Số lần đọc/download: 424 / 1
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
T
uy nhiên, để chắc chắn không mắc phải sai lầm khi chuyển đổi này, bạn nên có sự chắc chắn và chuẩn bị kỹ càng theo các gợi ý sau:
Đừng thay đổi quá nhanh
Dù là chuyển đổi vị trí trong công ty, bạn cũng đừng nên quá đột ngột, nhanh chóng bởi nhà tuyển dụng khi ngắm nghía ứng viên vào bất kỳ vị trí nào, họ cũng đều tính đến sự lâu dài, tối thiểu cũng từ 6 tháng đến 2 năm. Vì vậy, bạn không nên nhảy việc ngay mà phải hoàn thành tốt công việc được giao trước đã. Bạn phải thật sự vững vàng ở vị trí công việc của mình rồi mới tìm hiểu hướng phát triển dài hạn của công ty để xem có vị trí nào phù hợp với mình.
Tìm kiếm cơ hội
Nhiều công ty lớn muốn thúc đẩy phát triển từ bên trong, sử dụng toàn thể nhân lực, tài lực nội bộ đang có. Bạn nên cập nhật thường xuyên tình hình công ty, xác định xem có công việc nào phù hợp và bạn đủ điều kiện đáp ứng. Nếu cảm thấy không đủ năng lực, kinh nghiệm và sức cạnh tranh cho một số vị trí bạn yêu thích, tốt nhất, bạn nên tìm hiểu xem liệu công ty có việc gì khó khăn cần tháo gỡ. Xung phong làm những việc đó, bạn sẽ có cơ hội đổi việc nhiều hơn.
Theo bước chân đồng nghiệp
Trong công việc, sự mạnh dạn sáng tạo, khám phá những điều mới mẻ là điều nên làm. Tuy nhiên, để có sự chắc chắn, bạn nên theo bước những người đi trước. Hãy để ý xung quanh xem có người nào chuyển đi hoặc thay đổi vị trí, hỏi han kinh nghiệm của họ để tự tin hơn khi đối diện với sếp, bàn chuyện "nhảy việc".
Tìm người thay thế bạn
Khi bạn chuyển việc, dù là trong cùng công ty thì công việc hiện tại bạn đang nắm giữ vẫn phải có người thay thế. Để được đổi việc nhanh hơn, bạn nên ngắm nghía người thay thế, để bạn có thể bàn giao công việc ngay khi có sự đồng ý của sếp. Nếu chưa tìm được người thay mình, dù sếp có gật đầu cho bạn sang vị trí mới, chắc chắn bạn cũng chưa thể chuyển ngay được mà phải đợi đến khi có người thay bạn đã.
Theo Bưu Điện Việt Nam