Think of all the beauty still left around you and be happy.

Anne Frank, Diary of a Young Girl, 1952

 
 
 
 
 
Tác giả: Sưu Tầm
Thể loại: Truyện Ngắn
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 744 / 1
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
hục sực tỉnh. Tối om, sao mà tối đến vậy.
Anh kéo tấm chăn mỏng lên ngang ngực. Lẻ loi quá. Không biết trời hành anh đến bao giờ nữa. Có lẽ khi bố mẹ còn sống, anh đãthường thức giấc lúc nửa đêm và thấy mình nhỏ nhoi trong cõi đời này, nhưng phải đến bây giờ anh mới thấu, mới sợ nỗi bơ vơ như vậy. Có cảm giác loài người và cả vũ trụ đãbỏ rơi ta. Anh rùng mình tiếp nhận cảm giác hư vô lại thấu nhập mình.
Anh nằm nghĩ vẩn vơ. Cứ nhớ mãi chuyện từ năm nảo năm nào. Từ cái thời mình còn trẻ trai, hạnh phúc. Thật, cái thuở sự sung sướng cứ đầy tay, tưởng như mình vứt đi hoài mà không hết. Cái gì cũng làm mình sung sướng, khám phá ra niềm vui của sự sống. Thế mà rồi cứ tắt lặng dần đi, năm tháng qua, mỗi giọt rơi xuống là một giọt tiêu hao, thế mà thấy mình gầy, mình xấu, mình già, rồi là anh em bỏ mình đi tìm hạnh phúc với người. Cứ thế mà đời người thành cô quạnh dần, thấy mình là người già cô đơn héo hắt lúc nào không biết nữa.
Anh thở dài vì mình. Thấy thất vọng quá.
Anh lật mình, cuốn cả chăn lẫn người lại thành một ổ. Bên ngoài mưa rơi, nghe rõ ra tiếng mưa rơi. Mưa xuân, ẩm mà lạnh. Nghe tiếng giọt gianh tong tong nhỏ vào cái xô. Lẽ ra mình nên để xô chỗ khác. Nhưng mà sự đãthế rồi, thôi. Anh quờ tay lấy bao thuốc, châm lửa, hút chậm rãi. Anh nghĩ đến công việc ngày mai.
Bỗng nhiên anh cảm thấy có gì khang khác.
Anh lắng nghe trong mình.
Anh nghe trong nhà.
Anh lọc tiếng mưa rơi.
Không có gì rõ ràng, ấy vậy mà có cái gì khang khác thật. Tựa như ta đang đứng, hay ngồi, bỗng giật mình một cái, nhìn quanh. Thì rõ ra có người đang nhìn mình. Anh thấy như có ai đang lẩn quất đâu đây.
Anh sờ sợ.
Nhà anh khuất. Nếu chẳng tính tòa nhà cơ quan chính phủ tít tận đầu kia bãi đất và một nhà láng giềng cách độ vài mét, thì chẳng có nhà dân nào trong tầm vang của tiếng gọi to. Nếu có sự gì, chẳng ai biết mà giúp anh. Sở dĩ anh thuê ở nhà này, vì nó rẻ.
Anh thận trọng cầm con dao dài vẫn để giữ nhà.
Rón rén đi ra cửa, ghé mắt nhìn ra ngoài.
Có một khối gì đen đen to tướng gần anh.
Anh giật thót cả người. Vội vãsờ lại các ổ khóa xong, anh dán mắt nhìn khối đen ấy.
Rõ ra một người nằm.
Ai nằm trước cửa nhà anh? Có lẽ một người hành khất.
Nhìn lâu hơn nữa, nhờ ánh sáng lờ mờ từ cây đèn trên bãi đất hắt vào, anh nhận ra một người đàn bà.
Anh nhìn người đó hồi lâu.
Trẻ, người đó còn trẻ.
Thốt nhiên tim anh đập rộn ràng. Nỗi sợ vẫn lẩn quất đâu đây, thế mà anh thấy sự gì như vui thích. Như có ai hứa cho một cái gì.
Người ngoài kia hơi động đậy. Rồi bỗng nhỏm lên nhìn quanh. Thần thái như ngơ ngác, sợ sệt. Rồi co mình, lùi vào sâu hơn nữa, sát cửa, ngồi thu lu. Trông tỉnh như chưa từng ngủ.
Cô ta ngồi sát quá, lưng gần như chạm vào mặt anh. Tấm vải cũ kỹ che cửa ngăn không cho cô ta thấy anh.
Anh nghe cô ta rên khe khẽ. Còn nghe tiếng thở như có gì gừ gừ.
Thục bỏ con dao sang một bên. Tiếng dao chạm mặt nền xi măng khiến người ngoài kia giật mình. Cô ta ngoái đầu lại. Rồi ngồi xích ra, nhỏm lên, như toan đi. Thục gọi khe khẽ:
- Cô gì ơi!
- Ai bảo gì tôi đấy?
Tiếng đáp của cô ấy sao mà dạn dĩ, tuy yếu ớt.
- Sao cô ngủ ngoài nhà tôi?
