We are too civil to books. For a few golden sentences we will turn over and actually read a volume of four or five hundred pages.

Ralph Waldo Emerson

 
 
 
 
 
Tác giả: Sưu Tầm
Thể loại: Truyện Ngắn
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 886 / 2
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
hải mất hai tuần lễ đi về ra vô cửa cái cao ốc sừng sững như vách đá này, tôi mới có dịp dừng lại ở thềm nền. Có mất cặp mắt nhìn tôi không buồn cũng không vui nhưng có vẻ ngại ngùng. Cặp mắt nhìn tôi không buồn cũng không vui nhưng có vẻ ngại ngùng. Cặp mắt đầy gân đỏ của người sửa xe đạp lề đường nổi bật lên gương mặt bóng mồ hôi và nham nhở dầu mỡ. Cặp mắt tròn ngây thơ của cháu bé hình như là con của người thợ đó. Và cặp mắt sớm mệt mỏi có hàng mi cong đã qua nhiều săm soi trao chuốt của cô bán mía thành phố. Có một lần tôi muốn làm quen, nhưng đang lưỡng lự thì có một bà già ngồi đâu đó mở cửa, sẵn đà tôi bước luôn vô nhà. Hình như có cái gì buồn buồn, hối hận xâm chiếm lấy tôi về việc có một người mở cửa để mình vô, nhất là khi tôi chợt nhớ tới một người tài xế vừa ngừng xe đã vội chạy vòng qua đầu xe mở cửa cho "ông chủ". Cái mở cửa của bà già có cái gì giống như người tài xế nọ? Tôi khép cửa kiếng lại, mọi âm thanh ồn tạp câm nín. Lớp kiếng cửa khép kín như tấm vách ngăn đôi cuộc đời của hai thế giới riêng của những người đang thả sức lập nên những tổ ấm và những thế giới bên ngoài hãy còn đầy rẫy những ưu phiền.
Điều đó làm tôi nảy ra ý nghĩ rằng, lần này tôi không đi thẳng vô thang máy, mà ngồi lại chiếc ghế dựa dán mắt vào tấm kiếng nhìn ra. Bà lão ban nãy kê miếng cây ngồi dưới tầm mắt tôi đang nhìn mông lung ra đường, nhìn vào những chai xăng - như những vị cứu tinh giúp bà kiếm sống - xếp hàng để cạnh lề, bất chợt bà quay mặt vào trong nhà nhìn ngay tôi. Đôi mắt bà lờ đờ, đuôi mắt nhăn nheo, mày rụng gần hết, trên gương mặt đầy nếp nhăng như dấu thủy triều xưa cũ trên những phiến đá vôi. Tôi có cảm giác đôi mắt ấy tò mò nhìn sâu vào căn nhà kín đáo, nhìn sâu vào tôi trách móc. Và bỗng nhiên tôi giật mình hốt hoảng. Tôi lùi lại không kềm chế nữa. Tôi la lên: "Bà ơi, bà nhìn gì dữ vậy?". Không có tiếng trả lời, cũng không có vẻ gì tỏ ra bà nghe tôi nói cả. Tôi sực nhớ ra cấu tạo của mặt kiếng này chỉ giúp người ta nhìn ra, người nhìn vô không thấy được gì ở bên trong.
Một hôm, báo chí đăng dồn dập tin tức sẽ dẹp các nơi bán xăng chợ đen, tôi mới trực nhớ đến bà lão. Tôi không chỉ nhớ đôi mắt mà nhớ cả dáng điệu lụm cụm, từ tốn của bà với anh em chúng tôi mà bà chỉ biết chung chung là bộ đội. Cử chỉ nhún nhường của bà khiến cho tôi có cảm vừa đau xót. Cảm thông vì bà đã già lại mắc vào cái nghề chợ đen, chợ đúa để kiếm sống và đau xót vì sự khúm núm của bà với chúng tôi, nhất là khi tôi về, bà hay giúp mở cửa. Không biết bà có coi chúng tôi là những người chủ như chủ cũ của ngôi nhà này không? Chao ôi! Chủ của cái cao ốc đồ sộ này là một triệu phú. Cuộc đời ông, từ lúc phát tài đã như một lãnh chúa. Tòa cao ốc 5 tầng thì có tới 3 tầng dành làm nơi ăn chơi. Vợ con trong nhà,ai cũng có hàng tủ hình ảnh và phim quay ghi lại chi li từ cái ăn ngủ chơi bời. Nói cung, vì thừa tiền người ta tạo cớ để mà chụp mà quay... bằng cách nheo mắt méo mồm, lè lưỡi... Đó, những người chủ cũ mà bà đã biết. Còn bà, chắc chắn rằng bà không tưởng tượng nổi người nghèo như bà cũng có thể là chủ của cao ốc này? Mỗi lần tôi vào trong, bà khép cửa lại, yên phận: bên trong ấy là những chủ mới, còn bà là phía bên ngoài, phía lề đường.
