Làm việc cật lực mà không có tài thì đáng xấu hổ, nhưng có tài mà không làm việc cật lực thì thật là bi kịch.

Robert Half

 
 
 
 
 
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 513 / 3
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
oanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế và giao thương quốc tế thường gặp phải nhiều trở ngại “tuy nhỏ mà lớn”, một trong số đó là sự bất đồng ngôn ngữ.
Đây là một trong những nguyên nhân mà chính bản thân nó đã chứa đựng các rủi ro tiềm ẩn do các bên liên quan không thể hiểu hoặc hiểu không đúng về nhau. Nguyên nhân này dẫn đến hậu quả là công việc bị kéo dài hoặc sai lệch, làm phát sinh, rạn nứt và thậm chí làm trầm trọng hơn các mâu thuẫn... Những lý do này cũng đồng nghĩa với việc đánh mất các cơ hội kinh doanh hoặc làm phức tạp thêm các tình huống.
Một doanh nghiệp dù nhỏ cũng luôn mong muốn mở rộng hoạt động với các đối tác nước ngoài. Trong số những trở ngại ban đầu của hoạt động này có sự trở ngại từ rào cản ngôn ngữ. Tuy nhiên có không nhiều doanh nghiệp Việt Nam coi việc giải quyết sự bất đồng ngôn ngữ là một kế hoạch lớn và cần phải được đầu tư giải quyết từ gốc.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam (nhất là các doanh nghiệp nhỏ) ngại sử dụng phiên dịch của đối tác do lo sợ bị o ép nên đã sử dụng “người nhà”, nhưng trong nhiều trường hợp, “người nhà" không đủ khả năng để đảm nhiệm tốt vai trò của một “cầu nối ngôn ngữ”.
Tìm cách giải quyết các trở ngại về ngôn ngữ là một trong những biểu hiện hướng tới tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp và có nhiều cách để thực hiện điều đó. Một trong những cách tạm thời và nhanh nhất là sử dụng các dịch vụ chuyên nghiệp từ bên ngoài. Dịch vụ này được tạm gọi là dịch vụ dịch thuật và người thực hiện được gọi là dịch thuật viên (khái niệm dịch vụ dịch thuật bao gồm hoạt động thông dịch và các hoạt động dịch thuật khác). Để sử dụng dịch vụ này có hiệu quả, doanh nghiệp nên áp dụng các biện pháp sau đây:
- Trao đổi trước các nội dung sẽ thảo luận và cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu có liên quan để dịch thuật viên nghiên cứu và chuẩn bị.
- Nên lặp lại các nội dung cần nhấn mạnh hoặc các điểm chính nếu phía nước ngoài chưa thật sự thấu hiểu hoặc dịch thuật viên chưa truyền đạt đúng.
- Không nên sử dụng từ ngữ có nhiều nghĩa, từ ngữ quá bóng bẩy, từ ngữ mang tính chuyên môn cao, nếu không thực sự cần thiết.
- Không nên tự tiện thay đổi dịch thuật viên, đặc biệt khi yêu cầu công việc có tính kế thừa và liên tục.
- Nên đề nghị dịch thuật viên cung cấp bản tóm tắt hoặc ghi lại kết quả dịch thuật và cùng phía nước ngoài xác nhận vào các kết quả đã trao đổi.
- Doanh nghiệp cần xác quyết và nên có kế hoạch đầu tư lâu dài trong việc tạo dựng các “cầu nối ngôn ngữ” cho chính doanh nghiệp mình. Việc đầu tư cho “cầu nối ngôn ngữ” không đơn thuần chỉ là việc đầu tư tiền bạc mà quan trọng hơn hết còn là đầu tư vào nhân sự. Một khi các bất đồng về ngôn ngữ của doanh nghiệp được giải quyết cũng đồng nghĩa với các cánh cửa trong giao thương quốc tế, các cơ hội trong kinh doanh được mở ra.
Xin trích dẫn lời tâm sự của một nhà đầu tư người Nhật để thấy rằng nhịp cầu ngôn ngữ có ý nghĩa như thế nào trong các cơ hội giao thương: “Các bạn (chỉ các doanh nhân Việt Nam) đều là những người rất cởi mở, nồng nhiệt và dễ tiếp xúc. Các tính cách này sẽ tạo cho các bạn rất nhiều cơ hội và đều rất cần thiết cho hoạt động của các thương nhân. Nhưng mặt khác, tôi lại thường thấy một số trong các bạn ít tự tin. Điều này có thể do sự bất đồng ngôn ngữ. Các bạn có thể không thể sử dụng được tiếng Nhật cũng như tôi không thể nói được tiếng Việt nhưng chúng ta cần phải hiểu nhau và vì vậy, cần có nhưng cầu nối cho sự thông hiểu đó”.
(Theo Người Lao Động)
Bất đồng ngôn ngữ: Đánh mất cơ hội kinh doanh Bất đồng ngôn ngữ: Đánh mất cơ hội kinh doanh - Cẩm Nang Nghề Nghiệp