- Xin lỗi nhé.
- Không. Là tôi hỏi, sao cô không về nhà?
- Tôi không có nhà.
- Thật thế à?
- Tôi nói thật đấy. Nghe giọng anh, tôi đoán anh là người tử tế. Trong nhà còn ai không?
- Có mình tôi thôi.
- Tôi sốt. Cho tôi vào nằm nhờ một tí, sáng sớm sẽ xin đi. Được chứ?
Thục bối rối, im bặt.
- Anh ngại, phải không? Vậy thì thôi. à, mà có cái gì đắp được, cho tôi mượn.
- Được, được.
Thục quay vào trong, ôm chiếc chăn đang đắp lên. Ra đến cửa sắt, anh dừng lại. Hay con mẹ nó lừa mình?
Anh ghé mắt quan sát cả khu đất trống trước mặt, cả những lối đi không một bóng người. Anh mở cửa, thận trọng bước ra ngoài, nhìn quanh một lần nữa, rồi cúi xuống đặt tay lên trán người phụ nữ. Anh thấy cả một vừng nóng ran và run rẩy dưới tay anh, rõ cả một thân hình lập cập.
Anh nhào vào nhà, bật công tắc điện. Với sự cẩn thận, anh dìu người phụ nữ vào giường mình. Anh căn vặn:
- Cô không có nhà thật à?
- Không ạ.
- Có ai quen không?
- Em là người nhỡ đường, không quen ai ở Hà Nội cả.
- Cô có giấy tờ gì không?
- Em mất hết rồi. Nhưng anh cứ tin em.
- Ai tin cô được - Thục bỗng sừng sộ - Ai tin một người đàn bà, giữa đêm hôm khuya khoắt thế này được. Lỡ ra cô đưa tôi vào tròng thì sao? Lỡ ra một lũ cô hồn, đầu trâu mặt ngựa đập phá nhà tôi vì đãchứa cô thì sao? A, biết đâu lòng tốt của tôi sẽ được đền bù bằng mấy nhát dao.
- Anh cho em ra ngoài.
Người phụ nữ run run nhổm dậy. Cô hất tóc, vẻ đầy kiêu hãnh. Cặp môi khô mím lại quả quyết.
Thục giữ cô lại:
- Cô nằm xuống cho tôi nhờ. Tôi sẽ để cô nằm đây, và đèn sáng. Như thế ai cũng biết tôi minh bạch.
- Anh đuổi em cơ mà?
- Ai đuổi cô? Cô mà nằm ngoài kia như thế này, thì sáng mai chỉ là cái xác. Nằm lên giường kia, đắp chăn vào. Uống tạm mấy viên cảm sốt đây, sáng mai tôi đưa cô đi khám bệnh.
Thục đi đi lại lại. Anh bỗng vui thích không ngờ:
- Tốt, cô đắp kín chăn như thế. Gần sáng cô uống một liều thuốc nữa. Xinh đẹp thế kia mà bơ vơ đầu đường xó chợ. Không cha nào đi kèm cô dọc đường à?
Người phụ nữ kéo chăn lên tận cằm, hai chân gập sát lại như con tôm nằm.
- Chồng em bỏ. Nó đuổi em đi. Em lên Hà Nội tìm việc làm, dọc đường mất hết giấy tờ tiền bạc. Nhà chủ nó lại thù, nên em bỏ đi chiều nay. Thân gái dặm trường, kể sao hết cực nhọc.
- Cô đáng thương đấy. Thế cô tên gì?
- Em tên Cúc.
- Được. Sáng mai khám bệnh xong, rồi đến đồn công an. Họ sẽ giúp đỡ cô.
- Anh tắt đèn đi, khóa cửa lại, có được không?
- Tôi ngại lắm. Thế cô không sợ tôi hay sao?
- Không. Em đâu phải là cô bé. Anh cứ làm như em nói. Em muốn được ngủ yên cho đỡ sốt.
Thục loay hoay trải chiếu xuống nền xi măng.
Cúc lờ đờ nhìn anh, mỉm cười nhợt nhạt:
- Anh định nằm đấy ạ?
- Phải thế chứ.
- Em đáng trách quá nhỉ.
- Không, cô nói vớ vẩn.
Thục không khóa cửa tắt đèn. Anh bước vào chiếu, buông mình nằm xuống.
Lát sau, anh đưa mắt nhìn chiếc giường. Trên ấy có một người phụ nữ, Cúc đang sốt. Cô ấy ngủ, tiếng thở nặng nhọc. Anh cố gắng làm quen với trạng thái này. Gần một tiếng đồng hồ trước, anh còn nằm một mình. Thế mà bây giờ trong nhà có một người lạ. Thậm chí anh hối hận.
Tại sao anh đưa người này vào, phá tan sự yên ổn của anh? Rồi ngày mai, người ta sẽ nói gì khi thấy bước ra từ nhà của anh là một người đàn bà lạ? Người ta sẽ hiểu ra sao?
Anh thật ngốc quá. Lẽ ra anh không nên cho người xa lạ này vào. Cứ để cô ta ngoài ấy. Nhưng bây giờ lại là sự đãrồi.