Bữa đó tôi về, chủ tâm dừng lại trước cửa. Dừng lại để làm gì, tôi không rõ. Thấy bóng dáng tôi trên xe bước xuống, bà lẹ làng cầm lấy ổ khóa. Tôi cũng lẹ làng không kém giữ tay bà lại. Bàn tay bà khô cứng như một nhánh cây khô. Tôi cứ giữ yên tay bà trong tay tôi, nhìn vào mắt bà. Tôi nói: "Mai mốt cháu về, bà cứ để thây kệ cháu". Bà lão nhanh nhẹn nói lảng sang chuyện khác như không để ý đến câu nói của tôi. "Hôm nay sao anh về sớm vậy?". Tôi lại ngạc nhiên: "Sao bà lại kêu cháu bằng anh?". Bà cười từ tốn: "Ngoài Bắc người lớn vẫn gọi em, cháu bằng anh kia mà!". Hóa ra bà ấy cứ tưởng tôi là người Bắc. Tôi không cần thanh minh vì Bắc Nam cũng là bộ đội, bà đã hiểu chúng tôi như vậy là đủ rồi. Tôi chỉ sợ bà "đóng cửa kiếng lại" để tách chúng tôi và bà ra, như trước kia giữa bà và người tư sản mại bản chủ nhà này. Từ từ buông tay bà ra tôi hỏi: "Bà có nghe tin cấm bán xăng không?". Tôi tưởng bà ngạc nhiên lắm nhưng bà ấy vẫn từ tốn đáp lại: "Cám ơn anh, ở khóm cũng có kêu loa hồi hôm". Lại đến phiên tôi ngạc nhiên: "Vậy nếu không bán xăng nữa thì bà làm sao kiếm sống?" Bà chậm rãi nói và cũng chậm rãi cười: "Nghe chính phủ có giúp gạo muối đi về quê lập nghiệp, tôi cũng định xin đi đó anh à"...
Dường như ý nghĩ của bà còn nhiều bí ẩn chưa tiện nói ra... Tôi vào nhà, không khép cửa đứng nhìn ra những chai xăng. Báo vẽ tranh phê phán việc bán xăng lậu với dòng chữ "xăng nguyên chất 100%" bên cạnh một người pha xăng với dầu lửa. Bà có làm như vậy không? Một người khách dừng xe lại, bà đon đả cầm chai xăng mời mọc. Khách hất hàm hỏi: "Xăng thiệt, giả?". Bà nói luôn: "Xăng trắng đây thầy, xăng trắng đây!". Bà lấy xăng trắng ở đâu ra? Bà bán được hai lít, bán lời một lít xăng mua được một lon gạo. Nhưng thường chỉ bán được ba lít, xăng mắc quá xe cộ cũng bớt chạy. Trời nắng chang chang, bà kéo miếng cây làm ghế kê sát vào tường đụt nắng. Tôi đẩy chiếc ghế mây từ trong nhà ra cho bà. Bà đã mệt mỏi lắm, không từ chối nữa. Bà khép nép ngồi xuống, dựa nhẹ lưng, xương sống giãn lắc rắc khô khan. Bà nhìn tôi như để cảm ơn rồi thở ra: "Không nói dấu gì anh tôi lâu nay không sống bằng nghề này, may đâu khi bộ đội về, xăng khan hiếm, có người biểu tôi đứng bán giúp họ, họ trả cũng đủ sống. Họ tử tế quá, với lại mình cũng cần kiếm sống, nên tôi nhận lời. Bây giờ, còn ít xăng tôi ráng bán đến ngày hai mươi cho hết. Qua ngày hai mươi mốt chính phủ bán xăng cung cấp, có giá đàng hoàng, mình bán chợ đen coi không đặng. Ngặt có hai thằng cháu mồ côi, mẹ nó chết vì nghèo đói, bệnh tật, cha chúng thì đi học cải tạo chưa về, nó ghiền ma túy chỉ sống như cái xác không hồn".
