If you truly get in touch with a piece of carrot, you get in touch with the soil, the rain, the sunshine. You get in touch with Mother Earth and eating in such a way, you feel in touch with true life, your roots, and that is meditation. If we chew every morsel of our food in that way we become grateful and when you are grateful, you are happy.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 407 / 1
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
ạn gửi rất nhiều hồ sơ, phỏng vấn nhiều chỗ nhưng chưa nhận được câu trả lời nào. Bạn chắc chắn rằng hồ sơ và mọi thủ tục quy trình xin việc bạn đã làm rất đúng và tốt. Vậy lý do nào khiến bạn vẫn nằm trong danh sách “những người thất nghiệp” này?
Dưới đây là 10 sai lầm đơn giản và thậm chí là nhỏ nhặt nhưng lại khiến bạn không lọt được vào mắt xanh của nhà tuyển dụng:
1. Không ghi địa chỉ liên lạc trong CV
Thông thường, khi bắt đầu viết một CV bạn thường tập trung vào những điểm mà bạn biết chắc nhà tuyển dụng sẽ rất hứng thú như kỹ năng làm việc, kinh nghiệm bản thân,…Tuy nhiên, đôi khi vì quá chú tâm đến chúng mà bạn quên mất những điều cơ bản nhưng lại rất cần thiết đó là địa chỉ liên lạc của bạn. Nếu bạn không cung cấp địa chỉ hay số điện thoại thì dù CV có đẹp đến đâu cũng sẽ trở nên vô nghĩa.
2. Thời gian “nghỉ” giữa hai công viêc quá lâu
Có thể lý do cho vấn đề thất nghiệp của bạn là do nền kinh tế khó khăn, nhu cầu thị trường lao động giảm sút hoặc bạn muốn có thời gian dài để nghỉ ngơi trước khi bắt tay vào công việc mới thì vẫn khiến nhà tuyển dụng đặt một dấu hỏi lớn về bạn. Tại sao trong thời gian dài như vậy bạn lại không tìm được một công việc gì? Hay không có ai thuê bạn vì bạn không có năng lực?...
Vì thế khoảng cách giữa hai công việc nên kéo dài tối đa là 3 tháng, nếu bạn để lâu hơn thì bạn nên chuẩn bị sẵn lý do để giải thích trong CV cho nhà tuyển dụng hiểu rõ.
3. Không chuẩn bị kỹ trước khi phỏng vấn
Có rất nhiều cách thể hiện sự thiếu chuẩn bị của bạn như: bạn không biết nhiều thông tin về công ty, bạn bối rối trước các tình huống thông thường trong phỏng vấn, bạn không mang theo bản sao của hồ sơ,… Những điều đơn giản như vậy sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn thấp đi. Bạn nên hiểu rằng càng chuẩn bị kĩ bao nhiêu thì bạn càng được đánh giá cao bấy nhiêu
4. Không đề cập người giới thiệu trong CV
Bạn ghi ra một loạt các công việc bạn từng làm qua, những kinh nghiệm bạn đã tích lũy được nhưng lại không có một dòng nào về địa chỉ của người có thể đưa ra nhận xét về bạn. Việc này sẽ khiến các nhà tuyển dụng nghi ngờ những thông tin bạn đưa ra trên chưa chắc đúng 100%.
Tối thiểu trong hồ sơ của bạn cũng nên có một người giới thiệu. Nếu bạn chưa đi làm thì đó có thể là thầy cô giáo
5. Chê bai công việc trước
Một quy tắc bất thành văn đó là không bao giờ nói xấu công việc, sếp và đồng nghiệp cũ. Nếu nhà tuyển dụng mới hỏi bạn tại sao ra đi hãy trả lời rằng bạn muốn tìm những cơ hội mới cho bản thân.
6. Nhảy việc quá nhiều trong một thời gian ngắn
Nhảy việc là một xu hướng mới ngày nay, đặc biệt là với những người trẻ. Họ không làm một nghề trong khoảng từ 10-20 năm nữa mà chỉ làm 2 năm và sau đó chuyển đến nơi khác. Nhảy việc là một cách giúp bạn nâng cao kĩ năng, gặp nhiều cơ hội tốt hơn. Tuy nhiên, nhảy việc quá nhiều sẽ khiến nhà tuyển dụng lo lắng về sự lâu bền của bạn tại công ty họ. Bạn nên có sự cân đối thời gian làm việc tại mỗi công ty. Ví dụ, bạn không nên thay đổi 3 nơi làm việc chỉ trong vòng chưa đầy 2 năm.
7. Không thống nhất được nội dung trả lời
Trong buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn nhưng câu hỏi với nội dung giống nhau nhưng theo các cách khác nhau. Qua mỗi câu trả lời của bạn họ sẽ đánh giá độ chân thật trong thông tin bạn đưa ra ở mức nào. Tính cách và sự nhạy bén khi đưa ra câu trả lời cũng sẽ được dùng để đánh giá năng lực của bạn.
Vì vậy bạn cần hiểu rõ nội dung các câu hỏi và đảm bảo tính thống nhất cho các thông tin bạn đưa ra.
8. Thiếu sự linh hoạt
Tất nhiên trước khi ứng tuyển bất kỳ một vị trí làm việc nào, trong đầu bạn đã có những yêu cầu nhất định với nhà tuyển dụng như tiền thưởng hằng năm, số ngày phép, mức lương,.. Tuy nhiên, khi nhà tuyển dụng không thể đáp ứng được mức lương bạn muốn thì hãy thử thương lượng về thời gian làm việc thay vì từ bỏ ngay.
9. Thiếu mục tiêu và hoài bão
Nếu bạn không có những mục tiêu dài hạn thì bạn cũng nên đặt ra cho bản thân những mục tiêu ngắn hạn. Thời gian sẽ khiến nhiều thứ thay đổi nên những mục tiêu dài hạn khó bền vững nhưng bạn cũng cần phải khẳng định được đích đến trong tương lai cho sự nghiệp của mình và lên kế hoạch để đạt được nó.
Nhà tuyển dụng thường nghĩ rằng người có mục tiêu và hoài bão là những người làm việc chăm chỉ và nhiệt tình.
Theo Dân Trí
9 điều cho thấy bạn là ứng viên “tồi” 9 điều cho thấy bạn là ứng viên “tồi” - Cẩm Nang Nghề Nghiệp