sáng lấp lánh trong ánh sáng của ò rèn.
“Một món vũ khí tuyệt đẹp, bác Thợ Rèn ạ!” Cậu kêu lên. “Đẹp như thanh gươm cũ của cháu vậy!”
“Thế nào, thế nào!” Hevydd quát lớn. “Cậu đã hoàn thành công việc của mình chóng đến thế sao? Cậu định phó mặc tính mạng của mình cho một lưỡi gươm chưa được thử thách à?” Ông vung cánh tay lực lưỡng chỉ về phía một phiến gỗ nằm ở góc lò rèn. “Hãy đập mạnh vào,” ông ra lệnh. “Cạnh cùn, cạnh sắc, và cả mũi gươm nữa.”
Một cách tự hào, Taran giơ cao thanh gươm lên và vung nó đập xuống phiến gỗ. Món vũ khí run rẩy trước sức mạnh của cú đánh, một tiếng “rắc” lớn vang lên làm chói tai cậu khi lưỡi gươm gãy vụn và các mảnh vỡ bắn đi tứ phía.
Taran kêu lên một tiếng kinh hoàng và suýt nữa thì phát khóc khi cậu trố mắt nhìn cái chuôi gươm gãy vẫn còn nắm chặt trong tay, như không tin nổi vào mắt mình nữa. Cậu tuyệt vọng quay sang Hevydd.
“Thế đấy!” Ông Thợ Rèn kêu lên, hoàn toàn không tỏ ra buồn phiền vì vẻ mặt đau khổ và rầu rĩ của Taran chút nào. “Cậu tưởng mới làm lần đầu tiên là đã được một thanh gươm tốt rồi hay sao?” Ông cười vang và lắc đầu.
“Vậy thì cháu phải làm gì bây giờ?” Taran kêu lên, hoảng sợ vì những lời của Hevydd.
“Làm ấy à?” Ông thợ rèn đáp lại. “Còn làm gì khác nữa ngoài bắt đầu lại từ đầu?”
Và thế là họ lại bắt đầu, nhưng lần này thì Taran không còn nhiều niềm hy vọng phấn khởi như trước nữa. Cậu lầm lì làm việc một cách bền bỉ, và chỉ càng chán nản hơn khi Hevydd ra lệnh cho cậu ném hai lưỡm gươm mới đi ngay cả khi chúng chưa được tôi xong, vì ông nói rằng chúng đã bị lỗi rồi. Mùi kim loại nóng chảy lúc nào cũng xộc vào lỗ mũi cậu và bám cả vào những thứ thức ăn mà cậu nuối vội nuốt vàng; những cuộn khói nghi ngút bốc lên từ cái máng nước lạnh để nhúng sắt nung vào khiến cậu nghẹt thở như thể cậu đang phải hít thở một màn sương mù nóng rực; những tiếng gõ đập ầm ĩ không ngừng làm đầu óc cậu mụ mị cả đi; cho đến khi cậu cảm thấy như chính mình, chứ không phải là lưỡi gươm, đang bị đập búa lên v
Lưỡi gươm cậu làm được sau đó đối với cậu nom thật xấu xí, méo mó và sứt sẹo, không hề có vẻ cân xứng đẹp đẽ như thanh gươm đầu tiên, và cả lưỡi gươm này nữa cậu cũng đã định ném đi, nếu như ông thợ rèn không ra lệnh cho cậu hoàn thành nó.
“Có thể rồi nó cũng sẽ ổn đấy,” Hevydd cả quyết nói với cậu, bất kể cái nhìn hoài nghi của Taran hướng về phía ông.
Một lần nữa Taran lại bước đến bên phiến gỗ và giơ thanh gươm lên. Cố hết sức mình để đập gãy món vũ khí xấu xí, cậu vận hết sức chém nó xuống. Lưỡi gươm rung lên như một quả chuông. Lần này thì chính phiến gỗ lại bị bửa ra làm đôi.
“Đó,” Hevydd khẽ nói. “Đúng là một thanh gươm đáng để mang theo mình.”
Rồi ông vỗ tay và nắm lấy cánh tay Taran. “Trong hai cái cẳng gà này của cậu rốt cuộc là cũng có sức lực đấy! Cậu đã chứng tỏ được chính mình cũng như đã chứng minh được sự bền chắc của thanh gươm. Hãy ở lại đây, chàng trai ạ, và ta sẽ dạy cho cậu tất cả những gì ta biết.”