Bà nói chậm rãi, thái độ quen chấp nhận tỏ ra không thù hằn, tức giận, cũng không than van phiền trách. Bà lấy gói cơm nguội ra nhai với cá khô bạc má... Bà nhai tự nhiên như là ăn trầu, xỉa thuốc vậy.
Trời chuyển mưa, và cơn mưa đột ngột ập xuống. Cả dãy hành lang ướt đẫm nước mưa. Mọi người buôn bán đều nép sát chân tường, lấy vải nhựa quấn kín. Bà già với tay đóng cửa kiếng lại không cho mưa tạt vô nhà. Bà thu mình trong chiếc ghế mây kê nép sát tường, đầu hơi tựa vào thành ghế và ngủ thiếp.
Mấy bữa sau tôi quyết định đi tìm bí ẩn dấu kín của bà. Tôi phải đi lén theo chân bà. Mỗi lần bà ngó ngoái tôi lại phải lẫn tránh. Cuối cùng tôi đi sâu vào trong hẻm. Cũng là lần đầu tiên tôi vào ngõ hẻm sâu hun hút này. Con đường đi tráng xi măng cũng là con đường thoát nước. Mùi tanh tưởi bốc ra từ dòng nước tái xanh ấy. Con đường không có ánh sáng và bóng cây. Chỉ có căn phố tối om om hoặc nhợt nhạt ánh đèn nêông giữa ban ngày, nhiều trẻ em xanh xao, khẳng khiu như bóng đen cây cột điện. Con trai tóc dài cũng ở đây, lấp ló trong cái hẻm nhỏ rộng vừa một người đi. Một cảm giác rờn rợn chạy dọc xương sống tôi: ở đây có vẻ bí mật đến đáng sợ.
Theo bà lão quanh qua quẹo lại mấy con đường càng ngày càng ngập nước và hôi hám. Đến một đoạn nữa người ta bắc những tấm ván làm cầu. Rồi cuối cùng tôi đến một xóm nhà không thể gọi gì khác hơn là: "ổ chuột". Những cây chống xiêu vẹo đỡ không nổi cả một đống "ổ chuột" ken dày, chen lấn xô đẩy nhau trên dòng sông Thị Nghè nước đen như màu mực. Không ngờ, giữa trung tâm thành phố con người "văn minh" bao nhiêu thì ở đây cuộc sống thấp kém bấy nhiêu, gần như đã lùi về thời trung cổ. Không có điện, nước, những bộ xương chưa khô này đã sống ra sao với vũng nước ô nhiễm cực kỳ dơ bẩn kia?
Tôi lần từng bước, cố bám theo bóng dáng bà lão. Buổi chiều, cái nắng xiên khoai soi qua kẽ hở của những mảnh giấy thùng sữa, những tấm thiếc sét rỉ màu đen sì, những tấm bao bố rách che cửa, che nắng làm phơi bày ra nhiều sự thật đau lòng. Lũ trẻ lóc nhóc bò lê sàn, đứa tong teo như con chàng hiu, đứa bụng to như bụng ễnh ương, nhiều cặp mắt trẻ con thau láu như mắt cú ló ra từ một lỗ chiếu rách. Vài đứa trẻ bộ xương khô đét không cất cái đầu to đầy bướu như đầu một con trâu nghé. Hai ống chân xanh dờn của ai thò ra ngay lối đi như người đã chết...
Một nhóm "trẻ" tóc dài tua tủa xuống tận vai đang nằm sóng soài, mắt lim dim, nước dãi thò ra khóe miệng. Chúng đã say ma túy đang thả hồn phiêu diêu. Mấy cái ống chích còn còn vương vãi dưới chân. Một đứa đang trong cao điểm ghiền nói làm xàm, bò lê cái nhìn ghẻ chóc, càu nhàu, gầm gừ, như một con chó dại.
Vẫn chưa phải là tận cùng của địa ngục, tôi đến kịp khi bà vừa chui vào một ống cống xi măng nằm tênh hênh mí bờ sông và sàn nhà. Trời sẫm tối, trong ống cống leo két một ngọn đèn dầu chao nghiêng trước gió. Ngoài bà lão ra, một chú mèo mun ốm tong teo đang uể oải vươn vai đón chủ về. Ba tấm sạp tre kê khít nhau vừa đủ ba người nằm co quắp, tôi đoán thế song không thấy hai người kia đâu...