Bao giờ đời anh cũng có một sự đãrồi ngu xuẩn như vậy. Khi thì anh cho người ta mượn tiền, để không bao giờ trả lại. Khi thì anh nói, hay làm một điều mà rồi khiến người ta ghét anh. Hoặc anh quá chân thực đến thành dại dột. Chẳng hạn anh từng phơi lòng phơi dạ với người là kẻ thù.
Anh nằm mãi, không ngủ.
Gần sáng, anh bật dậy hé cửa nhìn ra đường.
Không một bóng người.
Anh tự nhủ: “Mình sẽ bảo mọi người là có em họ ở quê ra”.
o O o
Cúc ơi, Cúc.
Anh vừa gọi vừa lay cô gái.
Cô vẫn nằm im lìm, chỉ hơi hé mắt. Lát sau, cô yếu ớt nói:
- Em ốm quá.
- Cô không đi được sao?
- Không ạ. Phiền anh...
- Tôi biết làm sao bây giờ.
Thục cuống lên. Anh lấy một chăn bông ra trải lên trên tấm chăn dạ đắp từ trước.
- Cô có thấy ốm hơn không?
- Có.
- Sao không bảo tôi từ đêm qua?
- Em ngại.
- Lại còn ngại nữa. Nằm chung phòng với đàn ông còn chẳng sao. Tôi biết làm gì bây giờ.
- Trưa ấm lên, em sẽ đi.
Một chặp ho nữa, rồi lại những tiếng rên hừ hừ.
- Cô đi để mua lấy chết à? Trời đổ thêm mưa thế kia. Thôi, để tôi gọi bác sĩ đến nhà.
Thục giật mình khe khẽ vì câu mình thốt ra. Anh đâu có dư dả tiền cho người dưng. Nhưng anh trót nói rồi.
Anh khẽ bảo Cúc:
- Nằm yên đây nhé.
Rồi anh lấy tất cả tiền bỏ vào túi áo, cài khuy, vội vàng bước ra đường, khóa chặt cửa sắt kéo lại. Anh thò tay qua nan cửa, kéo tấm rèm che kín hết bên trong. Đoạn, nhanh nhẹn bước trên mặt đường nhớp nháp bùn, anh đi tìm bác sĩ quen.
Ông Chính nghe nói, vội khoác chiếc măng tô trắng cũ kỹ ra ngoài tấm thân nhỏ bé của ông, lấy xe máy đèo Thục về. Hai người đàn ông loay hoay bên Cúc một hồi lâu.
- Cảm lạnh!
Ông Chính nghiêm trang viết đơn thuốc. Cặp lông mày mỏng của ông nhíu lại sau cặp kính trắng, trông ông già đi chục tuổi.
- Sẽ khỏi thôi, nhé. Anh chăm sóc vợ anh cho cẩn thận. Mà anh lấy vợ từ lúc nào vậy?
- Dạ, không phải vợ em. Cô này là em họ từ quê ra, bị cảm trên đường.
- ừ. Vài ngày là đỡ thôi. Có gì khác, nhớ báo cho tôi nhé.
Nói vừa dứt lời, ông lại tíu tít ra xe, hấp tấp chạy biến vào màn mưa. Chiếc áo măng tô phồng lên, thòi ra dưới áo mưa, phấp phới bay.
Thục vẫy tay chào ông Chính khi ông chợt ngoái lại, rồi đi vội tới quán phở tít tận đằng sau cơ quan chính phủ. Chen qua mọi người, anh gọi một bát đặc biệt. Rồi xách cặp lồng, anh thoăn thoắt về nhà.
Anh bảo Cúc:
- Dậy, cố mà ăn chút ít cho nóng người.
- Em không muốn ăn.
- Cô phải ăn.
- Cảm ơn.
Thục đỡ Cúc ngồi dậy. Tấm thân phụ nữ nằng nặng, mềm mại và thơm tho làm anh thoáng choáng váng.
- Đừng lo gì cho tôi.
Nói xong, Thục quay lưng lại Cúc. Anh pha ấm trà, rót ra chén, đoạn vỗ bồm bộp lên miệng điếu cày, kéo mấy hơi liền. Sung sướng thực.
- Anh Thục ơi.
- Hử?
- Ăn với em cho vui.
- Tôi đãnói, không phải lo cho tôi. Này, tôi ăn rồi.
- Em ăn không hết. Anh ăn cùng.
- Thế thì được.
Anh quay lại. Cúc đãnằm nhắm nghiền mắt trên giường. Anh nhìn cặp lồng phở mới vơi chút ít, thở dài.
Suốt ngày, anh hầu như không đi đâu. Kéo ri đô che kín hết giường, anh ngồi trên chiếc chiếu gần cửa, làm đủ thứ việc linh tinh nghĩ ra. Anh không thấy sốt ruột gì cả. Vũ trụ dần dần chuyển xoay từ sáng sang chiều bên ngoài nhà anh, trước cửa sắt, thế nhưng anh không để ý gì. Càng lúc, anh càng yên tâm, bởi không ai hỏi đến Cúc và anh. Anh cũng không muốn nghĩ đến chuyện báo công an kiểm tra giấy tờ Cúc nữa. Anh chẳng muốn có ai xen vào cái ngày thú vị, khi trên giường anh có một phụ nữ ốm. Anh đãkịp làm quen và bằng lòng với tình trạng có người phụ nữ trong nhà.
