A house without books is like a room without windows.

Heinrich Mann

 
 
 
 
 
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 477 / 1
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
ác sếp luôn là những người bận rộn. Mỗi ngày họ phải đối diện với nhiều thách thức khác nhau và dường như không bao giờ họ có đủ thời gian cho mọi việc. Vậy cho nên, có một số người đã không chịu nổi những áp lực này và họ đã có những hành động, thái độ rất tệ với mọi người, nhất là với các nhân viên của mình. Thật vậy, theo một số trong nghiên cứu gần đây của tổ chức xã hội Chandra Louise, có đến hơn 80% nhân viên nói rằng họ có lúc dường như không chịu nổi sự đáng ghét của những vị sếp của họ.
Dưới đây là những hành động đáng ghét mà các ông chủ tồi thường có. Nếu bạn là một trong số này, hãy cẩn thận: những hành động này có thể khiến cho nhân viên của bạn bỏ chạy! Vậy nên, nếu không muốn làm việc một mình, hãy tránh xa những hành động này.
1. Chọc quê nhân viên của mình giữa chốn đông người.
Có một số nơi, gần như mọi người đều rất thích tìm một ai đó để chế giễu hay đùa cợt quá trớn làm trò vui cho mình. Tuy nhiên, làm nhục người khác giữa nơi đông người – dù bạn không cố ý là một điều rất không nên. Và việc này hầu như ngày nay không còn mấy ai hưởng ứng. Nhưng thật không may, nếu sếp của bạn thuộc tuýp người thích đùa (dai) thì tốt nhất là không nên xuất hiện cùng họ ở những nơi đông đúc, hoặc nếu không thể lãng tránh được việc này, hãy tìm một việc gì đó để làm, không lãng vãng bên họ để ông (bà) ấy có cớ chọc quê bạn.
2. Coi thường các ý tưởng của nhân viên.
Các nhà quản lý luôn khuyến khích nhân viên của mình có những ý tưởng sáng tạo, nhất là trong các dự án quan trọng. Tuy nhiên, lại có một số nhà quản lý luôn cho mình là đúng, là nhất… họ coi thường những ý kiến đóng góp từ các nhân viên của mình. Tệ hơn, một số người còn lấy ý tưởng của các nhân viên và biến nó thành của mình. Nếu chẳng may bạn là một trong số những nhân viên của các sếp ấy, tốt nhất bạn không nên đưa ra những sáng kiến, những ý tưởng của mình cho đến khi được hỏi. Hoặc giả như bạn đang có một ý tưởng rất hay cho dự án kinh doanh sắp tới của công ty, hãy trực tiếp cho tất cả mọi người biết trong cuộc họp cả công ty mà không phải thông qua vị sếp đáng ghét kia, để tất cả mọi người đều biết rằng: sáng kiến ấy, ý tưởng ấy là của bạn.
3. Không bao giờ khen ngợi nhân viên
Trong một cuộc khảo sát của Gallup về mức độ hài lòng của các nhân viên đối với nơi làm việc. Một trong các ý kiến được các nhân viên đề cập thường xuyên nhất là: “Tôi đã nhận được lời khen của sếp mình trong tuần qua”. Khen ngợi là một việc làm rất đơn giản nhưng đem lại hiệu quả tốt đến không ngờ. Nhưng nếu bạn không may mắn có vị sếp luôn tiết kiệm những lời khen ngợi thì cũng không nên lấy đó làm buồn lòng, hãy làm tốt những công việc mà mình được giao. Dù sao, bạn làm việc cho chính mình chứ không phải vì những lời khen ngợi từ sếp.
4. Bỏ qua việc phát triển các kỹ năng cá nhân.