Bà lão đã thấy tôi khi quay ra. Bà hơi lúng túng nhưng lấy lại được giọng từ tốn như cũ:
- à anh vô tới tận đây sao? Anh ngồi chơi
Tôi khom ngồi bên mép cống, ngay đầu tấm vạt tre. Bà lão tủm tỉm cười vệ sự có mặt đột ngột nầy của tôi.
- Chắc anh đi công tác vùng nầy?
- Dạ cũng đi qua vậy thôi. Tôi đáp cho có.
- Bác ở đây lâu mau rồi?
- Cũng mới đây, trước khi cách mạng về ít lâu
- Còn trước nữa?
- Trước nữa bạ đâu ở đó anh ạ cũng toàn là gầm cầu với vỉa hè kể từ ngày thằng con cả tôi vô lính năm 1969 tới bây giờ.
- Bác ở đây với ai?
- Hai thằng cháu ghiền ma tuý
- Chúng đi đâu rồi?
Bà lão vừa nói chuyện vừa vo một nắm gạo bắc lên chiếc cà ràng đã bể mất phân nửa, rồi xắt rau muống cho vào như nấu cám heo. Tôi không thấy bà nấu thức ăn ở đâu ngoài xâu khô cá bổi treo cạnh nồi "cơm". Bà vẫn không trả lời câu hỏi sau cùng của tôi.
Lát sau khi vừa nhắc cơm xuống, hai thằng cháu của bà cũng vừa về. Đứa lớn tên là Cần còn đứa nhỏ tên là Mẫn. Đứa lớn kè đứa nhỏ. Cả hai thằng đều ướt như chuột lột tóc dài dán sát ót, từ chúng bốc ra mùi hôi hám của nước đường mương - Không kịp khom lưng chui vào ống cống đã bị vấp ngã, hai đứa đè lên nhau. Không đứa nào trách móc đứa nào, cả hai lồm cồm bò dậy. Tuồng như chúng đã té nhào như vậy nhiều lần lắm rồi. Đứa lớn, thằng anh mở mắt thau lau nhìn tôi. Nó đã gặp tôi lúc nãy. Nhưng nó chỉ thều thào trong họng, không rõ nó nói gì.
Nét mặt bà lão trở nên cằn cỗi hơn hơn nhiều so với khi bà ngồi bán xăng. Bà không còn thư thả nữa. Bà nhìn thằng lớn lắp bắp: "Nó tới cơn rồi đó anh ạ, ôi thật là khốn nạn...!" Chỉ nói được vậy với giọng từ tốn một cách gắng gượng. Rồi bà không kềm được nữa, hai bàn tay bưng mặt, bà nấc lên, đôi vai khẳng khiu run rẩy.
Thằng cháu nhỏ như không thấy việc đó, nó bổ tới vồ lấy nồi "cơm" và lánh sang một góc, lấy tay quào được một búng, đưa vô họng nhai ngồm ngoàm. Nó làm tôi nhớ tới nhiều đứa trẻ khác, húp ngon lành chỗ cơm thừa canh cặn trong các quán ăn.
Còn thằng lớn, mắt vẫn thau láu nhưng hình như không còn thấy gì nữa nằm bất động.
Tôi thấy hai tai lùng bùng, đầu nhức như búa bổ. Tôi quay gót trở ra như chạy trốn.
Bà và chúng tôi đã có mối quan hệ gần guĩ hơn mặc dù tấm cửa kiếng vô tình vẫn ngăn chúng tôi ra làm hai. Càng gần tới ngày chấm dứt bán xăng chợ đen, tự nhiên anh em trong nhà ai cũng cảm thấy thương bà. Mấy bữa nay, ít ra, sự quenthân với những ngườn ngay trước cửa cũng làm chúng tối yên lòng rằng: ở ngôi nhà này, chúng tôi đã có chỗ dựa nhân tâm. Cái nhân tâm đã lọt được vào nhà và sống với chúng tôi. Điều đó khác xa với các sanh hoạt thường nhật của Sài Gòn: "Đèn nhà ai nấy rạng", hai nhà sát vách nhau nhà này khóc đám ma, nhà kia thản nhiên cười vui như ngày hội.