Anh để trên đầu giường người ốm mấy thứ ngon lành: hộp sữa, cân nho, thế nhưng cô thường nằm yên lặng. Anh băn khoăn vào ra. Anh cứ nghĩ cô chê những thứ đó. Sau anh an ủi mình với ý nghĩ người ốm không thích ăn nhiều.
Quãng tám giờ tối thì Cúc có phần đỡ bệnh. Cô mỉm cười nhìn anh. Anh rụt rè ngồi xuống bên cô. Cô đưa tay nắm lấy bàn tay anh, và giữ yên lặng. Anh hiểu là cô nhiều tâm sự, nhưng chưa muốn nói với anh. Anh bảo cô:
- Em cứ ở đây, đến khi đỡ hãy đi.
- Có ai biết em ở đây không?
- Không, ngoài ông bác sĩ.
- Vâng. Cảm ơn anh. Khi nào em khỏe, tự em sẽ đến đồn công an nhờ giúp đỡ. Còn bây giờ em chỉ muốn yên tĩnh trong nhà anh thôi. Sao anh không đi làm?
- Hôm nay anh nghỉ ở nhà trông em.
- Anh quá tốt. Thế gia đình anh đâu?
- Anh không gia đình.
- Sao lại như thế được?
- Đấy là cả một câu chuyện dài.
- Đời mỗi người bất hạnh là một câu chuyện dài!
Mặt Cúc rắn đanh lại. Hai con mắt hắt lên. Thục bỗng sợ khi nhìn vào mắt cô. Chúng mới lạnh lùng, sắt đá làm sao. Anh im lặng.
- Anh ăn với em cái kẹo, nhé.
- Kẹo đâu thế?
- Trong túi áo em. Bọn bất lương không lấy kẹo. Ăn với em, không ngày mai chúng mình chia tay, chẳng còn dịp nào nữa.
- Em nói làm anh buồn quá.
- Vậy à? Nếu em nói, chúng mình mãi mãi như thế này, anh có vui không? Chưa chắc anh đãvui đâu. Đời người là phải thay đổi.
Cúc bỗng mơ màng:
- Hồi nhỏ đi học, anh có biết chuyện “Nàng công chúa ngủ trong rừng” không?
- Anh biết.
- Vâng. Nàng công chúa bị phù phép ngủ trong rừng, ngủ như chết. Mà có khi chết thật. Thế rồi có một hoàng tử tới, và nụ hôn của hoàng tử làm công chúa sống dậy.
- Câu chuyện làm anh day dứt mãi.
- Em cũng thế. Đời có chuyện tốt như thế không?
- Chắc có chứ.
- Em ngủ đây. Đêm nay, anh có muốn nằm chung với em không? Anh không phải nói gì cả. Đừng nằm chung với em một giường. Như thế, câu chuyện tốt lành vẫn còn để tới sáng mai. Phải thế không?
Thục khóa cửa, tắt đèn, tim đập thình thịch.
- Thế anh không có gia đình thật à?
- Ai nói dối làm gì.
- Bố mẹ anh trước làm gì?
- Cơ hàn lắm. Nói ra xấu hổ.
- Các anh em?
- Nhà anh có bảy anh em. Mọi người đều khá hơn anh. Anh là thứ tư, nghèo hèn nhất.
- Ngày nào cũng ra chợ người chờ việc thế ạ?
- ừ.
- Ai thuê thì theo người ta?
- Phải.
- Sao không cố làm ông chủ. Tay nghề của anh khá không?
- Nhì nhằng. Cũng sửa được giường tủ.
- Thế sao không sửa chữa nhà cho khá hơn? Nhà anh ấy mà, rách lắm. Hôi như chuột.
- Nhà đi thuê, sửa mà làm gì. Nghề mộc, thất thường lắm. Trước anh học nề. Bây giờ thiên hạ xây nhà ùn ùn, việc khá lắm. Nhưng anh có máu sợ cao, không theo nghề ấy được. Tiếc mà phải bỏ.
- Trước nữa?
- Trước nữa làm đủ nghề, không nhớ hết được.
- Có nhờ anh chị em được không?
- Anh em kiến giải nhất phận, nhờ gì. Có khi thấy mình đằng xa, họ đãsợ run lên. Sợ nhờ vả.
- Anh bốn nhăm rồi à? Vô số lá rụng đấy.
- Kém mấy tháng nữa thì bằng ấy. Trước cũng định lấy một cô. Sau thôi.
- Sao?
- Cô ấy chê mình. Chắc chê mình nghèo hèn. Từ ấy sợ đàn bà mãi.
- Sợ em không?
- Không. à, mà có. Nhưng quen rồi.
