Số lần đọc/download: 1469 / 3
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
ột phú hộ muốn chọn cho con gái cưng của mình một người chồng hay chữ. Ở cùng làng có một anh nông dân mồ côi cha mẹ, phải đi cày thuê cuốc mướn sống qua ngày. Biết tin phú hộ kén rể, anh ta tìm đến ông mai trình bày hoàn cảnh và cầu cạnh ông lo việc mối lái cho mình. Vốn không ưa nhà phú hộ, lại thương số phận của anh nông dân, ông mai nhận lời giúp đỡ.
Khi được ngỏ ý, vì tin tưởng ông mai, nên phú hộ nhận lời với điều kiện: Anh nông dân phải ở rể ba năm, nếu anh ta là người hay chữ, biết làm ăn thì phú hộ sẽ gả con gái cho.
Một hôm anh nông dân cùng phú hộ lên rẫy. Muốn thử tài chàng rể tương lai, phú hộ mới ra câu đối:
-Tích cốc phòng cơ!
Đứng trước đám rẩy xanh tốt, nghĩ mãi không ra, tưởng là công cốc ở rể cực khổ từ bấy đến nay, anh tức mình đặt cây rựa xuống chửi đổng:
- Con c...!
Rồi chạy một mạch về nhà, lão phú hộ giận quá đến nhà ông mai than oán:
- Ông bảo nó hay chữ lắm, thế khi tôi ra câu đối nó lại hỗn xược, bảo "con c..." rồi bỏ ra về.
Ông mai nhanh nhẩu trả lời:
-Ra vế "tích cốc phòng cơ" như thế nó đối là "tứ tôn kế nghiệp" là hay quá còn gì. Ông nghĩ lại coi:
Lão phú ông thấy có lý bèn vội vàng đến đón anh nông dân về lại nhà hậu đãi. Hôm sau ông và anh chàng rể tương lai lại lên rẩy. Trời nắng, lão đưa tay lên che đầu và ra câu đối:
- Ngũ duyên lai định thượng.
Anh nông dân lúng túng đưa tay vỗ vào bụng cái bạch, rồi bỏ ra về.
Lão phú hộ không hiểu ra làm sao đành đến học lại chuyện với ông mai. Ông mai làm ra vẻ giận dữ nói:
- Có thế mà ông cũng không biết! Nó đối thế là hay quá, ý nó là: "Phúc trung ấp thư tịch" từ đây trở về sau ông đừng thử tài nó nữa, nó mà giận bỏ về lần thứ ba thì tôi không chịu trách nhiệm đâu.
Một lần nọ anh nông dân đi làm đồng về, phải trời mưa tạt vào nhà ông mai trú nhờ. Nghe ông mai cao hứng đọc thơ về mưa: "Lác đác mưa sa làn gió thị" chiều anh về tới nhà, trời vẫn còn mưa, sấm chớp lại nổi lên. Lão phú hộ tức cảnh đọc:
- Ầm ầm sấm chớp dậy đất kim bôi.
Chàng rể được lời liền đọc tiếp:
- Lác đác mưa sa làn gió thị.
Lão phú hộ nghe như mở cờ trong bụng, khen chàng rể tương lai hết lời. Từ đó về sau lão không "thử tài" anh nông dân nữa. Anh hết hạn ba năm ở rể, lão phú hộ y lời tổ chức đám cưới linh đình, bao nhiêu chi phí lão chịu hết. Dân làng biết chuyện cười với nhau rằng:
Dốt thôi dốt đặc cán mai.
Gặp may chàng cũng thành trai lão làng.