Có một cán bộ cấp trên khó tính đến thăm nhà của chúng tôi, ông không chịu được khi thấy trước cơ quan có cả một cái chợ nhỏ và có khi người bán người mua choán cả lối vào. Lại nữa, khi ông cần vào gặp chúng tôi, có bà lão này hay hạch sách: "Ông vào gặp ai? Anh ấy, đi rồi..." Ông bực mình nói: "Các cậu phải dẹp cái chợ trời đó đi chớ, với lại sao lại để công việc cơ quan cho người ngoài biết?". Ông khó tính nhưng lại chịu nghe đầu đuôi câu chuyện. NGhe xong ông nói "Hoàn cảnh kiếm sống của bà con mình cực khổ quá, thôi thì tùy các cậu, ăn ở thế nào bảo vệ tốt cơ quan là được.."
Cứ mỗi buổi chúng tôi đi làm về, ai cũng cúi chào bà như người trong nhà. Bà luôn luôn cười tươi để đáp lại. Kế đó, thế nào bà cũng kể một sự kiến gì xảy ra lúc chúng tôi vắng nhà. "Bữa nay có người tìm anh đó anh Nguyễn ạ. Mấy ông điện nước có lại đòi tiền, tôi nói nhà này là giải phóng, không tiền bạc gì đâu".
"Lâu quá sao các anh không đem rác xuống đổ, à mà mấy anh ăn cơm tập thể, có phải như mình đâu mà rác với rưởi". Có bữa thì vui nhưng có hôm câu chuyện lại quan trọng và căng thẳng: "Các anh coi chừng cái đồng hồ đó. Nó mới giựt cái đồng hồ của anh bộ đội ngay đây. Tội nghiệp gia đình mới cho... tụi ma túy tới cơn ghiền nó có thể giết người đấy anh ạ"
Mỗi chiều trước khi về nhà ở Phú Nhuận, bà già đem hết chai, thùng đựng xăng vô buồng đồng chí bảo vệ, để về một góc. Sáng lại đem ra bày bán. Anh sửa xe đạp, cô em bán mía cũng gởi một đống đồ đạc không biết gồm những thí gì trong đó. Những việc làm này đều không có quy ước, chỉ làm theo lòng tin. Nhưng chưa có mất mát nào xảy ra.
Đêm mười chín, sáng lại là ngày cuối cùng bán xăng, có người đứng trước cửa dòm vô nhà. Ban đêm, bên trong thắp đèn sáng nên người ở ngoài nhìn qua lớp kiếng vẫn thấy rõ người, ngược lại, từ trong nhà nhìn ra chỉ thấy bóng đen. Cái bóng đen đứng lù lù, thỉnh thoảng xiêu vẹo rồi khuỵu xuống. Một lát lại thấy hai bàn tay xương xẩu ngón dài thượt bám lấy mặt kiếng kéo cái bóng đen dậy. Và đôi bàn tay nắm chặt lại đập cửa thình thình. Cái mặt người dán vào kiếng, mồm há hốc như kêu cứu nhưng chúng tôi không nghe được tiếng. Đồng chí bảo vệ mở cửa. Cánh cửa bật mạnh ra làm cái bóng đen mất đà ngã chúi xuống đồng thời với tiếng khò khè lí nhí tràn vô nhà.
- Trời ơi, thằng Mẫn! Thằng Mẫn cháu nội bà già bán xăng!
Tôi mở đèn ngoài chạy ra. Một cái xác hôi hám, chân bê bết máu, mặt trầy một đường ở màng tang, đang nằm sóng soài, mặt úp xuống nền xi măng, mũi thở khò khè trông thảm hại. Đồng chí bảo vệ xốc thằng Mẫn dậy, lắc mạnh nó:
- Trời ơi, mầy say rượu hả mậy, say gì mà tàn mạt vậy nè!
Nhưng không ai ngửi thấy mùi rượu cả. Thằng Mẫn ngồi dựa lưng vô tay đồng chí bảo vệ đầu gục xuống, tóc dài tận ót và lòa xòa phủ trán, như một tàn binh ngụy lẩn trốn trong rừng sâu vừa mới bị bắt, miệng rõ dãi nhểu nhão. Một lát nó từ từ mở mắt ra, hai con mắt thau láu mà tôi đã gặp bỗng trở nên dữ tợn, long sòng sọc nhìn chúng tôi rồi bất thần xô té đồng chí bảo vệ, phóng càn vào nơi để xăng, chồm tới ôm thùng xăng vào lòng rồi đâu đầu chạy trở ra. Nó bị chận ngay cửa, té bò xuống, nhưng vẫn ôm chặt thùng xăng nói phều phào:
- Nội, nội biểu em lấy xăn dùm nội mà... Buông em ra, xăng của nội em, em lấy chớ có ăn cắp của ai đâu..