- Anh thật thà thật. Này, nhà em cũng rách lắm. Chồng em chê em vụng, nên bỏ. Đàn ông, nói anh bỏ quá cho, trăm thằng đểu cả trăm.
- Anh cũng thế?
- Chắc với ai đó, anh cũng thế. Nói vui thế. Chồng em ấy mà, có đủ tật xấu trên đời. Cái gì đàn ông có thể mắc, nó có đủ. Thế mà nó chê em. Nhà có vài sào đất, đáng gì. Em bỏ nó em đi. Lên Hà Nội, mới biết Hà Nội trăm khoanh nghìn đốm. Thiên hạ cứ bảo đây đất thánh. Em thèm vào đất thánh này.
- Anh nhiều lúc thù ghét người Hà Nội lắm.
- Anh có thù hận à?
- Có chứ.
- Anh có báo thù không?
- Có nghĩ đến, nhưng không bao giờ làm được. Tuy thế, ấm ức lắm.
- Phải em, em sẽ báo thù. Nó đối xử với em như thế nào, em sẽ cho nó ăn đúng như vậy. Em phải làm nó trông thấy em mà rét.
- Em uống cốc sữa đi.
- Cảm ơn anh. Em ăn uống nhiều, chán rồi. Hôm nay em thấy đỡ. Liều thuốc hiệu nghiệm thật. Năm ngày hết thuốc, phải không anh? Hết năm ngày, anh sẽ làm gì?
- Anh sẽ giúp em điều gì đó.
- Còn ba ngày nữa. Em sẽ đi sau ba ngày nữa. Anh có nhớ em không?
- Cũng có thể.
- Hừm, điều ấy in rành trên mắt anh ấy. Anh ít tiếp xúc với đàn bà, phải không?
- Sao em nghĩ thế?
- Vì mắt anh có sự chân thành. Những người lọc lõi, họ không bao giờ có ánh nhìn chân thành đối với người đàn bà trong phòng họ, kiểu như thế này.
- Anh cũng từng trải lắm.
- Không phải.
- Phải mà.
- Phải, phải. Em thật ngốc. Tất nhiên anh là người va vấp nhiều rồi. Thế anh có muốn em giới thiệu cho anh một đứa hay không?
- Một người à?
- Vâng.
- Có được như em không?
Cúc cúi mặt cười:
- Được như em mà làm gì. Em chỉ có vẻ xinh xắn thế thôi. Anh thích vợ đẹp à?
Thục cười cười:
- Là anh nói thế thôi. Anh đun nước cho em gội đầu nhé? Lau người nhé?
- Mai, anh ạ. Anh khép cửa lại đi. Cứ nhìn thấy cửa mở là em khó chịu, tuy đãcó cái ri đô này.
- ừ. Ngày hôm nay đỡ mưa, em ạ.
- Cứ cho trời mưa to lên, ngập lụt hết bọn quái gở ngoài đường ấy đi.
- Em nói gì ác thế. Ngoài ấy còn có người lỡ độ đường như em bữa trước.
- Anh lại muốn đưa người nữa vào nhà hay sao?
- Không. Nhưng nắng ấm, thế là tốt.
Cúc chăm chú nhìn Thục:
- Anh hiền quá. Thế là không tốt. Nếu anh lỡ chân như em, trước cửa một người xa lạ, anh không khiến được người ta mở cửa đón anh vào. Thế là anh sẽ chết đường chết chợ.
Thục cười gượng gạo:
- Gieo gì gặt nấy chứ em.
Mặt Cúc thoắt lạnh lùng:
- Chết cái đời có phải thế đâu.
Rồi cô lại cười, khiến nét cay nghiệt nơi miệng vụt biến mất:
- Anh đừng đi đâu nhé. ở nhà với em. Em cô độc lắm. Em sợ.
Rồi Cúc nằm quay mặt vào tường.
Thục cảm thấy nỗi buồn mơ hồ len đến. Sau những cuộc nói chuyện dài và nhỏ nhẹ, anh thấy mình như mất mát cái gì.
Cúc lấy mất sự yên tĩnh của anh.
Anh muốn hiểu rõ Cúc, nhưng mặc dù biết đấy, mà không hiểu được.
Đêm về, anh khó ngủ. Nằm mãi không ngủ được, anh khẽ gọi:
- Cúc ơi.
Gọi mấy lần mà cô không đáp.
Anh ngồi dậy, bần thần nhìn quanh. Giá mà Cúc đáp lời anh, hay mở mắt nhìn anh, nhất định anh sẽ đến gần cô. Đằng này cô nằm bất động và kín đáo quá. Anh có cảm tưởng nếu trong tình thế này mà anh đến gần cô, thì cô sẽ vỡ ra thành cái gì đó. Anh nhìn bóng đen trên giường chăm chăm. Nó đấy, cái thực thể đại diện cho những gì nhiều lúc anh khao khát. Anh muốn có nó lắm. Nhưng anh sợ nó sẽ phản ứng với anh một cách không thuận lợi. Giống như bao nhiêu lần anh lùi bước trước người đời bởi nỗi sợ thâm căn cố đế rằng họ mạnh mẽ hơn anh, rằng anh không xứng đáng, thì bây giờ anh cũng thấy mình không xứng đáng. Anh muốn Cúc cho anh biết một điều cần thiết trước đã.