Taran không nói gì một hồi lâu nhưng ngắm nhìn lưỡi gươm mới rèn không phải là không có phần tự hào. “Ông đã dạy được cho cháu rất nhiều rồi,” cuối cùng cậu nói với Hevydd, “mặc dù cháu đã bị mất điều mà cháu hy vọng mình sẽ giành được. Bởi vì cháu đã mong là cháu có thể trở thành một người thợ rèn gươm. Cháu đã học được rằng cháu không phải là một người thợ rèn.”
“Thế là thế nào!” Hevydd kêu lên. “Cậu có tư chất để trở thành một người thợ rèn tử tế, lành nghề chẳng kém người nào khác trên toàn Prydain này.”
“Chỉ nghĩ rằng điều đó có thể là sự thật cũng đủ khiến cháu vui rồi.” Taran trả lời. “Nhưng trong thâm tâm cháu biết rằng nghề nghiệp của ông không phải là dành cho cháu. Một điều gì khác đã thúc đẩy cháu rời khỏi dòng sông Tiểu Avren, và giờ nó lại đang thôi thúc cháu. Và cháu lại phải lên đường thôi, mặc dù cháu rất muốn ở lại.”
Ông thợ rèn gật đầu. “Cái tên của cậu hợp với cậu đấy, chàng trai Lang Thang ạ. Thế cũng được. Ta không đòi hỏi bất kỳ ai phải làm trái lại với những điều trái tim anh ta mong muốn. Hãy giữ lấy thanh gươm làm kỷ niệm cho tình bạn của chúng ta. Nó thuộc về cậu, một cách chính đáng hơn bất cứ thanh gươm nào khác, bởi vì chính cậu đã tự tay rèn nên nó.”
“Nó không phải là một món vũ khí sang trọng, và chính vì thế nó càng hợp với cháu hơn,” Taran cười, ngắm nhìn thanh gươm rèn vụng. “Cũng may là cháu không phải làm hơn chục thanh gươm khác trước khi rèn ra được nó.”
“May mắn ấy à?” Hevydd phì cười, trong khi Taran và Gurgi chuẩn bị từ biệt ông. “Không phải vậy đâu! Đó là nhờ vào lao động nhiều hơn là may mắn. Cuộc đời là một xưởng rèn, như ta đã nói đấy! Hãy dũng cảm đối mặt với những cú gõ đập; đừng sợ bị tôi luyện trong lò lửa; và cậu sẽ có thể đương đầu được với bất kỳ cái búa hay cái đe nào!”
.
Ông Thợ Rèn Hevydd đưa bàn tay đầy bồ hóng lên vẫy chào tạm biệt, hai người bạn lại lên đường, hướng về phía bắc dọc theo thung lũng màu mỡ của dòng Đại Avren. Sau một vài ngày đường dễ dàng qua những vùng thôn quê tươi đẹp, họ đến được bên rìa Làng Gwenith. Ở đó, một trận mưa rào bỗng trút xuống, và hai người lữ hành phải vội vàng phóng ngựa tới chỗ trú chân đầu tiên mà họ tìm được.
Đó là một đám nhà kho, chuồng ngựa, chuồng gà và vựa lúa, nom thì như nằm rải rác lộn xộn khắp mọi hướng, nhưng khi Taran xuống ngựa và vội vàng chạy tới túp lều tranh lọt giữa cái mê cung nhà cửa ấy, cậu nhận thấy rằng tất cả đều được nối liền với nhau bởi những hành lang có mái che hoặc các lối đi lát đá, và cho dù cậu có đi theo lối nào thì nó cũng dẫn cậu đến một ô cửa, cửa bật mở gần như trước khi cậu kịp đưa tay lên gõ.
“Vào đi, và xin vui mừng đón chào các vị!” Một giọng nói vang lên, nghe như tiếng cành khô kêu lắc rắc trong lò lửa vậy.
