A friend is someone who knows all about you and still loves you.

Elbert Hubbard

 
 
 
 
 
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 738 / 7
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
au khi tốt nghiệp hay đến một độ tuổi nhất định nào đó, nhiều người nghĩ rằng họ nên kiếm một công việc ổn định, tuy nhiên đó chưa hẳn đã là một ý định hoàn hảo nhất. Tại sao ư, nhiều người sẽ hỏi như vậy. Mọi điều thật đơn giản, bởi vẫn còn một lựa chọn khác, đó là làm việc cho chính bạn và dưới đây là 7 lý do khiến bạn nên thực hiện điều đó:
1. Bạn có thể kiếm tiền trong suốt 24 giờ mỗi ngày
Đúng là có một công việc ổn định và bán thời gian cũng như công việc của bạn là những ý tưởng tốt, tuy nhiên chưa thật hợp lý. Bạn biết đấy, với công việc nơi công sở, bạn chỉ được trả tiền khi bạn làm việc. Có bao giờ bạn nghĩ rằng sẽ tốt hơn và dễ dàng thu được tiền hơn nhiều ngay cả khi bạn không phải làm việc không? Hãy thử tưởng tượng xem cuộc sống của bạn sẽ thay đổi như thế nào nếu bạn có thể kiếm tiền suốt 24 giờ một ngày.
Tại công sở, bạn phải mất hơn 40 giờ đồng hồ mỗi tuần để làm việc. Chẳng ai quan tâm tới thực tế này. Mọi người chỉ luôn lo lắng về những giá trị và tầm quan trọng chúng ta nhận được. Chúng ta sẵn sàng trả tiền cho điều này. Vì vậy, trao đổi thời gian của bạn để nhận được tiền lương vẫn chưa phải là cách kiếm tiền tốt nhất. Vẫn có một cách tốt hơn nữa trong đó những giá trị do bạn tạo ra sẽ tách rời so với khoảng thời gian bạn phải tiêu tốn.
Chẳng hạn bạn khởi sự một doanh nghiệp, đầu tư vào một sản phẩm hay dịch vụ nào đó, ứng dụng khả năng sáng tạo của bạn vào sản phẩm, kiến tạo website, v.v. Trong trường hợp này, hệ thống kinh doanh do bạn tạo ra liên tục đem lại các giá trị cho mọi người, tạo ra thu nhập và liên tục làm việc, bất kể bạn có tham gia vào hệ thống đó hay không. Trước tiên bạn sẽ phải đầu tư thời gian và công sức để tiến hành công việc và giới thiệu hệ thống sản phẩm lợi tức của mình. Sau khi đã triển khai hệ thống, bạn không cần phải bỏ quá nhiều thời gian và tiền bạc như lúc đầu nữa. Kể từ thời điểm đó, hầu hết thời gian của bạn sẽ dành cho việc tăng thu nhập thông qua nâng cấp và phát triển hệ thống đó cũng như triển khai các hệ thống kinh doanh mới.
2. Tất cả doanh thu sẽ thuộc về bạn
Khi bạn làm công ăn lương, bạn phải tạo ra các giá trị đủ để trang trải không chỉ là phần lương của chính bạn (tiền thưởng, các trách nhiệm xã hội, v.v) và thuế mà còn phải tạo ra được khoản lợi nhuận hợp lý cho ông chủ và các nhà đầu tư của công ty.
Chính vì vậy, ở nơi làm việc, bạn chỉ được trả một phần trong tổng giá trị thực do bạn làm được. Mức lợi nhuận trên thực tế bạn làm ra được có thể cao hơn rất nhiều lần nhưng tất nhiên bạn không bao giờ nhận được tất cả số đó. Ngược lại khi làm việc cho chính mình, mọi doanh thu sẽ thuộc về bạn.
3. Bạn tự điều chỉnh mức thu nhập của mình