Anh lặng lẽ rót rượu trắng ra cốc lớn, uống hết một hơi. Rồi anh bình tĩnh chờ cơn buồn ngủ tới.
- Quá trưa rồi, dậy đi em.
- Thế cơ ạ?
Cúc ngáp liền mấy cái. Tuy thế, trông cô vẫn không xấu đi tí nào.
- Em đói. Chiều này em nấu cho anh ăn.
Thục cười, rào rạt sung sướng:
- Nhưng em còn ốm cơ mà?
- Em đỡ rồi. Em muốn gội đầu.
- Được, được.
Thục xăng xái, tíu tít. Anh trẻ ra. Bật chiếc đài Sony xong, anh khoác vội chiếc áo khoác cũ.
Cúc liếc nhìn chiếc đài. Nó khá mới.
Thục thấy ánh mắt Cúc. Anh mỉm cười:
- Nhà anh nghèo nhỉ? Nay mai có tiền, anh mua dàn.
Anh nhanh nhẹn dắt xe đạp ra đường, để ngỏ cánh cửa đằng sau không khóa.
Cúc chờ Thục đi khuất thì nhổm dậy, nhìn kỹ chiếc đài đang phát ra bản nhạc bình dân quen thuộc. Cô nhìn một lượt thật lâu toàn bộ căn nhà độ hai chục mét vuông, sàn xi măng, lổng chổng mọi thứ cần thiết. Đâu đâu cũng phơi ra sự lở lói, cũ càng, bần hàn. Trên vách, dán lác đác ảnh mấy cô đào xinh đẹp, trông như đám bướm giữa bãi bùn. Góc gần cửa, treo một bức tranh nam nữ. Hốc tường, một tượng đàn bà khỏa thân. Gần đó là thanh gậy sắt dài han gỉ, mấy đồ phụ tùng xe máy cũ.
Thở dài, nằm rốn một lúc nữa, cô co ro ngồi dậy, đun nước.
Kéo rèm và ri đô, cô ngồi sâu nơi góc trong, ủ chăn lên, lần lượt bỏ hết áo quần, xem xét kỹ càng cơ thể mình. Cô lăn mình trên giường, lật đi lật lại. Rùng mình vì lạnh, cô nhanh chóng mặc lại áo quần, chải tóc.
Trong khi đó Thục lùng sục trong chợ. Anh phấn khởi ra mặt, chất vào chiếc túi xách treo bên ghi đông biết bao thứ. Nắm tiền duy nhất trong túi mỏng đi nhanh chóng, nhưng anh không tiếc. Anh không muốn Cúc thấy anh là người ăn dè hà tiện. Anh sợ cô coi thường anh, từ đấy mất lòng yêu quý anh. Quả tình, chăm sóc Cúc mấy ngày, anh đâm ra quyến luyến cô.
- Tiêu hoang thế chú Thục?
Thục cười cười nhìn bà Bích bán rau to béo:
- Nhà em có việc.
- Chú mở tiệc à?
- Đại tiệc ấy chứ.
Thục ghé qua hiệu cắt tóc, sửa lại tóc.
Ngồi bảnh chọe trên ghế bành, anh lơ mơ nghĩ. quả thật đời anh đơn độc, quá đơn độc. Đi đâu người ta cũng coi anh là thứ rẻ, công dân hạng hai, hay còn kém hơn nữa. Người ta gọi nhau, chứ mấy khi gọi anh. Lâu mãi, có cảm tưởng mình chẳng có giá trị gì trên đời. Đến nỗi, đi đường sợ cả thằng nhóc lờ phờ trước mặt mình. Thường cúi đầu bước nhanh qua đám đông. Mặt mũi, bộ dạng mình chắc hủi lắm. Ma nó nhìn.
Thế mà bây giờ có hẳn một người phụ nữ vào nhà mình. ờ, tuy không phải nó tự nguyện tìm đến, nhưng gần như trời sai phái nó đến với mình. Nó nằm sốt bền bệt, thế mà bệnh tật không đánh bạt của nó cái đẹp đi được. Mặt nó bầu bầu, ngực nó nhô cao, thân hình nó toàn những đường cong gợi tình. Giá mình can đảm hơn nữa, một mình cùng phòng với nó, hẳn mình cầm lòng không đậu. Mình không dám nuốt ngon cái của trời cho ấy. Hẳn trời muốn cho, thì sẽ cho đến đầu đến đũa. Nếu cái số trời đem nó đến cho mình, thì nó sẽ ở lại cùng mình thôi. Kể ra đường tình của nó cũng có vấn đề đấy, nhưng mà đời mình cũng sứt mẻ đấy thôi, thôi thì duyên nào được thế. Cứ không quyết mãi thì bao giờ mới được vợ?