Trong khi Gurgi vội vã chạy vào trong nhà để tránh cơn mưa như trút nước, Taran trông thấy một bà cụ lưng còng khoác chiếc áo màu xám đang ra hiệu cho cậu tới bên bếp lửa. Mái tóc của bà bạc trắng như búp len ở con quay lủng lẳng trên đầu sợi dây bện đeo trên thắt lưng của bà. Bên dưới chiếc áo choàng ngắn, hai cẳng chân xương xẩu nhìn gầy guộc và cứng rắn chẳng khác nào hai con suốt. Mặt bà đầy nếp nhăn; má bà đã khô héo cả; nhưng bất kể tuổi tác của mình, bà không có yếu ớt chút nào, như thể thời gian chỉ làm bà thêm cứng cỏi và dẻo dai mà thôi; còn cặp mắt xám của bà sáng rỡ và sắc sảo như một đôi kim khâu mới vậy.
“Ta là Dwyvach Thợ Dệt,” bà trả lời, khi Taran lịch sự cúi đầu chào và cho bà biết tên mình. “Taran Người Lang Thang à?” Bà nhắc lại với một nụ cười giễu cợt. “Nhìn vẻ bề ngoài của cháu thì ta phải công nhận, quả là cháu đã lang thang khá nhiều đấy. Nhiều hơn hẳn việc tắm rửa. Và điều đó thì rõ ràng như những sợi dọc và sợi ngang trên khung cửi của ta ấy!”
“Đúng, đúng thế!” Gurgi kêu lên. “Hãy nhìn những cái khung cửi mà xem! Hãy nhìn những guồng tơ và cuộn chỉ mà xem! Có nhiều quá đến nỗi cái đầu yếu ớt và khốn khổ của Gurgi quay tít cả lên!”
Taran đến lúc này mới nhận thấy cái khung cửi cao đứng ở một góc nhà như cây đàn hạc khổng lồ với hàng ngàn sợi dây đàn. Quanh đó chất đống những ống chỉ đủ màu; từ trên xà nhà lủng lẳng rủ xuống các cuộn sợi vải, các nùi len và sợi lanh; trên tường treo các vuông vải đã được dệt xong, một số có màu sắc rực rỡ và hoa văn đơn giản, một số khác được dệt tinh xảo hơn và có hoa văn phức tạp hơn. Taran kinh ngạc nhắm nhìn những tấm vải đủ màu đủ kiểu như vô tận, rồi quay sang bà thợ dệt của làng Gwenith.
“Những thứ này đòi hỏi một tay nghề khéo léo hơn bất kỳ cái gì cháu đã từng được biết,” cậu thán phục nói. “Sao bà có thể làm ra được những thứ như vậy ạ?”
“Làm thế nào ấy à?” Bà thợ dệt bật cười. “Để kể cho hết thì ta không có đủ hơi để nói, mà tai cháu nghe cũng chẳng đủ. Nhưng nếu nhìn cho kỹ thì cháu sẽ thấy.”
Nói đoạn, bà tập tễnh đi đến bên khung cửi, trèo lên chiếc ghế dài đặt phía trước, và với vẻ mạnh mẽ lạ thường, bắt đầu thoăn thoắt đưa con thoi qua lại, cùng lúc đó dận chân lên bàn đạp bên dưới mà hầu như không dừng lại để ngó qua công trình của mình. Cuối cùng bà cũng ngừng tay, nghiêng đầu nhìn Taran chăm chú bằng cặp mắt xám sắc sảo của mình và nói, “Nó được làm như thế đấy, chàng trai Lang Thang ạ, cũng như tất cả mọi thứ thôi, mỗi loại được làm theo cách riêng của mình, từng sợi, từng sợi một.”
Nỗi kinh ngạc của Taran càng tăng thêm. “Cháu rất mong muốn được học nghề này,” cậu hăm hở nói. “Nghề rèn không phải là dành cho cháu cháu hợp với nghề dệt hơn chăng? Cháu xin bà, hãy dạy nghề cho cháu.”
“Ta sẽ làm vậy, bởi vì cháu đã hỏi xin,” Dwyvach trả lời. “Nhưng hãy nhớ đây: chiêm ngưỡng một mảnh vải đẹp là một chuyện, nhưng tự mình ngồi lên khung cửi để dệt nên tấm vải ấy lại là một chuyện khác hẳn.”
“Cháu xin tạ ơn bà,” Taran kêu lên. “Cháu không ngại phải làm lụng trên khung cửi của bà đâu. Với ông Thợ Rèn Hevydd, cháu đã không ngại sắt nung nóng rực hay ngọn lửa trong bễ của ông ấy, và con thoi của thợ dệt chắc chắn là nhẹ nhàng hơn chiếc búa thợ rèn nhiều.”