Khi bạn muốn tăng thu nhập của mình trong khi làm việc nơi công sở, bạn phải liên tục chứng tỏ được khả năng và thành tích của bạn tương ứng với những đòi hỏi đặt ra. Tuy nhiên không phải lúc nào bạn cũng nhận được sự tán đồng từ phía cấp trên. Còn trong việc kinh doanh do chính mình quản lý, bạn có quyền quyết định và điều chỉnh khi nào và số lượng bao nhiêu của khoản thu nhập đó.
4. Bạn tích luỹ được kiến thức để biết cách tự do về mặt tài chính
Như một quy luật, mọi người tìm công việc ổn định để tích luỹ kinh nghiệm. Tuy nhiên tất cả chúng ta đều góp nhặt kinh nghiệm từ cuộc sống, trong công việc nhưng công việc nào cũng chỉ đem lại cho con người những kinh nghiệm của chính công việc đó. Thoạt đầu có thể bạn cảm thấy có rất nhiều điều mới mẻ nhưng sau đó công việc vẫn mãi chỉ là như vậy. Chính vì thế bạn thường bỏ lỡ cơ hội học hỏi được rất nhiều cơ hội khác, quan trọng và giá trị hơn. Hãy tự hỏi bản thân xem bạn muốn tích luỹ thêm những kinh nghiệm nào. Kiến thức để làm tốt một công việc cụ thể, kinh nghiệm đánh đổi thời gian để có thu nhập hay kiến thức làm thế nào để đạt được sự tự do về mặt tài chính mà không phải làm công ăn lương nữa?
5. Bạn là một doanh nghiệp tự do
Khi bạn giữ một công việc ổn định, trên bạn luôn có một cấp trên hoặc ông chủ trực tiếp. Chuyện gì sẽ xảy ra khi bạn không muốn tuân thủ hay chấp thuận theo mệnh lệnh của ai đó? Nhiều người không thích kiểu công việc như vậy vì nó mang tính đè nén và thường gây ra những phản ứng rõ ràng. Khi làm kinh doanh độc lập, bạn chính là một doanh nghiệp tự do, không chịu sự chi phối của bất cứ ai khác.
6. Bạn luôn an tâm
Hầu hết mọi người đều cho rằng, có một công việc ổn định chính là cách an toàn và đáng tin cậy nhất để nuôi sống bản thân và gia đình. Thật ra chúng ta đầu có biết mình sẽ an toàn như thế nào trong tình hình xã hội như hiện nay. Khi bạn làm công ăn lương, bạn không thể cảm thấy an toàn vì bạn đâu có thể kiểm soát tình hình mọi việc. Chỉ khi làm việc cho chính bạn thì bạn mới có quyền quyết định trong mọi điều.
7. Tự quyết định được mối quan hệ xã hội và tự do thuyên chuyển công tác
Khi làm việc trong một tổ chức nhất định, bạn sẽ phải giao tiếp với một số người, làm việc trong cùng một giới. Bên cạnh đó, công ty nào cũng có văn hoá công sở riêng, điều này luôn đi kèm với những hạn chế và yêu cầu cụ thể với bạn. Không phải ai cũng dễ hoà nhập với những lệ thuộc như vậy. Khi làm việc cho chính mình, bạn hoàn toàn tự do với các lựa chọn của bản thân, bạn sẽ gặp gỡ với ai, khi nào và cư xử ra sao trong những hoàn cảnh cụ thể, đó là việc riêng của bạn. Bạn có thể làm bất cứ điều gì bạn muốn và tận hưởng cuộc sống.
Kết luận
Nói tóm lại mỗi người có một lựa chọn của mình: chọn một công việc ổn định hay tìm kiếm các nguồn thu nhập bằng nhiều cách khác nhau. Nhiều người hiểu rằng tìm việc không phải là điều họ cần, hãy tin tưởng vào trực giác của bạn. Khi đã quyết định, bạn sẽ hiểu mình có thể tạo ra cho người khác những giá trị đáng kể và họ sẽ vui vẻ trả tiền để mua những giá trị của bạn. Thời gian sẽ trôi qua và bạn sẽ yên chí rằng đó là một trong những quyết định thông minh nhất của bạn.
Theo Danong.com
7 lý do để bạn khởi nghiệp kinh doanh 7 lý do để bạn khởi nghiệp kinh doanh - Cẩm Nang Nghề Nghiệp