Làm việc cũng là một quá trình đi kèm với sự học hỏi, tự trau dồi kiến thức cho bản thân. Nếu là một nhà quản lý giỏi hẳn bạn sẽ rất thuận lợi cho việc tự học này, các khóa học ngắn hạn, các buổi huấn luyện ngay tại công ty sẽ là những cơ hội rất tốt để bạn tự hoàn thiện cho mình các kỹ năng cẩn thiết khi làm việc. Nhưng nếu sếp của bạn không phải là người chú ý đến việc nâng cao kỹ năng cho các nhân viên, hãy tự mình tìm hiểu, không nên chờ đợi sự hỗ trợ từ họ. Trừ phi bạn không muốn làm cho mình khá hơn.
5. Đưa ra những yêu cầu phi lý
Những dự án cần thực hiện với thời gian ngắn đến… không tưởng, những qui định mà ai nghe qua cũng phải lắc đầu ngao ngán vì sự vô lý, những cuộc họp diễn ra trong sự căng thẳng vì những yêu cầu không giống ai… Bạn có thể chịu đựng mãi những điều này không? Nếu không, hãy cùng với các đồng nghiệp nói chuyện một cách thẳng thắn (nhưng không gay gắt) với sếp. Để ông (bà) ấy tiết chế bớt sự vô lý này.
6. Không rõ ràng và thẳng thắn.
Không có kỹ năng quản lý, không biết kết nối các thành viên, thiếu sự kiên nhẫn và nhất là rõ ràng trong mọi việc. Với một nhà quản lý như thế thì dù cho có giỏi đến mức nào cũng chẳng thể có một hiệu quả công việc tốt được, bởi một điều đơn giản là: họ không có được sự ủng hổ từ các nhân viên.
7. Không quan tâm đến mọi người xung quanh
Số lượng các bài viết, những lời châm biếm của nhân viên về sếp của mình ngày càng xuất hiện nhiều trên các trang web cá nhân, blog, …. Là một nhà quản lý, có thể bạn không quan tâm đến người khác đang nghĩ về mình như thế nào. Nhưng nếu như bạn chẳng biết một nhân viên của mình đang nghỉ vì ốm nặng, hoặc một người khác trong phòng hôm nay đi làm với đôi mắt thâm quần vì phải thức suốt đêm qua để hoàn thành cho xong bảng báo cáo của bạn, … những chuyện như vậy không bắt buộc bạn phải quan tâm, nhưng nếu không muốn là một nhà quản lý tồi thì hãy chú ý đến chúng. Để bạn không phải hiện lên trong mắt các nhân viên của mình là một người vô cảm, vô trách nhiệm…, để các nhân viên không phải ca thán về bạn trên các blog hay trong những câu chuyện của họ.
8. Bỏ qua những khác biệt cá nhân.
Các nhân viên làm cùng một phòng, một bộ phận có thể có một số điểm giống nhau, nhưng trong thực tế họ rất khác nhau. Vậy nên, là một nhà quản lý thì không thể không nhận ra những khác biệt này: tính cách, thói quen, đặc điểm riêng của từng người. Nếu bỏ qua những khác biệt này thì sự quản lý của bạn chẳng thể đạt hiệu quả tốt được.
9. Không bao giờ nói lời xin lỗi
Sếp không bao giờ nói lời xin lỗi không có nghĩa là họ không bao giờ sai. Điều đó chỉ thể hiện sự cố chấp và không tự tin của họ mà thôi. Vì thế nếu là sếp và phạm sai lầm, hãy thừa nhận chúng, nói lời xin lỗi một cách thẳng thắn. Đồng thời, tìm cách khắc phục tình trạng này một cách nhanh chóng. Đó là cách xử sự khôn ngoan nhất. Bởi vì, dù là sếp ai cũng có lúc phạm sai lầm, vấn đề là có biết nói lời xin lỗi hay không. Mà một nhà quản lý tồi thì không bao giờ làm điều này.
Theo HrVietnam
9 cách đối phó với vị sếp tồi 9 cách đối phó với vị sếp tồi - Cẩm Nang Nghề Nghiệp