“Cháu nghĩ vậy sao?” Dwyvach hỏi, với một tiếng cười khô khan nghe như tiếng kim đan chạm vào nhau lách cách. “Nếu vậy thì cháu nên dệt cái gì để bắt đầu đây nhỉ?” Bà nói tiếp, chăm chú nhìn cậu. “Cháu tự gọi mình là Taran Người Lang Thang ư? Taran Áo Rách thì đúng hơn! Cháu có muốn tự dệt cho mình một chiếc áo choàng mới không? Như thế thì cháu sẽ làm được một cái gì đó để khoác lên người, và ta sẽ xem trong những ngón tay kia của cháu có chút khéo léo nào không.”
Taran liền bằng lòng ngay; nhưng này hôm sau, thay vì dạy cậu cách dệt vải, Dwyvach lại dẫn hai người bạn đến một trong vô số các gian buồng của bà, mà Taran thấy là nó chứa hàng đống len đầy đến nỗi nhìn như sắp nứt tung.
“Hãy gỡ hết những cái gai, hãy chải mượt hết các nút rối ra,” bà thợ dệt ra lệnh. “Chải nó, chuốt nó - nhưng hãy làm cho cẩn thận đấy nhé, chàng trai Lang Thang ạ, nếu không thì khi dệt xong áo cháu sẽ thấy như nó được làm bằng gai quả kế chứ không phải là len!”
Khối lượng công việc khổng lồ đang chờ trước mặt khiến Taran tuyệt vọng không biết liệu cậu có bao giờ làm xong được không, nhưng cậu và Gurgi vẫn bắt tay vào nhiệm vụ khó nhọc ấy, và chính Dwyvach cũng giúp một tay. Taran nhanh chóng nhận ra rằng bà thợ dệt già lão không chỉ có cái lưỡi chanh chua mà còn có cả con mắt sắc sảo nữa. Không gì có thể lọt khỏi mắt bà; bà nhìn thấy từng nút rối, từng vết bẩn, từng chỗ lồi nhỏ nhất, và bắt Taran phải chú ý tới chúng bằng cách gõ mạnh lên tay cậu bằng con quay của bà. Nhưng điều khiến Taran đau hơn cả cú đánh của con quay kia là khi cậu thấy rằng Dwyvach, bất kể tuổi tác, vẫn có thể làm việc nhanh hơn, lâu hơn và cần mẫn hơn cậu nhiều. Cuối mỗi ngày mắt Taran mờ cả đi, những ngón tay của cậu trầy da rớm máu, và đầu cậu mệt mỏi gục xuống; thế nhưng bà thợ dệt vẫn lanh lợi và nhanh nh ngày hôm ấy chưa bắt đầu vậy.
Tuy thế, cuối cùng thì công việc cũng được hoàn thành. Nhưng giờ thì Dwyvach lại bắt cậu ngồi xuống trước một cái xa quay sợi khổng lồ. “Thứ len mịn nhất cũng chỉ là vô dụng cho đến khi nó được xe thành sợi,” bà thợ dệt bảo cậu. “Vì thế tốt hơn cả là cháu cũng phải bắt đầu học xe sợi đi thôi.”
“Nhưng xe sợi là công việc của phụ nữ mà!” Gurgi phản đối. “Không, không, việc xe sợi không thích hợp với những người thợ dệt can đảm và khéo léo!”
“Thật thế à!” Dwyvach phì một tiếng. “Nếu thế thì hãy ngồi xuống và học cách xe sợi đi. Ta đã nghe nhiều người đàn ông ca cẩm vì phải làm việc của phụ nữ, và nhiều người phụ nữ ca cẩm vì phải làm việc của đàn ông,” bà nói thêm, giơ ngón cái và ngón trỏ gầy gò của mình lên xách lấy tai Gurgi và kéo nó đến bên một cái ghế đẩu cạnh Taran, “nhưng ta chưa từng bao giờ nghe công việc ca cẩm về chuyện được ai thực hiện miễn là nó được hoàn thành!”