Rồi nó van lơn: "Em lạy mấy anh, mấy anh cho em lấy xăng rồi mai em trả, sáng mai em trả liền mà"
Nhưng đồng chí bảo vệ đã khéo léo lấy được thùng xăng. Nó cúi rạp mình van lơn vẫn với bao nhiều lời lẽ ấy. Không ai nghe, nó thất vọng nhào tới, hút vào chúng tôi, cào cấu tứ tung rồi lại nhào té trườn mình dưới vỉa hè như con chó đang bị lên cơn điên hành hạ.
Mấy người đi đường xúm lại:
- Nó lên cơn ghiền ma túy đó. Kêu bộ đội lại bắt nó đi. Để đây lát nữa nó giết người đó.
Người khác lại chen vào
- Một thùng xăng đổi một liều. Bà ngoại nó gần chết cũng vì nó đa
Tôi vỡ lẽ ra. Ghiền ma túy đáng ghê tởm thế này đây và sực nhớ đến lời của chính bà: "Nó ghiền rồi nó không kể gì đâu anh ạ". Người ta hãy còn bu quanh nó la ó, chưởi rủa, cười cợt cho đến khi nó ngất xỉu.
Đêm đó tôi không thể nào ngủ được. Thoáng nhớ một cuốn sách nói trị được bịnh ghiền ma túy, tôi lục khắp cả tủ tìm nhưng không thấy đâu cả. Tôi nghĩ lại đến bà mẹ đau khổ của - một thứ đau khổ thành thói quen thật đáng giận - tôi lại nghĩ đến việc bà đi xây dựng vùng kinh tế mới với hai đứa cháu ghiền. Ai sẽ lao động nuôi ai? Và bao lâu nữa thì bà không còn làm lụng gì nữa được? lúc tột đỉnh của sự gắng gượng kiếm sống, bà có giãy gịua la thét chửi kẻ thù hay là cứ từ tốn như vậy? (à mà bà có kẻ thù không? Bà biết căm thù không?)
Tôi ngủ mê man lúc nào không biết. Có điều lạ là sao tôi thấy chuyến công tác vùng kinh tế mới của tôi ai sắp xếp khéo léo đến mức là tôi có mặt một cách dễ dàng như từ trên trời rơi xuống Tháp Mười, một vùng chiến khu mà tôi may mắn được sống qua. Vùng Tân Hòa Đông. Mùa này, nước bắt đầu rút nhưng ngập lụt vẫn còn. Đồng bào từ Sài Gòn về đây mấy ngàn người, cất nhà vét kinh, xuồng ghe xuôi ngược. Mấy cây đào lộn hột đã rụng lá, trơ cành. ở đây, trong số người về, có một ông già Việt kiều Campuchia rất giỏi nghề châm cứu, chỉ cần ông ông châm ba lần là bịnh nhân hết ghiền ma túy. Ông ở ven kinh. Bến nhà ông xuồng đậu bít một khúc kinh. Tôi ghé vào xem thử thì gặp thằng Mẫn đang nằm thiu thiu, ông già se se cây kim ghim trong da làm cho nó nhíu mày. Châm cứu xong tôi hỏi nó: "Bà nội bây giờ nhà ở xóm nào, có trồng tỉa được gì không?". Còn nón tôi hỏi nó còn thấy thèm, thấy nhớ cái thứ khét khét mô hồn đó không? Còn thằng Cần em nó đâu sao không thấy?. Tôi cứ hỏi, nó cứ làm thinh không thèm ừ hử gì hết. Tôi tức quá hét lên: "Mầy điếc hả, mầy câm hả..."