Nghĩ mà sung sướng thế. Tiếng kéo lách tách trên đầu, nghe thật vui tai. Ngẫm ra đời cũng có nhiều niềm vui bình dị đấy chứ. Giọng nó nói chuyện với mình nghe thực êm dịu, tuy có lúc hơi chanh chua, đanh đá. Xem ra nó không sợ đời. ấy thế mà mình thích. Tính mình hay dè dặt, nó quen đi rồi. Biết là hạn chế đấy. Nó bảo mình tốt. ừ, nó biết nhìn người đấy. Tính mình tốt với mọi người. Gieo gì gặt nấy. Nó lại bảo không phải. Nó trẻ người. Hăm hai hăm ba chứ mấy. Tuổi nó, dẫu từng trải, mà vẫn là chưa hiểu. Phải lớn hơn, thấm hơn, mới hiểu. Phải khi gừng cay muối mặn nó xót tận tâm can, mới hiểu.
- ấy, làm gì thế. Đứt tai rồi đây này.
- Em xin lỗi bác, em sơ ý.
- Sơ ý chết người thế. Nhỡ HIV thì khốn.
- ấy, bác cứ đùa thế. Dao em vô trùng.
- Thôi, lần sau rút kinh nghiệm, nhé.
- Để em rịt cái vụn tóc vào đây cho bác. Thế. Cầm máu ngay.
Thục hơi bực, nhảy phóc một cái lên xe đạp, về nhà.
Anh mạnh tay kéo doãng cửa sắt. Cúc nhô mặt ra, cười vui:
- Hôm nay phải nấu nướng nhiều đây. Anh có mang dầu gội đầu về không?
Cô khẽ ho khúc khắc.
- Có chứ. Dầu hảo hạng ấy chứ. Kìa nước sôi rồi. Pha nước đi.
Cúc cười tinh quái:
- Anh mới cắt tóc à? Ai gội trước đây?
- Em chứ ai.
Cúc thong thả xõa tóc, thả ngọn tóc chạm mặt chậu nước, nhí nhảnh như cô bé.
- Anh đổ dầu cho em.
Tay Thục run run. Những sợi dầu óng ánh trên làn tóc dày mượt, sao mà đẹp quá, hơn tranh nhiều. Bất giác tay anh đặt vào mái tóc đang ngoan ngoãn bên dưới. Cúc yên lặng. Anh vò nhè nhẹ khối tóc.
Cúc nói ngàn ngạt:
- Ai làm vợ anh Thục thì hạnh phúc lắm đấy.
- Thật à?
- Em không nói dối đâu.
Cái cổ trắng, Thục dè dặt đặt bàn tay lên đó. Bàn tay cứ muốn đi xa, đi xa hơn nữa.
- Anh Thục, dội nước cho em đi!
Cái giọng nhắc nhở. Thục nén tiếng thở dài, đều đặn vục nước xối. Cái mực thước lại trở về với anh. Nhưng mà vẫn thấy Cúc gần gũi lắm.
Nước còn thừa, Cúc dội nước cho Thục gội.
Trong nhà thơm thơ mùi dầu gội, thực là dễ chịu quá. Nó có hơi hướng rất gia đình, rất đàn bà. Thục tưởng như không gian nhà mình có thể xắt miếng ngon lành ra được.
Thịt, rau, quả bày đầy bếp. Thục băm chặt chí chát. Cúc loay hoay pha chế nấu nướng. ấy vậy mà chiều lúc nào không biết. Cái bãi đất trước nhà Thục vắng hoe. Công sở tắt hết đèn phòng, khép hết cửa. Nhà dân lác đác đây đó kéo cửa xoèn xoẹt. Tiếng những chiếc xe máy vội vàng như để chạy trốn về với gia đình.
Thục cười mãn nguyện:
- Ta ăn tối thôi nhỉ.
Cúc dọn mâm bát, bày các bát, các đĩa. Loáng cái gần như chật giường. Thục đặt chai rượu, chai Cô ca cạnh mâm.
Thục hiền từ bảo Cúc:
- Cứ tự nhiên em nhé.
Cúc không hề giữ kẽ. Cô ăn uống rất tự nhiên, như thể mâm cơm này, cái nhà này là của cô, Thục cũng là của cô.
Cô rót thêm rượu vào chén Thục:
- Anh uống thêm đi, mừng em đỡ bệnh.
Thục vui vẻ dứ đùa:
- Còn hai ba ngày nữa em mới khỏi.
Anh với tay, tự rót cho mình một chén, nhắp luôn:
- Em đi, anh sẽ buồn lắm đấy.
- Em ở, thì anh lấy gì nuôi em?
- Còn khối.
- Thật không anh?
- Thật chứ.
- Em thấy anh hết tiền rồi còn đâu?
- Tiền hết lại có. Lại đi làm.
- Anh giản dị quá.
Cúc tiếp thức ăn cho Thục. Mặt cô buồn buồn:
- Em định về quê.
- Lại về chốn ấy à? Sao không...
Thục ngắc ngứ hồi lâu:
- Sao không ở lại Hà Nội?
- Hà Nội có gì tốt với em đâu?
- Hà Nội còn có anh.
- Anh lẻ loi quá.
- ý em nói anh nghèo quá chứ gì?
- Không, em không chê anh đâu. Em thương anh đấy chứ.