Và thế là, dưới cặp mắt chăm chú của Dwyvach, Taran và Gurgi xe sợi và đánh đầy vào các ống suốt trong mấy ngày tiếp theo. Sau khi bị chỉnh bởi những lời của Dwyvach, Gurgi bèn cố hết sức mình để giúp đỡ, mặc dù cứ chốc chốc con vật vụng về lại làm vướng chính bộ lông của mình vào những sợi len. Sau đó, Dwyvach dẫn hai người bạn đến một nhà kho nơi hàng nồi phẩm nhuộm đang sôi sùng sục trên một bếp lửa. Ở đây thì Taran cũng chẳng làm việc khá khẩm hơn Gurgi là bao, bởi vì khi những cuộn sợi cuối cùng cũng được nhuộm xong thì cậu bị phẩm bắn từ đầu đến chân, còn Gurgi thì nom tựa như một chiếc cầu vồng vừa bất thình lình mọc lông ra vậy.
Chỉ đến khi những việc lặt vặt này đã được hoàn thành vừa ý Dwyvach rồi, thì bà mới dẫn Taran đến một buồng dệt; và khi vừa bước vào buồng tim Taran trĩu xuống, bởi vì chiếc khung cửi đang nằm đó trơ trụi và trống trơn chẳng khác nào một cái cây không có lá.
“Thế nào?” Bà thợ dệt bật cười khi Taran quay sang nhìn bà vẻ rầu rĩ. “Phải mắc sợi lên khung cửi chứ. Chẳng phải ta đã nói với cháu rồi đấy ư: tất cả mọi việc phải được làm từng bước, từng bước một, như tấm vải được dệt từng sợi, từng sợi một ấy?”
“Ông Thợ Rèn Hevydd nói với cháu rằng cuộc đời là một xưởng rèn,” Taran thở dài, trong khi cậu cố thử tính những sợi chỉ nhiều không đếm xuể cần phải mắc lên, “và cháu nghĩ là cháu sẽ được tôi luyện trước khi dệt xong chiếc áo choàng của mình.”
“Cuộc đời là một xưởng rèn ấy à?” Bà thợ dệt nhắc lại. “Là một cái khung cửi thì đúng hơn, nơi những số phận đan cài vào nhau; và kẻ nào khôn ngoan thì sẽ học được cách nhìn ra những hoa văn mà chúng tạo thành. Nhưng nếu cháu muốn có một cái áo choàng mới thì hãy làm việc chăm chỉ hơn và nói chuyện ít thôi. Hay là cháu mong một bầy nhện sẽ kéo đến và dệt áo giúp cháu đấy?”
Ngay cả sau khi đã quyết định mẫu hoa văn và mắc sợi lên khung cửi rồi, Taran vẫn chỉ thấy một đống sợi rối tinh rối mù, không hi vọng dệt thành cái gì được. Tấm vải dệt rất chậm, và đến cuối một ngày dài đằng đẵng, cậu chỉ có được một khổ vải rộng bằng bàn tay để làm bằng chứng cho mọi công sức khó nhọc của mình.
“Cháu đã nghĩ rằng con thoi của người thợ dệt là nhẹ nhàng ư?” Taran thở dài. “Giờ cháu thấy nó còn nặng nề hơn cả kìm, kẹp và đe dồn vào với nhau nữa!”
“Không phải là con thoi làm cháu thấy công việc nặng nề đâu,” Dwyvach đáp lại, “mà là vì cháu thiếu kỹ năng, và cái gánh nặng ấy thì, chàng trai Lang Thang ạ, chỉ có một thứ duy nhất mới nhấc nổi nó đi mà thôi.”
“Đó là bí quyết gì vậy ạ?” Taran kêu lên. “Xin bà hãy dạy cho cháu ngay bây giờ, nếu không thì cháu sẽ không bao giờ dệt xong cái áo choàng của mình mất.”
Nhưng Dwyvach chỉ mỉm cười. “Đó là lòng kiên nhẫn, chàng trai Lang Thang ạ. Còn về chuyện dạy dỗ thì ta không thể làm được. Nó vừa là điều đầu tiên, cũng là điều cuối cùng mà cháu phải tự học lấy thôi.”