Mấy đồng chí ngủ chung trong phòng lay tôi dậy, bật đèn sáng choang. Tôi dụi mắt mới biết mình chiêm bao. Nhìn đồng hồ đã thấy năm giờ, tôi dậy chuẩn bị đi công tác thật sự. Mở cửa kiếng ra, ngoài hiên phố chưa có ai đến kể cả bà già bán xăng. Hôm nay là ngày bán xăng "bán xăng" cuối cùng trong cuộc đời sắp hết của bà. Nếu bà đi lập nghiệp, dù là rất muộn màng, tôi tin rằng cuộc sống mới mẻ, không khí trong lành của vùng thôn quê sẽ giúp bà sống lại những ngày cuối cuộc đời để quên bớt cuộc sống bon chen giẫm đạp lên nhau mà bà là người bị xã hội cũ hất qua bên lề....
Mấy bữa sau tôi trở về, đồng chí bảo vệ nói lại là bà già có gởi lời từ giã, bà cám ơn anh em tử tế quá, không làm gì khó dễ với người nghèo. Và bà gởi lại tặng tôi một cái ống cao su hút xăng với một cái thùng nhựa đựng xăng. Âu cũng là món quà đặc biệt mà bà đã gởi gắm với chúng tôi như đã gửi một tâm sự? Số là khi tôi hỏi bà tại sao lại làm nghề này, bà đã nói: "Làm nghề này không cần vốn liếng gì cả, một thùng xăng, mấy cái chai có thể xin có thể lượm trong đống rác...". Từ đó, tôi đinh ninh là bà đã đi xa Sài Gòn, ở vùng Chơn Thành chẳng hạn, nên đi về miệt đó hễ thấy có khu nhà cất ngay hàng thẳng lối có bà lão lụm cụm xen trong những người Sài Gòn cầm cuốc, mặc đồ bộ hoặc tóc quăn là tôi đảo mắt tìm bà, tìm hai anh em thằng Mẫn và thằng Cần nhưng thấy bà đâu cả.
Tình cờ một buổi sáng, vừa đến nắm ổ khóa cửa, tôi thấy một người gánh gánh đang đứng trước mặt tôi, bên kia cửa kiếng. Người ấy nhìn vào trong tủm tỉm cười. Tôi đẩy cửa nhận ra ngay bà già bán xăng đang gánh gánh chè nóng nghi ngút khói. Bà vẫn đang cười nhìn tôi, cặp mắt chớp chớp mấy cái xúc động.
- Anh khỏe không? Nay tôi đổi sang nghề bán chè đậu đỏ, Mời anh ăn một ly.
Bà mời thật tình nhưng giọng thì pha chút khôi hài liến thoáng.
Tôi nếm vị ngọt của đường mía trên môi, nhìn kỹ và cảm thấy bà thay đổi nhiều, không còn rách rưới và khúm núm với mấy chai xăng. Hỏi sao bà không đi vùng kinh tế mới, bà nói tính đi, tính lại vẫn còn kẹt... đành ở lại chuyển qua nghề bán chè, lại mua được đường nữa, thấy dễ chịu hơn nghề bán xăng chợ đen.
Tôi hỏi: "Bà vẫn ở chỗ cũ?"
- Không anh ạ, chỗ đó giải tỏa rồi.
- Sao?
Tôi ngạc nhiên vì đã có ấn tượng xấu về chữ "giải tỏa" thời ngụy
Nhưng bà cũng lẹ làng không kém
- Tôi nói cách mạng mình "giải tỏa" hay giải phóng đó, đưa dân nghèo mình đi sản xuất ấy mà. Ai ở lại thành phố thì nhà nước cấp nhà... Già này - tôi.... cũng được 1 căn đó anh.
- Vậy ra bà đã về nhà mới rồi
- Đúng đó anh, tôi đã về nhà mới rồi, thật là như giấc chiêm bao. Bữa nào anh tạt qua đó ghé chơi, căn phố lầu ngay chỗ đường cái rẽ vô.
- Mấy đứa cháu bà vẫn ở đấy?
- Chỉ còn 1 thằng, thằng nhỏ, nó ở với tôi, coi nhà và bán báo, ngày kiếm vài trăm đủ nuôi miệng.
Tôi lại hỏi:
- Còn thằng Mẫn?
Bà tần ngần một lúc rồi nói ôn tồn
- Nó chết từ cái bữa đập cửa nhà anh. Con người ta có số cả rồi. Phải chi nó chịu vô nhà thương thì đâu đến nỗi. Nó trốn ra và tiêm nhằm thuốc ma túy giả. Tội nghiệp, nó vừa chết thì ba nó đi học cải tạo cũng vừa về...
Bên Ngoài Lớp Cửa Kính Bên Ngoài Lớp Cửa Kính - Sưu Tầm