Thục cười ngượng nghịu:
- Em dễ thương quá.
- Em ấy à?
- Phải.
- Anh đừng nói như vậy.
- Anh thực lòng đấy. Em làm lòng anh ấm áp lại. Anh cảm thấy không khí gia đình. Từ lúc bố mẹ anh mất, anh chẳng còn cái đó. Anh cứ như thằng chết trôi mãi.
Thục say quá. Anh uống thêm. Phải uống nữa mới can đảm dốc với Cúc bầu tâm sự về cuộc đời buồn bãnày. Anh là thế đấy. Phải, anh là thế đấy Cúc ơi.
Anh say sưa thấy Cúc đỡ anh nằm xuống giường.
Thục mơ màng tỉnh giấc.
Hơi rượu nhòa nhòa tan nốt. Anh tỉnh táo khác thường. Đưa mắt tìm Cúc, anh thấy mắt hẫng một cái. Không thấy Cúc ở đâu cả. Mà anh thì lại nằm trên giường, chiếc chăn đắp trên người.
Cúc đâu em?
Anh bàng hoàng chồm dậy. Một tờ giấy từ mặt chăn rơi xuống. Anh lao ra cửa. Cửa khóa ngoài. Anh tìm thấy chìa khóa rơi trong lòng nhà. Luồn tay mở được cửa ra, anh hoang mang nhìn tứ phía. Sáng bạch ra rồi. Người đi lại nhiều rồi.
Sực nghĩ tới tờ giấy, anh vào nhà nhặt nó lên. Thứ chữ to xiên xẹo lạ lẫm đập vào mắt anh:
“Anh Thục. Cảm ơn anh rất nhiều vì lòng tốt anh dành cho em. Em xin lỗi vì sự bỏ đi đột ngột này. Em không thể đàng hoàng chia tay anh, vì như thế em sẽ phải nói với anh rất nhiều. Anh quá tốt với em. Em, một người đàn bà hư hỏng, bị đồng bọn xua đuổi, ốm đau, đói rét, một đêm đãngãtrước cửa nhà anh, được anh đón vào, cho ăn, thuốc thang. Anh lại còn tin tưởng em, đặt hy vọng ở em nữa. Anh Thục ơi, anh sẽ đau lòng biết chừng nào nếu biết em chỉ là một gái giang hồ. Trước khi đi, em còn định lấy chiếc đài của anh bán lấy tiền, vì em hiện không còn một đồng nào cả. Nhưng mà em đãnghĩ lại. Em chỉ lấy từ túi áo anh năm mươi nghìn đồng thôi, số tiền đủ cho em một ngày hôm nay, và những viên thuốc còn lại. Cảm ơn anh. Từ đêm thứ tư tính từ ngày gặp anh, em lại bán thân em cho cõi giang hồ. Đối với em, sẽ chẳng bao giờ có ngày thứ năm hay thứ sáu để trở ra cõi đời cùng với anh đâu. Em sẽ vĩnh viễn không gặp anh nữa. Anh Thục ơi, anh thực quá tốt. Những người tốt như anh thật dễ bị lừa lọc. Anh cô đơn chính vì anh quá tốt đấy. Đời không tốt như anh đâu. Anh hãy suy nghĩ, sống khác đi. Anh phải có quan niệm thực tế. Chẳng hạn, anh đừng cưu mang bất cứ ai anh không biết rõ, hay không thể tin được. Đúng ra, anh hãy mặc em chết trước nhà anh. Đó là lẽ phải của đời thời này. Anh hãy đề phòng cả đàn bà, vì đàn bà thời nay nguy hiểm không khác gì đàn ông đâu.
Anh Thục ơi, chê anh thế nhưng mà anh thật cao cả trước mắt em. Em đãquen sự cấu xé, nên em ngỡ ngàng trước tình chân thực. Tất cả những gì em đãkể với anh về thân phận em đều là giả, chỉ có lời em nói sau đây là thực: Em kính phục anh vô cùng. Những kẻ khốn nạn như em cười ra nước mắt trước những người trong trắng như anh.
Thôi, trời sẽ đền bù cho anh. Cầu trời ban cho anh số phận tốt đẹp. Hậu vận sẽ đến với anh. Người con gái bất hạnh đang chịu ơn anh này chỉ biết cầu nguyện cho anh như thế.
Đừng tìm kiếm em, thấy em đừng gọi. Những gì thuộc về em là tối kỵ đối với anh.
Đường chúng ta đi, đến đây nên chia làm hai ngả
Hãy tha thứ và cầu nguyện cho em. Cúc.”
Thục rơi nước mắt.
Anh đọc đi đọc lại bức thư nhiều lần.
Đến trưa, sau hàng tiếng đồng hồ tê tái nằm trên giường, anh mới lại xách cưa đục ra chợ người. Vừa đi, anh vừa dõi mắt tìm kiếm trong biển người. Trong mắt anh, người đời có thể đọc thấy nỗi buồn rầu vô hạn.
Ba Ngày Ngắn Ngủi Ba Ngày Ngắn Ngủi - Sưu Tầm