Taran ủ rũ quay lại làm việc, tin chắc rằng cậu sẽ già cốc đế như Dwyvach trước khi kịp dệt xong tấm áo. Tuy nhiên, khi bàn tay cậu dần dần quen hơn với công việc ấy, con thoi bắt đầu đưa qua đưa lại nhanh nhẹn như một con cá luồn lách giữa đám lau sậy, và tấm vải nhanh chóng hiện ra trên khung cửi; nhưng mặc dù Dwyvach tỏ ra khá hài lòng với sự tiến bộ của cậu, Taran ngạc nhiên thấy chính mình lại không vui.
“Mẫu hoa văn này,” cậu nhíu mày lẩm bẩm. “Nó...cháu không biết, nhưng không hiểu sao cháu không th nó.”
“Nào, nào, anh chàng Lang Thang,” Dwyvach trả lời, “nào có ai kề gươm vào cổ cháu đâu kia chứ; cháu hoàn toàn tự do chọn lựa mẫu hoa văn cho cái áo của mình mà.”
“Quả là như vậy,” Taran thừa nhận. “Nhưng giờ khi cháu ngắm kĩ nó hơn thì cháu lại muốn chọn một mẫu hoa văn khác.”
“À, à,” Dwyvach nói, với tiếng cười khô khan của mình, “trong trường hợp đó thì cháu chỉ có thể làm một trong hai điều thôi. Hoặc là dệt cho xong một chiếc áo mà cháu không muốn mặc, hoặc là tháo nó ra và làm lại từ đầu. Bởi vì cái khung cửi chỉ dệt ra được mẫu hoa văn nào đã định sẵn mà thôi.”
Taran ngắm nhìn công trình của mình một hồi lâu. Cuối cùng cậu hít một hơi dài, thở hắt ra, và lắc đầu. “Thôi đành vậy. Cháu sẽ làm lại từ đầu.”
Suốt mấy ngày sau đó cậu chán nản gỡ tấm vải ra và lại mắc sợi lên khung cửi một lần nữa. Nhưng sau khi chiếc khung cửi đã sẵn sàng và cậu lại bắt đầu dệt, cậu sung sướng thấy rằng tấm vải thành hình nhanh hơn bao giờ hết, và tinh thần cậu trở nên phấn chấn hơn khi phát hiện ra kỹ năng mới này của mình. Khi chiếc áo choàng cuối cùng cũng được dệt xong, cậu kiêu hãnh giơ nó lên.
“Cái này đẹp hơn cái áo cũ của cháu nhiều,” cậu reo lên. “Nhưng cháu nghĩ là cháu không bao giờ còn có thể mặc bất kỳ cái áo nào mà không nghĩ tới từng sợi chỉ đã dệt ra nó nữa!”
Gurgi hân hoan la lên và Dwyvach gật gù vẻ khen ngợi.
“Dệt đẹp lắm,” bà nói. Vẻ mặt bà đã mất đi phần lớn vẻ giễu cợt trước kia và bà nhìn Taran một cách âu yếm, nom như sắp sửa mỉm cười vậy. “Cháu có những ngón tay khéo léo đấy, chàng trai Lang Thang ạ,” bà nói, vẻ dịu dàng khác hẳn thường ngày. “Đủ khéo léo để biến cháu thành một trong những người thợ dệt lành nghề nhất Prydain này. Và nếu con quay của ta và bàn tay của cháu đụng nhau hơi nhiều thì đó là vì ta nghĩ cháu đáng bị quở trách. Nếu cháu muốn thì hãy ở lại nhà ta, làm việc trên khung cửi của ta, và ta sẽ dạy cháu tất cả những gì ta biết.”
Taran không trả lời ngay, và trong khi cậu còn đang ngần ngừà thợ dệt lại mỉm cười và nói tiếp.
“Ta biết trong lòng cháu đang nghĩ gì, chàng trai Lang Thang ạ,” bà nói. “Một chàng trai trẻ thì không bao giờ chịu ở nguyên một chỗ, và một cô gái trẻ cũng vậy - tuổi tác của ta chưa cao đến nỗi ta đã quên hết đâu. Khuôn mặt của cháu cho ta biết rằng cháu không muốn ở lại làng Gwenith này.”
Taran gật đầu. “Cháu muốn trở thành một người thợ rèn bao nhiêu thì cháu cũng mong được trở thành một người thợ dệt bấy nhiêu. Nhưng bà đã nói đúng. Đây không phải là con đường mà cháu sẽ đi theo.”
“Nếu vậy thì chúng ta phải từ biệt thôi,” bà thợ dệt trả lời. “Nhưng hãy nhớ đấy,” bà nói thêm, với giọng lưỡi sắc sảo quen thuộc của mình, ”nếu cuộc đời là một khung cửi, thì những hoa văn mà cháu dệt nên sẽ không dễ bị tháo bỏ đâu.”
.
Taran và Gurgi lại lên đường, vẫn đi về hướng bắc, và chẳng mấy chốc Làng Gwenith đã nằm lại phía sau họ. Mặc dù Taran đã có tấm áo choàng mới khoác trên vai và thanh gươm mới đeo bên sườn, niềm vui thích của cậu nhanh chóng nhường chỗ cho một nỗi băn khoăn. Những lời của Dwyvach vẫn vang vọng mãi trong đầu cậu, và ý nghĩ của cậu quay về một cái khung cửi khác ở vùng Đầm Lầy Morva xa xôi.
“Thế còn Orddu thì sao?” Cậu nói. “Liệu có phải bà ta đã không dùng sợi vải thường để dệt chăng? Con chim cổ đỏ đã tự đào lấy giun rồi đây. Nhưng liệu có phải là ta đã tự lựa chọn lấy mẫu hoa văn cho mình, hay ta chỉ là một sợi chỉ khác trên khung cửi của bà ta, không hơn không kém? Nếu đúng vậy thì ta e rằng ta chỉ là một sợi chỉ chẳng có ích lợi gì nhiều lắm. Dù sao thì,” cậu nói thêm, với một nụ cười rầu rầu, “nó cũng là một sợi chỉ dài và rối rắm.”
Nhưng những ý nghĩ phiền muộn ấy nhanh chóng rời khỏi tâm trí cậu một vài ngày sau đó, khi Melynlas đưa cậu lên một đỉnh đồi và cậu nhìn thấy một khu Làng đẹp nhất mà cậu từng thấy. Một rặng linh sam và độc cần cao lớn viền quanh những cánh đồng rộng mênh mông được cày xới cẩn thận, xanh tươi và màu mỡ. Những căn nhà lợp mái tranh, tường quét vôi trắng lốp tỏa sáng dưới những tia nắng. Không khí ở đây đối với cậu dường như cũng khác biệt, mát dịu và thoang thoảng mùi lá thông hăng hắc. Tim cậu đập nhanh hơn trong khi cậu ngắm nhìn nơi ấy, và một cảm giác phấn khích kỳ lạ trào l trong lòng cậu.
Gurgi đã thúc ngựa đi tới bên cậu. “Cậu chủ nhân từ ơi, chúng ta dừng lại đây được không?”
“Được,” Taran khẽ nói, mắt cậu không rời những cánh đồng và những căn nhà. “Được, chúng ta sẽ nghỉ lại đây.”
Cậu thúc Melynlas đi xuống dốc, cùng với Gurgi hăm hở đi nước kiệu theo sau. Sau khi lội qua một dòng suối nông, Taran gò cương ghìm ngựa lại trước một ông già tráng kiện đang hì hụi đào đất bên mép nước. Bên cạnh ông là một cặp thùng gỗ đặt trên đòn gánh, và ông đang cẩn thận xúc từng xẻng đất màu nâu nhạt đổ vào đó. Mái tóc và bộ râu màu xám sắt của ông được tỉa ngắn; và bất kể tuổi tác, hai cánh tay ông nom cũng lực lưỡng không kém gì tay ông Thợ Rèn Hevydd.
“Xin chào ông, người đào đất,” Taran cất tiếng gọi. “Nơi này tên gọi là gì ạ?”
Ông già quay lại, giơ tay lên quệt mồ hôi trên vầng trán nhăn nheo, và nhìn Taran bằng cặp mắt xanh tinh tường. “Dòng nước mà con ngựa của cậu đang dẫm vào - và cũng xin nói luôn là nó đang làm nước ngầu bùn lên đấy - là Suối Fernbrake. Còn ngôi làng ư? Đây là Làng Merin.”
Biên Niên Sử Xứ Prydain Tập 4 - Taran Người Lang Thang Biên Niên Sử Xứ Prydain Tập 4 - Taran Người Lang Thang - Lloyd Alexander Biên Niên Sử Xứ Prydain Tập 4 - Taran Người Lang Thang